HPG....phía trước là bầu trời...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Trangduongchi, 21/03/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1211 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 17:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 603418 lượt đọc và 5312 bài trả lời
  1. gacondaysom

    gacondaysom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    426
    Giá dầu Brent lần đầu cán mốc 80 USD kể từ 2014
    17-05-2018 - 17:58 PM | Thị trường

    Chia sẻ 2




    [​IMG]
    Giá dầu Brent hôm nay vượt ngưỡng 80 USD/thùng.
    Thông tin công ty dầu khí Pháp Total muốn rút khỏi dự án phát triển mỏ dầu South Pars ở Iran đã đẩy giá dầu tăng trong sáng nay.

    Ngay sau 10h GMT (17h giờ Hà Nội), giá dầu Brent giao tháng 7 đã tăng 1,1%, lên mức 80,18 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014.

    WTI hôm nay cũng tăng cao kỷ lục từ năm 2014, thêm 1% lên 72 USD/thùng.

    [​IMG]
    Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng. Ảnh: Bloomberg

    “Bất ổn địa chính trị và lo ngại leo thang căng thẳng vẫn còn”, theo Norbert Rucker, chủ tịch bộ phận nghiên cứu hàng hóa và vi mô tại ngân hàng ****** Baer, Thụy Sĩ. “Lo ngại về nguồn cung đang gia tăng sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran”.

    Giá dầu tăng có thể ánh hưởng đến sự tiêu thụ, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết ngày 16/5. Cơ quan này hạ thấp dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2018 xuống còn 1,4 triệu thùng/ngày từ 1,5 triệu thùng/ngày.

    OPEC: Thế giới đã thoát cảnh thừa dầu
    Theo Như Tâm

    ND
  2. daututrondoi

    daututrondoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Đã được thích:
    8.255
    Giá này rải đinh dần đc rồi các bác
  3. gacondaysom

    gacondaysom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    426
    Thị trường cao su thiên nhiên sẽ hưởng lợi nhờ giá dầu tăng
    15-05-2018 - 09:35 AM | Thị trường

    Chia sẻ 4

    [​IMG]
    Giá dầu thô đang tiến dần tới mốc 80 USD/thùng, và cao su tổng hợp bị giảm dần sức hấp dẫn đối với các ngành sử dụng nguyên liệu cao su, trong đó có các hãng sản xuất lốp xe, thúc đẩy họ hướng tới sử dụng cao su thiên nhiên.
    Còn nhớ năm 2011, khi giá dầu thô thế giới vượt mức 100 USD/thùng, giá cao su thiên nhiên tại Ấn Độ cũng lên kỷ lục cao 243 rupee/kg. Nhưng kể từ đó, giá liên tiếp giảm, xuống chỉ 95 Rs/kg vào 2015.

    Nhưng gần đây cao su thiên nhiên đang tăng trở lại, đã vượt mức 120 Rs/kg sau khi dầu thô lên mức cao nhất kể từ 2014.

    Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran dự báo sẽ còn khiến cho thị trường dầu mỏ nóng thêm nữa.

    Ngày 10/5/2018, giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới đạt mức tương đương 118 Rs/kg, trong khi tại Ấn Độ giá loại RSS-4 giao dịch ở 122 Rs/kg.

    "Rõ ràng là nhu cầu cao thiên nhiên tăng khi giá dầu thô và giá cao su tổng hợp – sản phẩm của dầu mỏ - tăng lên", ông N M Mathew, phó chủ tịch Viện Cao su Ấn Độ cho biết, và thêm rằng mặc dù mùa mưa đang tới, song sản lượng cao su trong nước sẽ tăng nếu giá cao su thiên nhiên tăng.

    Về những yếu tốc khác cũng tác động lên giá cao su thiên nhiên, chuyên gia N Rajagopal thuộc Ủy ban Cao su Ấn Độ (Rubber Board India) cho biết, nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc và tỷ giá hối đoái cũng có vai trò quan trọng quyết định giá cao su thiên nhiên.

    Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, sử dụng khoảng 40% tổng sản lượng toàn cầu. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng với tốc độ cao và dựa vào xuất khẩu, kinh tế toàn cầu suy yếu đã buộc Trung Quốc phải dần chuyển đổi nền kinh tế của mình sang dựa vào tiêu thụ nội địa. Do đó, nhu cầu các loại hàng hóa, trong đó có cao su, chậm lại. Tuy nhiên nhu cầu từ thị trường này đang ổn định dần trong bối cảnh kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng ổn định trong mấy quý vừa qua.

    Tại Ấn Độ, tỷ giá đồng rupee so với USD cũng có thể giúp đẩy tăng giá cao su thiên nhiên nội địa, vì cao su nhập khẩu trở nên kém hấp dẫn hơn. Ngày 10/5 đồng rupee ở mức 67 Rs/USD, thấp nhất 15 tháng. Giá cao su thế giới cũng đang tăng lên.

    Các nhà sản xuất Ấn Độ sẽ buộc phải chuyển hướng tới các nhà sản xuất trong nước để có đủ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu, và điều đó sẽ có lợi cho nông dân nước này. Tuy nhiên, cao su khối tại các thị trường Đông Á hiện vẫn rẻ hơn 25-30 Rs/kg so với cao su tấm Ấn Độ. Vậy nên cao su khối vẫn chiếm khoảng 70% tổng nhập khẩu cao su của các công ty sản xuất lốp xe Ấn Độ.

    Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Ấn Độ, Siby Moniapally, cho biết, nền kinh tế lớn nhất thế giới – Mỹ - sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, do đó nhu cầu tiêu thụ các các sản phẩm như ô tô dự báo sẽ tăng. Theo ông, khi giá dầu thô tăng, cao su tổng hợp sẽ giảm sức hấp dẫn trong mắt các nhà sản xuất, và cao su thiên nhiên sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

    Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng cao cũng đã khiến nhu cầu cao su thiên nhiên tại đây tăng mạnh trong mấy năm qua, vượt mức 1 triệu tấn. Giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới vẫn thấp hơn so với tại Ấn Độ nên khối lượng nhập khẩu khá lớn.

    Tuy nhiên đối với ngành cao su Ấn Độ, chủ tịch công ty Waynad, Thomson M, cho biết nếu giá cao su thiên nhiên dưới 120 Rs/kg thì vẫn rất khó khăn cho người trồng cao su để có thể đủ đủ trang trải chi phí sản xuất. Theo ông, giá cần phải lên mức 150 Rs mới đủ để họ duy trì sản xuất.

    Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), trong quý 1/2018, nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu tăng 7,6% lên 3,361 triệu tấn, trong khi đó sản lượng tăng 3,3% lên 3,152 triệu tấn (so với 3,051 triệu tấn quý 1 năm ngoái) do tăng ở Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Campuchia. Dự báo tổng cung cao su thế giới năm 2018 sẽ đạt 14,300 triệu tấn, tăng 7,2% so với 13,341 triệu tấn năm 2017.

    Với tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2017 đạt 3,8% - cao nhất kể từ 2011, hy vọng nhu cầu sẽ tăng thêm nữa để kích thích giá cao su thiên nhiên tăng theo. Những hành động như các nước Đông Á (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) nỗ lực hạn chế xuất khẩu cao su thiên nhiên hồi đầu năm nay cũng có thể góp phần kéo giá cao su thiên nhiên tăng trở lại.

    Vân Chi

    Theo Nhịp sống kinh tế
  4. gacondaysom

    gacondaysom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    426
    Dự trữ ngoại hối sẽ tiếp tục tăng


    Theo Linh Trang - TBKTSG

    Dự trữ ngoại hối không ngừng cải thiện là một nhân tố rất tích cực hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá. Nhiều khả năng tỷ giá sẽ tiếp tục có một năm bình ổn với mức mất giá không vượt quá 3%.
    Tin đọc nhiều
    Trong tuần trước, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tạo kỷ lục mới. Cụ thể, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đã đạt gần 63 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, sau kỷ lục gần 60 tỉ đô la Mỹ hồi đầu tháng 2 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Ước tính trong hơn hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua thêm được 32 tỉ đô la Mỹ để bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối.

    Đáng chú ý, theo nguồn tin của VnEconomy, cách mua vào và ứng xử với nguồn ngoại tệ mua được này thời gian gần đây có nhiều điểm khác trước. Cụ thể, trước đây, NHNN thường mua vào ngoại tệ giao ngay, có những thời điểm liên tục mua vào với quy mô lên tới hàng trăm triệu đô la Mỹ/ngày. Nhưng từ ngày 7-2-2018, NHNN bắt đầu triển khai nghiệp vụ mua ngoại tệ kỳ hạn ba tháng để điều tiết linh hoạt hơn. Theo đó, lượng tiền đồng đưa ra được kéo giãn, gối đầu khi các hợp đồng đáo hạn thay vì dồn cục mang tính thời điểm như trước. Và từ khi triển khai nghiệp vụ trên, ước tính có khoảng 40% lượng ngoại tệ NHNN mua vào được thực hiện qua mua kỳ hạn.

    Kết quả trên cho thấy nghiệp vụ và sản phẩm mới mà nhà điều hành đưa ra đã được các thành viên thị trường đón nhận tích cực. Cùng với nghiệp vụ giãn áp lực đưa tiền đồng ra mua ngoại tệ như trên, tại các thời điểm mua vào, NHNN vẫn chủ động sử dụng công cụ hút bớt tiền về, điều tiết vốn trong hệ thống để cân đối các yếu tố liên quan như lãi suất, tỷ giá và giảm thiểu áp lực đối với lạm phát. Chính nhờ hoạt động giãn tiến độ bằng cách mua kỳ hạn, NHNN đã không còn phải dồn dập phát hành tín phiếu khối lượng lớn để hút tiền về trong ngắn hạn nữa. Theo thống kê, số dư lưu hành tín phiếu đã giảm mạnh từ hơn 120.000 tỉ đồng hồi đầu năm xuống còn 66.880 tỉ đồng tính đến ngày 27-4-2018.

    Nguồn ngoại tệ đến từ đâu?

    Bên cạnh sự thặng dư của cán cân thương mại trong bốn tháng đầu năm (xuất siêu đạt 3,39 tỉ đô la Mỹ) thì cán cân vốn cũng góp phần không nhỏ vào nguồn cung ngoại tệ. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong bốn tháng qua ước tính đạt 5,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017. Cùng với đó, hoạt động góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.863 lượt với tổng giá trị góp vốn là 2,26 tỉ đô la Mỹ, tăng 67% so với cùng kỳ năm trước. Trên thị trường cổ phiếu, giá trị mua ròng của khối ngoại tính từ đầu năm đến hết tuần qua đạt gần 500 triệu đô la Mỹ thông qua các giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận.

    Những con số này nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới khi các thương vụ mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chưa có dấu hiệu dừng lại, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản. Cụ thể, nguồn tin từ Reuters và Bloomberg mới đây cho biết: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank sẽ bán 164 triệu cổ phần, tương đương 14,1% vốn điều lệ cho các nhà đầu tư với giá 128.000 đồng/cổ phần trước khi niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE vào tháng 6 tới. Theo đó, ngân hàng dự kiến thu về 922 triệu đô la Mỹ trong lần chào bán này. Các nhà đầu tư bao gồm Quỹ Dragon Capital, Quỹ Chính phủ Singapore (GIC) và Quỹ Fidelity của Mỹ sẽ là những nhà đầu tư chủ chốt, mua 76% số cổ phần chào bán lần này. Bên cạnh đó, ngày 30-4-2018, tập đoàn Novaland công bố huy động thành công 160 triệu đô la Mỹ, qua phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế được chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Chưa dừng lại, theo các thông tin cập nhật những ngày gần đây, các đợt chào bán lớn để thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đang được lên kế hoạch gối đầu, dự kiến từ quí 2 này. Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, BIDV đã trình thông qua kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ, trong đó có kế hoạch phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài hơn 603,3 triệu cổ phiếu. Nếu phát hành thành công, với giả định theo mức giá cổ phiếu của BIDV đang giao dịch trên sàn hiện nay, thương vụ này cũng hứa hẹn quy mô tỉ đô.

    Sau những thương vụ lớn cũng như triển vọng các kế hoạch thu hút vốn ngoại gối đầu quy mô lớn nói trên, thêm thuận lợi từ xuất siêu khá lớn, có thể trù tính tới việc NHNN sẽ tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ trong thời gian tới bằng nghiệp vụ mua kỳ hạn ba tháng.

    Dự trữ ngoại hối không ngừng cải thiện là một nhân tố rất tích cực hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá. Sau hơi hướng bật lên vào trung tuần tháng 3 vừa qua, tỷ giá đô la Mỹ/đồng đã nhanh chóng hạ nhiệt và ổn định trên cả thị trường liên ngân hàng và trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại. Chốt tháng 4 vừa qua, giá đô la Mỹ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đã giảm về mức 22.765 đồng; mức bán ra cũng ổn định ở 22.800 đồng. Nhiều khả năng tỷ giá sẽ tiếp tục có một năm bình ổn với mức mất giá không vượt quá 3%.
    trantungdang thích bài này.
  5. gacondaysom

    gacondaysom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2015
    Đã được thích:
    426
    VietinBank tổ chức Hội thảo “Phái sinh hàng hóa 2017”
    Ngày 24/3/2017 tại TP. HCM, VietinBank đã tổ chức Hội thảo “Phái sinh hàng hóa 2017 - Hành trang thiết yếu của doanh nghiệp trong giao thương quốc tế”.

    [​IMG]
    Ông Trần Minh Bình - Phó Tổng Giám đốc VietinBank phát biểu tại Hội thảo
    Hội thảo được tổ chức với mong muốn mang lại những thông tin bổ ích, cập nhật xu hướng thị trường, đồng thời giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ phái sinh hàng hóa nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

    Tham dự Hội thảo có ông Niels Hansen-Love - Phó Chủ tịch cấp cao INTL FCStone; ông Julian Dixon - Phó Chủ tịch INTL FCStone; ông Marco Saggese - Phó Chủ tịch INTL FCStone; ông Eugene Oon - Phó Chủ tịch Vùng INTL FCStone; ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Giám đốc về Kim loại đá quý, Khu vực Châu Á INTL FCStone.

    Về phía Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có ông Phùng Khắc Kế - Thành viên HĐQT; ông Trần Minh Bình và bà Lê Như Hoa - Phó Tổng Giám đốc VietinBank cùng đại diện Lãnh đạo của 28 chi nhánh VietinBank trên địa bàn khu vực miền Nam.

    Thị trường phái sinh hàng hóa trên thế giới đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ và ngày càng phát triển cùng với việc mở rộng giao thương và tự do hóa thương mại trên toàn cầu. Tại Việt Nam, thị trường phái sinh hàng hóa chính thức xuất hiện từ giai đoạn 2005, 2006 với sản phẩm hợp đồng tương lai hàng hóa được cung cấp bởi những nhà môi giới là các ngân hàng thương mại, trong đó có VietinBank.

    Trong các năm qua, biến động về giá cả hàng hóa luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những dẫn chứng cụ thể từ thực tiễn đã cho thấy điều đó như: Trong năm 2015, giá cả hàng hóa, nguyên liệu như xăng dầu, ngũ cốc, cà phê, kim loại hay bông sợi đều giảm mạnh từ 50 - 70%. Trong khi nửa đầu năm 2016, giá cả các loại hàng hóa trên lại có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Điều này gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần có những sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp kiểm soát những rủi ro này.

    Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Minh Bình - Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết: Với sức mạnh vượt trội, VietinBank đã chuẩn bị toàn diện và hội tụ đầy đủ các điều kiện để triển khai nghiệp vụ phái sinh hàng hóa bao gồm: Giao dịch hợp đồng giá cả hàng hóa tương lai (Future), giao dịch hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa (Swap), giao dịch hợp đồng quyền chọn giá cả hàng hóa (Option), giao dịch hợp đồng cấu trúc giá cả hàng hóa (Structured product). Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro được kiểm soát triệt để thông qua hệ thống phần mềm quản trị nội bộ Vision commodity. Với vai trò dẫn dắt thị trường, cùng tinh thần làm việc nghiêm túc và nguồn nhân sự giàu kinh nghiệm, đến nay VietinBank đã sẵn sàng cung cấp cho thị trường chứng khoán phái sinh giải pháp và dịch vụ tốt nhất.

    Sau phần trình bày của các diễn giả, chuyên gia tư vấn, Hội thảo còn tổ chức thảo luận, trả lời câu hỏi, tạo ra kênh thông tin đa chiều, giúp giải đáp các thắc mắc đến từ các vị đại biểu, các khách mời...

    VietinBank mong rằng, Hội thảo thực sự trở thành diễn đàn chuyên môn, nơi các thành viên tham dự có thể chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, bàn luận sâu hơn về các vấn đề liên quan đến phái sinh hàng hóa. Đồng thời đưa ra các đề xuất hiệu quả, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

    [​IMG]
    Toàn cảnh Hội thảo
  6. jacobi007

    jacobi007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/09/2009
    Đã được thích:
    595
    HPG - Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HSX)
    Đại chiến ngành thép: Hoà Phát, Kyoei dùng "trường trận", Pomina đối chọi bằng "đoản binh"
    16/05/2018 15:04
    Hòa Phát có "trường trận", tiềm lực tài chính mạnh của Hòa Phát được đầu tư trải rộng trên thị trường toàn quốc, ở nhiều phân khúc khác nhau của ngành thép trong khi đó, Pomina tập trung nguồn lực tài chính đầu tư nâng cao vị thế và thị phần tập trung ở một dòng sản phẩm chuyên biệt đó là thép xây dựng để thực sự chiếm ưu thế vượt trội tại một thị trường khu vực.
    Sau khi đã củng cố vững chắc vị thế số 1 thị phần thép xây dựng ở thị trường miền Bắc và tích lũy được tiềm lực tài chính rất mạnh, Tập đoàn Hòa Phát đã thực hiện kế hoạch tiến chiếm thị trường thép xây dựng phía Nam thông qua đầu tư Đại dự án thép ở Dung Quất, Quảng Ngãi từ năm 2017 với tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 52.000 tỷ đồng và công suất dự kiến lên tới 4 triệu tấn/năm. Việc tiến vào thị trường thép xây dựng phía Nam của Hòa Phát đã đe dọa đến những công ty đang chiếm giữ vị thế hàng đầu trên thị trường này như Thép Kyoei và Pomina và buộc các công ty này phải đưa ra đối sách chiến lược của mình. Vậy khi gặp một đối thủ rất mạnh là Tập đoàn Hòa Phát, các công ty Thép Kyoei và Pomina đã đưa ra đối sách chiến lược ứng phó như thế nào?

    Xem thêm: Tung một lúc 2 chiêu, Hòa Phát đang thật sự khiến Hoa Sen thua trên sân chơi của chính mình?

    Cơ cấu sản phẩm thép của Đại dự án thép Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát

    Trong tổng công suất dự kiến 4 triệu tấn/năm của Đại dự án thép Dung Quất, Quảng Ngãi của Hòa Phát, dự kiến sẽ gồm 2 triệu tấn thép dài/năm, bao gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dài chất lượng cao (đáp ứng nhu cầu của các ngành chế biến ốc vít, bu lông, thép rút dây....), và 2 triệu tấn/năm thép dẹt cán nóng HRC phục vụ cơ khí chế tạo, sản xuất tôn mạ. Theo tiến độ, dây chuyền cán thép đầu tiên công suất 600.000 tấn/năm sẽ đi vào hoạt động trong tháng 5/2018, tháng 7/2018 sẽ vận hành nhà máy cán thép đầu tiên. Dự kiến, năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án với tổng công suất là 4 triệu tấn thép.

    Như vậy, có thể thấy, trong tổng công suất 4 triệu tấn thép/năm của Đại dự án thép Dung Quất của Hòa Phát, dự kiến chỉ có 1 triệu tấn thép xây dựng cung ứng cho thị trường thép xây dựng ở miền Nam. Công suất thép xây dựng này gần bằng công suất thép hiện tại của Công ty Pomina (1,1 triệu tấn) hay Vinakyoei. Với dòng thép chất lượng cao dùng trong công nghiệp hay thép dẹt cán nóng HRC, Hòa Phát sẽ không cạnh tranh trực tiếp với Pomina hay Vinakyoei mà thay vào đó, sẽ cạnh tranh trực tiếp với *******.

    Đối mặt với sự tấn công của Tập đoàn Hòa Phát vào thị trường thép xây dựng chủ lực của mình, Thép Kyoei và Pomina đã nhanh chóng đưa ra đối sách chiến lược của mình. Xuất phát điểm của Thép Kyoei và Pomina là hai công ty rất khác nhau về tiềm lực, đặc biệt là tiềm lực tài chính. Và điều này đã đưa đến những đối sách chiến lược khác nhau về cơ bản.

    Hòa Phát dùng "trường trận", Pomina dùng "đoản binh"

    Trong quá khứ, Pomina đã từng là nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam và có thị phần cao hơn Tập đoàn Hòa Phát. Tại thời điểm năm 2010, Pomina chiếm 17% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong khi đó, Hòa Phát mới chỉ chiếm 12% thị phần. Đến năm 2016, Hòa Phát đã bứt phá mạnh mẽ và vượt lên thị phần số 1 với 22% thị phần, trong khi Pomina chỉ còn chiếm 12% thị phần thép xây dựng toàn quốc. Tại thời điểm 15/5/2018, Tập đoàn Hòa Phát có giá trị vốn hóa thị trường là 84.034 tỷ đồng, gấp 26,5 lần giá trị thị trường của Công ty Thép Pomina (3.167 tỷ đồng) cho thấy tiềm lực tài chính của Hòa Phát là vượt trội gấp nhiều lần so với Pomina.

    Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có câu "Địch dùng trường trận thì ta dùng đoản binh", đây là phương châm chiến lược phù hợp của một đối thủ nhỏ yếu hơn khi gặp một địch thủ mạnh, cũng là phương châm mà Nhà Trần đã dùng để đối đầu với đạo quân của Đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh.

    Hòa Phát có "trường trận", tiềm lực tài chính mạnh của Hòa Phát được đầu tư trải rộng trên thị trường toàn quốc, ở nhiều phân khúc khác nhau của ngành thép (ngoài thép xây dựng còn có ống thép và tôn mạ, dự kiến trong tương lai sẽ có thép dẹt cán nóng HRC, thép chất lượng cao) và ở nhiều lĩnh vực đa ngành (như bất động sản, nông nghiệp hay nội thất), trong khi đó, Pomina có tiềm lực yếu hơn, chính vì vậy, phương châm phù hợp là sử dụng "đoản binh".

    Pomina sử dụng "đoản binh", đó là cố gắng tạo ra ưu thế sức mạnh vượt trội không phải ở thị trường toàn quốc, ở nhiều dòng sản phẩm ngành thép, mà là tập trung ở phân khúc trọng điểm là thép xây dựng và tập trung tại thị trường khu vực trọng điểm là thị trường miền Nam. Chiến lược của Pomina là tập trung nguồn lực tài chính đầu tư nâng công suất luyện phôi và cán thép xây dựng ở thị trường miền Nam, nhằm đạt được vị thế và sức mạnh vượt trội ở phân khúc này và tại thị trường khu vực này so với các đối thủ còn lại, trong đó có Hòa Phát.

    Báo cáo thường niên năm 2017 của CTCP Thép Pomina đã công bố các bước đi chiến lược đầu tư cụ thể của công ty đến năm 2020 đó là: (1) Dự án nhà máy luyện phôi 800 ngàn tấn/năm, vốn đầu tư dự kiến 65 triệu USD, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 2/2019, (2) Dự án cán thép 500 ngàn tấn/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến 50 triệu USD, dự kiến đưa vào hoạt động 12/2019. Các dự án này được thực hiện theo mô hình tích hợp dọc từ luyện phôi đến cán thép xây dựng.

    Khi dự án này hoàn thành, công suất cán thép xây dựng của Pomina sẽ đạt khoảng 1,6 triệu tấn, dự kiến cao hơn 60% công suất thép xây dựng từ Dự án thép Dung Quất của Hòa Phát ở thị trường phía Nam và cho phép Pomina đạt được vị trí thị phần số 1 ở thị trường thép xây dựng miền Nam, vượt lên trên Tập đoàn Hòa Phát, Vinakyoei hay Posco SS.

    Mặc dù các dự án luyện phôi thép sử dụng lò điện hồ quang EAFcủa Pomina ở hiện tại có đặc trưng là bất lợi về chi phí so với công nghệ lò cao BOF của Hòa Phát, nhất là đặt trong bối cảnh công nghệ lò điện EAF thường tiêu tốn nhiều điện năng hơn lò cao BOF và giá điện ở Việt Nam có xu hướng tăng, tuy nhiên, một ưu điểm quan trọng đó là, tính đến thời điểm hiện tại, Pomina đã thu hồi vốn đáng kể đầu tư vào tài sản cố định trước đây (tài sản cố định đã khấu hao được 56% tính đến cuối quý I/2018), từ đó, góp phần tạo ra lợi thế đáng kể về giá thành so với những đối thủ đầu tư dự án mới như Hòa Phát. Lợi thế về giá thành sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược cạnh tranh về giá để giúp Pomina có thể chiếm lĩnh được thị phần số 1 ở thị trường miền Nam.

    Như vậy, để thành công trong bối cảnh tiềm lực tài chính còn hạn chế so với Hòa Phát, Pomina sẽ phải hết sức tập trung nguồn lực tài chính của mình vào đầu tư nâng cao vị thế và thị phần tập trung ở một dòng sản phẩm chuyên biệt đó là thép xây dựng để thực sự chiếm ưu thế vượt trội tại một thị trường khu vực phía Nam thay vì toàn quốc.

    Hòa Phát dùng "trường trận", Thép Kyoei cũng dùng "trường trận"

    Tập đoàn Thép Kyoei là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu về sản xuất thép của Nhật Bản được thành lập năm 1947 với lịch sử hoạt động lâu đời, công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính rất mạnh, hiện là một trong 10 công ty thép lớn nhất Nhật Bản. Công ty này đã thâm nhập thị trường thép xây dựng ở Việt Nam qua việc tham gia thị trường thép phía Nam với việc thành lập liên doanh là Công ty TNHH Thép Vina Kyoei vào tháng 01/1994 và hiện tại Vinakyoei chiếm giữ khoảng 19% thị phần thép xây dựng ở thị trường phía Nam.

    Sau khi đã chiếm giữ vị thế mạnh ở thị trường thép xây dựng miền Nam, năm 2012, Thép Kyoei tiến ra Bắc để trở thành một công ty có thị phần thép xây dựng bao phủ toàn quốc thông qua việc thành lập Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam (KSVC) năm 2012, xây dựng một nhà máy luyện cán thép chất lượng cao với tổng vốn đầu tư là 218 triệu USD (tương đương 4.578 tỷ đồng). Đại bản doanh các nhà máy thép ở miền Bắc của Kyoei đặt ở tỉnh Ninh Bình.

    Đứng trước việc Hòa Phát tấn công vào thị trường chủ lực của mình ở miền Nam, Thép Kyoei đã thực hiện chiến lược tấn công chéo, qua đó, tăng cường áp lực cạnh tranh, tấn công vào "đại bản doanh" của Tập đoàn Hòa Phát là thị trường thép xây dựng miền Bắc, với một kế hoạch đầu tư mở rộng mạnh mẽ ở miền Bắc thông qua việc thâu tóm 65% cổ phần CTCP Thép Việt Ý, qua đó, gia tăng được thêm 4% thị phần thép và phôi thép toàn quốc, và thực hiện các kế hoạch đầu tư mở rộng mạnh mẽ ở cả KSVC và Thép Việt Ý để cân bằng áp lực cạnh tranh với Hòa Phát ở cả hai miền. Có thể nói, cạnh tranh giữa Hòa Phát và Thép Kyoei là cuộc đại chiến toàn diện trên thị trường thép xây dựng ở cả miền Bắc và miền Nam, để phấn đấu có được vị thế số 1 về thị phần cộng gộp (cả hai thị trường Bắc và Nam).

    Thép Kyoei sở dĩ có thể thực hiện sự cạnh tranh toàn diện này (khác với chiến lược cạnh tranh tập trung của Pomina) là do họ có sự tương đồng khá toàn diện với Tập đoàn Hòa Phát: có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ tiên tiến, có thị phần lớn ở cả hai miền. Nói cách khác, Thép Kyoei sử dụng "trường trận" để đấu với "trường trận" của Tập đoàn Hòa Phát. Rất có thể trong tương lai, Thép Kyoei sẽ còn mở rộng danh mục sản phẩm thép ở Việt Nam sang các sản phẩm và phân khúc khác (ví dụ như Ống thép và Tôn mạ), để tạo ra sự cạnh tranh hiệu quả nhất với Tập đoàn Hòa Phát.

    Như vậy, sự khác biệt về tiềm lực tài chính giữa Thép Kyoei và Pomina đã dẫn đến đối sách chiến lược đề ra là khác nhau khi họ phải đối đầu với sự tấn công của Tập đoàn Hòa Phát, với Thép Kyoei đó là đại chiến toàn diện, với Pomina đó là quyết đấu tập trung.

    http://m.cafef.vn/HPG-263244/dai-ch...ruong-tran-pomina-doi-choi-bang-doan-binh.chn

    P/s: đến 30 tết rồi vẫn đạp để ăn nốt hàng. Ăn xong làm bài phân tích chuẩn bị từ cả tháng nay. Tsb nó, mình cũng xin mấy chục k giá 53, ăn mà thấy ấm áp tình người ghê b-)
    P/s2: chém gió hơi quá đà, có mấy K thôi :-j
    chichchoe36 thích bài này.
  7. abccbaabc

    abccbaabc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2018
    Đã được thích:
    1.618
    Giờ mới thấy được độ khủng của khu liên hợp DQ
    2-3 năm nữa chắc chắn sẽ ngon
    Namdnbidv thích bài này.
  8. ThePhenomenalOne

    ThePhenomenalOne Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2018
    Đã được thích:
    1.165
    Chứng sĩ có 2 loại: đầu cơ và đầu tư
    Nếu cho bạn 2 điều ước: Giá cổ phiếu tăng liên tục và lợi nhuận tập đoàn tăng liên tục. Bạn chọn cái nào?
    Câu trả lời sẽ cho biết bạn thuộc loại người nào.
    Như bác Trần Đình Long thì chắc chắn sẽ lựa chọn lợi nhuận cho tập đoàn vì bác ấy không quan tâm tài sản bản thân nhiều hay ít. Giá cổ phiếu tăng ầm ầm mà tập đoàn ngày càng lụn bại thì có ý nghĩa gì, có khác gì mấy con penny hàng lỡm được bơm thổi giá.
    Ai thấy đúng like 1 cái nào >:D<
    Hanvuong, 86868686, chichchoe362 người khác thích bài này.
  9. xiclocholon

    xiclocholon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    299
    quan trọng là sau đó tăng lại bao nhiêu mới quan trọng nhé......CTG, BID còn tăng dc bao nhiêu? lên 4x - 50 PE = 20 là không thể rùi........va tăng trưởng LN cũng k = HPG

    còn HPG thì mục tiêu 100 là tỏng tầm tay nhé......qua 2019 mục tiêu sẽ là 1xx.....vì mỗi năm LN tăng trưởng 50% liên tục tới 2021.....=> hiện không còn cp nào ngon như HPG nữa HPG sẽ là cp mang lại LN cao nhat theo thời gian cho ndt

    => khi TT chugn xấu tốt xấu cùng xuong thì dòng tiền khôn ngoan cơ cấu vào cp ngon như HPG
  10. xiclocholon

    xiclocholon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    299
    đầu tháng 6 sẽ ra liên tiep nhiều tin HOT khiến HPG phi nhanh nhé các CD:

    chốt thưởng 40%

    DQ bắt đầu van hành chạy thử ( tin này là HOT nhất khiến HPG nhanh chóng về 100 vào Q4/ 2018 ) và tháng 8 chính thức cho sp tung ra TT

    dự kiến LN Q2 = 2800 tỷ dù DQ chưa đóng góp thêm LN (nhờ có BDS đóng góp 500 tỷ)


    => cùng thắt dây an toàn de tàu HPG phi nhé (^_^)
    Last edited: 17/05/2018
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này