Hy lạp đc cứu rồi!!!! U.S. Stock-Index Futures Advance as Greece Moves Closer to Securing Aid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ArchEnemy, 07/11/2011.

789 người đang online, trong đó có 315 thành viên. 06:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1006 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Đã được thích:
    0
  2. ChunjunxoF2

    ChunjunxoF2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    0
    http://**.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc7/308819_295814930442121_100000408502751_1173468_1675244485_n.jpg
  3. phuthanh_stock

    phuthanh_stock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    0
    khú khú 1 mình lẻ loi
  4. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Châu Á đang tăng điên cuồng :))

    PM hy lạp ok to step down há há
  5. kienvkt

    kienvkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    355
    Tương lai của chứng khoán Mỹ tăng, mức giảm hàng tuần đầu tiên trong đồng hồ đo chuẩn kể từ tháng chín, như Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã đồng ý bước xuống để cho phép một chính phủ đoàn kết sẽ đảm bảo viện trợ quốc tế.

    Chỉ số Standard & Poor 500 tương lai hết hạn vào tháng tiên tiến 0,5% lên 1,256.90 8:27 giờ Tokyo. Các đánh giá tiêu chuẩn giảm 2,5% tuần trước.
    "Vì vậy, đi Hy Lạp, đi thị trường," Matt McCormick , một người quản lý tiền tại Cincinnati-Bahl & Gaynor, giám sát $ 4100000000, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Ít nhất là sự xuất hiện rằng họ đang cố gắng để đạt được tiến bộ bằng cách di chuyển về phía trước để sửa chữa tình hình đang được phản ánh tích cực. Nó giống như thời tiết. Miễn là trời nắng và tốt đẹp, thị trường sẽ tiếp tục đi lên. "
    Papandreou đã gặp gỡ với Antonis Samaras, lãnh đạo của đảng đối lập chính, và "đồng ý thành lập một chính phủ mới với mục tiêu hàng đầu các quốc gia cuộc bầu cử ngay lập tức sau khi thực hiện quyết định của Hội đồng châu Âu vào ngày 26 tháng 10," theo e- mail tuyên bố từ văn phòng của Tổng thống Karolos Papoulias tại Athens . Papandreou đã nói ông sẽ không dẫn này chính phủ mới, tuyên bố nói.
    Đang cố gắng để duy trì viện trợ quốc tế trước khi đất nước hết tiền vào tháng tới, Papandreou chạy đua để dành một thỏa thuận về một chính phủ mới, chữa lành các bộ phận để đảm bảo một thỏa thuận viện trợ và ngăn chặn mặc định đầu tiên của một quốc gia Liên minh châu Âu. Lucas Papademos, cựu Trung ương châu Âu Ngân hàng phó chủ tịch, sẽ đứng đầu một chính phủ đoàn kết quốc gia Hy Lạp, Vima báo báo cáo mà không trích dẫn bất cứ ai .
    Không đồng ý
    Chứng khoán toàn cầu giảm mạnh vào ngày 31 và ngày 1 tháng 11 sau khi Papandreou đã tuyên bố mong muốn của mình để tổ chức trưng cầu dân ý về một gói viện trợ Liên minh châu Âu, thúc đẩy mối quan tâm thỏa thuận sẽ làm sáng tỏ. Sau khi tập hợp hai ngày liên tiếp, S & P 500 giảm vào ngày 4 như Tập đoàn của 20 quốc gia không đồng ý tăng cường nguồn lực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để chống lại cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu . Cổ phiếu đã tăng mạnh trong suốt tháng Mười lạc quan cuộc khủng hoảng sẽ lên xuống .
    Cổ phiếu tài chính giảm nhiều nhất trong tuần S & P 500 mất 5,4%, mối lo ngại về thiệt hại tiềm năng từ châu Âu và như MF Global Holdings Ltd đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi đặt cược vào nợ quốc gia châu Âu.
    CME Group Inc (CME) là giảm biên độ ban đầu cần thiết để trở lại giao dịch tương lai để giảm bớt việc chuyển giao số lượng lớn các tài khoản được tổ chức bởi các khách hàng toàn cầu MF.Công ty tổ chức cho các đại lý môi giới chạy bằng cựu Goldman Sachs Group Inc Co-Chủ tịch Jon Corzine đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 31. Đại lý môi giới của đơn vị, MF Global Inc, khuôn mặt thanh lý.
    "Các quyết định quay trở lại yêu cầu ký quỹ là một tích cực," Mark Grant , giám đốc điều hành Southwest Chứng khoán Inc tại Fort Lauderdale , Florida, cho biết trong một e-mail. "Nếu không vào thứ hai sẽ có được một số tiền to lớn của các cuộc gọi lợi nhuận, có thể có một ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khách hàng và gây ra một số lượng tốt bán ở các thị trường khác phải trả tiền cho các cuộc gọi lợi nhuận. "
    Để liên hệ với phóng viên về câu chuyện này: {Rita Nazareth} ở New York tại rnazareth@bloomberg.net
    Để liên hệ với các biên tập viên chịu trách nhiệm cho câu chuyện này: Nick Baker tại nbaker7@bloomberg.net
  6. bodessm

    bodessm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    0
  7. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Cứu Hy lạp chứ có cứu Vietnam đâu.
  8. ruarutco75

    ruarutco75 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2009
    Đã được thích:
    34
    Hổng ảnh hưởng gì đến Vietngan.
  9. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Hy Lạp có liên quan gì đến chứng Vịt nhỉ?
  10. dedocavil

    dedocavil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    96
    Nợ công châu Âu vẫn chỉ được “bát canh suông”


    So với hai cú sốc từ Hy Lạp đầu và giữa tuần qua, thì hội nghị thượng đỉnh G-20 trong hai ngày 3-4/11 ở Cannes quả là một “bát canh suông” cho vấn đề nợ công châu Âu, bởi kết quả nhạt nhòe tới nỗi thị trường hầu như không có phản ứng đáng kể nào.

    Chưa bao giờ khu vực đồng Euro lại cận kề sự tan vỡ như những ngày đầu tuần trước. Châu Âu rơi vào tình trạng hoang mang, bất ổn định sau khi Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou, vào tối hôm 31/10, thông báo tổ chức trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu.

    Sở dĩ châu Âu và các đối tác tỏ ra bất bình về động thái của Hy Lạp, là bởi phải tốn hai cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp, kế hoạch này mới được 17 thành viên Khu vực đồng Euro, trong đó có Hy Lạp, đồng thuận thông qua. Thêm vào đó, việc Athens trưng cầu dân ý là việc hoàn toàn bất ngờ.

    Phần lớn các ý kiến phân tích đều cho rằng, bước đi mới của ông Papandreou là một nước cờ quá ư mạo hiểm. Bởi lẽ, với tình trạng kinh tế xã hội như hiện tại, người dân Hy Lạp chắc chắn sẽ nói “không” với gói cứu trợ mới và đẩy sự tồn tại của Khu vực đồng Euro vào hiểm cảnh.

    Lãnh đạo Khu vực đồng Euro Jean Claude Juncker nhận định là không loại trừ khả năng Hy Lạp tuyên bố phá sản. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick ví cuộc trưng cầu dân ý như chơi xổ số. Nếu đa số dân Hy Lạp nói “không” thì tình hình sẽ hỗn loạn như một cái chợ.

    Còn Ilias Nikolapopoulos, chuyên gia phân tích chính trị tố cáo Thủ tướng Hy Lạp đã đưa ra một quyết định nguy hiểm đối với tương lai của đất nước. Ông nói, “điều gì sẽ xảy ra nếu người dân nói không? Cộng đồng quốc tế cắt nguồn tiền giúp đỡ và Hy Lạp sẽ phải ra khỏi khu vực đồng Euro”.

    Liên tiếp các ý kiến phản đối được đưa ra từ các giới chính trị, kinh tế, xã hội về nguy cơ phá sản kế hoạch cứu trợ mới, cùng sự tồn vong của khối, nhưng Thủ tướng Hy Lạp tảng lờ như không nghe thấy. Thêm vào đó, kế hoạch của ông còn được nội các Hy Lạp đồng ý ủng hộ.

    Một số nhà phân tích cho rằng, tình hình chính trị nội bộ Hy Lạp buộc Thủ tướng Papandreou phải tổ chức trưng cầu dân ý. Ông không có một sự lựa chọn nào khác, vì phe đối lập kiên quyết từ chối mọi sự hợp tác với chính phủ để thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng mà châu Âu áp đặt, trong khi đó, làn sóng biểu tình phản đối ngày càng lan rộng trong xã hội.

    Do vậy, động thái trưng cầu dân ý của Chính phủ Hy Lạp vào thời điểm này mang màu sắc chính trị nhiều hơn là ý nghĩa về mặt xã hội. Bằng việc tổ chức trưng cầu dân ý và thực hiện theo kết quả được cho là "hợp lòng dân" này, uy tín của Chính phủ Hy Lạp và Thủ tướng George Papandreou chắc chắn sẽ được nâng lên cao hơn so với trước kia.

    Tuy nhiên, điều ông Papandreou không ngờ tới là kế hoạch trưng cầu dân ý do ông đưa ra lại là cái cớ để các đảng phái đối lập vin vào đòi ông phải từ chức ngay lập tức để bảo vệ uy tín của mình, của đảng Xã hội cầm quyền và tất nhiên là cả lợi ích của Hy Lạp trong khối đồng Euro.

    Quyết định ngừng giải ngân ngay lập tức các khoản chi cho Hy Lạp của châu Âu cùng loạt tuyên bố dứt khoát của chính giới Khu vực đồng Euro về việc sẵn sàng mời Hy Lạp rời khỏi khối này, đã khiến một số bộ trưởng trong nội các của ông Papandreou quyết định quay lưng lại.

    Và điều gì tới cũng phải tới. Hôm 3/11, Thủ tướng George Papandreou lại tuyên bố phá sản kế hoạch trưng cầu dân ý và đồng ý từ chức sau khi thành lập liên minh chính phủ với đảng bảo thủ Dân chủ mới. Mặc dù một ngày sau đó, ông Papandreou vượt qua kỳ bỏ phiếu tín nhiệm lại quốc hội, nhưng uy tín của ông đã giảm mạnh.

    Như vậy, nước cờ tưởng là ăn chắc của ông Papandreou lại chính là đòn giáng mạnh thêm vào uy tín của ông và đảng cầm quyền. Hiện tại, tình hình ở Hy Lạp vẫn còn rối ren và điều này sẽ còn ảnh hưởng tới triển vọng đánh giá kinh tế châu Âu và thế giới trong một thời gian nữa cho tới khi quốc gia này thực sự bình ổn trở lại, ít nhất là về chính trị.

    Nếu nói hai quyết định bất ngờ của ông Papandreou là hai “cú sốc”, bởi sau cả hai tuyên bố này, thị trường chứng khoán thế giới liên tiếp chao đảo, hết lên lại xuống, thì cuộc họp thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) trong hai ngày 3-4/11 lại nhạt nhẽo tới mức gần như thị trường không phản ứng gì với kết quả sau hội nghị.

    Kết thúc hội nghị hai ngày, các nhà lãnh đạo G-20 cam kết sẽ điều phối các chính sách kinh tế, tập trung vào nỗ lực tạo công ăn việc làm. Các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, dẫn đầu là Trung Quốc và Đức, khẳng định sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa. Các nhà lãnh đạo G-20 cũng cam kết sẽ đảm bảo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có đủ vốn để hỗ trợ các nước đang gặp khủng hoảng.

    Tuy nhiên, G-20 không đưa ra được các con số cụ thể. Châu Âu cũng không kêu gọi được quốc gia nào đổ thêm tiền vào Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF), vốn đã có kế hoạch mở rộng lên 1.000 tỷ Euro. Giới đầu tư thực sự lấy làm thất vọng về cuộc họp này. Kỳ vọng quá lớn nên hụt hẫng càng to. Thậm chí, có chuyên gia phân tích còn nói rằng, sự thất bại của G-20 cho thấy thế giới đang cận kề bờ vực “tái suy thoái”.

    Tờ Financial Times nhận định, "kế hoạch hành động" mà các nước cam kết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm hầu như chẳng có gì mới. Tờ báo trích phát biểu của ông Eswar Prasad, cựu quan chức cấp cao của IMF, khẳng định Hội nghị thượng đỉnh G20 không đưa ra được bất cứ điều gì mới ngoài "những cam kết mập mờ về tương lai và hàng loạt khó khăn bất lợi cho môi trường chính trị ở các nước".

    Thêm vào đó, hội nghị bắt đầu bằng nỗi lo sợ Hy Lạp bị phá sản và rút khỏi khu vực đồng Euro thì lại kết thúc trong nỗi lo sợ Italy sẽ thay thế vị trí của Hy Lạp để trở thành trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Tại hội nghị, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi bác bỏ đề xuất viện trợ của IMF, nhưng chấp nhận để các quan sát viên IMF đến Rome giám sát các chính sách kinh tế của Chính phủ Italy.

    Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng, trường hợp của Italy “khác hoàn toàn” so với Hy Lạp, và bởi vậy nước này có thể vỡ nợ sớm. “Bản thân ông Berlusconi biết là sự nghi ngờ không nằm ở các biện pháp mà ở chỗ việc thực hiện các biện pháp ấy như thế nào”, ông Sarkozy nói.

    Một số chuyên gia tài chính đánh giá quyết định của ông Berlusconi cho thấy, Italy đang dần thay thế Hy Lạp để trở thành trung tâm cơn bão khủng hoảng nợ châu Âu. Nếu các thị trường ngừng cho Italy vay tiền, hậu quả sẽ còn lớn gấp nhiều lần so với “trái bom Hy Lạp”, bởi Italy có GDP lớn thứ ba châu Âu. Nếu nước này vỡ nợ, khủng hoảng sẽ bung bét khắp châu Âu và đẩy toàn bộ hệ thống đồng Euro vào tình trạng phá sản.

    Như vậy, có thể thấy rằng, hội nghị G-20 không những không đưa ra được bất kỳ giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng toàn cầu, mà còn làm tăng thêm những nguy cơ mới, đáng sợ hơn về khả năng vỡ nợ hệ thống của Khu vực đồng Euro, từ đó đẩy thế giới ngày càng gần hơn tới bờ vực của một cuộc suy thoái kinh tế mới.

    Và với một kết quả chán nản tới như vậy, việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu, một trong những chương trình nghị sự chính của cuộc họp thượng đỉnh này, một lần nữa lại nhận được “bát canh suông”, với toàn những lời hay ý đẹp nhưng khuôn sáo và chắc chắn là nhà đầu tư toàn cầu lại phải “chờ hồi sau mới rõ”.

Chia sẻ trang này