"Index" của những thị trường nâng hạng Thăng Hoa cỡ nào ------ VN lên đỉnh cao nào !!!!!@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 09/09/2020.

5219 người đang online, trong đó có 738 thành viên. 18:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24487 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Phiên mai vượt 1200@};-
    SpaceX thích bài này.
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    6.766
    Cũng không quá quan trọng đâu bạn
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    TT lên tất cả các CP lên hàng tốt, xe tốt chạy tít, T T xuống xe tốt phanh tốt giảm chậm @};-
    TT chung rất quan trọng phải đặc biệt chú ý @};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2021, Bài cũ: 12/01/2021 ---
    Chỉ cần gõ từ khoá “BĐS công nghiệp Việt Nam”, hay “Vietnam Industrial Real Estate Market”, trong vòng chưa đầy 0,79 giây, Google cho ra 200 triệu kết quả khác nhau, điều này minh chứng cho sức hấp dẫn của lĩnh vực này trong suốt từ cuối năm 2019 đến nay.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    ACB cấp hạn mức tín dụng 1.100 tỷ đồng cho công ty chứng khoán trực thuộc
    18:02 | 12/01/2021


    Theo đó, ACB sẽ cấp cho ACBS hạn mức tài khoản kỹ quỹ 1.000 tỷ đồng để chứng minh khả năng thanh toán và thanh toán (kỳ hạn không vượt quá 6 ngày).Thời gian hiệu lực tài khoản ký quỹ là đến hết ngày 31/10/2021.

    Đồng thời, ACB cấp hạn mức cho tài khoản ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy trì và ký quỹ đảm bảo thực hiện là 100 tỷ đồng.

    Được biết, ACBS được thành lập vào tháng 6/2000 với vốn điều lệ hiện ở mức 1.500 tỷ đồng, do ACB sở hữu 100%.

    Năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu hơn 476 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 129 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 12/01/2021, Bài cũ: 12/01/2021 ---
    Sóng thần, Keep It@};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    VN-Index sắp vượt đỉnh lịch sử
    Chuyên mục: Chứng khoán
    [​IMG]
    Hệ thống giao dịch nghẽn tiếp tục đóng băng VN-Index cuối ngày ở đỉnh cao nhất phiên, đạt 1.192,28 điểm. Như vậy nếu so với đỉnh cao lịch sử tại 1.204,33 điểm hôm 9/4/2018, khoảng cách chỉ còn hơn 12 điểm, tương đương với 1-2 phiên tăng nữa.
    Chỉ số phiên này tăng 7,39 điểm là khá nhẹ, tốc độ chậm hơn trung bình gần đây. Chẳng hạn tuần trước bình quân mỗi ngày VN-Index tăng gần 13 điểm, phiên hôm qua chỉ số tăng hơn 17 điểm. Dù vậy khoảng cách 12 điểm cũng không phải là nhiều, chỉ cần một ngày tăng "đúng chỉ tiêu" là VN-Index sẽ làm nên kỳ tích mới: Phá đỉnh lịch sử của thị trường chứng khoán Việt
    --- Gộp bài viết, 12/01/2021, Bài cũ: 12/01/2021 ---
    Sóng Vỹ mô lịch sử @};-
    --- Gộp bài viết, 12/01/2021 ---
    Chọn hàng ngon chiến @};-
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng mạnh nhất trong năm vào quý 1
    THỨ 4, 13/01/2021, 06:43

    [​IMG]
    Chứng khoán Việt Nam đang trải qua những ngày "thăng hoa" khi chỉ số VN-Index liên tiếp tăng điểm. Chỉ trong ít ngày đầu năm, VN-Index đã bứt phá 8% lên 1.192 điểm, tiệm cận đỉnh lịch sử 1.204 điểm được thiết lập vào đầu quý 2/2018.

    Việc VN-Index có thể vượt qua đỉnh lịch sử để chinh phục những cột mốc cao hơn là điều được nhà đầu tư quan tâm lúc này. Hiện đang có khá nhiều yếu tố ủng hộ xu hướng tăng điểm của VN-Index trong thời gian tới, đặc biệt trong quý đầu năm.

    VN-Index có xác suất tăng mạnh vào quý 1, đặc biệt trong tháng 1

    Dữ liệu thống kê từ năm 2011 tới nay cho biết quý 1 thường là giai đoạn chỉ số VN-Index có biến động tích cực nhất trong năm với xác suất tăng điểm cao nhất. Trong 10 năm qua, chỉ có 3 lần VN-Index giảm điểm trong quý 1, đó là năm 2011, năm 2016 và năm 2020. Trong đó, quý 1/2020, chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm tới 31,06% bởi ảnh hưởng của Covid-19 và cũng được ghi nhận là quý "tồi tệ" nhất lịch sử TTCK Việt Nam.

    Tuy vậy, trong 10 năm qua, chỉ số VN-Index có tới 7 lần tăng điểm trong quý 1, thậm chí có nhiều năm tăng mạnh như quý 1/2012 (tăng 25,45%), quý 1/2018 (tăng 19,33%), quý 1/2013 (tăng 18,69%), quý 1/2014 (tăng 17,23%)…

    [​IMG]
    VN-Index có xác suất tăng điểm cao nhất trong quý 1

    Trong quý 1 thì tháng 1 có số liệu thống kê tích cực nhất trong 10 năm qua với xác suất tăng điểm lên tới 80%, trong khi tháng 2 và tháng 3 chỉ có xác suất tăng điểm 70%. Một điểm đáng chú ý, trong 2 lần giảm điểm của tháng 1 từ năm 2011 tới nay đều khá nhẹ nhàng. Tháng 1/2016, chỉ số VN-Index giảm 5,83%, tháng 1/2020 mức giảm cũng chỉ là 2,54%.



    Ở chiều ngược lại, tháng 1 năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2018 đều ghi nhận đà bứt phá hơn 10% của VN-Index.

    Tất nhiên bối cảnh mỗi năm một khác, nhưng dữ liệu tích cực của TTCK Việt Nam trong quý 1 cũng là yếu tố đáng để nhà đầu tư tham khảo.

    [​IMG]
    Tháng 1 thường có diễn biến thuận lợi nhất năm
    --- Gộp bài viết, 13/01/2021, Bài cũ: 13/01/2021 ---
    Thăng hoa mạnh @};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Báo Pháp: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới
    14/01/2021

    Tờ Le Figaro (Pháp) đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới trong năm 2020. Sự tăng trưởng kì diệu của kinh tế Việt Nam cũng từng được nhiều tổ chức quốc tế bình luận.


    Năm 2020, trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới kiệt quệ vì Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng dương là sự ghi điểm ấn tượng. Điều này từng được nhiều tổ chức quốc tế đưa ra nhận định rất tích cực.

    Từ tháng 10/2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã dẫn chứng về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến toàn bộ nền kinh tế Đông Nam Á chịu tác động lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, kinh tế khu vực sẽ thu hẹp 4,2%.

    Vào thời điểm đó, IMF đưa ra dự báo rằng do ứng phó mạnh mẽ với dịch bệnh, xuất khẩu tăng cao và tài chính công lành mạnh giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,4% và thu hút được 26,43 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.

    Hồi trung tuần tháng 12/2020, Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) công bố báo cáo "Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam" với dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam ước đạt 2,8%, trong khi kinh tế thế giới dự kiến suy giảm 4% do phải chịu tác động của dịch Covid-19.




    [​IMG]
    Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới
    Kết thúc năm 2020, số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020 của Tổng cục Thống kê đã nêu rõ con số tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 2,91% - thuộc nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.

    Cơ quan thống kê chỉ ra rằng, kết quả tăng trưởng dương cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế xã hội.

    Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù dịch bệnh kéo dài nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tăng khá với 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước. Năm 2020, Việt Nam xuất siêu đạt mức kỷ lục 19,1 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm xuất siêu kể từ năm 2016. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019.

    Mới đây nhất, tờ Le Figaro (Pháp) đánh giá: "Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới trong năm 2020.Việt Nam duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,9% trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu".

    Trong năm 2020, chính sách điều hành xuyên suốt của Chính phủ Việt Nam là thực hiện "mục tiêu kép" - vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần nhấn mạnh rằng: Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Việt Nam đặt mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh không để lây lan ra cộng đồng và để giữ được đất nước không bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế, giữ ổn định xã hội, giải quyết việc làm, có sự tăng trưởng cần thiết.

    Trong trong 5 năm, từ năm 2016-2020, Việt Nam đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Nền kinh tế được cải thiện rõ nét, thu nhập bình quân của người dân tăng gần 145%, tương đương 9.000 USD tính theo ngang bằng sức mua.

    Theo ước tính của WB, tầng lớp trung lưu Việt Nam hiện xấp xỉ dân số của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong nhóm "4 con hổ châu Á" cộng lại và đến 2045 chiếm trên 50% dân số - tương đương dân số Hàn Quốc. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm mạnh từ 9,8% năm 2015 xuống còn dưới 3% năm 2020.

    "Việt Nam được coi là 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Năm 2020, trong bối cảnh Covdi-19, Việt Nam vẫn kiên trì duy trì tăng trưởng dương ở mức khá" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói và cho biết: Việt Nam hiện là nền kinh tế đứng thứ 40 thế giới. Trong khu vực ASEAN, quy mô GDP của kinh tế Việt Nam đã vượt Singapore và Malaysia, đứng vị trí thứ 4. Năm 2035, Việt Nam phấn đấu đứng thứ 19 nền kinh tế thế giới.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Phát triển hạ tầng giúp Việt Nam tăng trưởng tới 7,6% năm 2021
    14/01/2021

    Được coi là ưu tiên kinh tế, cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực như giao thông và năng lượng sẽ là then chốt cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021.


    Khối Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu của HSBC vừa công bố báo cáo "Vietnam at a glance - Tỏa sáng trong một năm thật đặc biệt."

    [​IMG]
    Phát triển cơ sở hạ tầng sẽ vẫn là một vấn đề then chốt, được coi là một trong những nhiệm vụ kinh tế trọng tâm trong Nghị quyết số 1 của Chính phủ năm 2021.
    Tỏa sáng trong một năm đặc biệt

    Báo cáo cho thấy, mặc cho những thách thức chưa từng diễn ra trước đây, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ. Đây là một trong số ít nền kinh tế đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020 với tỷ lệ 2,9% nhờ vào tổ hợp các yếu tố tích cực bao gồm các biện pháp ngăn chặn virus sớm một cách hiệu quả, nhanh chóng quay lại hoạt động bình thường và xuất khẩu các mặt hàng điện tử bùng nổ.

    Với bên ngoài, Việt Nam đã có thể chống lại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và đang trên đà phục hồi ổn định. Trong khi đó, nhu cầu trong nước cũng duy trì rất tốt, với tiêu dùng tư nhân hồi phục một cách tương đối nhờ vào sự giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

    Và mặc cho những khó khăn kéo dài, các nhà nghiên cứu của HSBC vẫn lạc quan về triển vọng phát triển của Việt Nam.

    Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, về mặt đối ngoại, thương mại của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết trong năm 2020, bao gồm cả EVFTA, RCEP và UKVFTA. Đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ, hai đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc không chỉ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam mà còn là đối tác đầu tư quan trọng, trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn thứ hai trong những năm gần đây. Trong khi nền kinh tế được gắn kết với Trung Quốc, Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Về kinh tế, Mỹ từ lâu đã là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được di dời.

    Mức thuế thấp hơn và khả năng tiếp cận các thị trường chính rộng mở hơn sẽ mang lại lợi thế so sánh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và giúp đa dạng hóa các điểm đến xuất khẩu của họ, trong khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục vì Việt Nam vẫn là một điểm đầu tư hấp dẫn.

    “Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ đạt mức tăng trưởng 7,6% vào năm 2021,” chuyên gia HSBC nhấn mạnh. Trong khi đó, áp lực lạm phát có khả năng tiếp tục ở mức vừa phải, dự báo lạm phát toàn phần ở mức trung bình khoảng 3,3% vào năm 2021, thấp hơn mức trần lạm phát 4% của NHNN.

    [​IMG]
    Cơ sở hạ tầng được coi là ưu tiên kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông.
    Then chốt phát triển hạ tầng

    Cũng theo HSBC, phát triển cơ sở hạ tầng sẽ vẫn là một vấn đề then chốt, được coi là một trong những nhiệm vụ kinh tế trọng tâm trong Nghị quyết số 1 của Chính phủ năm 2021. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, cơ sở hạ tầng được coi là ưu tiên kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông và năng lượng.

    Trong đó đề cập rõ ràng đến việc xây dựng ba dự án trọng điểm quốc gia là đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt Bắc Nam và sân bay quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, hiện một số dự án đang triển khai chậm trễ. Ví dụ, giai đoạn 1 của sân bay Long Thành dự kiến bắt đầu trong giai đoạn 2016-2020, nhưng dự án này chỉ mới bắt đầu vào ngày 5/1/2021.

    Ông Nguyễn Xuân Thành, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhận định: “Để hỗ trợ cho tăng trưởng năm 2021, cần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động đàm phán với các đối tác thương mại lớn”.

    Trong các báo cáo trước đây, HSBC đã đề cập đến một vấn đề khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt: không gian tài chính hạn chế do nợ công tăng cao trong bối cảnh tham vọng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đã có những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực này. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được mong đợi từ lâu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến các nhà đầu tư tư nhân và khuyến khích họ tham gia vào các dự án lớn.

    Một trọng tâm chính khác để thúc đẩy kinh tế là tập trung vào quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn 2011-2015, gần 600 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Tuy nhiên, quá trình này đã chậm lại từ năm 2016. Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021-2025 đang được Bộ Tài chính xây dựng được kỳ vọng có thể chuyển thành một lộ trình chi tiết hơn trong thời gian tới.
    SpaceX thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    LG muốn đầu tư khu công nghiệp, logistics thông minh,... tại Đồng Nai
    21:07 | 14/01/2021

    [​IMG]
    (Ảnh minh họa: TTXVN).



    Báo Đồng Nai đưa tin, ngày 14/1, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đã tiếp Tập đoàn LG (Hàn Quốc) đến tìm hiểu môi trường đầu tư của Đồng Nai.

    Hiện nay, Tập đoàn LG đang liên kết với một số tập đoàn lớn trên thế giới sản xuất, cung ứng công nghệ 4.0 để triển khai các dự án lớn về thành phố thông minh cho một số quốc gia trên thế giới.

    Đồng Nai đang triển khai thành phố thông minh nên Tập đoàn LG muốn tham gia một số hạng mục như: khu công nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh, nhà máy thông minh, logistics thông minh... Nguồn vốn để thực hiện một thành phố thông minh từ 15.000 đến 20.000 tỷ đồng.

    Phó chủ tịch UBND Đồng Nai đề nghị phía tập đoàn LG nên đưa ra các mô hình cụ thể trên từng lĩnh vực để tỉnh xem xét cụ thể, sau đó sẽ triển khai các bước tiếp theo.
    SpaceXhoai_co thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Game lớn, vận hội quốc gia @};-
    SpaceX thích bài này.

Chia sẻ trang này