HPG phía trước là Thái Bình Dương.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khaitri, 11/09/2018.

593 người đang online, trong đó có 237 thành viên. 00:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 637274 lượt đọc và 4178 bài trả lời
  1. manukita1

    manukita1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    1.583
    Hôm 11 mua đc giá 40, chờ mua tiếp 39 mà không được :(
  2. Frank79

    Frank79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    704
    vùng 40 giá thơm vì cứ khi BCTC ra là HPG lại phải có đỉnh cao mới cùng LN lũy kế cao hơn cùng kỳ => khi ra BCTC Q3 HPG sẽ tiến về 5x ( 48 là đỉnh trước khi ra tin LN = 8000 tỷ )

    => LN lũy kế Q4/2017 + 9 tháng đầu năm 2018 = 9200 tỷ => giá phải tăng về 55 - 60 ......sau đó ra BCTC Q4 => LN 2018 = 10000 tỷ => giá phải tăng về 70 - 75
    manukita1 thích bài này.
  3. manukita1

    manukita1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    1.583
    tại không bác nào chịu bán 39.0 cho em đó
    Frank79 thích bài này.
  4. Phamminhnhan2009

    Phamminhnhan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    884
    Tôi đã nói mua cty chứ k mua chỉ số, cứ giữ ít nhất 3 nữa sẽ có lãi. Còn tôi mua vé ở ga hơi xa nên chưa tới nơi chưa xuống được; chúc mừng ae đã vững tin và k mất hàng=D>
    tuthu999 thích bài này.
  5. Frank79

    Frank79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    704
    hi hi vì tàu HPG đã thanh lọc các ndt lướt sóng non gan rùi MB giá moi là 40 => lấy đâu ra hàng giá < 40 nữa ta nhìn thấy cầu HPG luôn > cung tại vùng 4x này.....và sắp tới lại đón các cụ non gan đó tại 5x khi BCTC Q3 ra (^_^)

    => tôi đang tò mò không biết cảm giác các cụ bán HPG giá 5....10....15.....20.....25......30.......35.....giờ thế nào nhỉ và nỗi đau càng tăng khi nhìn LN của HPG ngày càng tăng mạnh hơn từ 2018 - 2022 => giá HPG còn tăng gấp nhiều lần nữa => cụ nào khôn sửa sai ngay va cất tủ làm giàu....còn cứ thẩm du khóc thì càng phải mua giá cao hơn
    --- Gộp bài viết, 13/10/2018, Bài cũ: 13/10/2018 ---
    càng cất giữ HPG lâu thì càng không muon xuống (^_^).....HPG trở thành rượu quý rùi :drm4:drm4

    tiện thể cụ nào đã từng phải sửa sai cùng HPG thì vào điểm danh và chia sẽ kinh nghiệm nhé (^_^)
    Last edited: 13/10/2018
    Phamminhnhan2009 thích bài này.
  6. Inter97

    Inter97 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2018
    Đã được thích:
    203
    Theo dõi cách làm của Hòa Phát trong suốt thời gian qua, có thể nhận thấy, các mục tiêu mà Công ty đã đặt ra đều được thực hiện đúng kế hoạch và thời gian đặt ra, dù tình hình bên ngoài liên tục biến động. Trong khi Hòa Phát vững bước đi lên thì các đối thủ lại đang có xu hướng đi theo chiều ngược lại. Luôn có đông đảo nhà đầu tư, các tổ chức quan tâm đến cổ phiếu Hòa Phát và cũng có không ít nhà đầu tư không mấy thiện cảm với cổ phiếu này. Nhưng dù có quan tâm hay không quan tâm, thích hay không thích, thì những hành động của mỗi cá thể riêng biệt hầu như chẳng ảnh hưởng/tác động gì đến hoạt động/kế hoạch/mục tiêu lớn của Hòa Phát. Vì vậy, tùy theo mục tiêu/kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư/tổ chức, mà họ sẽ đầu tư cổ phiếu HPG ngắn/trung/dài hạn hoặc chả thèm mua cổ phiếu nào ==> sự tranh luận và phản biện lẫn nhau sẽ liên tục diễn ra như một phần của bức tranh mang tên HPG. Dù bức tranh đó được các nhà đầu tư tưởng tượng và vẽ ra như thế nào, thì có một điều không đổi đó là Công ty sẽ không ngừng tiến bước và bước những bước dài.
    Frank79Chon_gia_hop_ly thích bài này.
  7. Phamminhnhan2009

    Phamminhnhan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2017
    Đã được thích:
    884
    Bác nói 1 vòng k biết bác muốn nói điều j
  8. Frank79

    Frank79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    704
    bác ấy kết 1 câu de hiểu mà (^_^)

    có một điều không đổi đó là Công ty sẽ không ngừng tiến bước và bước những bước dài.
  9. Frank79

    Frank79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    704
    cùng đánh giá thêm về nguồn LN gia tăng thêm của DQ nhé các CD => nhiều nhợn mất hàng thẩm du DQ sẽ cho LN thấp hơn HD voi khấu hao +vv.....nhưng HD hiện vẫn khấ hao đều moi năm gần 3000 tỷ mà sao biên LN vẫn đạt 20%? => DQ lợi thế tốt hơn HD ( voi quy mô lớn hơn gấp đôi + chi phí đầu vào giảm hơn HD +....) => biên LN của DQ sẽ phải cao hơn HD chứ nhỉ?

    => HD với 2.5 triệu tấn thép cho 10000 tỷ LN

    => HD + DQ cho 4 triệu tấn thép vào 2019 => LN =?.....2020 cho 5,5 triệu tấn thép.....2021 cho 7.5 triệu tấn thép => ta nhìn ra con số LN kỳ vọng của HPG rõ nét cứ 1 triệu tấn là cho 4000 tỷ LN

    => sản lượng tăng + biên LN tăng => ta nhìn ra con số LN của HPG sẽ tăng khủng khiếp cỡ nào rùi nhỉ?

    HÒA PHÁT (HPG) TIẾT KIỆM ĐƯỢC HƠN 1000 TỶ NẾU VẬN HÀNH CẢNG NƯỚC SÂU CHO KHU LIÊN HỢP DUNG QUẤT

    Cảng nước sâu Dung Quất- Hòa Phát sẽ có năng lực tiếp nhận tàu lớn nhất Việt Nam.
    Hiện nay cả nước có 44 cảng biển. Tổng số bến cảng là 254 bến cảng với 59,4 km dài cầu cảng, tổng công suất thiết kế khoảng 500 triệu tấn/năm. Nhiều bến cảng tổng hợp, container của các cảng biển: Quảng Ninh; Hải Phòng; Nghi Sơn - Thanh Hóa; Vũng Áng; Đà Nẵng; Dung Quất - Quảng Ngãi; Quy Nhơn; Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000DWT và lớn hơn đến 85.000 DWT giảm tải.

    Đối với bến cảng chuyên dùng Vũng Áng của ******* có khả năng tiếp nhận tàu hàng rời đến 200.000 DWT; Bến nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân được thiết kế cho tàu 150.000 DWT. Hiện nay, cảng biển Hải Phòng đang đầu tư xây dựng bến cảng cửa ngõ Quốc tế tại Lạch Huyện, dự kiến cuối năm 2017 sẽ đưa vào khai thác 2 bến khởi động với chiều dài 750 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT. Khu vực Cái Mép tiếp nhận tàu trọng tải 80.000-100.000 DWT (thực tế bến CMITđã tiếp nhận thành công tàu trọng tải 198.000 DWT).

    Như vậy Cảng nước sâu Tại khu liên hợp Hòa Phát - Dung Quất là cảng có năng lực tiếp nhận tàu lớn nhất Việt Nam nếu đi vào hoạt động với thiết kết cho tàu 200,000 tấn, dự án này nằm ở khu vực miền Trung nên việc điều phối giữa hai miền sẽ thuận lợi hơn, Chủ tịch Hòa Phát cho biết là họ đã mua xong cảng ở Đồng Nai và tiếp tục mua một cảng ở Phía Bắc để làm hệ thống giao thông theo chu trình khép kín cho Khu Liên Hợp.

    Hòa Phát (HPG) tiết kiệm được hơn 1000 tỷ nếu vận hành cảng nước sâu cho Khu Liên Hợp Dung Quất.

    Chúng tôi có trao đổi với đại điện Tập Đoàn Hòa Phát được biết rằng cảng Dung Quất chia thành 12 bến ở thời điểm hiện tại, khi hoạt động sẽ có cả thuê tàu và tàu lai dắt tự Hòa Phát đầu tư, để nhà đầu tư dễ hình dung thì ở KLH Hải Dương hiện tại có 6 bến tàu với khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 5,000 tấn, và rõ ràng với 12 bến tàu và khả năng tiếp nhận tàu lên đến 200,000 tấn, quy mô và tầm vóc của Khu Liên Hợp Dung Quất khác hẳn so với Hải Dương.

    Nhà đầu tư cũng lưu ý rằng, Khu Liên Hợp Hải Dương đã đưa thép Hòa Phát lên tới vị thế hiện tại, chi phí sản xuất của Hòa Phát tại Hải Dương vào loại tốt trên thế giới, biên lợi nhuân gộp của Hòa Phát hiện ở mức cao gấp đôi so với doanh nghiệp thép lớn nhất Trung Quốc là Baosteel, để chi tiết hơn, nhà đầu tư vui lòng xem tham khảo bài viết: http://bienantoan.com.vn/thep-hoa-p...g-quoc-khi-chien-tranh-thuong-mai-xay-ra.html để biết được chi phí Hòa Phát tại Hải Dương tốt như thế nào.

    Tuy nhiên theo chia sẻ của đại diện Tập Đoàn, nếu cảng nước sâu Dung Quất đi vào hoạt động, Hòa Phát với quy mô vượt trội sẽ mua được quặng sắt từ chính chủ mỏ và vận chuyển trên tàu lớn về vì thế một tấn quặng chuyển về Dung Quất sẽ tiết kiệm 5 USD so với một tấn quặng chuyển về Hải Dương, theo quy đổi thì cứ 1 tấn thép sẽ cần 1.65 tấn quặng, nghĩa là nếu hoạt động Full công suất 5 triệu tấn thép, HPG sẽ cần khoảng 8.25 tr tấn quặng, điều đó có nghĩa là HPG sẽ tiết kiệm được khoảng 948 tỷ và toàn bộ khoản tiết kiệm này sẽ chuyển hóa thành lợi nhuận cho cổ đông, 1 tấn thép cũng cần khoảng 0.5 tấn than, nghĩa là cần 2.5 tr tấn than mỗi năm để khu liên hợp vận hành Full công suất và chắc chắn là số tiền tiết kiệm được cũng không hề nhỏ. Thêm nữa, nếu vận chuyển từ KLH Hải Dương vào Miền Nam tiêu thụ, chi phí vận chuyển là 350,000 đồng/tấn (chưa VAT), tuy nhiên khi Dung Quất đi vào hoạt động, chi phí vận chuyển Tập Đoàn dự kiến còn 80,000/ tấn, trên giả định HPG sẽ tiêu thụ 2 triệu tấn ở Miền Nam thì số tiền tiết kiệm được sẽ là quanh 540 tỷ.
    Last edited: 13/10/2018
    Chon_gia_hop_ly, langtuchoickNguoingoaick thích bài này.
  10. Frank79

    Frank79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2017
    Đã được thích:
    704
    cùng đánh giá thêm về nguồn LN gia tăng thêm của DQ nhé các CD => nhiều nhợn mất hàng thẩm du DQ sẽ cho LN thấp hơn HD voi khấu hao +vv.....nhưng HD hiện vẫn khấu hao đều moi năm gần 3000 tỷ mà sao biên LN vẫn đạt 20%? => DQ lợi thế tốt hơn HD ( voi quy mô lớn hơn gấp đôi + chi phí đầu vào giảm hơn HD +....) => biên LN của DQ sẽ phải cao hơn HD chứ nhỉ?

    => HD với 2.5 triệu tấn thép cho 10000 tỷ LN

    => HD + DQ cho 4 triệu tấn thép vào 2019 => LN =?.....2020 cho 5,5 triệu tấn thép.....2021 cho 7.5 triệu tấn thép => ta nhìn ra con số LN kỳ vọng của HPG rõ nét cứ 1 triệu tấn là cho 4000 tỷ LN



    => sản lượng tăng + biên LN tăng => ta nhìn ra con số LN của HPG sẽ tăng khủng khiếp cỡ nào rùi nhỉ?

    HÒA PHÁT (HPG) TIẾT KIỆM ĐƯỢC HƠN 1000 TỶ NẾU VẬN HÀNH CẢNG NƯỚC SÂU CHO KHU LIÊN HỢP DUNG QUẤT

    Chi phí logistic của Việt Nam còn quá cao

    Theo báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistic và đúng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, cũng theo tổ chức này chi phí logistic Việt Nam của việt Nam ở mức rất cao, chiếm 20.9% GDP (cao gấp đôi so với các nước phát triển). Điều này đến chủ yếu từ cơ sở hạ tầng còn kém cộng hàng loạt các khoản phí bất thường, năng lực của doanh nghiệp logistic Việt Nam chưa cao, theo số liệu từ bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có đến 67% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic là doanh nghiệp SME (vốn từ 50 tỷ trở xuống) và 10% doanh nghiệp có vốn từ 400 đến 1000 tỷ đồng, vì năng lực tài chính yếu dẫn đến khả năng đầu tư tài sản và cung cấp các dịch vụ ở mức thấp.

    Chúng tôi cho rằng chi phí logistic (trong đó chi phí vận tải chiếm 40-60% ) cao chính là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa Quốc tế.Trong ngành công nghiệp nặng như thép, Việt Nam vẫn luôn có lợi thế nhờ chi phí nhân công giá rẻ, tuy nhiên nếu giảm được chi phí logistic, chắc chắn lợi thế cạnh tranh của Thép Việt Nam sẽ gia tăng hơn rất nhiều. Với vị trí địa lý thuận lợi và năng lực đón tàu trọng tải lên tới 200,000 tấn của cảng nước sâu tại khu liên hợp Hòa Phát - Dung Quất, Thép Hòa Phát đang cơ hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh toàn cầu cho Thép Việt Nam, chúng tôi sẽ tiến hành tính toán sơ bộ xem Hòa Phát sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí khi có cảng nước sâu này.

    [​IMG]

    Hình 1.1 Bảng Xếp Hạng Chỉ số hoạt động logistics (LPI)

    Cảng nước sâu Dung Quất- Hòa Phát sẽ có năng lực tiếp nhận tàu lớn nhất Việt Nam.
    Hiện nay cả nước có 44 cảng biển. Tổng số bến cảng là 254 bến cảng với 59,4 km dài cầu cảng, tổng công suất thiết kế khoảng 500 triệu tấn/năm. Nhiều bến cảng tổng hợp, container của các cảng biển: Quảng Ninh; Hải Phòng; Nghi Sơn - Thanh Hóa; Vũng Áng; Đà Nẵng; Dung Quất - Quảng Ngãi; Quy Nhơn; Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000DWT và lớn hơn đến 85.000 DWT giảm tải.

    Đối với bến cảng chuyên dùng Vũng Áng của ******* có khả năng tiếp nhận tàu hàng rời đến 200.000 DWT; Bến nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân được thiết kế cho tàu 150.000 DWT. Hiện nay, cảng biển Hải Phòng đang đầu tư xây dựng bến cảng cửa ngõ Quốc tế tại Lạch Huyện, dự kiến cuối năm 2017 sẽ đưa vào khai thác 2 bến khởi động với chiều dài 750 m, tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 DWT. Khu vực Cái Mép tiếp nhận tàu trọng tải 80.000-100.000 DWT (thực tế bến CMITđã tiếp nhận thành công tàu trọng tải 198.000 DWT).

    Như vậy Cảng nước sâu Tại khu liên hợp Hòa Phát - Dung Quất là cảng có năng lực tiếp nhận tàu lớn nhất Việt Nam nếu đi vào hoạt động với thiết kết cho tàu 200,000 tấn, dự án này nằm ở khu vực miền Trung nên việc điều phối giữa hai miền sẽ thuận lợi hơn, Chủ tịch Hòa Phát cho biết là họ đã mua xong cảng ở Đồng Nai và tiếp tục mua một cảng ở Phía Bắc để làm hệ thống giao thông theo chu trình khép kín cho Khu Liên Hợp.

    [​IMG]

    Hình 1.2 Vị Trí Địa Lý Thuận Lợi Kết Nối Hai Đầu Nam Bắc của KLH Hòa Phát- Dung Quất

    [​IMG]

    Hình 1.3 Bến Cảng Đang Xây Dựng tại KLH Hòa Phát- Dung Quất

    [​IMG]

    Hình 1.4 Phác Họa Toàn Bộ Khu Liên Hợp Hòa Phát- Dung Quất

    Hòa Phát (HPG) tiết kiệm được hơn 1000 tỷ nếu vận hành cảng nước sâu cho Khu Liên Hợp Dung Quất.

    Chúng tôi có trao đổi với đại điện Tập Đoàn Hòa Phát được biết rằng cảng Dung Quất chia thành 12 bến ở thời điểm hiện tại, khi hoạt động sẽ có cả thuê tàu và tàu lai dắt tự Hòa Phát đầu tư, để nhà đầu tư dễ hình dung thì ở KLH Hải Dương hiện tại có 6 bến tàu với khả năng tiếp nhận tàu lớn nhất 5,000 tấn, và rõ ràng với 12 bến tàu và khả năng tiếp nhận tàu lên đến 200,000 tấn, quy mô và tầm vóc của Khu Liên Hợp Dung Quất khác hẳn so với Hải Dương.

    Nhà đầu tư cũng lưu ý rằng, Khu Liên Hợp Hải Dương đã đưa thép Hòa Phát lên tới vị thế hiện tại, chi phí sản xuất của Hòa Phát tại Hải Dương vào loại tốt trên thế giới, biên lợi nhuân gộp của Hòa Phát hiện ở mức cao gấp đôi so với doanh nghiệp thép lớn nhất Trung Quốc là Baosteel, để chi tiết hơn, nhà đầu tư vui lòng xem tham khảo bài viết: http://bienantoan.com.vn/thep-hoa-p...g-quoc-khi-chien-tranh-thuong-mai-xay-ra.html để biết được chi phí Hòa Phát tại Hải Dương tốt như thế nào.

    Tuy nhiên theo chia sẻ của đại diện Tập Đoàn, nếu cảng nước sâu Dung Quất đi vào hoạt động, Hòa Phát với quy mô vượt trội sẽ mua được quặng sắt từ chính chủ mỏ và vận chuyển trên tàu lớn về vì thế một tấn quặng chuyển về Dung Quất sẽ tiết kiệm 5 USD so với một tấn quặng chuyển về Hải Dương, theo quy đổi thì cứ 1 tấn thép sẽ cần 1.65 tấn quặng, nghĩa là nếu hoạt động Full công suất 5 triệu tấn thép, HPG sẽ cần khoảng 8.25 tr tấn quặng, điều đó có nghĩa là HPG sẽ tiết kiệm được khoảng 948 tỷ và toàn bộ khoản tiết kiệm này sẽ chuyển hóa thành lợi nhuận cho cổ đông, 1 tấn thép cũng cần khoảng 0.5 tấn than, nghĩa là cần 2.5 tr tấn than mỗi năm để khu liên hợp vận hành Full công suất và chắc chắn là số tiền tiết kiệm được cũng không hề nhỏ. Thêm nữa, nếu vận chuyển từ KLH Hải Dương vào Miền Nam tiêu thụ, chi phí vận chuyển là 350,000 đồng/tấn (chưa VAT), tuy nhiên khi Dung Quất đi vào hoạt động, chi phí vận chuyển Tập Đoàn dự kiến còn 80,000/ tấn, trên giả định HPG sẽ tiêu thụ 2 triệu tấn ở Miền Nam thì số tiền tiết kiệm được sẽ là quanh 540 tỷ.
    Last edited: 13/10/2018
    langtuchoicktuthu999 thích bài này.

Chia sẻ trang này