kakalotta: VGP - Cổ phiếu nóng mới!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cuonghcd, 20/07/2007.

3717 người đang online, trong đó có 1486 thành viên. 11:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1015 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    kakalotta: VGP - Cổ phiếu nóng mới!

    Sáng kaka phân tích kỹ thuật thấy giá tốt quá nên múc giá trần luôn mong tăng trần ít nhất 3 phiên nữa
  2. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    hộm nay dư mua 22.940 lô
  3. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    FPT bội thu

    Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT chiều 19/7 cho biết lợi nhuận trước thuế của toàn công ty 6 tháng đầu năm lên tới 506 tỷ đồng, trong tổng doanh thu gần 5.900 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, mức tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn nhiều so với tăng trưởng doanh thu. Doanh thu 6 tháng đầu của FPT tăng 25%, song lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần so với mức 230 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của công ty nửa đầu năm ngoái chỉ là 202 tỷ đồng, thì năm nay lên tới 436 tỷ đồng.

    Đến cuối tháng 6, FPT đã đạt 40% doanh thu theo kế hoạch của cả năm và đạt 64% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

    "Trong 6 tháng cuối năm, khối lượng kinh doanh thường xuyên lớn hơn 6 tháng đầu năm, nên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng sẽ đạt doanh số và lợi nhuận cao cho cả năm 2007", ông Hoàng Minh Châu, Phó tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Công ty FPT, cho biết.

    6 tháng cuối năm, các mảng kinh doanh mới của FPT sẽ đi vào hoạt động. Cụ thể, sàn chứng khoán của Công ty Chứng khoán FPT sẽ hoạt động từ tháng 8 tới sau khi nhận giấy phép của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ngân hàng FPT, do FPT góp 15% vốn, sẽ hoàn tất những khâu cuối cùng của quá trình xin phép đầu tư, nếu được phê duyệt có thể hoạt động vào quý IV với vốn pháp định 1.000 tỷ đồng.

    Theo kế hoạch, tuần tới, FPT sẽ phát hành cổ phiếu ưu đãi cho các cán bộ nhân viên có thâm niên làm việc từ 2 năm trở lên, với khối lượng tương đương 0,5% cổ phiếu đang lưu hành. Ngoài ra, khoảng 0,8% cũng sẽ được dành thưởng cho các cán bộ có thành tích xuất sắc trong năm 2006.

    Đây là quyết định đã được Đại hội cổ đông toàn Công ty FPT đưa ra hồi tháng 4. Tổng số cổ phiếu phát hành đợt này nằm trong quy định của Ủy ban Chứng khoán (5%). Ngoài ra, FPT cũng dự kiến phát hành cổ phiếu từ thặng dư vốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và bán thêm 10% cổ phiếu ra công chúng.

    L
  4. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    FPT nói gì về chiến lược mở rộng?



    n Đăng Long


    Chiến lược mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực của Công ty FPT đang đứng trước nhiều câu hỏi từ thị trường và giới đầu tư.

    >>Lợi nhuận của FPT sát với dự đoán / Điều gì đang xảy ra đối với cổ phiếu FPT?

    Bước đầu, ông Hoàng Minh Châu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc FPT, giải đáp một số kỳ vọng và cả những hoài nghi liên quan.

    Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy chế lập ngân hàng mới theo hướng chắt chẽ hơn. Điều đó có ảnh hưởng tới kế hoạch lập ngân hàng thương mại của FPT không?

    Tôi cho điều đó là cần thiết nhưng không ảnh hưởng đến định hướng tham gia hoạt động ngân hàng của FPT. FPT sẽ tham gia góp vốn 15%. Nhiều cổ đông hỏi tại sao không tham gia nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ góp phải theo quy định hiện hành và không thể vượt quá. Tỷ lệ 15% đó cũng thể hiện sự thận trọng của FPT khi tham gia ở một lĩnh vực mới.

    FPT tham gia rất nhiều lĩnh vực mới, liệu có mạo hiểm không khi bước ra khỏi lĩnh vực truyền thống, thế mạnh là công nghệ thông tin?

    Nhiều lĩnh vực gọi là mới nhưng không phải hoàn toàn mới với FPT. Chúng tôi cũng không định bước sang một lĩnh vực nào mà mình không có lợi điểm, không có thế mạnh gì.

    Tại sao chúng tôi có thể hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán? Toàn bộ các nghiệp vụ chứng khoán đối với FPT không có gì xa lạ, bởi vì tất cả nghiệp vụ đó đã được tin học hóa với mức độ rất cao và FPT đã từng tham gia viết các chương trình, hiểu được các nghiệp vụ đó như thế nào.

    Khi lập công ty chứng khoán, chúng tôi nghĩ có thể sẽ không có một số điểm mạnh như những công ty đi trước nhưng sẽ có những điểm vượt trội để tạo ra năng lực cạnh tranh. Với trình độ về công nghệ thông tin, về quản lý mạng, an toàn mạng, chúng tôi có khả năng tạo ra một công ty chứng khoán với phần mềm cốt lõi để tạo ra giao dịch thuận tiện, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi nghĩ đó không phải là lĩnh vực hoàn toàn mới mà chúng tôi không có kinh nghiệm gì.

    Tương tự ở lĩnh vực ngân hàng, chúng tôi tin rằng với việc nhiều năm phục vụ các ngân hàng, FPT có cả phần mềm chuyên dụng cho ngân hàng, đã có một đội ngũ hiểu biết nghiệp vụ trong lĩnh vực này, FPT đã quen thuộc với việc triển khai các phần mềm cốt lõi trong hoạt động ngân hàng.

    Mặt khác, ở hai lĩnh vực trên, không phải FPT đưa những kỹ sư tin học sang làm giám đốc ngân hàng, tài chính mà tổ chức đào tạo, chiêu mộ những cán bộ giỏi nhất trong lĩnh vực ấy. Vì vậy tuy là lĩnh vực mới nhưng cán bộ không mới, chúng tôi sẽ mời các giám đốc đã từng làm việc ở những ngân hàng thành công khác về và tất cả đội ngũ nhân viên đều được đào tạo một cách nghiêm chỉnh.

    Ngoài ra, có câu hỏi là tại sao FPT làm bất động sản, lĩnh vực đó có liên quan gì đến công nghệ thông tin? Ngoài mở rộng từ cốt lõi thế mạnh là công nghệ thông tin, có những cái mở rộng xuất phát từ nhu cầu nội tại của FPT.

    Hiện chúng tôi có trên 8.000 nhân viên, chúng tôi lo nơi làm việc, nơi ăn ở cho 8.000 người hôm nay, 10.000 người sang năm thì đó là một số lượng mà bất cứ công ty bất động sản nào cũng mơ ước khi mình có sẵn một lượng nhu cầu cần đáp ứng. Ngoài ra có một lý do khác là chúng tôi được Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là nhiệm vụ quốc gia mà chúng tôi phải thực hiện tốt.

    Và cũng phải nói thêm rằng khách hàng của chúng tôi dùng điện thoại FPT, internet của FPT, máy tính của FPT và họ cũng có cả những nhu cầu về dịch vụ tài chính tốt hơn, ngân hàng, chứng khoán tốt hơn và dịch vụ nhà cửa tốt hơn. Vậy thì tại sao chúng tôi không nỗ lực hơn để đáp ứng nhu cầu của họ.

    Khi mở rộng như vậy, FPT đã lường trước những khó khăn?

    Khi mở rộng, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ khó khăn sẽ ít đi, nhưng từ trước đến giờ FPT được trưởng thành nhờ vượt qua những khó khăn đó.

    Chúng tôi hiểu rằng khi bước sang những lĩnh vực mới thì cần có sự thận trọng và việc quản trị rủi ro phải được xem xét một cách kỹ lưỡng. FPT không phải tham gia 100% mà ở một tỷ trọng vừa đảm bảo quản lý được rủi ro vừa thể hiện được năng lực của mình.

    Ông nghĩ thế nào về việc một số tổ chức bán ra khá lớn lượng cổ phiếu FPT trong thời gian vừa qua?

    Tôi nghĩ nếu chỉ có người mua mà không có người bán thì không ai mua được cả. Việc mua ?" bán là rất bình thường. Chúng tôi nhận thấy trong thời gian vừa qua lượng giao dịch cổ phiếu FPT là rất lớn, đó là bình thường và lành mạnh, tạo nên tính thanh khoản rất tốt cho cổ phiếu FPT. Cái chúng tôi quan tâm nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

    Một nhà đầu tư mua cổ phiếu FPT, không có lý do gì họ mua xong rồi giữ đấy. Họ thường xem là kết thúc tài khóa hàng năm, lợi nhuận hay không lợi nhuận và muốn cụ thể hóa lợi nhuận đó thì người ta bán ra.

    Thứ hai, với những người toàn tâm với FPT, nếu toàn bộ vốn liếng họ để ở FPT, không bán ra thì không biết tiêu bằng cái gì. Điều quan trọng là những người đó có tiếp tục toàn tâm toàn ý với FPT hay không.
  5. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Sacombank và Sacomreal mua 10% cổ phần Hữu Liên Á Châu



    n Minh Đức


    Sacombank và Sacomreal vừa trở thành đối tác chiến lược của Hữu Liên Á Châu sau khi mua lại 10% cổ phần của công ty này.

    Hôm nay (20/7), hợp đồng hợp tác đầu tư ba bên giữa Công ty Hữu Liên Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) đã được ký kết.

    Theo nội dung hợp đồng, Sacombank và Sacomreal trở thành đối tác đầu tư mới của Hữu Liên Á Châu dưới sự tư vấn của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI). Sacombank sẽ đầu tư số vốn góp với tỷ lệ 7% và Sacomreal đầu tư 3% trên tổng nguồn vốn mới tăng của Hữu Liên Á Châu.

    Ngoài ra, từ thời điểm này, Hữu Liên Á Châu sẽ chính thức triển khai các hoạt động kinh doanh chiến lược mới với sự hỗ trợ cùng sự tham vấn của Sacombank và Sacomreal. Đây là sự hợp tác nổi bật vì lần đầu tiên hai đơn vị hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất.

    Hữu Liên Á Châu là một trong những công ty hàng đầu trong ngành thép với 30 năm sản xuất kinh doanh các sản phẩm thép, inox ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất. Công ty này có tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi năm từ 5-10%. Dự kiến doanh thu năm 2007 sẽ là 870 tỷ đồng và sau khi niêm yết vào năm 2008 sẽ đạt 915 tỷ đồng.
  6. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Để hiểu hơn bản phân tích của Merrill Lynch về TTCK
    20/07/2007 09:40 (GMT + 7)
    "Nếu nhà đầu tư nào chỉ đầu tư vào Việt Nam, hoặc một số ít nước không tương quan nhiều với Việt Nam, bản phân tích đấy chưa đủ thuyết phục để nhà đầu tư rút tiền khỏi Việt Nam" - một độc giả từ Sydney - Úc nhận xét về bản phân tích chiến lược của Merrill Lynch về thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Ảnh minh họa: Thanh niên
    Tôi có cơ hội được đọc bài phân tích chiến lược của Merrill Lynch phát hành ngày 05 tháng 07 năm 2007. Khách quan mà nói, tôi đã thực sự ấn tượng về bản phân tích này vì những nhà chiến lược Merrill Lynch đã thể hiện kiến thức rộng lớn, bao gồm cả lĩnh vực văn hóa và lịch sử, chứ không chỉ gói gọn trong lĩnh vực tài chính và kinh tế. Trong bài phân tích có trích dẫn câu nói của người đời xưa, tương phản sự phát triển giữa phương Tây và phương Đông, phân tích nguồn gốc của các nền văn minh, cùng với lời bình luận của các nhà kinh tế, doanh nhân và báo chí.


    Với sự phân tích sâu sắc cùng những dẫn chứng thuyết phục, kết luận của các nhà chiến lược của Merrill Lynch không phải là không có lý nhưng có thể khiến một số nhà đầu tư có những quyết định thiếu chính xác. Tôi viết bài này với mục đích giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn bản phân tích của Merrill Lynch và điều chỉnh những nhận thức sai lầm của nhiều người về bài phân tích này. Tác giả của bài viết này không hề có ý định đánh giá tình hình và triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam.


    Để hiểu rõ hơn bài phân tích này của Merrill Lynch, chúng ta nên làm rõ ba vấn đề chính: (1) Mục đích của bản phân tích là gì; (2) Nên đọc bảng tóm tắt các chỉ số tài chính (bảng đính kèm) như thế nào; (3) Bản phân tích đấy có phải là quan điểm chung của Merrill Lynch hay không (nên hiểu bản phân tích như thế nào?).


    Thứ nhất, bản phân tích đề ra chiến lược đầu tư cho những nhà đầu tư theo danh mục (portfolio investors) với đối tượng đầu tư là mỗi quốc gia ở châu Á ?" Thái Bình Dương (trừ Nhật bản). Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của những nhà đầu tư theo danh mục là sự tương quan (correlations) giữa các chỉ số thị trường của các nước trong danh mục đầu tư (chẳng hạn như VNIndex của Việt Nam và Shanghai Composite index của Trung Quốc).


    Nếu sự tương quan giữa hai thị trường là rất cao, nhà đầu tư theo danh mục sẽ không được lợi nhiều từ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Phương án tối ưu của họ là sẽ rút tiền từ một thị trường kém hơn và đầu tư vào thị trường tốt hơn. Xin lưu ý việc ?okém? hay ?otốt? ở đây được nhìn từ góc độ tương đối giữa hai thị trường chứ không phải là do thị trường kém hơn thực sự xuống dốc.


    Việc Merrill Lynch khuyên nhà đầu tư rút tiền từ thị trường Việt Nam để đầu tư vào thị trường Trung Quốc, do vậy nên được hiểu từ quan điểm đầu tư theo danh mục. Việt Nam tăng trưởng 145% trong năm ngoái, đồng thời tăng trưởng 85% trong hai năm trước, từ đầu năm đến nay lại tăng khoảng 35% (số liệu từ bản báo cáo của Merrill Lynch). Việc thị trường nghỉ xả hơi (take a breath) hay điều chỉnh (correction) cũng không có gì là lạ.


    Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như ngủ quên từ năm 2001 đến 2005 và chỉ mới bắt đầu vùng lên từ năm 2006 đến nay, khả năng tiếp tục tăng trưởng nhanh là rất cao nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự quan tâm của các chính phủ, nhà đầu tư nước ngoài, và phương tiện truyền thông đối với Trung Quốc.


    Thứ hai, hãy để ý đến các thuật ngữ dùng trong bảng tóm tắt của Merrill Lynch. Có ba thuật ngữ trong cột Asset Allocation mà tôi xin lưu ý. OW (hay OverWeight) nghĩa là đầu tư vào quốc gia đấy với tỉ lệ của tổng danh mục (tỉ lệ danh mục) cao hơn tỉ lệ đại diện của quốc gia đó trong chỉ số chứng khoán của Châu Á ?" Thái Bình Dương (trừ Nhật). MW (hay MarketWeight) nghĩa là đầu tư vào quốc gia đó với tỉ lệ danh mục ngang bằng tỉ lệ đại diện và UW (hay UnderWeight) nghĩa là đầu tư vào quốc gia đó với tỉ lệ ít hơn tỉ lệ đại diện.


    Để cho dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ từ thị trường chứng khoán Việt Nam. Giả dụ chúng ta đầu tư vào tất cả các công ty niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM theo tỉ lệ đúng như tỉ lệ vốn hóa của các công ty trong VNIndex. Như vậy vào ngày 19 tháng 07 năm 2007, tỉ lệ đầu tư vào Vinamilk và FPT sẽ lần lượt là 38.56% và 23.86% (theo số liệu từ TTGDCK TpHCM và SSI). Tỉ lệ này gọi là MarketWeight vì nó là tỉ lệ như trong thị trường.


    Nếu chúng ta rút bớt 1% từ FPT và đầu tư vào Vinamilk, tỉ lệ đầu tư vào Vinamilk và FPT lúc này sẽ là 39.56% và 22.86%. Trong trường hợp này, chúng ta gọi tỉ lệ 39.56% là OverWeight vì nó cao hơn tỉ lệ trong thị trường (38.56%). Tương tư, chúng ta gọi tỉ lệ 22.86% là UnderWeight vì nó thấp hơn tỉ lệ thị trường (23.86%).






    Nhìn vào bảng tóm tắt ở trên, tỉ lệ đầu tư vào Việt Nam là 0%, tương ứng với MarketWeight. Điều này có nghĩa tỉ lệ đầu tư vào Việt Nam tương ứng với tỉ lệ đại diện của Việt Nam trong chỉ số chung của Châu Á ?" Thái Bình Dương. Đây có thể do Việt Nam là một thị trường mới nổi, chưa được đưa vào để tính chỉ số này.


    Nhưng quan trọng hơn, nhìn từ gốc độ tương đối, tỉ lệ 0% vào Việt Nam tương đương với tỉ lệ 9% vào Hongkong, và tương đương với tỉ lệ 28% vào Australia vì tất cả tỉ lệ này đều tương ứng với MarketWeight.


    Thứ ba, cuối bản phân tích có một phần lưu ý đặc biệt, tôi xin trích nguyên văn:






    Từ những từ này, chúng ta có thể hiểu rằng ngoài những nhà chiến lược (strategists) đã viết bản báo cáo mà chúng ta đang phân tích, còn có những nhà phân tích cơ bản (fundamental analysts) ở trong bộ phận khác của Merrill Lynch.


    Đặc điểm của nhứng nhà phân tích cơ bản là chỉ thuần túy nhìn vào triển vọng của một quốc gia, một công ty mà không xét đến mối tương quan (correlations) đến với các quốc gia, các công ty khác. Nếu có thì cũng chỉ xét trong phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của mối tương quan đến các chỉ số tài chính của quốc gia, của công ty đang phân tích mà thôi. Momentum versus fundamental


    Tóm lại, bản phân tích của Merrill Lynch chỉ thực sự có ích cho những nhà đầu tư theo danh mục trải khắp các quốc gia ở Châu Á ?" Thái Bình Dương. Nếu nhà đầu tư nào chỉ đầu tư vào Việt Nam, hoặc một số ít nước không tương quan nhiều với Việt Nam, bản phân tích đấy chưa đủ thuyết phục để nhà đầu tư rút tiền khỏi Việt Nam. Hơn nữa, có rất nhiều ngành nghề ở Việt Nam, nếu cẩn thận và có sự phân tích kỹ lưỡng, đầu tư vào những ngành phát triển cao thì nhà đầu tư vẫn có thể thu được lợi nhuận dù toàn thị trường có giảm.


    Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với thông tin. Một thông tin dù chính xác nhưng khi đưa đến sai đối tượng, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường. Tôi thiểt nghĩ khi công bố một thông tin cho nhà đầu tư, chúng ta cần giải thích rõ những thông tin này là giành cho ai. Nếu thông tin khó hiểu thì nên có hướng dẫn cách đọc cho nhà đầu tư. Phải đặt nhà đầu tư lên hàng đầu thì thị trường mới phát triển bền vững được

  7. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    [Thứ Năm, 19/07/2007, 21:50

    Khai trương Trung tâm kim hoàn PNJ Hà Nội

    TPO - Sáng nay (19/7), Cty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận PNJ chính thức khai trương và đưa vào hoạt động TT Kim hoàn PNJ Hà Nội tại 37B Trần Nhân Tông, TP Hà Nội.

    Đây là 1 trong số hệ thống 15 cửa hàng hiện có của chi nhánh PNJ Hà Nội được nâng cấp thành Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với vốn đầu tư trên 25 tỷ đồng, TT Kim hoàn PNJ Hà Nội sẽ kinh doanh 2 nhãn hiệu trang sức của PNJ là PNJGold và PNJSilver với chủng loại sản phẩm nữ trang kim cương, đá quí, đá bán quý, vàng miếng và trang sức cao cấp...

    Nhân dịp khai trương, từ 19/7-25/7, TT Kim hoàn PNJ Hà Nội sẽ có các chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Khi mua trang sức PNJGold dưới 2 triệu đồng sẽ được tặng 01 lọ dung dịch làm sạch nữ trang, từ 2 triệu đồng trở lên được tặng 01 túi xách PNJGold, từ 10 triệu trở lên sẽ được tặng 01 túi xách thời trang PNJGold và tặng thẻ PNJ''S VIP (không áp dụng với vàng miếng và nữ trang 24K).

    Khi mua PNJSilver, khách hàng sẽ được áp dụng các ưu đãi của chương trình "Be Sparkling!", từ sự liên kết giữa PNJSilver và các nhãn hiệu NinoMaxx, S-Fone và Thế giới di động, PNJSilver sẽ ưu đãi 7% cho khách hàng của các nhãn liên kết và ngược lại.
  8. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    GMC: Giải trình tăng giá cổ phiếu 5 phiên liên tiếp




    Ngày 18/07/2007, Công ty Cổ phần Sản xuất ?" Thương mại May Sài Gòn đã có công văn số 46/CV.GĐCT công bố thông tin theo yêu cầu về tình hình và kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến việc tăng giá kịch trần 05 phiên liên tiếp như sau:

    Theo đánh giá của HĐQT và Ban TGĐ Công ty, thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007, kế hoạch triển khai các dự án bất động sản và đầu tư tài chính của Công ty đồng thời thông tin về kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm 2007 mà Công ty đã công bố trên bản tin Thị trường Chứng khoán của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM ngày 09/07/2007 là lý do mà cổ phiếu của Công ty tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp

  9. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    07/20/2007 14:30:00
    SAV: Thông tin khánh thành dây chuyền sản xuất Planking




    Ngày 19/07/2007, CTCP Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex (SAV) công bố thông tin với nội dung như sau:

    Sáng ngày 17/07/2007, Công ty Cổ phần Savimex đã chính thức khánh thành dây chuyền sản xuất Planking tại nhà máy Saviwoodtech - 234 Trường Sơn, P. Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh. Đây là dự án thành công đầu tiên trong 6 dự án mở rộng sản xuất đồ gỗ của Savimex với dự kiến tổng vốn đầu tư 80 tỷ đồng nhằm mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu lên trên 40 triệu USD/năm vào năm 2010.

    Bằng sự đột phá trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất planking áp dụng công nghệ sơn phủ Gesso tiên tiến và duy nhất tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay Savimex đã ký kết hợp tác với tập đoàn thương mại lớn của Mỹ ACORNS USA HOLDINGS LLC để xuất khẩu sang thị trường Mỹ với sản lượng xuất khẩu ban đầu tối thiểu 10 conts/tháng, kim ngạch ước tính trên 150.000 USD/tháng trong năm đầu và sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó, Savimex cũng đang trong giai đoạn đàm phán với một số khách hàng Mỹ và EU khác quan tâm đến việc hợp tác xuất khẩu sản phẩm planking với tổng sản lượng lên đến khoảng 100containers/tháng.
  10. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    CTY TDH nhà thủ đức
    Lôïi nhuaän sau thueáâ thu nhaäp doanh nghieäp (*) quý 2 41,759,428,523 lũy kế 72,370,859,643
    thay mặt tổng giám đốc
    `kakalotta

Chia sẻ trang này