Hot quá !!!!! Báo Nhật nói về Apple tự hào VN $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 04/01/2021.

8317 người đang online, trong đó có 1304 thành viên. 14:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12707 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    --- Gộp bài viết, 04/01/2021, Bài cũ: 04/01/2021 ---
    Đẳng cấp thế giới @};-
    SpaceX, hungdaocaonobita_78 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giá thuê đất công nghiệp ở Đồng Nai tăng cao
    21:59 | 30/12/2020

    [​IMG]
    Tỷ lệ lấp đầy của các KCN ở Đồng Nai hiện nay đạt 82%, diện tích đất trống còn lại cho thuê khoảng 1.300 ha nhưng phần lớn chưa giải phóng mặt bằng xong nên còn rất ít đất cho thuê. (Ảnh minh họa: Nguyên Ngọc).

    Báo Đồng Nai thông tin, giá thuê đất tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đều tăng khoảng 20% so với đầu năm 2019 do diện tích đất cho thuê còn rất ít, trong khi nhu cầu thực tế lại cao nên các chủ đầu tư đã tăng giá.

    Theo bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt, khu vực có giá đất thấp nhất gồm KCN Tân Phú (huyện Tân Phú), KCN Định Quán (huyện Định Quán), KCN Xuân Lộc (huyện Xuân Lộc) và KCN Suối Tre (TP Long Khánh). Còn khu vực có giá đất công nghiệp cao là TP Biên Hòa.



    Mỗi năm, UBND tỉnh sẽ ban hành hệ số giá đất, tiền thuê đất, tính thuế, chuyển mục đích bằng giá đất nhân với hệ số.

    Ví dụ trong năm nay, giá đất tại KCN Loteco (TP Biên Hòa) có giá cao nhất là 3,9 triệu đồng/m2 và hệ số 1,1 nên giá đất cho thuê khoảng 4,29 triệu đồng/m2.

    Khoảng ba năm trở lại đây, giá đất tại Đồng Nai liên tục tăng cao nên giá các loại đất cũng được điều chỉnh tăng theo để tiệm cận với giá thị trường.

    Một số tuyến đường thuộc TP Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom có giá đất ở cao gấp 1,5 - 3 lần, thậm chí có khu vực cao gấp 5 - 6 lần do có đường mới mở. Theo đó, giá đất công nghiệp nói chung và giá cho thuê đất KCN nói riêng cũng tăng theo.

    Hiện nay, Đồng Nai có 32 KCN được thành lập, trong đó có 31 KCN đã hoàn thành hạ tầng và có các dự án đang hoạt động, một KCN còn lại đang trong quá trình xây dựng hạ tầng, chưa có đất cho nhà đầu tư thứ cấp thuê.

    Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đạt 82%, diện tích đất trống còn lại cho thuê khoảng 1.300 ha nhưng phần lớn chưa giải phóng mặt bằng xong nên còn rất ít đất cho thuê. Giai đoạn 2019 - 2020, nhiều doanh nghiệp muốn đến Đồng Nai thuê 5 - 10 ha đất công nghiệp rất khó.

    Trả lời với Báo Đồng Nai, ông Lê Văn Danh, Phó trưởng Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho biết: "Giá đất cho thuê trong các KCN là do các công ty hạ tầng quyết định và họ căn cứ bảng giá đất UBND tỉnh đã ban hành để thỏa thuận với doanh nghiệp thuê đất.

    Nếu phát hiện giá đất cho thuê quá cao, Ban Quản lý chỉ có thể nhắc nhở các công ty hạ tầng điều chỉnh cho phù hợp để không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh".
    tuhung246, SpaceX, nobita_781 người khác thích bài này.
  3. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
  4. sontran0719

    sontran0719 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2020
    Đã được thích:
    232
    năm nay sẽ là năm của bđs kcn
    SpaceXBigDady1516 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giá bất động sản công nghiệp đạt đỉnh mới?

    Giá đất khu công nghiệp miền Bắc đạt đỉnh mới với 102 USD/m2/chu kỳ thuê trong quý 3, tăng 7,1% với cùng kỳ năm ngoái.
    [​IMG]
    Nguồn cầu chính cho đất công nghiệp vẫn là các nhà sản xuất muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất ra ngoài Trung Quốc - đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Ảnh minh hoạ.

    Báo cáo mới nhất của JLL tiếp tục ghi nhận việc hạn chế di chuyển trong thời kỳ bùng phát Covid-19 đã gây khó khăn cho việc thực địa dự án và gặp gỡ trực tiếp với các chủ đầu tư khu công nghiệp.

    Tuy nhiên, nhu cầu đất công nghiệp vẫn giữ đà tăng trong quý 3/2020 vì Việt Nam vẫn là điểm đến thuận lợi cho các nhà đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu trong bối cảnh hạn chế này, ngày càng có nhiều nền tảng trực tuyến được đầu tư nhằm kết nối.

    Ngoài ra theo chuyên gia JLL, vẫn còn một số giao dịch bắt đầu trước dịch và ký kết trong quý này, tất cả yếu tố trên đã thúc đẩy tỉ lệ lấp đầy trung bình khu công nghiệp các tỉnh miền Bắc, đạt 74% trong quý 3/2020.

    Nguồn cầu chính cho đất công nghiệp vẫn là các nhà sản xuất muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất ra ngoài Trung Quốc - đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao.

    Trong khi đó, khách hàng chủ chốt cho nhà xưởng xây sẵn vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Số liệu của JLL cho thấy, giá đất khu công nghiệp miền Bắc đạt đỉnh mới với 102 USD/m2/chu kỳ thuê trong quý 3/2020, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Giá thuê nhà xưởng xây sẵn cũng tăng nhẹ, dao động từ 4,1-5,2 USD/m2/tháng trong quý 3/2020, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    [​IMG]

    Cũng theo chuyên gia JLL, trong bối cảnh làn sóng đầu tư sắp tới, các tỉnh và thành phố phía Bắc đã lên kế hoạch thêm mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có.

    "Nhìn chung, nguồn cung đất ở miền Bắc dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực", chuyên gia JLL dự báo.

    Trước đó, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, bất động sản công nghiệp vẫn nổi lên là phân khúc hấp dẫn nhất trong giai đoạn tới với kỳ vọng vào việc đón làn sóng dịch chuyển.

    Tuy nhiên, để có thể phát triển nhanh và bền vững, nhất là đón đầu việc thu hút dòng vốn FDI “sạch” và chất lượng trong bối cảnh mới, chuyên gia cho rằng việc đẩy mạnh tái cấu trúc các khu công nghiệp hiện hữu và phát triển các khu công nghiệp mới gắn với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động; rà soát quy hoạch, ưu tiên phát triển bất động sản công nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm có đủ điều kiện…

    Một lưu ý khác cũng được đề cập tới đó là việc tăng giá thuê đất, kho xưởng một cách nhanh chóng, thiếu sự ổn định cũng gây cản trở lực hấp thụ của các khu công nghiệp. Để thu hút được những doanh nghiệp lớn kèm theo các doanh nghiệp phụ trợ thì chúng ta cần phải có quỹ đất sạch.

    Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối tháng 5 năm 2020, cả nước có 561 khu công nghiệp, bao gồm cả các khu công nghiệp trong quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế có trong quy hoạch đã được phê duyệt với tổng diện tích khoảng 201 nghìn ha (chiếm 0,6% tổng diện tích đất cả nước).

    Trong đó bao gồm: 374 khu đã được thành lập với diện tích khoảng 114,4 nghìn ha (chiếm 56,9% tổng diện tích quy hoạch) và 259 khu chưa thành lập với diện tích khoảng 86,6 nghìn ha (bao gồm 55,8 nghìn ha của 187 khu công nghiệp có trong quy hoạch nhưng toàn bộ diện tích chưa thành lập và 30,8 nghìn ha của 72 khu mới thành lập một phần).
    SpaceXnobita_78 thích bài này.
  6. mba0102

    mba0102 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Đã được thích:
    4.178
    "Chưa bao giờ Việt Nam có cơ đồ như ngày hôm nay"!!!!
    SpaceX, nobita_78BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    BẤT ĐỘNG SẢN
    Bất động sản công nghiệp sẵn sàng đón sóng
    03/01/2021 10:28

    Đón đầu xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang dồn nguồn lực, tìm kiếm quỹ đất công nghiệp, đầu tư hạ tầng… để gia tăng lợi thế.
    [​IMG]

    Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là điểm sáng trên thị trường trong năm 2021. Trong ảnh: Khu công nghiệp DEEP C (Hải Phòng) - một trong những điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ảnh: Đức Thanh
    Dòng tiền đầu tư lớn

    Thành công với một số dự án bất động sản thương mại ở TP. Hà Nội, nhưng Công ty CP Đầu tư IMG cũng không thể cưỡng lại sức hút của bất động sản công nghiệp trước vận hội mới của phân khúc này. Cùng với những gương mặt mới tham gia thị trường như Công ty CP Vinhomes, Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt…, IMG đang xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp - cầu cảng Phước Đông với diện tích 145 ha ở tỉnh Long An.

    Ông Phạm Ngọc Tùng, Phó tổng giám đốc IMG đánh giá, khả năng phục hồi của nền kinh tế trong năm tới sẽ thúc đẩy mảng bất động sản công nghiệp bùng nổ nhờ vị thế mới của Việt Nam trên bản đồ sản xuất toàn cầu.

    Theo phân tích của ông Tùng, hầu hết các phân khúc của thị trường bất động sản đều đang ở thế khó khăn. Đơn cử, phân khúc nhà ở còn gặp nhiều vướng mắc về pháp lý, khiến mỗi dự án phải mất tới 3 - 5 năm mới hoàn thành thủ tục cấp phép. Trong khi đó, các chỉ số vĩ mô đều ủng hộ mảng bất động sản công nghiệp phát triển.

    Các tổ chức quốc tế dự báo, kinh tế Việt Nam năm 2021 tăng trưởng ít nhất 6%, thậm chí, mức dự báo cao nhất lên tới 11%. Nếu đạt được mức tăng trưởng từ 6% trở lên, Việt Nam sẽ trở thành điểm sáng của khu vực. Theo đó, ông Tùng nhận định, dòng tiền đổ vào đầu tư công, đầu tư hạ tầng, xây dựng sẽ tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài.

    “Hiện dòng tiền dịch chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam rất nhiều. Đã có hàng trăm tập đoàn kinh tế Đài Loan đăng ký tìm cơ hội đầu tư tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chưa bao giờ dòng vốn nhiều như thế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, ông Tùng nói.

    Mới đây, với khoản đầu tư gần 98 triệu USD vào Dự án Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, nhà kho và dịch vụ kho bãi tại huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) Công ty CP Phát triển công nghiệp BW (liên doanh giữa quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus (Mỹ) và Tập đoàn Becamex IDC) đã trở thành một trong những nhà đầu tư ngoại rót vốn nhiều nhất vào thị trường bất động sản công nghiệp trong năm 2020.

    Dự án này có quy mô gần 442.000 m2 tại Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng. BW đặt mục tiêu xây dựng 93.944 m2 văn phòng, nhà xưởng và nhà kho từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2023 trong giai đoạn I và dự kiến chính thức đưa giai đoạn I đi vào hoạt động từ tháng 1/2024. Trước đó, BW đã liên tiếp triển khai các dự án đầu tư mở rộng ra phía Bắc (tại Hà Nội và Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư trên 151 triệu USD, chiếm khoảng 37% dòng vốn ngoại đổ vào các dự án cấp mới trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và bán lẻ.

    Nhìn tổng thể tình hình đầu tư vào các dự án bất động sản công nghiệp, có thể thấy, các doanh nghiệp đang có xu hướng dần dịch chuyển tới các tỉnh, thành phố không phải địa bàn công nghiệp trọng điểm. Ông John Campbell, Quản lý Bộ phận Bất động sản công nghiệp của Savills Việt Nam đánh giá, đây là diễn tiến tự nhiên, bởi các trung tâm công nghiệp trên cả nước như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hưng Yên ngày càng khan hiếm quỹ đất công nghiệp.

    Thay vào đó, một số nhà đầu tư đang tìm đến Tây Ninh và Vĩnh Long. “Các địa bàn này không những có nguồn quỹ đất lớn, mà giá thuê lại rất cạnh tranh và rẻ hơn rất nhiều so với TP.HCM, Bình Dương, Long An…”, ông John Campbell lý giải.

    Ngoài ra, từ khi Covid-19 bùng phát, ngành thương mại điện tử và logistics phát triển mạnh kéo theo nhu cầu lớn về không gian lưu trữ và mạng lưới phân phối. Do đó, nhu cầu tìm quỹ đất để phát triển các cơ sở logistics cũng đang tăng cao.

    Trước đó, từ đầu năm 2019, nhiều nhà đầu tư ngoại phát triển logistics như BW Industrial, Logis Valley, Logos và GLP đã gia nhập thị trường Việt Nam. Mapletree - nhà đầu tư Singapore tiên phong trong xây dựng kho cho thuê cũng đang ráo riết mở rộng quỹ đất.

    “Năm 2021, thị trường sẽ đón nhận khoảng 800.000 m2 nguồn cung nhà kho cho thuê”, bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao thị trường (JLL Việt Nam) dự báo.
    SpaceX thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Đại bàng” mang hơn 1,5 tỉ USD đến Việt Nam


    CafeLand - Mặc dù thị trường vẫn còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng dòng vốn của các nhà đầu tư vẫn rót vào phân khúc bất động sản công nghiệp. Chỉ tính 20 giao dịch nổi bật trong 9 tháng qua, các nhà đầu tư đã rót hơn 1,5 tỉ USD vào bất động sản công nghiệp.
    Trong báo cáo Sách trắng bất động sản công nghiệp Việt Nam do Savills vừa công bố, phân khúc bất động sản công nghiệp trở thành “đứa con đại diện” cho thị trường bất động sản với nhu cầu ngày càng cao và hoạt động thị trường vốn gia tăng.

    Theo thống kê của đơn vị này, chỉ tính 20 giao dịch nổi bật trong 9 tháng qua, các nhà đầu tư đã rót hơn 1,5 tỉ USD vào bất động sản công nghiệp. Phần lớn các nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc. Dự án của các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào những nhóm ngành thiết bị điện tử, dệt may và may mặc; sản xuất kim loại; sản xuất các sản phẩm từ nhựa, kim loại, giấy.



    [​IMG]



    Một khu công nghiệp có vốn ngoại đang hoạt động tại Việt Nam.

    Cụ thể, các nhà đầu tư đến từ Hong Kong đầu tư khoảng 694 triệu USD. Điển hình như công ty Jinyu Tire Co., Ltd đầu tư 300 triệu USD vào dự án sản xuất các sản phẩm từ cao su tại khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh. Hay Công ty TNHH Texhong Knitting đầu tư 214 triệu USD vào khu công nghiệp Hải Hà, Quảng Ninh.

    Một số dự án khác của các nhà đầu tư Hong Kong nằm tại khu công nghiệp Văn Trung (Bắc Giang), An Dương (Hải Phòng), Phước Đông (Tây Ninh), Bàu Xéo (Đồng Nai), Mỹ Phước 3 (Bình Dương) và Mộc Bài (Tây Ninh).

    Trong khi đó, ở phía các nhà đầu tư Trung Quốc, Universal Scientific Technology đầu tư 200 triệu USD vào khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng); Công ty CP Powerway Alloy Materials đầu tư 50 triệu USD vào KCN Hòa Phú (Bắc Giang). Hai doanh nghiệp khác đầu tư vào khu mở rộng Nam Tân Uyên (Bình Dương) và khu công nghiệp Châu Đức Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng cộng bốn dự án thuộc nhà đầu tư Trung Quốc có giá trị giao dịch hơn 300 triệu USD.


    Ngoài ra, trong số các giao dịch nổi bật 9 tháng qua còn có ba giao dịch của nhà đầu tư Đài Loan tại hai khu công nghiệp phía Bắc là Đồng Văn 3 (Hà Nam) và Đông Mai (Quảng Ninh). Giá trị các thương vụ này đạt hơn 380 triệu USD.

    Nhà đầu tư Singapore giao dịch hai dự án tại khu công nghiệp Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Bàu Bàng (Bình Dương). Tổng giá trị hai thương vụ này là 90 triệu USD.

    Các giao dịch còn lại thuộc về các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.

    Savills Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hạn chế đi lại, hoạt động của lĩnh vực công nghiệp vào năm 2020 chủ yếu tập trung ở các công ty tại Việt Nam mở rộng hoặc di dời địa điểm sản xuất. Bên cạnh đó là các giao dịch mua bán - sáp nhập lớn, sự xuất hiện của các tài sản phát mại và cơ sở vật chất để bán và cho thuê lại.

    Theo thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ước tính trong 10 tháng qua, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước thu hút được 591 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 8,3 tỉ USD. Tính lũy kế đến nay, cả nước có hơn 10.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 198 tỉ USD.

    Savills Việt Nam dự báo, từ quý cuối năm 2020 đến cuối năm 2021, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ đón thêm 6 khu công nghiệp quy mô lớn gia nhập với tổng diện tích 3.733 hécta. Trong đó, lớn nhất là dự án khu công nghiệp Việt Phát ở Long An với quy mô 1.800 hécta. Kế đến là khu công nghiệp Phú Mỹ 3 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quy mô 999 hécta. Trong khi đó, Hải Phòng đón thêm hai dự án quy mô 519 hécta. Nguồn cung còn lại nằm tại Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

    Ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản Công nghiệp của Savills Việt Nam, cho biết cuối năm sẽ là thời điểm mà các nhà đầu tư và người thuê cố gắng nhanh chóng hoàn tất các cuộc đàm phán cũng như đạt được các thỏa thuận với các đợn vị phát triển bất động sản để chốt được mức giá có lợi nhất. Trong khi các chủ đầu tư vẫn có thể linh hoạt đàm phán trong bối cảnh đại dịch.

    “Nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào sáu tháng đầu năm 2021, giá thuê đất, nhà xưởng và kho bãi có thể sẽ tăng lên, khiến các nhà đầu tư phải chốt giá càng càng sớm càng tốt”, vị này cho biết.
    SpaceX, Rolex4646nobita_78 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm


    Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng thứ hai năm 2008 và 2020 là chu kỳ mới mạnh mẽ nhất 25 năm.

    Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp - Đón sóng đầu tư mới gần đây, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn.

    Theo ông, làn sóng đầu tiên diễn ra năm 1996. Đến năm 2008, Việt Nam một lần nữa đón làn sóng thứ hai đầu tư vào các khu công nghiệp khá mạnh mẽ. Thế nhưng, năm 2020 lại là giai đoạn đặc biệt nhất khi đây là làn sóng mới, đồ thị tăng trưởng liên tục đi lên.

    Ông Hoàng phân tích, trên thực tế, làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mới (làn sóng thứ ba) đã manh nha từ khoảng 6 năm trở lại đây và bùng mạnh vào năm 2020. Điều này cho thấy không đợi đến xung đột Mỹ - Trung mà từ trước đó, các doanh nghiệp đã có sự cân nhắc chuyển dịch. Đến khi có sự tác động của Covid-19 càng thúc đẩy nhu cầu dịch chuyển sản xuất mạnh mẽ ở chu kỳ mới này.

    Đặc điểm của làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mới bắt nguồn từ sự dịch chuyển sản xuất. Quá trình này không quá phụ thuộc vào một đối tác nào. Trên hết, mục tiêu của khách thuê muốn đa dạng hóa thị trường, đa dạng chuỗi cung ứng.

    "Qua trao đổi với những đối tác nước ngoài, chúng tôi nhận thấy Việt Nam đang được quan tâm rất lớn. Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều nhà đầu tư rất muốn sang Việt Nam nhưng chưa thực hiện được", ông Hoàng nói.

    [​IMG]
    Thị trường bất động sản công nghiệp phía Tây TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Nhận định về làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mới, ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đại dịch Covid-19 trở nên khó đoán, một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam lại trở thành điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính dòng vốn đầu tư chảy mạnh từ các nền kinh tế châu Á, Mỹ và trong nội khối ASEAN được cho là nguyên nhân của hiện tượng tích cực này. Cụ thể, các doanh nghiệp hàng đầu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều xem Việt Nam là một điểm đến ưu tiên.

    Theo ông Thống, việc dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn bắt nguồn từ chiến lược hành động hiệu quả của cả Chính phủ và người dân trong việc vừa kiểm soát tốt dịch, vừa thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, chặn đà suy giảm kinh tế.

    Bên cạnh đó, chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiềm năng, chi phí cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi và nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng là điểm cộng để phát triển bất động sản công nghiệp cho Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do được Chính phủ ký kết trong năm 2020 và có hiệu lực gần đây nhất là Hiệp định EVFTA – cũng góp phần làm nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh.

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, trong thời gian tới, cơ sở hạ tầng tiếp tục được nâng cấp, tạo lực đỡ giúp các khu công nghiệp đủ điều kiện đón các "chú chim đại bàng" lớn (nhà sản xuất lớn). Trong tương lai, có thể sẽ thực hiện thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương.



    Tỏ ra hào hứng với làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mới năm 2020, ông C.K Tong, Tổng giám đốc Công ty BW Industrial xác nhận: "Gần đây, chúng tôi nhận được những lời yêu cầu thuê đất, nhà xưởng, nhà kho từ những doanh nghiệp có nguồn gốc từ châu Âu. Đáng chú ý là những doanh nghiệp này cũng đã có nhà xưởng đặt tại Trung Quốc".

    Ông C.K Tong nhận xét, ở nhóm khách hàng châu Âu, họ có nhu cầu rất lớn về mặt bằng cho những công ty sản xuất nội thất. Trong khi đó, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn nhận được sự quan tâm từ các công ty trong nước. Khi Covid-19 diễn biến phức tạp, cản trở nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam thì doanh nghiệp trong nước cũng là một trong những nguồn cầu chính để phát triển bất động sản công nghiệp.

    CEO BW Industrial dự báo, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong 5-10 năm tới nhờ vào nhu cầu lớn trong việc thiết lập nhà xưởng của các nhà đầu tư mới và hiện hữu. Cụ thể, hiện Việt Nam là điểm đến hàng đầu của dòng vốn từ nước ngoài, các nhà sản xuất công nghệ cao và kỹ thuật đang chạy đua để xây dựng và mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

    Thống kê của BW Industrial, trong 9 tháng qua, đã có nhiều doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc và lựa chọn điểm đến là Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều nhà đầu tư khác đã lựa chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất của mình. Đơn cử như Samsung, việc dịch chuyển đầu tư của "chú ong chúa" này đã mang theo hàng trăm nhà cung ứng nước ngoài đến Việt Nam.

    "Điểm quan trọng trong việc dịch chuyển này là các nhà sản xuất không di chuyển một mình. Đây là sự dịch chuyển của toàn bộ hệ sinh thái chuỗi cung ứng như một xu thế tất yếu và vì vậy cơ hội từ làn sóng mới rất lớn", ông C.K Tong nói.

    Bàn về các xu hướng đầu tư bất động sản công nghiệp trong làn sóng mới, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp CBRE Việt Nam chỉ ra 3 xu hướng sẽ xuất hiện từ năm 2020 trở đi. Xu hướng đầu tiên là mở rộng sản xuất của các khách thuê hiện hữu thông qua việc tìm kiếm nguồn cung đất mở rộng tại các khu vực mới nổi.

    Xu hướng thứ hai là chủ đầu tư và nhà phát triển nước ngoài trong lĩnh vực kho vận mới sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Nhu cầu phần lớn được dẫn dắt bởi thương mại điện tử.

    Xu hướng thứ 3 là chủ đầu tư và nhà phát triển sẽ tích cực thu mua các dự án bất động sản công nghiệp hiện hữu. "Những dự án này nằm trong các khu công nghiệp đã được quy hoạch sẽ là những mục tiêu được tìm kiếm nhiều trong thời gian tới", đại diện CBRE Việt Nam chia sẻ.
    Last edited: 04/01/2021
    SpaceXnobita_78 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Kho bãi xây sẵn đắt hàng
    02/01/2021 07:03[​IMG]

    (ĐTCK) Đại dịch Covid-19 thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, khiến nhu cầu thuê nhà xưởng, kho bãi xây sẵn tăng cao.
    [​IMG]

    Chất lượng chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam cần cải thiện nhiều hơn. Ảnh : Dũng Minh
    Bùng nổ nhu cầu kho bãi

    Chỉ sau hơn một tháng công bố chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sang mảng bất động sản công nghiệp, đầu tháng 10/2020, Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt bắt đầu triển khai dự án Khu dịch vụ kho bãi logistics tại cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng mức đầu tư dự kiến 1.136 tỷ đồng.

    Khu đất 24 ha của dự án đã được quy hoạch nhằm đầu tư xây dựng các kho bãi container cho thuê, thu gom tập kết hàng hóa và vận chuyển hàng hóa…, đồng thời cung cấp các dịch vụ hậu cần về cảng, dịch vụ logistics…

    Theo ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT Phát Đạt, việc mở rộng kinh doanh sang mảng bất động sản công nghiệp nằm trong chiến lược dài hạn của Công ty, chứ không chỉ đơn thuần là đón đầu là sóng dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

    “Ngoài dự án Cảng Cái Mép, Phát Đạt đang nỗ lực gia tăng quỹ đất cho các dự án khu công nghiệp khác, tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…, hướng đến cung cấp cho thị trường khoảng 300.000 m2 kho bãi, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử”, ông Đạt nói.

    [​IMG]
    Nhu cầu về nhà xưởng, kho bãi xây sẵn đang tăng nhanh. Ảnh: Lê Toàn

    Trước đó, nhà khai thác kho vận lớn nhất châu Á là GLP cũng đã chính thức gia nhập thị trường logistics Việt Nam thông qua liên doanh trị giá 1,5 tỷ USD. Liên doanh này có kế hoạch phát triển tổng cộng 335.000 m2 đất tại các tỉnh giáp Hà Nội và TP.HCM để phát triển 3 dự án bất động sản công nghiệp, bao gồm 2 dự án ở phía Bắc là SLP Park Bắc Giang và SLP Park Bắc Ninh, 1 dự án ở phía Nam là SLP Park Long Hậu tại Khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An.

    Ngoài ra, tỉnh Long An còn đón thêm một tên tuổi nước ngoài khác là Cainiao Swan Holding (Hồng Kông, Trung Quốc) với dự án đầu tư xây dựng, phát triển, cho thuê nhà kho xây sẵn, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh quy mô 235.241 m2, dự kiến đi vào hoạt động từ quý IV/2021.

    Trong báo cáo mới nhất về bất động sản hậu cần, JLL Việt Nam cho biết, lĩnh vực kho vận Việt Nam đã bùng nổ trong 12 tháng qua cho thấy các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến thị phần nhà kho và không ngừng thúc đẩy nguồn cung tăng cao kỷ lục, bất chấp tác động từ Covid-19.

    Theo JLL Việt Nam, tính đến tháng 12/2020, tổng nguồn cung nhà kho tại Long An, TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã vượt ngưỡng 3 triệu m2 mặt sàn. Trong đó, Bình Dương dẫn đầu với gần 1,4 triệu m2, tiếp đến là TP.HCM và Đồng Nai lần lượt đưa ra thị trường 800.000 m2 và 600.000 m2. Long An có nguồn cung kho vận thấp nhất, nhưng cũng đưa ra hàng trăm nghìn mét vuông nhà kho phục vụ việc tập kết và trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền Tây.

    Chỉ ra nguyên nhân bất động sản kho vận bùng nổ, JLL cho biết, là do thương mại điện tử tại Việt Nam có sự bứt phá mạnh. Thực tế, so với các nhà bán lẻ truyền thống, các công ty thương mại điện tử thường sử dụng nhiều không gian hậu cần hơn do có phạm vi sản phẩm phong phú hơn, mức tồn kho nhiều hơn, yêu cầu về không gian vận chuyển ra nước ngoài lớn hơn và nhu cầu hậu cần cả hai chiều.

    Ông C.K Tong, Tổng giám đốc BW Industrial cho biết, lĩnh vực kho vận Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Để đón đầu làn sóng này, BW Industrial hướng đến loại hình bất động sản công nghiệp xây sẵn là sản phẩm chiến lược, đáp ứng nhu cầu thuê kho bãi ngày càng đa dạng của khách hàng.

    “Mô hình nhà kho xây sẵn có nhiều ưu điểm như diện tích thuê, điều khoản thanh toán linh hoạt, dễ quản lý dòng tiền, quy trình cấp phép và chứng chỉ xây dựng được đảm bảo, đội ngũ quản lý cơ sở vật chất chuyên nghiệp…, có thể phục vụ nhu cầu của cả 3 nhóm khách hàng chủ lực là nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà thương mại điện tử”, ông C.K Tong nhấn mạnh.

    Kho lạnh sẽ là “ngôi sao”

    Theo nhận định của giới chuyên gia, đầu tư vào kho lạnh đang được xem là xu hướng phát triển mới của ngành kho vận, khi mà mạng lưới buôn bán và phân phối thực phẩm tươi sống ngày một mở rộng trước nhu cầu lớn từ thị trường.

    “Kho lạnh sẽ trở thành ‘ngôi sao’ trong lĩnh vực bất động sản logistics tương lai”, bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao về thị trường của JLL Việt Nam nói và cho biết, các nhà đầu tư đã quan tâm đến lĩnh vực lưu trữ lạnh từ lâu, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng hóa trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh, điều này đòi hỏi phải có nhiều kho lạnh ở gần khu vực khách hàng sinh sống hơn.

    “Đã có sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu hậu cần liên quan trực tiếp đến tác động của Covid-19, đặc biệt là cho nhu cầu mua hàng trực tuyến và hỗ trợ các dịch vụ y tế quan trọng”, bà Trang Bùi nhấn mạnh.

    Trong báo cáo mới nhất về ngành kho lạnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Cushman & Wakefield cũng đề cập đến nhu cầu lớn về kho lạnh do được thúc đẩy bởi doanh số bán thực phẩm ngày càng tăng và nhu cầu lớn về vắc-xin Covid-19.

    Theo ông Paul Tonkes, Giám đốc Dịch vụ tư vấn kho vận và công nghiệp của Cushman & Wakefield Việt Nam, tại Việt Nam, cầu sẽ vượt cung do thị trường khan hiếm kho lạnh xây sẵn cho thuê, trong khi đầu tư kho lạnh mới cần quỹ đất lớn và thủ tục kéo dài.

    Tiềm năng là vậy, song ông Paul Tonkes cũng cho biết, chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam còn kém phát triển cả về khâu vận chuyển và cơ sở vật chất kho bảo quản, gây ra sự hao hụt lớn sau thu hoạch thực phẩm. Thực trạng này đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới cơ sở hạ tầng kho vận chuỗi cung ứng lạnh để cung cấp sản phẩm chất lượng, hạn chế hao hụt và đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản…

    Để tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics/công nghiệp tại Việt Nam, theo bà Trang Bùi, trước hết cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm cả hệ thống đường cao tốc, mạng lưới tiện ích và hệ thống năng lượng tái tạo.

    Về khả năng cạnh tranh thị phần trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp nói chung và logistics nói riêng, bà Trang Bùi nhìn nhận, mặc dù các doanh nghiệp trong nước hầu hết có quy mô nhỏ và có phần lép về trước các doanh nghiệp nước ngoài với lợi thế về quy mô vốn, nhưng cơ hội vẫn rộng mở nhờ khả năng nắm bắt sự thay đổi của chính sách, các thói quen kinh doanh hay hạ tầng sẵn có trong nước… để nâng thị phần.

    Tìm một hướng đi phù hợp, biết lượng sức mình và biết nương theo những xu hướng mới là cách để các doanh nghiệp bất động sản logistics Việt hướng đến những tham vọng lớn hơn trong lĩnh vực này.
    SpaceXnobita_78 thích bài này.

Chia sẻ trang này