HUB - Siêu phẩm BĐS KCN và đất nền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuteo2k, 05/08/2019.

1353 người đang online, trong đó có 541 thành viên. 16:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 94391 lượt đọc và 567 bài trả lời
  1. huyetsatlenh2010

    huyetsatlenh2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    298
    các anh làm quá dặt 22 chi mà lmắ thế
  2. trungplus

    trungplus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2013
    Đã được thích:
    994
    Nay khối lượng giao dịch đột biến quá cụ
  3. huyetsatlenh2010

    huyetsatlenh2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    298
  4. trungplus

    trungplus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2013
    Đã được thích:
    994
    Bác nhìn con Sci đánh từ 16 lên 80 mà tin cổ tức nó có ra đâu hii
  5. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Em đã xúc 5k rồi chả đột biến :)) múc đủ 20k thì thôi
  6. trungplus

    trungplus Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2013
    Đã được thích:
    994
    Bác mà xúc 20k thì nó CE đó, nhặt từ từ thôi bác
  7. huyetsatlenh2010

    huyetsatlenh2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    298
    cổ có đâu ma xúc 20k.
  8. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.710
    Bất động sản công nghiệp lên ngôi, nhiều tiềm năng "bùng nổ"
    Chuyên mục: Nhà Đất
    Xem biểu đồ nhiễm Covid 19
    [​IMG]
    Bất động sản công nghiệp đang có nhiều cơ hội bùng nổ. (Nguồn: VTC News)

    Bất động sản công nghiệp đang có nhiều cơ hội phát triển, nhất là khi làn sóng đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển về khu vực châu Á.
    Nhiều tiềm năng

    Theo chuyên gia, do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết các ngành nghề đều chịu thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy một xu hướng đầu tư mới đang dần được hình thành và có thể sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới. Đó là sự xuất hiện của dòng vốn đầu tư ở trong nước cũng như vốn ngoại đổ vào khu chế xuất và khu công nghiệp. Đây có thể coi là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung.

    Đại diện Công ty tư vấn bất động sản JLL Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cả nhà đầu tư và nhà sản xuất đối với sở hữu tài sản công nghiệp trong nửa đầu năm 2020. Tính riêng trong quý II/2020, một số chủ đầu tư khu công nghiệp đã nâng giá đất đạt mức trung bình 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

    Ngược lại, giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn ổn định ở mức 3,5 - 5 USD/m2/tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn từ 3-5 năm. Tổng diện tích đất cho thuê của khu vực miền Nam đạt mức 25.045 ha vào quý 2/2020. Các khu công nghiệp hiện hữu đang dần được lấp đầy nhanh chóng.

    “Với thành công của việc phòng chống dịch Covid-19, nền tảng phát triển công nghiệp mạnh cùng với xu hướng tìm nguồn cung ứng đa dạng đang diễn ra hứa hẹn sẽ giúp đưa Việt Nam lên một tầm cao mới để cạnh tranh với các nước khác”, đại diện Công ty JLL Việt Nam nhận xét.

    Dưới góc độ địa phương, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động, thu hút đông đảo lao động từ nhiều tỉnh, thành về làm việc. Sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm 2020 của Thành phố tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, riêng 4 ngành công nghiệp trọng điểm (cơ khí, điện tử, hoá chất - cao su - nhựa, chế biến lương thực - thực phẩm - đồ uống) tăng 2,5%.

    Đáng chú ý, giá trị sản xuất sản phẩm của Khu Công nghệ cao đạt hơn 12,685 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn có khoảng 26.500 doanh nghiệp được cấp giấy phép, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác, công nghiệp chế biến, chế tạo.

    Về đầu tư trực tiếp vốn FDI, 8 tháng đầu năm 2020 Thành phố thu hút được 2,61 tỷ USD, đứng đầu là doanh nghiệp Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Thái Lan…

    Nhu cầu quỹ đất lớn

    Theo một số chuyên gia, tháng 8/2020 vừa qua, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được phê chuẩn, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, mang lại cho doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam nhiều cơ hội tiếp tục quá trình chuyển đổi từ lĩnh vực sản xuất sang các ngành công nghiệp giá trị cao hơn.

    Đây cũng là nguyên nhân gia tăng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm địa điểm tại các khu công nghiệp để đầu tư; trong đó, có nhiều nhóm nhà đầu tư muốn kinh doanh theo quy mô lớn để trở thành chủ đầu tư của cả khu công nghiệp, với nhu cầu tìm những quỹ đất quy mô từ 500 - 1.000 ha.

    Trong khi đó một bộ phận khác là các nhà sản xuất muốn đầu tư mở rộng diện tích nhà xưởng... Bên cạnh các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, các địa bàn vệ tinh cũng đang được các nhà đầu tư chú trọng quan tâm, như Long An, Bình Dương... Đây đều là những tỉnh, thành phố có vị trí thuận lợi, nguồn lực và nhân công dồi dào, cơ sở hạ tầng và giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển, kho bãi lưu trữ và logistics tới các thành phố lớn.

    Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 6/2020, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh đạt gần 303 triệu USD, tăng 29,92% so với cùng kỳ năm 2019.

    Hiện Thành phố có 17 khu chế xuất - khu công nghiệp đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy của các khu chế xuất - khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt hơn 68%. Tuy nhiên, vẫn còn một số diện tích đất trống trong các khu chế xuất - khu công nghiệp do bị chia nhỏ, khó thu hút doanh nghiệp cần quy mô nhà xưởng lớn, nhất là các công ty sản xuất sản phẩm đầu cuối.

    Tuy có những thuận lợi về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics, bến bãi, cầu cảng… phát triển hiện đại bậc nhất khu vực phía Nam, lực lượng lao động dồi dào và có chất lượng nhưng lợi thế bất động sản công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh hiện đang bị cạnh tranh bởi nhiều yếu tố.

    Cụ thể, giá thuê đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Thành phố cao hơn khu vực xung quanh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... Hạ tầng thiếu đồng bộ, đi kèm với vấn nạn kẹt xe, ngập nước… cũng phần nào giảm sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    Trước bối cảnh đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành đồng loạt cơ chế chính sách hỗ trợ, từ hỗ trợ lãi vay để đầu tư nhà xưởng, công nghệ sản xuất mới trong thời gian 7 năm với mức vốn vay tối đa là 200 tỷ đồng/dự án đến các chương trình kết nối cung cầu sản phẩm giữa doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh với doanh nghiệp đầu cuối, công ty FDI, nhà đầu tư ngoại...

    Dẫn chứng cụ thể, bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ Tp. Hồ Chí Minh cho hay, Trung tâm đang tăng cường kết nối doanh nghiệp FDI đầu tư vào khu chế xuất - khu công nghiệp, khu công nghệ cao của thành phố đáp ứng được nhu cầu quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng thuận lợi...

    Đơn cử, vừa qua Trung tâm công nghiệp hỗ trợ (Sở Công Thương), Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh và Công ty Techtronic Industries tổ chức Lễ ký kết MOU - thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ và phát triển nhà cung cấp nội địa. Các doanh nghiệp mong muốn được tham gia vào mạng lưới nhà cung ứng nội địa, nhất là ở Khu Công nghệ cao để phục vụ cho chiến lược phát triển nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.

    Trong khi đó, theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, cùng với chính sách hỗ trợ nội lực vốn, thành phố cũng chủ động dành quỹ đất cho doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng; trong đó, thành phố đã có kế hoạch thành lập khu công nghiệp mới với quỹ đất dự kiến lên đến gần 300 ha để phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp trong bối cảnh mới.

    Mới đây, UBND TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu các sở ngành tiến hành rà soát các khu chế xuất - khu công nghiệp, đặc biệt là các quỹ đất sạch có thể thu hút đầu tư ngay, đặc biệt là các quỹ đất sạch liền kề với các khu đất mà các chủ đầu tư đang hoạt động để khuyến khích mở rộng nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

    UBND Thành phố cũng kiến nghị các bộ, ngành liên quan hỗ trợ thành phố xây dựng khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 381 ha tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh; đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép xóa quy hoạch 3 dự án khu công nghiệp (Bàu Đưng quy mô 200 ha, Phước Hiệp quy mô 175 ha và Xuân Thới Thượng quy mô 300 ha).

    Trong 3 tháng còn lại của năm 2020, thành phố sẽ chuẩn bị điều kiện về đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để sẵn sàng đón nhận các dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển, tập trung hướng vào các tập đoàn lớn đa quốc gia, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường. Thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng kỹ thuật cao, ít thâm dụng lao động.

    Dưới góc độ chuyên gia, Tiến Sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Công ty Savills Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh hiện nay việc chọn lựa các nhà đầu tư công nghiệp tại Việt Nam nên tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao, giảm bớt thâm dụng lao động. Cùng với đó cần lưu ý việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên người bản địa được học tập và tích lũy trình độ tay nghề cao hơn, để phục vụ cho việc phát triển kinh tế chung của đất nước sau này.

    “Nếu Việt Nam muốn phát triển lớn mạnh phân khúc bất động sản công nghiệp thì cần chú trọng đến việc phát triển hệ thống giao thông nội đô, kho bãi cho quá trình hậu sản xuất thành phẩm hay nguyên liệu thô", Tiến sĩ Sử Ngọc Khương chia sẻ thêm.
  9. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.710
    Lãi suất huy động giảm xuống đáy
    Chuyên mục: Tài chính
    Xem biểu đồ nhiễm Covid 19
    [​IMG]
    Lãi suất tiền gửi của nhiều ngân hàng tiếp tục giảm sâu ở các kỳ ngắn hạn.
    Ngân hàng Vietcombank vừa giảm 0,2 điểm phần trăm với tất cả kỳ hạn dưới 12 tháng. Theo đó, lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng giảm về 3,3%, kỳ hạn 3 tháng xuống 3,6% và gửi tiết kiệm 6 tháng chỉ còn 4,2%.

    Ngân hàng Techcombank cũng vừa giảm lãi suất huy động tiền đồng từ 0,1 - 0,4%/năm so với đầu tháng 9. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng còn 2,55 - 2,9%/năm, 3 tháng từ 2,75 - 3,1%/năm, 6 tháng từ 4,2 - 4,7%/năm, 12 tháng từ 4,8 - 5,2%/năm. Ở bảng lãi suất tại quầy của nhà băng này, lãi suất huy động tiền đồng có kỳ hạn trả trước thấp nhất là 2,5%/năm.

    Tiền gửi tại ngân hàng HDBank, ở tất cả kỳ hạn đều giảm, thậm chí hạ sâu tới 0,4 điểm phần trăm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Theo đó, lãi suất gửi tại quầy từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 0,15 điểm phần trăm xuống 3,8%.

    Ngân hàng VPBank từ giữa tháng 9, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm tại một số kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.

    Tương tự, NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) giảm lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng còn 3,95%/năm, 6 tháng ở mức 6,3%/năm, 12 tháng ở mức 7%/năm.

    Mặt bằng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã ở mức thấp, gần sát 0%/năm. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm ở mức 0,14%/năm, 1 tuần 0,33%/năm, 2 tuần còn 0,27%/năm, 1 tháng còn 0,49%/năm, 3 tháng còn 1,65%/năm, 6 tháng còn 3,7%/năm, 9 tháng còn 3,55%/năm.

    Theo nhận định mới đây của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm sẽ còn tiếp tục. Trong bối cảnh thanh khoản dồi dào và nhu cầu tín dụng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh, VCBS duy trì dự báo lãi suất huy động bình quân có thể giảm 0,8-1 điểm phần trăm tại các kỳ hạn trong cả năm nay.

    Ngọc Vy
    vtcnews
    Link nguồn
  10. Ankaty

    Ankaty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2017
    Đã được thích:
    1.710
    Lạc quan dòng vốn FDI vào Việt Nam
    Chuyên mục: KT vĩ mô
    Xem biểu đồ nhiễm Covid 19
    [​IMG]
    Trong khi kinh tế thế giới và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đang suy giảm, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn ghi nhận những diễn biến tích cực. Trong bối cảnh dịch Covid-19, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đang mở ra bước ngoặt mới cho Việt Nam.
    Thêm hàng tỷ USD có thể sắp vào Việt Nam

    Ngày 8/9 vừa qua, tập đoàn Samsung của Hàn Quốc cho hay sẽ chuyển dây chuyền sản xuất tivi từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Đại diện Samsung khẳng định, việc dịch chuyển một phần nhà máy tivi sang Việt Nam sẽ giúp hoạt động sản xuất toàn cầu của hãng trở nên hiệu quả hơn.

    Đáng chú ý, tại Diễn đàn DN TP Hồ Chí Minh - Mỹ tổ chức mới đây, ông Kim Huat Ooi - Tổng giám đốc Intel Việt Nam, cho hay tập đoàn này đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1 tỷ USD và tạo ra hơn 5.000 việc làm sau gần 15 năm có mặt tại nước ta. Google, HP và Dell đều đã di dời nhà máy sản xuất laptop sang Đài Loan (Trung Quốc) hay đến các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. LG của Hàn Quốc cũng chuyển sản xuất dòng điện thoại thông minh của mình sang Hải Phòng.

    Thống kê sơ bộ cho thấy, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Đáng mừng là sau những tháng đầu năm 2020 bị chững lại, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đã tăng. Số dự án đăng ký mới tăng bình quân 6%, số dự án đăng ký tăng thêm tăng 22,2%. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) Đỗ Nhất Hoàng nhận định, đây là dấu hiệu của làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Đặc biệt, lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài thông tin nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang đàm phán để đổ vốn đầu tư vào Việt Nam lên đến con số hàng tỷ USD. “Đây toàn là những tập đoàn lớn sẽ đầu tư vào Việt Nam với các dự án từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD trong giai đoạn tới” - ông Hoàng nói.

    Nhận định của Bộ KH&ĐT hoàn toàn có cơ sở khi tháng 8, dự án tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu của NĐT Thái Lan đã được điều chỉnh tăng thêm 1,386 tỷ USD. Dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây của do Hàn Quốc dầu tư đã điều chỉnh tăng vốn thêm 774 triệu USD. Dự án công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai của Singapore điều chỉnh tăng thêm 246 triệu USD. Chỉ 3 dự án tăng vốn đầu tư này đã chiếm 50% tổng vốn tăng thêm từ đầu năm đến nay.

    Các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng gì về Việt Nam?

    Mới đây, tại Diễn đàn DN Standard Chartered - ASEAN 2020, Ngân hàng Standard Chartered đã có một khảo sát với lãnh đạo các DN và tổ chức từ châu Á, Trung Đông, châu Âu và Mỹ với câu hỏi: “Quan tâm đến quốc gia ASEAN nào nhất khi muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình”. Kết quả Việt Nam đứng đầu với tỉ lệ 38,5%, bỏ xa vị trí thứ 2 là Indonesia với 21,7%. Việt Nam nổi lên là một trong những quốc gia thu hút nhiều vốn FDI nhất tại Đông Nam Á với kinh tế phát triển nhanh, chính trị ổn định, dân số trẻ và chi phí nhân công cạnh tranh. Việt Nam cũng đang tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùng với những biện pháp phòng chống Covid-19 tích cực và hiệu quả. Ông Nirukt Sapru - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á chia sẻ, nhiều công ty khởi nghiệp và các tập đoàn đa quốc gia đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam nhằm tận dụng khoảng cách địa lý gần và khả năng kết nối với ASEAN để thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

    Theo Giám đốc Công ty Marubeni Việt Nam Sagara Hirohide, với lợi thế bờ biển dài và hệ thống cảng biển, Việt Nam đóng vai trò rất lớn trong hệ thống vận tải biển quốc tế. Đây là điều mà các DN Nhật Bản rất chú ý khi tính toán phương án mở rộng chuỗi cung ứng, trong đó có cả những DN quy mô sản xuất rất lớn, như Tập đoàn Hoya, Tập đoàn Matsuoka, Công ty TNHH Meiko, Công ty TNHH Nikkiso…

    Tổng giám đốc Intel Việt Nam Kim Huat Ooi cho hay, dù có lợi thế về tốc độ tăng trưởng nhưng để thu hút FDI hiệu quả hơn Việt Nam cần chú trọng nhiều đến cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng tính kết nối như cảng biển, chất lượng giao thông, phát triển các cụm công nghiệp tại địa phương. Cụ thể, chú trọng hoàn thiện cao tốc Bắc - Nam, cảng biển, chất lượng giao thông, phát triển các cụm công nghiệp tại địa phương...

    Hành động nhanh và mạnh hơn

    Trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực gia tăng áp lực cạnh tranh thu hút FDI, để chủ động đón nhận dòng vốn đầu tư FDI thế hệ mới, có chất lượng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đề nghị: Chính phủ giao các bộ, ngành phối hợp VCCI, các địa phương và cộng đồng DN triển khai sớm một chiến dịch vận động xúc tiến đầu tư chiến lược ở tầm quốc gia để tiếp cận trực tiếp với đại bản doanh của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Chủ động tham gia kiến tạo và vận động đưa các công đoạn sản xuất, kinh doanh phù hợp, có giá trị gia tăng cao hơn vào Việt Nam mà không thụ động chờ họ tìm đến với mình.

    Còn theo ông Nguyễn Anh Dương - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), muốn thu hút FDI hiệu quả, có chọn lọc, việc Việt Nam chủ động đưa ra, áp dụng các tiêu chuẩn chọn lọc là rất quan trọng. Bởi sau 30 năm thu hút FDI, điều Việt Nam cần nhất từ nhà đầu tư nước ngoài không phải vốn, mà là hợp tác nâng cao năng lực và kết nối với DN trong nước, chuyển giao công nghệ.

    “Chính lúc này, rất cần một Chính phủ kiến tạo phát triển. Nghị quyết số 50-NQ/TW được xem là chính sách đột phá trong thu hút FDI có chất lượng của Việt Nam, nhưng mục tiêu thu hút các dự án FDI công nghệ cao, xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển và đổi mới sáng tạo quy mô lớn và nguồn nhân lực cao sẵn sàng” - Trưởng ban Pháp chế (VCCI) Đậu Anh Tuấn đánh giá.

    Để không bị động trong cuộc cạnh tranh thu hút làn sóng FDI dịch chuyển, Bộ KH&ĐT đã nghiên cứu chính sách ưu đãi của nhiều nước xem họ đang làm gì, từ đó Việt Nam tìm ra giải pháp cạnh tranh hơn. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang có nhiều hành động nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư như: Chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất, mặt bằng, nhà xưởng, năng lượng, xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao... Đi kèm với đó, Việt Nam cũng nỗ lực chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực có chất lượng, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật vào Việt Nam làm việc...



    "Sau Hiệp định CPTPP, việc Việt Nam tham gia ký kết EVFTA góp phần thiết lập quan hệ đối tác bình đẳng, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi với một số nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Đặc biệt, Việt Nam là nước thứ hai trong ASEAN và là quốc gia đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký kết FTA với EU. Việt Nam có rất nhiều cơ hội để đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư" - Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á - ông Nirukt Sapru

    "Cơ hội không chỉ dành riêng cho Việt Nam, mà còn cho cả Ấn Độ, Indonesia..., các nước dành ưu tiên và có mục tiêu rõ ràng. Nếu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà nhà đầu tư phải mang hết các thứ từ Trung Quốc và các nguồn khác vào thì Việt Nam không đủ hấp dẫn có thể giữ chân DN nước ngoài lâu. Nếu đã có Nghị quyết 50 về thu hút mà vẫn từ từ, hành động thủng thẳng thì Việt Nam sẽ bỏ qua cơ hội hàng trăm năm mới có khi các nhà đầu tư sôi sục dịch chuyển sản xuất" - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Chia sẻ trang này