HVH - Hàng Vxx Hot

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi loverain2307, 05/12/2018.

3584 người đang online, trong đó có 395 thành viên. 00:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 73047 lượt đọc và 737 bài trả lời
  1. Phonglan423

    Phonglan423 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2018
    Đã được thích:
    95
    Thị trường mình về cơ bản đâu có xấu, các thông tin tích cực đều ra để hỗ trợ. Mảng bđs tiềm năng của HVH cũng tích cực, nhất là tin về BĐS nghỉ dưỡng, và mảng BĐS của Vin thì đều đi trước dẫn đầu, dự án mọc lên như nấm. HVH thừa việc làm, chỉ cần đủ sức để tránh đầu voi đuôi chuột là ngon
  2. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Có những người chẳng ngại lo lắng gì :D
    HoREA lo ngại áp trần lãi vay đối với DN bất động sản

    [​IMG]
    Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản hiện rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tuy nhiên, quy định về áp trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận nguồn vốn này.

    Mới đây, HoREA có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về việc "cần thiết quy định về trần tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp".

    Tại văn bản trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, hiệp hội không tán thành với quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ ngày 1/5/2017.

    Theo ông Châu, tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế” nhằm mục đích làm tăng tính minh bạch của các giao dịch liên kết, khuyến khích doanh nghiệp khai thác nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

    Quy định này cũng có tác động đối với cả doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp bất động sản hoạt động theo mô hình "mẹ - con", đa ngành, có nhiều doanh nghiệp liên kết.

    [​IMG]
    HoREA cho rằng hiện các doanh nghiệp BĐS khó tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng hơn trước.
    Ông Châu phân tích, hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang dựa vào hai nguồn vốn chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện dự án cho đến khi đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng. Nhưng nếu phụ thuộc vào đòn bẩy tài chính càng lớn thì độ rủi ro cho doanh nghiệp càng cao và có thể dẫn đến 'bong bóng' trên thị trường BĐS.

    Ngoài ra, Chủ tịch HoREA cho hay, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BĐS, chứng khoán theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 16/2018/TT-NHNN và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019.


    Theo đó, Kể từ ngày 1/1/2019, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn; và dự báo Ngân hàng Nhà nước còn có thể giảm trần này xuống 35%, thậm chí 30% và cũng có thể nâng hệ số rủi ro trong các khoản nợ bất động sản lên đến 250% hoặc cao hơn (Hiện nay, hệ số rủi ro này là 200%).

    Từ những dẫn chứng trên, ông Châu nhìn nhận, khả năng doanh nghiệp BĐS sẽ ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn trước.

    Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, quy định về áp trần tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 đã có mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định: “Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư được quy định như sau: a) Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên; b) Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác”.

    "Quy định này không có nghĩa là 80 - 85% nguồn vốn đầu tư dự án còn lại thì doanh nghiệp đều phải vay tín dụng ngân hàng, bởi lẽ doanh nghiệp còn có thể khai thác các nguồn vốn khác theo quy định tại Điều 69 Luật Nhà ở", Chủ tịch HoREA lý giải.

    Trước đó, liên quan đến việc áp trần lãi vay theo Nghị định 20, giới chuyên môn đã không ít lần bàn về những bất cập của Nghị định này khi áp dụng vào thực tiễn.

    Tại hội thảo diễn ra mới đây, LS. Trương Thanh Đức, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, quy định tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần... không phù hợp với một số doanh nghiệp, chưa tính đến yếu tố có hay không có “giao dịch liên kết”.

    Vì nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu vốn, nên phải đi vay là chủ yếu; trong khi năng lực hạn chế, tài sản bảo đảm ít, không đủ sự tín nhiệm để vay với lãi suất thấp, nên phải vay với lãi suất cao của mọi đối tượng từ các tổ chức tín dụng, công ty mẹ, công ty liên kết, cho đến người lao động và các nhân, doanh nghiệp khác.

    "Do đó, nếu tổng chi phí lãi vay trên 20%, thậm chí 50% mà là chi phí thật, hợp lý, hợp lệ thì cũng cần phải được chấp nhận", LS. Trương Thanh Đức nhấn mạnh.
  3. Thanhquang123

    Thanhquang123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2018
    Đã được thích:
    101
    Chả có ông nào không sợ việc tăng lãi suất. Vì nó có liền quan đến hệ thống tiền tệ, đến những doanh nghiệp khác. HVH có thể không lo, nhưng VIC cũng là công ty có vay nợ. Và VIC thì ko hề làm với mỗi 1 mình ông HVH. HVH chỉ có lợi thế về lãi suất so với các dn khác chứ không hề có chuyện không cần lo lắng bác nhé
  4. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Nhân nói về lãi suất, mình mới đọc được bài này trên fb

    Lãng tử buôn nước mắm


    ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
    ĐÂU LÀ CHỈ BÁO QUAN TRỌNG NHẤT? (phần 1)

    - Trong đầu tư chúng ta vẫn thường nghe nói rằng : “cổ phiếu này đắt rồi” hay “cổ phiếu này vẫn còn rẻ”.
    - Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này, và thực sự đây là điều luôn luôn gây tranh cãi khi 1 cổ phiếu bắt đầu 1 chu kì tăng giá hay giảm giá.
    - Về dài hạn chúng tôi vẫn luôn cho rằng, giá cổ phiếu sẽ luôn đi theo các biến động kết quả kinh doanh và việc đắt hay rẻ cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố để phân tích ra, trong đó việc xác định được 1 chỉ báo làm tham chiếu để so sánh là quan trọng nhất. Vậy chỉ số báo đó là gì?

    Chúng ta thấy rằng vnindex trong 5 tháng gần đây đang trong 1 kênh đi xuống,và 1 tháng gần đây bắt đầu hồi phục rất mạnh. Đặc biệt mạnh sau tết.

    ✏️ Có rất nhiều nguyên nhân mà nhà đầu tư "đổ lỗi" trong thời gian này, rất nhiều chỉ báo được đem ra phân tích hàng ngày như quý anh chị thường nghe . Nhưng tất cả diễn biến của thị trường sẽ đều quy về 1 vấn đề duy nhất : Định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ?
    ✏️ Đắt rẻ nó cũng chỉ là khái niệm và cần có 1 sự tham chiếu để so sánh, và chỉ báo ảnh hưởng nhất đến vấn đề này chính là " lãi suất". Nếu chúng ta tinh ý sẽ thấy rằng thị trường chứng khoán không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới đều tăng điểm liên tục sau khi fed thông báo có thể dừng tăng lãi suất trong năm 2019 vào ngày 30/1/2019. Lập tức sau đó thị trường toàn câu tăng điểm rất mạnh, dòng tiền khối ngoại cũng lập tức trở lại các thị trường mới nổi thông qua các quỹ ETF.
    http://cafef.vn/fed-khong-tang-lai-suat-thi-truong-tien-te-…
    ✏️ Nhà đầu tư thường nghe nói 1 câu: "lãi suất là kẻ thù của chứng khoán" ,ám chỉ rằng khi lãi suất tăng thì chứng khoán giảm và ngược lại. Vậy bản chất điều này nghĩa là gì?
    ✏️ Chúng ta có thể thấy mỗi khi fed chuẩn bị họp, vấn đề tăng hay không tăng lãi suất lại được đem ra bàn tán và thị trường lại có những pha “rung lắc" cực mạnh.
    Ở đây có 2 vấn đề cần lưu ý:
    1. Vay nợ gần như là 1 nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn lưu động và gần như các công ty trên sàn đều làm điều này.
    Khi vay nợ hàng quý cty sẽ sinh ra 1 khoản chi phí gọi là chi phí lãi vay

    Chi phí này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Chúng ta biết rằng trên thị trường nhà đầu tư ưa thích nhất vài việc đầu tư vào các công ty có khả năng tăng trưởng lợi nhuận liên tục. Việc lãi suất huy động tăng thêm thì tương tự vậy lãi suất cho vay cũng sẽ tăng thêm tương ứng. Như vậy doanh nghiệp nào càng vay nợ càng nhiều thì khi mặt bằng lãi suất tăng, doanh nghiệp đó khả năng cao sẽ phải trả càng nhiều chi phí lãi vay trong tương lai. Tôi dùng từ "khả năng cao" do 1 số trường hợp ngoại lệ doanh nghiệp deal được với ngân hàng hoặc do khoản vay dài hạn chưa đến thời kì đáo hạn.
    Ví dụ: HPG hiện tại đang vay nợ khoảng 20 ngàn tỷ đồng, giả sử nếu mặt bằng lãi suất tăng thêm 1%, HPG sẽ phải trả thêm 200 tỷ đồng/năm, với 2% là 400 tỷ đồng . (chúng tôi lấy ví dụ con số ước đạt vì để tính chính xác cần nhiều yếu tố chi tiết khác)
    Như vậy doanh nghiệp cần làm ra thêm 1 lợi nhuận vượt qua chi phí lãi vay kia để duy trì tăng trưởng.Điều này sẽ làm giảm kì vọng của giới đầu tư vào cty ,cty càng vay nhiều thì tỉ lệ ảnh hưởng này càng cao.Tất nhiên điều này là ngoại lệ với số ít các cty duy trì được sự tăng trưởng vượt trội. Nhưng tỉ lệ này rất ít, chính vì thế khi đa số doanh nghiệp bị đánh giá thấp xuống. Tự khắc " thị trường" xảy ra vấn đề chiết khấu. Cũng bởi vì thị trường chứng khoán là nơi phản ánh trước tương lai .
    2. "Định giá" sẽ bị chiết khấu xuống nếu lãi suất tăng lên. Vấn đề này chi tiết như sau.
    Mất bao lâu để 1 khoản gửi tiết kiệm sinh ra gấp đôi , hãy theo dõi bảng sau:

    Chúng ta thấy rằng gửi tiết kiệm là 1 khoản đầu tư gần như phi rủi ro,cứ cuối kì chúng ta nhận về tiền lãi và không cần phải quan tâm hay làm gì cả.(thật ra là vẫn có như ngân hàng phá sản,cán bộ làm giả hồ sơ...) Như vậy bất kì khoản đầu tư nào vào các tài sản khác như bds, chứng khoán, vàng... là các khoản đầu tư CÓ RỦI RO cần phải được tham chiếu với điều này.
    • Đầu năm 2018 lãi suất tiết kiệm xoay quanh khoảng 5.5%-6%. Như vậy để nhân đôi khoản đầu tư này chúng ta mất khoảng 12-13 năm.
    Theo mốc tham chiếu này, chúng ta có thể phân ra các mặt bằng cổ phiếu như sau (giá sử các cổ phiếu được định giá đúng giá trị):
    Các cổ phiếu có p/e 13. Đây là các cổ phiếu có mặt bằng định giá cao, thường phải hội tụ các yếu tố ngoại hạng như quy mô và vị thế công ty, tính thanh khoản cổ phiếu,ban lãnh đạo, cơ cấu tài chính ,lợi thế cạnh tranh bền vững về mặt dài hạn...phải cực kì xuất sắc. Chúng ta có thể tìm thấy là đa số các bluechip hạng nặng đều có định giá này ví dụ như : PNJ,VNM,MSN,VIC,BVH…..
    Trở lại vấn đề cũ,như vậy khi mua 1 cổ phiếu A với pe > 13 lần thì cổ phiếu này phải hội tụ các yếu tổ cực kì xuất sắc như chất lượng tài sản,tốc độ tăng trưởng tỉ suất cổ tức /gửi tiết kiệm v...v. và có khả năng tăng giá mạnh tầm 25-30% trở lên thì mới xứng đáng để bỏ tiền vào. Cổ phiếu này giả sử lúc đó được tt định giá pe khoảng 18 lần .
    Cũng vẫn cổ phiếu này gỉa sử mấy thông số của cổ phiếu đó vẫn vậy, nhưng khi lãi suất tiết kiệm tăng lên,ví dụ cuối năm nay lãi suất tiết kiệm đã tăng lên khoảng 8-8,5%  thời gian để khoản đầu tư này hoàn vốn chỉ còn 9-10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc mức p/e tham chiếu của thị trường bị giảm xuống chỉ còn quanh 10 lần. Và cổ phiếu A kia nếu vẫn không có gì thay đổi, tự khác “độ hấp dẫn “ của nó bị giảm xuống.
    ➡️➡️➡️➡️➡️➡️Đó là nguyên nhân tại sao người ta nói “kẻ thù của chứng khoán là lãi suất”.Đến đoạn này có lẽ quý nhà đầu tư cũng đã hiểu ra rằng, mỗi khi fed tăng/giảm lãi suất hoặc có thông báo sẽ tăng/giảm lãi suất. Chứng khoán đều biến động mạnh theo những theo tin đó, bởi vì định giá cổ phiếu sẽ bị thay đổi.

    Vậy làm thế nào để dự báo điều này tại thị trường Việt Nam? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tăng giảm lãi suất ?

    Đón xem bài viết và livestream sắp tới trên fanpage lãng tử buôn nước mắm nhé các anh chị.
    Bài viết thể hiện quan điểm của nhóm, rất mong nhận được sự chia sẻ của quý nhà đầu tư.
  5. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    41.706
    Bài này ổn nhưng chưa nêu được bản chất vai trò lá chắn thuế của lãi vay đối với dn
  6. duongnguyen2408

    duongnguyen2408 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/12/2014
    Đã được thích:
    111
    Bài này em tìm trên facebook. Đây mới là phần 1, không biết có phần 2 không.
  7. Maihp0312

    Maihp0312 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2018
    Đã được thích:
    49
    Du lịch miển Trung có vẻ rất hot trong thời gian gần đây, nhất là mảng BĐS nghỉ dưỡng nhé.
    "Ông lớn" địa ốc khởi động năm 2019 với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng nghìn tỷ đổ bộ các tỉnh duyên hải Miền Trung

    [​IMG]
    Theo báo cáo tổng hợp của các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, những năm gần đây, cùng với sự phát triển du lịch của cả nước, du lịch Miền Trung - Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực.

    Vùng Duyên hải miền Trung có hệ thống hạ tầng giao thông (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không) phát triển khá nhanh và đồng bộ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mà còn kết nối với hành lang kinh tế Đông -Tây khu vực Đông Nam Á và liên thông với quốc tế.

    Trong đó, hệ thống đường không với 06 sân bay (3 sân bay quốc tế là Phú Bài -Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh - Khánh Hòa; hệ thống cảng biển với 7 cảng biển quốc tế. Hệ thống đường bộ, tiêu biểu như Quốc lộ 1A, con đường huyết mạch kết nối các địa phương trong Vùng cũng như kết nối Vùng Duyên hải miền Trung với Hà Nội, TP.HCM và lan tỏa đi các vùng và địa phương khác trong cả nước.

    Cùng với đó là đường Hồ Chí Minh chạy dọc dải Trường sơn hùng vĩ, mới nhất là đoạn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi vừa khánh thành đi vào sử dụng từ ngày 2/9/2018 và các tuyến cao tốc Nha Trang - Phan Thiết, Bình Định - Nha Trang cũng đã đưa vào kế hoạch thực hiện trong giai đoạn đến năm 2021.

    Trong năm 2018, tổng lượng khách du lịch đến khu vực Miền Trung - Tây Nguyên đạt 58 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế 9,5 triệu lượt); tổng doanh thu từ du lịch là 120 nghìn tỷ đồng. Những con số này cho thấy, du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều điểm đến ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    Tuy nhiên, theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian qua, du lịch Miền Trung - Tây Nguyên phát triển chủ yếu theo chiều rộng thông qua khai thác thô tài nguyên du lịch nên sự phát triển của du lịch còn chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng to lớn của khu vực.

    Lượt khách du lịch đến tương đối lớn nhưng phân bổ không đồng đều, tổng doanh thu từ du lịch còn thấp (chỉ đạt 18,75% cả nước) chưa thu hút thị trường khách du lịch cao cấp; hệ thống hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, (khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao chỉ chiếm khoảng 17% cả nước); tính liên kết trong phát triển du lịch còn hạn chế, nhất là liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù…

    Để khai thác tối đa những lợi thế và nguồn lực phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã cam kết không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh.

    Đặc biệt nhiều địa phương trong vùng sẽ đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch; chú trọng xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, tạo ra sự gắn kết giữa các địa phương với mục tiêu phát triển du lịch bền vững…

    Để du lịch Miền Trung và Tây Nguyên phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, bên cạnh sự nỗ lực của chính mình, các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây nguyên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương trong phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch...

    Bên cạnh đó, rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển Vùng nhằm xác định lại không gian và hệ thống hạ tầng của Vùng, nhất là khu du lịch để tránh chồng chéo, khắc phục dàn trải đầu tư kém hiệu quả; đặc biệt cần định hướng nội dung quy hoạch "xây dựng thành phố biển" để có điều kiện thực hiện đầu tư PPP cho hệ thống tuyến đường ven biển Khu vực. Thí điểm thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch tại các tỉnh và Vùng với nguồn thu từ huy động nguồn lực xã hội từ doanh nghiệp du lịch.

    Tại đây, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều Bộ ngành, lãnh đạo nhiều địa phương trong vùng đã trao quyết định chủ trương đầu tư và ký kết biên bản hợp tác các nhà đầu tư hàng loạt dự án nghỉ dưỡng mới, quy mô khá lớn.

    Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã trao Quyết định cho Cty CP Toàn cầu TMS đầu tư cho Dự án TMS Quảng Bình Resort tại xã Trung Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.882 tỷ đồng;

    Tỉnh này cũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty CP Tập đoàn FLC, trong đó dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh 2 (tại xã Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.535 tỷ đồng; dự án Công viên mạo hiểm FLC Faros Quảng Bình tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh và xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) với tổng vốn đăng ký đầu tư 701,8 tỷ đồng; dự án Đầu tư xây dựng công trình Club House (tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) với tổng vốn đăng ký đầu tư 294,25 tỷ đồng; dự án Công viên động vật hoang dã FLC Quảng Bình (tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh) với tổng vốn đăng ký đầu tư 302,4 tỷ đồng.


    Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty CP Tập đoàn AE đầu tư cho Khu đô thị sinh thái biển Ae Resort - Cửa Tùng, Quảng Trị tại xã Vĩnh Thạch và thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) với tổng vốn đăng ký đầu tư 492,6 tỷ đồng.

    Phía TP Đà Nẵng cũng đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty TNHH Đầu tư SUN FRONTIER đầu tư cho dự án Tháp ven sông dọc bờ Tây sông Hàn tại phường Bình Thuận (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.280 tỷ đồng.

    Các dự án được trao quyết định chủ trương đầu tư tại tỉnh Quảng Nam gồm: Cty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Khu Du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang (tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đăng ký đầu tư 400,88 tỷ đồng; Cty CP Tập đoàn T&T nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Công viên nông nghiệp công nghệ cao Điện Hòa (tại xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.103,3 tỷ đồng.

    Tỉnh Bình Định đã trao Quyết định chủ trương đầu cho Cty TNHH Greenhill Village đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng Greenhill Village Quy Nhơn tại phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) với tổng vốn đăng ký đầu tư 230 tỷ đồng; Cty CP Du lịch biển MAIA Quy Nhơn nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho MAIA Quy Nhơn Beach Resort tại Khu kinh tế Nhơn Hội (tỉnh Bình Định) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.158,5 tỷ đồng; Cty CP Thị Nại ECOBAY nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Nại (THI NAI ECOBAY) tại phường Đống Đa và phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.105,5 tỷ đồng;

    Còn tại Ninh Thuận, Cty CP Đầu tư quốc tế Dubai nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Tổ hợp khách sạn, khu thương mại, căn hộ du lịch Dubai Tower (tại phường Mỹ Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.009 tỷ đồng;

    Cty TNHH Đầu tư – Phát triển Royal Ninh Thuận nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận (tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) với tổng vốn đăng ký đầu tư 2000 tỷ đồng.

    Cty CP Du lịch quốc tế Ninh Thuận thuộc Tổng Cty CP Hoàng Sơn nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Khu resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực (tại thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) với tổng vốn đăng ký đầu tư 550 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Trong khuôn khổ Hội nghị "Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên", lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho Cty TNHH DTH Biển Hải Dương Huế nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Khu du lịch sinh thái biển Hải Dương (tại Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.108 tỷ đồng;

    Cty TNHH Đăng Kim Long nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.730 tỷ đồng.

    Cty CP Giải trí tổng hợp Tam Giang (thành viên của Tập đoàn BRG) nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu du lịch vui chơi giải trí tổng hợp tại xã Vinh Thanh, xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.168 tỷ đồng.

    Cty TNHH Văn Phú Resort - Lộc Bình (thành viên của Tập đoàn Văn Phú) lên nhận Quyết định chủ trương đầu tư cho dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.066 tỷ đồng và trao, nhận biên bản hợp tác chiến lược với UBND tỉnh.

    Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Không có hệ đếm hay mỹ từ nào đủ để có thể nói hết, tô điểm hết được các tài nguyên du lịch quá đặc sắc và phong phú của miền Trung - Tây Nguyên", nhưng tài nguyên du lịch nơi đây nhìn chung vẫn như "viên ngọc thô chưa được mài dũa hoặc chưa tìm được người thợ dũa xứng đáng".

    Để phát triển du lịch bền vững, Thủ tướng đặt ra cho ngành du lịch 5 câu hỏi: (1) làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn; (2) làm thế nào du khách ở lại lâu hơn thay vì đòi đi sớm hơn; (3) làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu; (4) làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, với bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể một cái xấu gì đó ở Việt Nam; (5) làm thế nào du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại.
  8. langkhachdochanh

    langkhachdochanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2018
    Đã được thích:
    58
    Mấy hôm nay ít người tham gia topic, chứng tỏ là e nó sắp chạy phải ko các bác
  9. Sunny0123

    Sunny0123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2018
    Đã được thích:
    59
    Có khả năng bác ạ :v Thị trường tốt, tin nội bộ đã được leak trước 1 ít thế này, khả năng cao là chạy đến nơi r :)
  10. ngoctrinhxxx

    ngoctrinhxxx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2017
    Đã được thích:
    147
    Nhiều hoạt động hoàn thiện bộ máy quản trị được HVC Group tổ chức trong những ngày đầu năm mới

    Luôn coi việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Công ty, ngay trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi, HVC Group đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm kiện toàn bộ máy quản trị. Một trong số đó có thể kể đến hoạt động đào tạo chuyên sâu về xây dựng và quản lý KPI cho lãnh đạo cấp phòng và hoạt động bổ nhiệm cán bộ mới.

    Chương trình đào tạo“Phương pháp quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc bằng KPI” được đứng lớp bởi chuyên gia Nguyễn Đức Tú (Vietez Việt Nam) diễn ra trong 02 ngày 15 và 16/2. Đây là khóa đào tạo chuyên sâu cho tất cả lãnh đạo cấp phòng nhằm sẵn sàng cho việc thực hiện áp dụng chính thức đánh giá KPI trên toàn công ty trong năm 2019. Trước đó, hoạt động KPI cũng đã được khởi động áp dụng từ năm 2018 nhằm quản lý thời gian và đầu mục công việc của toàn bộ cán bộ nhân viên. KPI (Key Performance Indicator)có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc của mỗi vị trí chức danh dựa trên bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Dựa vào các chỉ số KPI, người quản lí sẽ đánh giá hiệu quả của chức danh đó và cũng dựa vào các chỉ số hoàn thành KPI công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân. Việc áp dụng KPI là phù hợp với sự phát triển của HVC Group trong bối cảnh công ty đang trên đà phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu hiện nay.

    [​IMG]

    [​IMG]



    Cũng trong những ngày làm việc đầu tiên của năm Kỷ Hợi, Hội đồng quản trị đã quyết định sáp nhập bộ phận Kiểm soát khối lượng và phòng Thiết kế thành Phòng Quản lý Thiết kế và Khối lượng; đồng thời bổ nhiệm ông Tống Phú Phước làm trưởng phòng.

    [​IMG]
    Chủ tịch HĐQT HVC Group - Ông Trần Hữu Đông (bên phải) trao quyết định cho ông Tống Phú Phước

    Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trọng việc hoàn thiện bộ máy theo hướng chuyên môn quá, chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện công việc của bộ phận Thiết kế và Khối lượng- một bộ phận quan trọng của công ty.

    Trải qua gần 10 năm vừa xây dựng vừa phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ HVC đã khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường. Nếu năm 2017 được xem là năm bản lề, năm 2018 phát triển theo hướng chuyên sâu thì năm 2019 công ty đặt mục tiêu “cất cánh” với những mục tiêu lớn. Một trong số mục tiêu đó là kiện toàn bộ máy quản trị, bởi vì chỉ có bộ máy quản trị phù hợp, linh động mới nâng cao được hiệu suất lao động, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, vật tư, tiền vốn và tương xứng với tốc độ phát triển của công ty trong giai đoạn mới.

Chia sẻ trang này