HPG: 5 tháng đầu năm, xuất khẩu ống thép tăng 78% so với cùng kỳ 2019

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vth_rs, 30/05/2020.

434 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 06:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 1397 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. vth_rs

    vth_rs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    94
    [​IMG]
    TIN TỨC
    5 tháng đầu năm, xuất khẩu ống thép tăng 78% so với cùng kỳ 2019
    30/05/2020 10:29

    5 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu ống thép của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát tăng 78% so với cùng kỳ 2019.

    Đây là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19, giá HRC sụt giảm mạnh, nhu cầu trong nước và xuất khẩu suy yếu. Theo Hiệp hội thép Việt Nam, lũy kế 4 tháng, xuất khẩu ống thép của các công ty trong toàn Hiệp hội đạt 16.753 tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ 2019.

    [​IMG]
    Nhờ việc đa dạng hóa thị trường, nên Hòa Phát vẫn duy trì được doanh thu xuất khẩu ngay cả khi dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu, một số nước ban hành lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội, tác động tiêu cực đến hoạt động nhập khẩu ở nhiều nước. Tuy nhiên, do nắm bắt thông tin và nhạy bén trong xử lý, nên tiến độ giao hàng các lô hàng ống thép đã ký kết trước đó của Hòa Phát không bị ảnh hưởng nhiều.

    Hiện nay, các sản phẩm chất lượng cao của Ống thép Hòa Phát đã được xuất khẩu sang một số nước như Mỹ, Canada, Úc, Mexico, Đông Nam Á… Trong đó một số thị trường yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm. Việc xuất khẩu ống thép sang các thị trường trên thể hiện sức cạnh tranh và chất lượng của ống thép Hòa Phát khi trở thành đối tác lâu dài tại các thị trường này.

    Với chất lượng sản phẩm vượt trội, ổn định, mẫu mã đa dạng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, sản phẩm ống thép Hòa Phát được khách hàng, đối tác tin tưởng đón nhận tích cực giúp Hòa Phát luôn duy trì được “phong độ”, tăng trưởng mạnh mẽ sản lượng xuất khẩu qua các năm.

    Đơn cử như năm 2019, dù nhiều nước trên thế giới tiến hành điều tra chống bán phá giá, áp dụng hàng rào thuế quan với nhiều sản phẩm thép từ Việt Nam nhưng sản lượng xuất khẩu ống thép của Hòa Phát vẫn tăng 17% so với năm 2018, đạt 19.100 tấn. 5 tháng đầu năm 2020, sản lượng xuất khẩu ống thép của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát tăng 78% so với cùng kỳ 2019. Sản phẩm thường xuyên được các đối tác nước ngoài nhập khẩu là ống thép ống đen, ống thép mạ kẽm nhúng nóng, ống thép tôn mạ kẽm.

    Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, Ống thép Hòa Phát cũng tăng cường ra mắt các sản phẩm mới, đa dạng các chủng loại ống thép phục vụ khách hàng. Từ đầu năm 2020, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát là đơn vị tiên phong tại khu vực phía Bắc sản xuất cung cấp cho thị trường dòng sản phẩm đặc chủng ống thép cỡ lớn, với các loại: ống tròn ⱷ273 và ⱷ 325mm, ống hộp vuông 200x200, 250x250mm, ống chữ nhật 200x300mm.
  2. vth_rs

    vth_rs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    94
    KINH TẾ Thị trường Khởi nghiệp Địa ốc
    Giá thịt lợn tăng cao kỷ lục và có nguy cơ tăng tiếp
    06:05 ngày 30/05/2020

    VOV.VN-Giá thịt lợn tại Việt Nam hiện tăng cao nhất nhì thế giới, gây đảo lộn cuộc sống của người dân. Dự báo, giá thịt lớn có nguy cơ tăng tiếp thời gian tới.
    Thời gian gần đây, giá thịt lợn hơi trên cả nước đã tăng kỷ lục lên mức hơn 100.000/kg, dẫn đến giá thịt lợn thương phẩm cũng ở mức cao nhất nhì trên thế giới.

    Tại các chợ truyền thống ở Hà Nội như: Chợ nghĩa Tân, chợ Hôm, Phùng Khoang, Kim Liên, Thành Công… giá thịt lợn cao chưa từng có. Cụ thể, sườn thăn có giá 200.000 đồng/kg; nạc vai: 180.000 đồng/kg; thịt ba chỉ là 180.000 đồng/kg; chân giò: 170.000 đồng/kg, sườn non: 220.000 đồng/kg.

    Chị Nguyễn Minh Thu, tiểu thương bán thịt ở chợ Nghĩa Tân cho biết, nhiều ngày nay, lợn móc hàm nhập về tăng giá liên tục. Mỗi ngày giá tăng vài nghìn đồng. Do nhập từ chợ đầu mối đắt nên buộc phải bán đắt.

    Còn chị Trần Thu Hoài, tiểu thương bán thịt tại chợ Thành Công chia sẻ: “Việc giá thịt tăng cao là điều cả người bán và người mua đều không mong muốn. Do nhập về với giá cao nên chị phải bán giá cao. Mấy ngày nay, chị Hoài không dám nhập thịt về nhiều như mọi khi bởi lượng người mua giảm tới 2/3 so với thời điểm thịt lợn bình ổn, chưa tăng giá”.

    [​IMG]
    Giá lợn hơi tăng mạnh kéo theo giá thịt lợn thương phẩm tăng cao.
    Tại các siêu thị, giá thịt lợn đắt hơn ở chợ dân sinh từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, thậm chí có loại đắt hơn 70.000 – 80.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do các loại phí quá cao và thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

    Giá thịt lợn đắt đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình, buộc những có thu nhập thấp phải thắt chặt chi tiêu.

    Bà Hoàng Kim Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, sáng ngày 29/5, ra chợ mua thịt bà thấy ngỡ ngàng bởi giá thịt tăng “chóng mặt”. Mua 1 kg sườn thăn, bà phải trả tới 220.000 đồng.

    “Chưa bao giờ tôi thấy thịt lợn đắt như hiện nay. Trước tình hình này, gia đình tôi chuyển sang dùng các thực phẩm khác thay thế như: thịt gà, bò, cá”, bà Ngân nói.

    Trước đó, từ 1/4, theo cam kết với Chính phủ, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn sẽ hạ giá bán lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg. Theo lộ trình đến cuối quý 2 và quý 3 sẽ giảm xuống mức 60.000 - 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cam kết này đến nay đã “thất bại”.

    Giá thịt tăng cao, có sự cấu kết?

    Gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiều lần khẳng định, hiện, tổng đàn lợn cả nước có trên 23 triệu con, dịch tả lợn châu Phi chỉ làm chết khoảng 7 triệu con, chiếm 20% tổng đàn, tương đương tổn thất khoảng 10% sản lượng thịt và đến nay, việc tái đàn rất mạnh, đạt trên 80%... Với những con số như vậy, ngay lập tức có nhiều ý kiến không đồng tình, cho rằng, con số này là không chính xác và chắc chắn con số thực tế cao hơn rất nhiều. Chính việc mập mờ từ những con số đã tạo sự khan hiếm và đẩy giá thịt lợn cao lên chót vót như vậy.

    Ông Nguyễn Tiến Dũng, Hội chăn nuôi tỉnh Hải Dương bày tỏ quan điểm, những con số thống kê này là không chính xác, chưa sát với thực tế. Bộ nói, quy mô đàn lợn của Việt Nam đã gần đạt con số như cũ nhưng tại sao giá thịt lợn của Việt Nam lại gần như cao nhất, nhì thế giới? Dịch tả lợn châu Phi hoành hành đã khiến lượng lợn bị giảm đi rất nhiều, đặc biệt là con nái. Bên cạnh đó, Nhà nước yêu cầu tái đàn nhưng lại kêu gọi giảm giá thịt lợn, như vậy người chăn nuôi cũng không mặn mà với việc tái đàn, thịt lợn khan hiếm, dẫn đến giá cả bấp bênh…

    [​IMG]
    Giá thịt lợn tăng cao trong những ngày qua đã gây xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
    Ông Trần Duy Khanh, Tổng Giám đốc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thì cho rằng, do Bộ NN&PTNT thống kê số lượng tổn thất do dịch tả lợn châu Phi không chính xác đã dẫn đến lúng túng, thiếu tầm chiến lược trong chỉ đạo điều hành. Thời điểm mới xảy ra dịch tả lợn châu Phi, Bộ “mải” chạy theo sự vụ, không có kế hoạch bài bản, dài hơi để ứng phó.

    “Điều này dẫn tới sự khủng hoảng về giá thịt lợn như hiện nay, đặc biệt, gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi trong việc tái đàn. Như vậy, giá thịt lợn cuối quý 2, đầu quý 3 tới sẽ không thể giảm như chuyên gia của ngành Nông nghiệp dự báo, bởi không có lợn giống và giá lợn giống lại quá cao. Hậu quả khiến người dân phải lãnh chịu”, ông Trần Duy Khanh nói.

    Theo ông Khanh, để bình ổn giá thịt lợn trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT phải có chính sách rất cụ thể trong việc hỗ trợ người dân tái đàn, nhập con giống, phòng dịch, hỗ trợ vốn đầu tư. Bên cạnh đó, phải có tầm nhìn chiến lược. Bên cạnh đó, việc thống kê thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi phải chính xác, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường như hiện nay là giá thịt lợn hơi đã nhảy vọt lên 100.000 -110.000 đồng/kg.

    Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, giá thịt lợn đã tăng phi mã, không thể ngày 1, ngày 2 kéo xuống được, nhưng vẫn có cơ hội để “làm dịu” giá thịt lợn. Thứ nhất, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cần phối hợp để nắm chắc tổng số đàn lợn thịt xuất chuồng hiện có để điều hành cung cầu thịt lợn trên thị trường, nên đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá để dễ dàng kiểm soát.

    “Phải giải quyết bài toán minh bạch công khai trong chuỗi thịt lợn, từ chăn nuôi cho đến sản xuất phân phối. Nỗ lực đi thẳng từ chăn nuôi đến bàn giết mổ, bán lẻ. Hiện nay, thịt lợn phải qua thương lái, qua công ty liên kết, qua bán buôn rồi mới đến bán lẻ; Cần kiểm soát được chuỗi này bằng bình ổn giá; Phải dẫn dụ các hệ thống phân phối, cần mở cửa để đón hàng nhập khẩu, trong đó có thịt lợn vào, không ép nhà cung ứng”, ông Vũ Vinh Phú nói.

    Ông Phú quan ngại, hiện có tình trạng “bất tuân thượng lệnh”, Chính phủ yêu cầu giảm giá nhưng giá thịt lại vẫn tăng mà không hề báo cáo. Các công ty đều tăng giá như nhau trong cùng 1 ngày, phải chăng ở đây có sự liên kết vi phạm luật cạnh tranh, lợi dụng tình hình để bắt tay nhau tăng giá. Do đó, cần phải kiểm tra nghiêm những việc này. Các tiểu thương buôn bán phải có lợi nhuận nhưng cũng cần chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng./.
  3. vth_rs

    vth_rs Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2010
    Đã được thích:
    94
    Hòa Phát ký hợp đồng xuất khẩu phôi thép giá trị nghìn tỷ sang Trung Quốc
    29/05/2020 09:30

    Mới đây, Công ty TNHH Tập đoàn CIEC Hàng Châu (HANGZHOU CIEC GROUP CO., LTD) - Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 120.000 tấn phôi thép của Hòa Phát với trị giá lên tới trên 1.000 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên đối tác này đặt hàng với khối lượng lớn như vậy cho một đơn hàng.

    Theo Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, đơn vị chịu trách nhiệm bán hàng các sản phẩm thép xây dựng và phôi thép của Tập đoàn Hòa Phát, lô xuất khẩu phôi nói trên sẽ được giao hàng làm nhiều đợt, từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8/2020. Sản phẩm phôi vuông được sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, được đối tác nhập về nhằm phục vụ nhu cầu của các nhà máy cán thép tại Trung Quốc.

    [​IMG]
    Hòa Phát ký hợp đồng xuất khẩu phôi thép giá trị nghìn tỷ sang Trung Quốc

    Trong năm 2019, Tập đoàn Hòa Phát đã xuất khẩu 195.000 tấn phôi thép. Sang năm 2020, lượng phôi xuất khẩu tăng mạnh, tính riêng 4 tháng đầu năm, Hòa Phát đã xuất khẩu gần 500.000 tấn phôi tới thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN.

    Về tỷ trọng, lượng phôi thép xuất khẩu năm 2019 sang thị trường Trung Quốc chiếm gần như 100% (190.000 tấn). Trong 4 tháng đầu năm 2020, Hòa Phát đã xuất khẩu tổng cộng hơn 200.000 tấn phôi sang Trung Quốc, chiếm 43% sản lượng phôi xuất khẩu.

    Sản lượng phôi thép xuất khẩu tăng mạnh là nhờ Hòa Phát có nhiều lợi thế về quy mô, công nghệ, chất lượng, khả năng giao hàng nhanh với khối lượng lớn, đặc biệt là lợi thế về logistic (cảng biển nước sâu). Mặt khác, nhiều nhà máy cán thép của Trung Quốc đã đi tìm nguồn cung phôi với giá thành hợp lý để tận dụng chính sách đẩy mạnh đầu tư công, kích thích tăng trưởng của nước này sau khi kiểm soát được dịch bệnh.

    [​IMG]
    Lợi thế cảng biển giúp Hoà Phát dễ dàng xuất sản phẩm tới nhiều thị trường trong và ngoài nước

    Công ty TNHH Tập đoàn CIEC Hàng Châu là doanh nghiệp nhà nước lớn về thép của Trung Quốc. Năm 2019, riêng đối tác này đã mua trên 100.000 tấn phôi của Hòa Phát và trong 4 tháng đầu năm 2020 là gần 60.000 tấn.
    --- Gộp bài viết, 30/05/2020, Bài cũ: 30/05/2020 ---
    Thêm quả cổ tức sắp chia 25%, tháng 6 thép cán nóng ra lò. 2021 sản lượng thép số 1 việt nam.
    Thì giá HPG theo các bác bao nhiêu là hợp lý ạ
  4. Meochuot1988

    Meochuot1988 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2020
    Đã được thích:
    58
    Lại là sắt thép à bác
  5. 3000kg

    3000kg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/01/2015
    Đã được thích:
    4.150
    Tưởng xuất đi đâu chứ qua Tung của bấp bênh lắm, giá cả lại thấp

Chia sẻ trang này