Kdc sao chạy ác thế?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vanminhth, 29/08/2019.

3892 người đang online, trong đó có 1556 thành viên. 15:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 18506 lượt đọc và 164 bài trả lời
  1. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Vâng bác KDC hiện tại chỉ có dầu ăn và kem. Bác kia đưa mấy cái thuyết âm mưu lung tung quá. Mảng M&A là cái quái gì. Chả hiểu nổi. KDC Muốn M&A cũng phải nhắm tới thị phần cty và mảng cùng nghành nghề
  2. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.414
    Giá dầu cọ đã tạo đáy và tăng trở lại khoản 30% rồi nhé bro.

    Đầu năm họp ĐHCD lãnh đạo than năm 2018 lãi thấp là do giá dầu cọ giảm, giờ giá dầu cọ tăng thì sắp tới phải lãi cao
    --- Gộp bài viết, 03/10/2019, Bài cũ: 03/10/2019 ---
    Cuối năm 2018 biên lãi gộp chỉ đạt 13%

    Q1/2019 biên lãi gộp đạt 20%
    Q2/2019 biên lãi gộp đạt 28%

    Giá dầu cọ thời gian qua tăng khoản 30% thì đóng hàng tồn kho hưởng lợi ko ít, cũng giống như dòng thép năm 2016 - 2018
    Ruakame thích bài này.
  3. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.414
    Q3 này KDC có thêm 100 tỷ tiền cổ tức từ TAC & KDF.

    Q4 lại có thêm 75 tỷ tiền cổ tức từ VOC
  4. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Tổng cả năm chỉ vậy thôi nhỉ bác. Bác tính theo % sở hữu chưa vậy. Vậy EPS KDC năm nay là bao nhoeeu vậy bác
  5. hai120370

    hai120370 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2019
    Đã được thích:
    2.105
    KDC kg nên định giá bằng EPS.
  6. vanminhth

    vanminhth Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Đã được thích:
    337
    Lý do pro
  7. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Bác định giá Book value ak? Nhưng thị trường quan tâm đến cty kiếm ra được bao nhiêu tiền khi chỉ số EPS tăng thì giá sẽ tăng chứ ko phải tài sản nằm chết đó.
  8. hai120370

    hai120370 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2019
    Đã được thích:
    2.105
    KDC - Liệu đã đủ hấp dẫn để đầu tư?
    Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi brandykhoa, Thứ tư lúc 11:42.

    Có 5777 người đang online, trong đó có 1017 thành viên. 08:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
    1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 1, Khách: 0):
    2. hai120370
    Bỏ theo dõi chủ đề
    Chủ đề này đã có 481 lượt đọc và 8 bài trả lời
    [​IMG]
    brandykhoa Thành viên rất tích cực Theo đuôi
    Tham gia ngày:
    31/03/2016
    Đã được thích:
    110
    #1
    [​IMG] 02/10/2019, 11:42
    Đăng lại từ:
    Investing: https://vn.investing.com/analysis/kdc--cong-ty-co-phan-tap-doan-kido-200430979
    https://brokerphamdinhkhoa.blogspot.com/2019/10/kdc-cong-ty-co-phan-tap-oan-kido.html
    của: BrandyKhoa
    =================================================
    Từ năm 2015-2016, KDC thực hiện bán mảng kinh doanh bánh kẹo với những thương hiệu tên tuổi như bánh trung thu Kinh Đô, bánh AFC, Cosy, Solite… và dần chuyển hướng sang hoạt động kinh thực phẩm lạnh (kem, sữa chua…) và dầu ăn khi nhận thấy bối cảnh của ngành hàng bánh kẹo đã dần thay đổi và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong khi mảng kinh doanh mới dư địa tăng trưởng còn khá lớn và biên lợi nhuận cao hơn.

    Tuy nhiên những bước tiến đầu tiên của KDC vào thị trường mới không mấy suông sẻ. Năm 2017 là năm đầu tiên Kido không còn kinh doanh bánh kẹo, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của KDC cũng từ đó giảm sút trong khi hoạt động M&A qua các mảng khác chỉ đang trong giai đoạn tái cấu trúc và chưa phát huy hiệu quả kinh doanh. Mức độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt, KIDO phải liên tục đầu tư cho hệ thống phân phối, chi phí khuyến mãi, chi phí quảng cáo, các chiến lược tăng độ phủ và khả năng nhận diện thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị phần. Các hoạt động trên đẩy mức nợ vay và chi phí hoạt động của KDC lên cao chóng mặt từ QIV/2017 đến giữa năm 2018, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm mạnh về mức âm, đến QIII năm 2018 mới bắt đầu có lợi nhuận tuy nhiên vẫn là đi xuống trong 6 tháng cuối năm. Kết hợp với những yếu tố thị trường, những khó khăn từ biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, từ mức giá hơn 43.000 đồng/cổ phiếu KDC giá giá trong hầu hết thời gian gần 2 năm và có lúc giao dịch ở mức giá chỉ còn hơn 17.000 đồng/cổ phiếu, tức là, mất hơn 60% thị giá.

    I. Tiềm năng tăng trưởng:

    Trở thành “Ông trùm của ngành dầu ăn”:

    Năm 2015, giai đoạn Kido bán mảng bánh kẹo để “chuyên tâm” cho ngành thực phẩm thì mức tiêu thụ dầu ăn trên đầu người 9.5 kg/người/năm rất thấp so với khuyến cáo của WHO là 13,5 kg/người/năm, theo bộ Công thương, nhu cầu tiêu thụ dầu ăn của Việt Nam sẽ ở mức 16,2 kg/người/năm vào năm 2020.

    Năm

    2013

    2014

    2015

    2020

    2025
    Nhu cầu

    8.7

    9.6

    10.0

    16.2

    18.5

    Mức tăng trưởng của ngành hàng này sẽ vào tầm 10%/năm theo như thống kê của bộ Công Thương. Con số thực tế có vẻ còn tốt hơn mong đợi. Theo như tính toán của chúng tôi, mức tiêu thụ dầu ăn/đầu người hiện tại đã đạt mức trên 15 kg/người/năm và với 6 thang đầu năm 2019 dự phóng cho năm 2019 mức tiêu thụ dầu ăn trên đầu người hằng năm sẽ là 17.125 kg, “cán mốc” sớm hơn so với dự báo. Cầu của thị trường này đang bắt đầu có dấu hiệu tăng tốc. Điều này chúng tôi cho rằng xuất phát từ cơ cấu dân số, văn hóa ẩm thực thói quen tiêu dùng, của thế hệ “Millennial”.

    Với quy mô 30.000 tỷ đồng và đang tăng dẫn đều, sức cầu thị trường cao lên tới 1,5 triệu tấn nhưng sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40%, còn lại phải nhập khẩu thì thị trường này đang đầy hứa hẹn.

    KDC đã tỏ ra khá thành công trong mảng bán lẻ dầu ăn, đặc biệt là việc định hướng các sản phầm dầu ăn cao cấp, phân khúc có mức độ tăng trưởng mạnh với gần 40% trong hai năm gần đây.

    Với dầu ăn thương mại, KDC chuyển đổi từ kinh doanh dầu thô thuần túy sang khai thác các đối tác khách hàng công nghiệp sử dụng dầu công thức và mở tộng sang xuất khẩu. Việc chuyển đổi này cũng khá thành công khi tăng trưởng đều ở mức hai con số.

    Hiện tại, KIDO cũng hoàn thành mua lại Golden Hope Nhà Bè (GHNB) và trở thành “Ông trùm của ngành dầu ăn”, làm thay đổi đáng kể cục diện ngành từ đó nắm giữ hệ thống các công ty con, công ty liên kết bao gồm Vocarimex, Tường An, Golden Hope Nhà Bè, Cái Lân và chi phối phần lớn thị trường dầu ăn trong nước. Với Cái Lân là 40% thị phần, Tường An 20% thị phần, Golden Hope là 11% thông qua nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp qua Vocarimex.
    [​IMG]

    Có thể thấy sự áp đảo của KIDO trong thị trường dầu ăn, tuy vậy mức cạnh tranh vẫn khá lớn do dầu ăn là mặt hàng có khả năng thay thế, mức độ co giãn của cầu theo giá cao trong khi công nghệ sản xuất dầu ăn không phải là quá phức tạp. Việc này buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho quảng cáo, hệ thống phân phối, tăng mức độ nhận biết và phải có chiến lược đa dạng để tấn công từng phân khúc khách hàng mục tiêu.

    Ngành hàng thực phẩm đóng gói – Bước đầu thâm nhập ngành:
    Khi tốc độ đô thị hóa và thu nhập khả dụng tăng, nhu cầu về các Giải pháp cho bữa ăn như thực phẩm đông lạnh và thực phẩm tươi mát cũng được gia tăng. Ngoài ra, dân cư ở các đô thị lớn có xu hướng giảm tần suất đi mua sắm lại nhưng lại chi tiêu nhiều hơn cho từng lần mua sắm nhằm lấp đầy tủ lạnh & tủ đông.
    Ngành Thực phẩm đóng gói – hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) với những yếu tố như trên thực tế lại là ngành nhiều cạnh tranh và bị tác động bởi một số yếu tố tương đối khó dự đoán như: Giá điện, mức lương tối thiểu, chi phí nhiên liệu… vốn phụ thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Và, do đặc thù ngành hàng lạnh cần đầu tư lớn vào nhà máy, nhân công, xe cộ, tủ đông, kênh phân phối. Với KIDO, đây là giai đoạn thâm nhập ban đầu nên lợi nhuận sẽ không đáng kể thậm chí phải chấp nhận thua lỗ.

    Năm 2017 có thể thấy do đánh giá quá cao tăng trưởng của ngành này dẫn đến hoạt động đầu tư quá mức khiến kết quả kinh doanh từ mảng FMCG không được tích cực, tuy nhiên từ giữa năm 2018, mức tăng trưởng của ngành đã tăng trở lại ở mức trên 3% mỗi quý. Năm 2018-2019 KDC sẽ quay trở lại mở rộng và đa dạng hóa sản phầm nhằm “đa dạng hóa giỏ hàng thiết yếu” cung cấp cho người tiêu dùng thông qua các công ty thành viên.

    Ngành hàng kem và sữa chua – Nắm giữ và chi phối phân khúc kem phổ thông:
    Với kem, KDC sở hữu nhiều thương hiệu lớn như Celano (phân khúc cao cấp), Merino (phân khúc phổ thông) với thị phần đứng đầu thị trường kem trong nước, độ nhận biết thương hiệu 100% và TOM “Top of Mind” trên 40%. Với kem, dù áp lực cạnh tranh cũng đang dần xuất hiện nhưng KDC có nhiều lợi thế về thương hiệu và chuỗi logistics ngành lạnh trên cả nước, khả năng chi phối thị phần trong phân khúc kem phổ thông.

    [​IMG]

    Với ngành sữa chua, sự cạnh tranh còn tỏ ra khá khắc nghiệt khi các doanh nghiệp đua nhau giảm giá bán, khuyến mãi dẫn đến xói mòn biên lợi nhuận. KDC đã có một số sai lầm nhất định trong mảng nay, tuy vậy từ QIII/2018 thì việc chủ động loại bỏ các chi phí không hiệu quả và hạn chế đầu tư thêm vào mảng này tỏ ra là một quyết định sáng suốt và sau đó, thực hiện đẩy mạnh phát triển mở rộng phân khúc này ở thời điểm thích hợp hơn.

    II. Đánh giá hoạt động kinh doanh:

    Hoạt động kinh doanh chính của KDC đã không ngừng thua lỗ từ 2016 đến 2018 xuất phát từ vấn đề “cơ cấu lại doanh nghiệp” trong chiến lược phát triển. Nhiều đánh giá cho rằng, sự chuyển đổi trên là không mấy thành công vì mảng kinh doanh mới có biên lợi nhuận thấp hơn. Điều đó không hoàn toàn sai, tuy nhiên vì vậy mà cho rằng biên lợi nhuận thấp kia thể hiện đặc thù của ngành là không hoàn toàn đúng vì khi chuyển đổi “chi phí ban đầu” để quảng cáo, xây dựng hệ thống phân phối nhằm xâm nhập thị trường là khá lớn và từ đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, do đó, biến số trên chúng tôi cho rằng sẽ được cải thiện nhất là sau khi doanh nghiệp đã chiếm lĩnh thành công mảng dầu ăn và xác lập được vị trí trong các mảng còn lại.

    Thực tế, từ giữa 2018 và đến nay, biên lợi nhuận gộp đang dần được cải thiện, cộng với sự tăng trưởng trở lại của ngành FMCG (trên 3% mỗi quý). Sang năm 2019, lợi nhuận gộp đã có những chuyển biến tích cực. Dù doanh thu thuần giảm 14,7% do giảm các sản phẩm tiêu thụ không có hiệu quả (sản phẩm dầu thô thuần túy), giá bán thị trường có xu hướng giảm và do ảnh hưởng của tỷ giá nhập khẩu. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp được cải thiện do quản lý tốt chi phí hoạt động giúp lợi nhuận gộp tăng mạnh lên mức ~25% so với 17.7% cùng kỳ.
    Nhiều ý kiến cho rằng, KDC thiếu ổn định vì phụ thuộc nhiều vào hoạt động ngoài kinh doanh do từ năm 2015 đến nay, lợi nhuận của KDC hoàn toàn đến từ các hoạt động ngoài kinh doanh trong khi hoạt động kinh doanh chính bị thua lỗ. Tuy nhiên cách nhìn này có phần máy móc và có phần không công bằng với mô hình holdings trong khi bỏ qua việc doanh nghiệp có thể tối đa hóa nguồn lực trong tương lai, cơ cấu dễ dàng các công ty thành viên và tăng sức cạnh tranh, phân tán các rủi ro trên thị trường; mô hình đặc biệt hữu dụng trong ngành bán lẻ với những sản phẩm tiêu dùng có vòng đời ngắn “short product life cycle” của KDC mà trước đây MWG, MSN, MWG… đã áp dụng cực kỳ xuất sắc.

    Mặt khác từ năm 2015, hoạt động M&A qua các mảng khác nhau khiến nợ vay của công ty tăng cao nhưng có thể thấy vẫn ở mức an toàn tài chính khi công ty đảm bảo được nguồn vốn trong những năm gần đây. Trong tương lai, khi hoàn động M&A đi đến hồi kết, chúng tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng nợ vay sẽ giảm lại. Dẫu vậy chúng ta cũng sẽ cần theo dõi yếu tố này với sự cẩn trọng cần thiết.

    III. Định giá:
    Về mặt định giá, chúng tôi sẽ tránh định giá KDC theo phương pháp EPS và P/E thông thường vì các giá trị lịch sử của KDC không có nhiều tác động do KDC đã trải qua thời kỳ cơ cấu kể từ năm 2015. KDC của giai đoạn trước và sau thời điểm tái cấu trúc là hai KDC hoàn toàn khác nhau cũng như giai đoạn tái cấu trúc và diễn ra các hoạt động M&A có sự kéo dài vài năm trong khi các mảng kinh doanh cũng cần thời gian để phát huy hiệu quả kinh doanh. Việc nhìn thuần vào EPS và P/E sẽ cho chúng ta cảm giác rằng KDC quá đắt đỏ.

    Tuy nhiên, nếu nhìn vào Net Cash và Net Working hoặc vốn lưu động ròng tương ứng ~12.000 đồng/cổ phiếu thì hiện tại KDC đang giao dịch chưa tới 2 lần so với vốn lưu động ròng, rất thấp so với cách doanh nghiệp cùng ngành. Trong khi đó, giá sổ sách của KDC đang ở mức 28.000 đồng/cổ phiếu thì hiện tại đang được chiết khấu khá tốt với hơn 28% với mức P/B 0.7 lần. KDC tỏ ra là một trường hợp cổ phiếu khá đáng lưu tâm với nhà đầu tư giá trị.

    Ngoài ra một số điểm tích cực hứa hẹn cho việc doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động ổn định có thể kể đến như Dòng tiền tạo ra trên mỗi cổ phiếu đã quay trở lại mức dương 343 đồng/cổ phiếu trong 6 tháng đầu năm 2019, trong năm 2018 âm 337 đồng/cổ phiếu. Các chỉ tiêu doanh số, EPS cơ bản đều có sự cải thiện sau 3 năm sụt giảm trong khi công nợ có xu hướng đi ngang. Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý ROE, ROA, ROIC đều có sự cải thiện đáng kể nói lên việc doanh nghiệp bắt đầu sử dụng tài sản hiệu quả hơn cũng như phát huy được các lợi thế cạnh tranh sau giai đoạn cấu trúc lại doanh nghiệp.

    Những yếu tố trên, chúng tôi cho rằng KDC có mức giá khá hấp dẫn để có thể mua và nắm giữ với những kỳ vọng trung và dài hạn hay nhằm mục đích “phòng thủ” khi KDC định hướng trở thành một nhãn hiệu hàng tiêu dùng thiết yếu. Ngoài ra mức cổ tức ổn định từ 10% hằng năm tương ứng với 5% tính trên thị giá cũng là một mức chấp nhận được.

    Tất nhiên, trong quá trình nắm giữ, nhà đầu tư cũng cần review nhiều yếu tố liên tục như đã đề cập như nợ vay, các chỉ báo về hiệu quả quản lý… mà chúng tôi tin rằng sẽ được khẳng định rõ nét hơn trong 2 quý tới. Riêng một yếu tố nho nhỏ khác là khoảng đầu tư vào Lavanue, chúng tôi cho rằng không có sự tác động quá lớn từ dự án này nhưng việc doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn sẽ phần nào cản trở động lực tăng giá và giá trị của công ty.

    IV Về mặt kỹ thuật:

    Chúng tôi cho rằng, KDC hội tụ nhiều yếu tố của một cổ phiếu “thoát downtrend” sau quá trình tạo đỉnh từ năm 2017 đến cuối năm 2019. Điều này phản ánh thực tế của doanh nghiệp khi kết thúc hoàn toàn mảng kinh doanh bánh kẹo từ 2017 mảng đóng góp doanh thu lợi nhuận chính trước đó. Quá trình tái cấu trúc khá khắc nghiệp khi cổ phiếu đã có lúc mất đi 60% thị giá từ đỉnh.

    Bước sang 2019, KDC có sự đi ngang vào tạo nền khá vững chắc ở vung 18.5-18.6, và hệ thống MA đã “phẳng” đi đáng kể và bắt đầu có sự hướng lên xác nhận những tín hiệu tạo đáy. Hiện tại, xu hướng giá đang có sự cắt lên hệ thống MA, các đường MA ngắn hạn dần vượt lên trên các đường MA dài hạn. Chúng tôi cho rằng, KDC đang đứng trước cơ hội vào sóng tăng với upside khá lớn tương ứng vùng 28.300 đồng/cổ phiếu và điều này sẽ được xác nhận khi KDC chinh phục kháng cự tương ứng 22.000 - 23.000 đồng/cổ phiếu đã được thiết lập gần đây, lần đầu tiên kể từ khi cổ phiếu thoát downtrend. Do đó, nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật có thể quan sát và chờ đợi tín hiệu khi KDC xác nhận tín hiệu trên để thực hiện gia tăng tỉ trọng sau khi muc tích lũy trước đó.

    [​IMG]
    Brandy Khoa
    ---------
    Nhận định bởi:
    Phạm Đình Khoa - Nhân viên chăm sóc khách hàng cá nhân cao cấp MBS - CN.HCM
    Số điện thoại/****: 0909 821 301
    email: khoa.phamdinh@mbs.com.vn

    Tớ thấy bài này phân tích hợp lý
  9. vanminhth

    vanminhth Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2008
    Đã được thích:
    337
    vậy chắc phải bán thêm nhà để chiến với anh thành nha pro :))
  10. hai120370

    hai120370 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2019
    Đã được thích:
    2.105
    Thi gan với anh ấy thôi.

Chia sẻ trang này