"Index" của những thị trường nâng hạng Thăng Hoa cỡ nào ------ VN lên đỉnh cao nào !!!!!@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 09/09/2020.

1933 người đang online, trong đó có 773 thành viên. 21:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24474 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Xuất khẩu khẩu trang y tế tiếp tục tăng mạnh
    Thứ Ba, 22/12/2020, 20:54
    Chánh Trung
    - Theo Tổng Cục Hải quan, lượng khẩu trang xuất khẩu của doanh nghiệp trong tháng 11 tăng đến 20,6% so với tháng 10.

    [​IMG]
    Sản xuất khẩu trang xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Bộ Y tế.
    Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan cho thấy trong tháng 11 năm 2020, cả nước có hơn 50 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là gần 173 triệu chiếc, tăng 20,6% so với số lượng xuất khẩu trong tháng 10 trước đó.

    Mặc dù số doanh nghiệp xuất khẩu nhóm hàng này thậm chí đã giảm 10 doanh nghiệp so với tháng 10 (60 doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang các loại) nhưng số lượng khẩu trang xuất khẩu vẫn tăng đều.


    Như vậy, đây là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu mặt hàng khẩu trang y tế tăng, cụ thể tăng từ 135,44 triệu chiếc vào tháng 8 lên 142,88 triệu chiếc vào tháng 9, 143,33 triệu chiếc vào tháng 10 và tăng lên lên 173 triệu chiếc vào tháng 11, tức tăng hơn 37 triệu chiếc.

    Bảng thống kê bên dưới cũng cho thấy tháng 6 là tháng xuất khẩu khẩu trang cao nhất với 236,12 triệu chiếc.

    Như vậy, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,3 tỉ chiếc khẩu trang y tế các loại.

    [​IMG]
    SpaceX thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Giáo sư Đặng Hùng Võ dự báo giá nhà sẽ tăng rất cao trong 3 năm tới
    THỨ 6, 25/12/2020, 13:58
    2692CHIA SẺ


    Chia sẻ tại Hội thảo mới đây, GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, nguồn cung bị giảm trong năm 2020, thì 3 năm sau hàng hóa BĐS sẽ rơi vào khan hiếm, cùng với đó việc đầu cơ sẽ khiến giá nhà tăng rất cao trong 3 năm tới.
    SpaceX thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Big 4 tăng vốn @};-
    SpaceX thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Hàng Blu tích lũy tốt chắc có pha kéo manh thời gian tới, hiện tại Midcap đang rất mạnh @};-
    Các trụ luân phiên GVR, P ....@};-
    Last edited: 28/12/2020
    hazefxSpaceX thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Đón chào phiên cuối năm 2020, 1 năm lịch sử @};-
    SpaceXhazefx thích bài này.
  6. vnihaho09

    vnihaho09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/01/2009
    Đã được thích:
    9.884
    vào xơi tạm 15% nè
    Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm thông báo Quyết định của HĐQT về ngày ĐKCC tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2020

      • Ngày ĐKCC: 14/01/2021.
      • Ngày thanh toán 27/01/2021
      • Tỷ lệ thực hiện 15% cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng)
    SpaceX thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Game vỹ mô @};-
    SpaceX thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Runaway trend giống như những đoàn tàu lửa, khi nó đã di chuyển rồi thì sẽ quán tính rất lớn, do đó để giá đảo chiều thì nó cần một thời gian tương đối, yếu tố này làm cho việc giao dịch theo Runaway trend trở nên an toàn hơn. Bạn sẽ có cơ hội đi cùng với momentum chứ không phải chống lại nó.
    SpaceX thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Bất ngờ với nợ xấu của "ông lớn" ngân hàng cuối năm 2020
    CHỦ NHẬT, 10/01/2021, 12:35
    Lần đầu tiên trong 5 năm lợi nhuận của Vietcombank không tăng
    Bên cạnh con số lợi nhuận thì tình hình nợ xấu của những ngân hàng này cuối năm 2020 cũng gây bất ngờ khi có sự thay đổi lớn so với cuối quý 3/2020.

    [​IMG]
    Mới đây, 3 ngân hàng lớn Vietcombank, VietinBank, BIDV đã thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020. Bên cạnh con số lợi nhuận thì tình hình nợ xấu của những ngân hàng này cũng gây bất ngờ lớn khi có sự thay đổi mạnh so với cuối quý 3/2020. Dù chịu tác động của Covid-19, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 của VietinBank và Vietcombank thậm chí còn thấp hơn cuối năm 2019.

    Cụ thể, ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, năm 2020 là lần đầu tiên trong 5 năm gần đây lợi nhuận nhà băng này không tăng. Theo đó, ước tính lợi nhuận Vietcombank năm 2020 đạt khoảng 23.000 tỷ đồng.

    Song bất ngờ hơn khi lãnh đạo Vietcombank cho biết, tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng kéo xuống mức thấp nhất trong lịch sử, cũng là mức thấp nhất toàn ngành với chỉ 0,6% trên tổng dư nợ. Trong khi trước đó, theo BCTC quý 3/2020, cuối tháng 9/2020, ngân hàng có 7.884 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 1,01% dư nợ cho vay khách hàng, tăng đáng kể so với mức 0,79% hồi cuối năm 2019.

    Vietcombank cũng cho biết đã tăng mạnh quỹ dự phòng rủi ro, giúp tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu đến cuối năm 2020 đạt tới 380% - tức mỗi 100 đồng nợ xấu thì có 380 đồng dự phòng - con số cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Với "bộ đệm" này, ngân hàng sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cú sốc xảy ra trong tương lai.

    [​IMG]


    VietinBank cũng gây bất ngờ không kém khi nhà băng này báo lãi trước thuế hơn 16.400 tỷ trong năm 2020, đồng thời tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh xuống dưới 1% - thấp hơn cả cuối năm 2019.

    Trước đó, đến cuối tháng 9/2020, nợ xấu nội bảng của VietinBank là 17.949 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối quý 2 và tăng tới 66% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 3/2020 của ngân hàng là 1,87%, tăng đáng kể so với mức 1,16% hồi cuối năm 2019.

    Trong năm 2020, VietinBank cũng đã tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC - vốn là con số khá lớn - hơn 13.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cho vay và trái phiếu nội bảng cũng được cải thiện, tăng lên 130%. VietinBank cho biết đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 2% trong năm 2021, trong khi mục tiêu của toàn ngành ngân hàng là dưới 3%.

    BIDV chưa thông tin cụ thể con số tỷ lệ nợ xấu song cho biết "được kiểm soát trong giới hạn". Năm 2021, nhà băng này đặt mục tiêu tỷ nợ xấu kiểm soát dưới 1,6%.

    Trước đó, theo BCTC quý 3/2020, tại ngày 30/9/2020, BIDV có 21.525 tỷ đồng nợ xấu, tăng 10,41% so với đầu năm, trong đó chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng 26% lên 14.315 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này tăng từ 1,75% lên 1,88%.


    Đối với toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 10/2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng vượt 2%, nhưng đây là tất yếu khách quan và thể hiện nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 và khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Nhiều chuyên gia cũng dự báo nợ xấu hệ thống ngân hàng sẽ tăng dần trong năm 2021 sau khi chính sách giãn nợ, cơ cấu lại nợ được điều chỉnh.

    Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng nhận định tình hình nợ xấu sẽ không quá nghiêm trọng khi kinh tế phục hồi, thúc đẩy mở rộng bảng cân đối kế toán và ổn định chất lượng tài sản.

    Theo dự báo của SSI Research, nợ xấu nội bảng năm 2021 sẽ không đổi so với năm 2020. Tổng nợ xấu và trái phiếu VAMC các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI sẽ giảm còn 1,98% vào năm 2021 (từ mức đỉnh 4,69% vào năm 2015). Tỷ lệ này có thể cao hơn tại nhóm các ngân hàng nhỏ hơn trong hệ thống. Cần lưu ý rằng một số rủi ro tín dụng vẫn có thể bị trì hoãn trong ghi nhận do các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ (Thông tư 01).

    SSI nhận định, hệ thống ngân hàng đang ở vị thế tốt hơn so với chu kỳ tín dụng trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đã giải quyết hết hoặc gần hết tài sản có vấn đề. Theo ước tính, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có vấn đề đã cải thiện từ 2,48 lần và 2,30 lần trong năm 2015 và 2016, lên 6,67 lần vào năm 2020. Nếu coi nợ tái cấu trúc là tài sản có vấn đề, tỷ lệ này giảm còn 2,6 lần, tương đương năm 2017.

    Tình hình không quá nghiêm trọng do một phần các khoản vay tái cấu trúc có thể thu hồi; và các ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để phát hành trái phiếu cấp 2 vào năm 2021.

    Mới đây, Chính phủ cũng đã đề ra các chỉ tiêu phấn đấu trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và giao NHNN theo dõi, đánh giá. Trong đó, Chính phủ đề ra mục tiêu tỷ lệ nợ xấy nội bảng năm 2021 dưới 3%; Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC, nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ (không bao gồm nợ xấu của các ngân hàng thương mại yếu kém, nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữa nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN) là dưới 5%.
    SpaceX thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Nhiều chỉ dấu cho thấy thị trường lao động sẽ sớm phục hồi

    Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn khiến doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể khiến lao động mất việc. Song những chỉ dấu của nền kinh tế cho thấy, thị trường lao động sẽ sớm phục hồi.
    [​IMG]Các chuyên gia tin rằng thị trường lao động sẽ sớm phục hồi.
    Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố, trong quý IV/2020, lực lượng lao động cả nước từ 15 tuổi trở lên là 55,1 triệu người, tăng 563.800 người so với quý trước.

    “Thị trường lao động đã phản ánh đúng bức tranh hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Quý IV/2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã dần phục hồi khi đạt tốc độ tăng trưởng 4,48%, trong khi quý III chỉ tăng 2,69%, nên lực lượng lao động gia tăng, nhưng so với cùng kỳ năm 2019, tốc độ tăng trưởng quý IV/2020 còn thấp xa (4,48% so với 6,97%), nên lực lượng lao động bị giảm. Còn tính chung cả năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Điều này cho thấy, Covid-19 đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,6 triệu người”, bà Vũ Thị Thu Thủy, Cục trưởng Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê (TCTK) bình luận.


    Nếu như trong giai đoạn 2010-2019, bình quân mỗi năm số lượng lao động có việc làm tăng khoảng 600.000 người, thì năm 2020 giảm khoảng 1,3 triệu người so với năm 2019. “Mức giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng xảy ra trong suốt một thập kỷ qua”, bà Thủy nói.


    “Đại dịch Covid-19 không chỉ tước đi cơ hội có việc làm chính thức của nhiều người lao động, mà còn khiến họ rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Cụ thể, chỉ tính riêng quý IV/2020, cả nước có 902.200 lao động trong độ tuổi thiếu việc làm, cao hơn nhiều so với các quý năm 2019. Còn tính chung cả năm 2020, số lao động trong độ tuổi thiếu việc làm là gần 1,2 triệu người, tăng 456.700 người so với năm 2019. Sự bùng phát của Covid-19 đã ******** trạng thiếu việc làm lan rộng sang cả khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chứ không chỉ tập trung ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản như mỗi lần nền kinh tế gặp phải khó khăn trước đây”, bà Thủy cho biết thêm.

    Chuyên gia về lao động - việc làm, bà Valentina Barcucci, Phó giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) không chỉ lo ngại về số lao động thiếu việc, mất việc gia tăng, mà còn lo ngại trước thực tế là chất lượng thị trường lao động năm 2020 giảm, khi số lao động ở khu vực chính thức giảm 21.100 người, trong khi lao động phi chính thức tăng thêm 119.100 người.

    “Lao động ở khu vực phi chính thức thường không được đào tạo, thu nhập thấp và không được bảo vệ như lao động chính thức do không có hợp đồng lao động, làm thời vụ, không được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội”, bà Valentina nói.

    Theo ông Phạm Huy Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (TCTK), bức tranh về lao động, việc làm đã phản ánh chân thực sức khỏe của doanh nghiệp. “Nhìn vào hoạt động đăng ký doanh nghiệp thành lập mới sẽ thấy rõ bức tranh này khi năm qua có gần 135.000 doanh nghiệp thành lập mới, đăng ký sử dụng 1.043.000 lao động, giảm 2,3% về số doanh nghiệp và gần 17% về số lao động so với năm trước. Trong năm có trên 44.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, thì có tới 101.700 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng gần 14% so với năm 2019”, ông Minh dẫn chứng.

    Còn theo khảo sát về tác động của Covid-19 tới doanh nghiệp đang hoạt động, có kết quả sản xuất, kinh doanh do TCTK thực hiện thì tuyệt đại đa số doanh nghiệp bất kể quy mô lớn, nhỏ, vừa; bất kể sở hữu (Nhà nước, đầu tư nước ngoài hay tư nhân), loại hình (cổ phần, tư nhân, TNHH) đều bị tác động tiêu cực bởi Covid-19. “Do dịch bệnh nên hoạt động sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, thậm chí phải tạm ngừng hoạt động, nên một trong các biện pháp để giảm chi phí được doanh nghiệp áp dụng là cho người lao động nghỉ việc, làm việc luân phiên, giãn việc… đi kèm theo đó là thu nhập của người lao động bị giảm”, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (TCTK) cho biết.

    Mặc dù bức tranh về thị trường lao động, việc làm năm 2020 không mấy sáng sủa, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng, bức tranh này sẽ đổi màu khi hoạt động làm ăn của doanh nghiệp đã bắt đầu khởi sắc kể từ đầu quý III/2020 và bước vào giai đoạn phục hồi kể từ đầu quý IV/2020.

    “Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, có 40,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh quý IV/2020 tốt hơn quý III/2020 và chỉ có 24,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. So với quý IV/2020, quý I/2021 có gần 43% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; hơn 38% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và chỉ có 19% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn”, ông Thúy cho biết.

    ADVERTISEMENT

    Bà Valentina cũng tỏ ra rất lạc quan trước sự phát triển của kinh tế Việt Nam, qua đó phục hồi sự phát triển của thị trường lao động.
    SpaceX thích bài này.

Chia sẻ trang này