Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các doanh nghiệp có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 09/07/2022.

2493 người đang online, trong đó có 80 thành viên. 01:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 46085 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Những doanh nghiệp đầu tiên báo lãi tăng mạnh nửa đầu năm
    08:18 | 02/07/2022
    Chia sẻ
    Ngày 30/6 vừa kết thúc, một số công ty niêm yết đã ước tính kết quả kinh doanh quý II/2022, đa phần các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh sớm đều thuộc nhóm doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh thuận lợi so với cùng kỳ năm trước.


    Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

    Đối với lĩnh vực dầu khí, giá dầu tăng mạnh đang giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành hưởng lợi lớn. Đơn cử, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS - Mã: GAS) Hoàng Văn Quang chia sẻ, trung bình cứ giá dầu brent tăng/giảm 5 USD/thùng thì doanh thu của tổng công ty sẽ tăng/giảm tương ứng là 1.500 tỷ, lợi nhuận trước thuế tương ứng tăng/giảm 500 tỷ.

    Nhờ thuận lợi từ giá dầu mà kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của PV GAS được ước tính đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ, với tổng doanh thu đạt 54.560 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.919 tỷ đồng, tăng 59%.

    Tạm tính trong quý II, tổng công ty đã ghi nhận khoảng 27.871 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 3.424 tỷ đồng, tăng lần lượt 23% và 49% so với quý II năm ngoái.

    Giá dầu neo ở vùng cao như vậy cũng mang lại lợi nhuận lớn cho CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) nhờ hưởng chênh lệch giá giữa sản phẩm lọc và dầu thô (crack margin).

    Trong sự kiện diễn ra mới đây, Tổng Giám đốc BSR cho biết kết quả kinh doanh hai quý đầu năm tăng trưởng vượt bậc so với kỳ vọng đặt ra ban đầu. Hiện tại BSR đã vượt xa so với kế hoạch và hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của năm 2022.

    Dự báo cho cả năm, lãnh đạo BSR chia sẻ: "Năm 2022 BSR có thể có mức lợi nhuận cao hơn lúc cổ phần hóa, tức hơn 7.000 tỷ đồng. Năm nay công sẽ ty thiết lập được con số kỷ lục mới".

    Bên cạnh giá dầu, giá cước vận tải biển neo ở mức cao cũng là vấn đề làm đau đầu nhiều doanh nghiệp xuất khẩu. Thế giới vẫn đang diễn ra tình trạng thiếu tàu và container rỗng, dự kiến vấn đề này sẽ tiếp tục kéo dài.

    Trong bối cảnh đó, tận dụng cơ hội mở rộng đội tàu, trong hai quý đầu năm, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (Mã: HAH) ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 1.615 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 437 tỷ, lần lượt gấp 2 lần và gấp 2,39 lần kết quả cùng kỳ năm ngoái.

    Ước tính riêng quý II, doanh thu của HAH khoảng 963 tỷ đồng và lãi sau thuế 174 tỷ, lần lượt tăng 114% và 77% so với quý II/2021. Dù doanh thu quý vừa rồi tăng trưởng mạnh, song mức lợi nhuận quý đã giảm tốc so với hai quý trước đó.

    [​IMG]
    Doanh thu và lợi nhuận của HAH bắt đầu đi lên rõ rệt từ quý I/2021 - thời điểm giá cước vận tải leo thang. Đây cũng là giai đoạn HAH tập trung đầu tư đội tàu. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của HAH).

    Trong 6 tháng đầu năm, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) ước tính lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 700 tỷ đồng, tăng mạnh so với 32 tỷ đồng cùng kỳ. Với kết quả này, CII đã thực hiện được 93% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

    Trước đó trong quý I, doanh nghiệp này lãi ròng hợp nhất gần 647 tỷ, chủ yếu đến từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính hơn 775,6 tỷ đồng. Như vậy ước tính trong quý II, CII có lãi khoảng 53 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ.

    Cũng trong cùng lĩnh vực hạ tầng, CTCP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (Mã: HHV) tạm tính trong quý II, doanh thu hợp nhất gần 470 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 58 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 26% so với quý II/2021. Doanh thu và lợi nhuận của HHV đến từ các hoạt động thi công xây lắp, quản lý vận hành, hoạt động của các trạm thu phí BOT.

    [​IMG]
    Hầm đường bộ Phú Gia trên địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế do Tập đoàn Đèo Cả làm tổng thầu. (Ảnh minh họa: Minh Hằng).

    Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, Chủ tịch Tập đoàn I.P.A (Mã: IPA) là doanh nhân Vũ Hiền cũng hé lộ kết quả 6 tháng với tổng doanh thu 700 tỷ và lợi nhuận thu về khoảng 400 tỷ. Như vậy riêng quý II, IPA ghi nhận khoảng 625 tỷ đồng doanh thu, gấp 9,7 lần cùng kỳ và 204 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 82%.

    Cần lưu ý là quý II năm ngoái, IPA ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến trên nghìn tỷ đồng nhờ thoái vốn khỏi Hòn Ngọc Á Châu và nhận cổ tức từ khoản đầu tư dài hạn.

    Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, Chủ tịch Tập đoàn I.P.A (Mã: IPA) là doanh nhân Vũ Hiền cũng hé lộ kết quả 6 tháng với tổng doanh thu 700 tỷ và lợi nhuận thu về khoảng 400 tỷ. Như vậy riêng quý II, IPA ghi nhận khoảng 625 tỷ đồng doanh thu, gấp 9,7 lần cùng kỳ và 204 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 82%.

    Cần lưu ý là quý II năm ngoái, IPA ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến trên nghìn tỷ đồng nhờ thoái vốn khỏi Hòn Ngọc Á Châu và nhận cổ tức từ khoản đầu tư dài hạn.

    Nửa đầu năm nay có thể gọi là thời gian thuận lợi cho ngành tôm nói riêng và ngành thủy sản nói chung. Đến nỗi, Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn phải thốt lên rằng đây là năm rất đặc biệt, khiến toàn ngành đều có lời. Còn trên thị trường chứng khoán, ngược dòng thị trường, cổ phiếu của các công ty ngành thủy sản vẫn hút được dòng tiền.

    Chia sẻ với báo chí về tình hình 6 tháng đầu năm, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) ước tính doanh thu tăng 35% và lợi nhuận tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn doanh thu là nhờ việc nuôi tôm nửa đầu năm khả quan, giá thành sản phẩm cuối cùng giảm trong khi giá bán ra tốt.

    Còn Vua tôm Minh Phú (Mã: MPC) chỉ nói ngắn gọn, quý II công ty kinh doanh tốt và dự kiến cả năm sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Song, kế hoạch sản lượng và giá trị có thể không đạt do dự kiến nửa cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn.

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng đã báo cáo tình hình kinh doanh 5 tháng đầu năm với kết quả tăng trưởng khá. Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) cho biết doanh thu 5 tháng hơn 1.427 tỷ đồng, tăng 27% và lãi sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 207 tỷ đồng, tăng 56,3% so cùng kỳ năm trước.

    Tập đoàn cho biết xuất khẩu là động lực chính giúp lợi nhuận tăng mạnh hai tháng gần đây, Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung mở rộng nhà phân phối ở thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, Âu Mỹ.

    Một doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ cũng lãi lớn sau 5 tháng là Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Mã: PNJ) ghi nhận doanh thu thuần đạt 15.583 tỷ đồng, tăng 47%; lãi sau thuế 1.066 tỷ đồng, tăng 47%.

    Nam Việt (Mã: ANV), doanh nghiệp lớn trong ngành cá tra cũng báo lãi lớn trong 5 tháng đầu năm, - cũng đại diện công bố doanh thu thuần 5 tháng đạt 2.148 tỷ đồng, lãi sau thuế 449 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp vẫn duy trì ở mức cao, khoảng 33%.

    Kết quả kinh doanh của Nam Việt tăng trưởng mạnh cùng với sự tăng trưởng của thị trường cá tra xuất khẩu 5 tháng ước đạt 1,1 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. VASEP nhận định từ đây đến cuối năm, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… khả quan do mức giá cá tra xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến trong nước cạnh tranh tốt và mặt hàng cá tra là nguồn thay thế cho một số phân khúc cá thịt trắng bị thiếu hụt có nguồn cung từ Nga
    gallant10QCK đã loan bài này
  2. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    PVTrans ước lãi 500 tỷ đồng 6 tháng đầu năm
    09:50 | 30/06/2022
    Chia sẻ
    So với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng, PVTrans đã thực hiện được 83% chỉ tiêu sau hai quý đầu năm.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa: PVTrans.

    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans - Mã: PVT), ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã chia sẻ về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm.

    Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt khoảng 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và giảm 12% so với kết quả đã kiểm toán năm ngoái.

    Như vậy ước tính trong quý II, PVTrans đã ghi nhận khoảng 2.090 tỷ đồng doanh thu và lãi trước thuế 261 tỷ đồng, lần lượt tăng 12% và giảm 17% so với quý II cùng kỳ.

    Năm nay, PVTrans đặt mục tiêu doanh thu 6.500 tỷ đồng, giảm 14% so với kết quả năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng, giảm 40%. Kế hoạch này được PVTrans đặt ra sau năm 2021 lãi lớn trên nghìn tỷ đồng và vượt 200% mục tiêu lợi nhuận năm.

    Với kết quả ước tính 6 tháng đầu năm, PVTrans đã thực hiện được 63% kế hoạch doanh thu và 83% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.

    Chủ tịch PVTrans cho biết, đầu năm những tác động của COVID-19 chưa dứt thì cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ đã thay đổi toàn bộ các dự báo trước đó, khiến mọi chi phí có xu hướng tăng cao. Ông Phạm Việt Anh nhận định trong ngắn hạn giá cước tàu biển tăng sẽ có lợi cho công ty, nhưng về dài hạn đây vẫn là một dấu hỏi lớn.

    Còn tại thị trường trong nước, nhu cầu vận tải năm nay dự kiến gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất và Nhà máy Hóa lọc dầu Nghi Sơn dần hồi phục. Ngoài ra, NMLD và các đầu mối xăng dầu trong nước có nhu cầu nhập khẩu để bù đắp sản lượng nội địa thiếu hụt, cũng kéo theo nhu cầu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu tăng lên.

    "Nhìn chung đây là thời điểm rất quan trọng, PVTrans cần thận trọng khi đầu tư mới thêm các đội tàu", người đứng đầu PVTrans nhận định. Theo kế hoạch PVTrans sẽ đầu tư thêm cho công ty mẹ 6 tàu, còn các công ty thành viên là 17 tàu.
    super_man007, gallant10, t2661 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Mỗi tháng Digiworld thu về 560 tỷ đồng từ phân phối điện thoại di động
    17:22 | 07/07/2022
    Chia sẻ
    Mảng điện thoại di động tiếp tục đóng góp chính vào tổng doanh thu 6 tháng đầu năm của Digiworld, chiếm 55% và tăng trưởng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.


    Tại sự kiện do Báo Đầu tư tổ chức chiều 7/7, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch CTCP Thế giới số (Digiworld - Mã: DGW) đã chia sẻ về kết quả kinh doanh quý II khi nhu cầu thị trường có dấu hiệu giảm sút. Một phần nguyên nhân được ông Việt nhận định do Việt Nam mới mở cửa, nên người dân tập trung vào các dịch vụ du lịch giải trí nhiều hơn là mua các sản phẩm điện tử.

    Cụ thể, doanh thu của Digiworld quý vừa rồi đạt 4.801 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

    Lũy kế 6 tháng, công ty ghi nhận 11.810 tỷ đồng doanh thu, tăng 28% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 351 tỷ đồng, tăng 57%. Với kết quả này, Digiworld đã thực hiện được 45% kế hoạch doanh thu và 44% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

    Trong nửa đầu năm nay, cơ cấu doanh thu không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ, khi tỷ trọng của mảng điện thoại di động vẫn đóng góp chính vào tổng doanh thu, chiếm 55% và tăng 31% so với cùng kỳ năm trước đó. Các mảng laptop, máy tính bảng, và thiết bị văn phòng lần lượt chiếm 28% và 15%, tăng 35% và 47% so với 6 tháng 2021.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp từ Digiworld.

    Người sáng lập Digiworld cho biết thông thường, kết quả đạt được nửa đầu năm chiếm dưới 40% kế hoạch cả năm nên với kết quả như hiện tại, công ty tự tin hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2022 với doanh thu mục tiêu là 26.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 800 tỷ đồng.

    Cho quý III, ông Đoàn Hồng Việt dự đoán nhu cầu thị trường ngành điện tử sẽ tăng trưởng trở lại. Còn ngành hàng chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng nhanh sẽ tăng trưởng tốt hơn.
    gallant10, ThanTuDo, t2661 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    CNG lãi 6 tháng tăng gần 86% so với cùng kỳ
    HoSE:CNG) công bố tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm nay. Trong quý II, CNG ghi nhận doanh thu thuần 1.160,3 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 47,01 tỷ đồng, tăng lần lượt 40% và 54% so với cùng kỳ.

    Năm nay đơn vị đặt kế hoạch tổng doanh thu tăng 5,7% lên 3.236,12 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 2,3% lên 110,03 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần tăng 45,5% lên 2.160,72 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 85,7% lên 91,53 tỷ đồng, đạt 67% và 83% kế hoạch năm.

    Sản lượng khí CNG trong quý II vượt kế hoạch quý 6% vói 80,03 triệu Sm3. Theo đó, sản lượng khí 6 tháng đầu năm là 154,94 triệu Sm3, hoàn thành 54% kế hoạch.

    Nửa cuối năm nay, đơn vị sẽ chạy thử khí tự nhiên hoá lỏng (LNG - Liquefied natural gas) của Tổng Công ty Khí Việt Nam (HoSE:GAS) để chủ động phương án đầu tư, mua sắm, lắp đặt trạm cấp khí LNG chạy thử cho khách hàng.

    Trước đó, kết thúc quý I, CNG thu về 999,2 tỷ đồng doanh thu và 44,53 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 55,4% và gấp 2,5 lần so với thực hiện quý I năm trước. CNG lý giải nguyên nhân đằng sau lợi nhuận tăng trưởng là do sản lượng và giá nguyên liệu tăng.

    Kết phiên giao dịch 6/7, cổ phiếu CNG giảm 6,96% còn 32.100 đồng/cp. Thị giá mã này giảm gần 28% so với mức đỉnh 44.470 đồng/cp giữa tháng 4.

    Thị giá cổ phiếu CGN. Ảnh: TradingView
    gallant10, ThanTuDoBonmua thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Lợi nhuận công ty mẹ Viglacera 6 tháng tăng 77% so với cùng kỳ 2021
    HoSE: VGC) vừa công bố ước tính kết quả sản xuất kinh doanh lũy kế 6 tháng đầu năm với lợi nhuận hợp nhất đạt 174% kế hoạch 6 tháng. Trong đó, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là khoảng 1.392 tỷ đồng, tăng khoảng 77% so với cùng kỳ, vượt 16% kế hoạch năm. Đóng góp lớn vào kết quả này là mảng kinh doanh kính xây dựng và bất động sản của công ty.

    Trong quý I, lợi nhuận trước thuế công ty mẹ Viglacera là 706,4 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong quý II lợi nhuận công ty mẹ của đơn vị này là khoảng 686 tỷ đồng, giảm khoảng 7% so với quý II/2021.

    [​IMG]

    Lợi nhuận hợp nhất và lợi nhuận công ty mẹ Viglacera. Ảnh: Viglacera.

    Theo Tổng giám đốc Viglacera Nguyễn Anh Tuấn, trong 6 tháng cuối năm, với bối cảnh chiến tranh leo thang cũng như giá cả nguyên liệu, chi phí vận tải tăng cao thì tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên công ty sẽ chủ động rà soát hàng tháng hoạt đông sản xuất kinh doanh cho từng nhóm lĩnh vực kinh doanh, chi tiết từng đơn vị thành viên nhằm đảm bảo toàn hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch cả năm 2022.

    Ngoài ra, Viglacera cũng sẽ tiếp tục phát triển thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; Cùng với đó, đơn vị cũng chủ động điều tiết và kiểm soát hoạt động sản xuất; xây dựng chi tiết các phương án đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài và nắm bắt mọi diễn biến của thị trường trong thời gian tới.

    Tại đại hội cổ đông thường niên năm nay, doanh nghiệp đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 10% so với thực hiện năm 2021. Về phía công ty mẹ, Viglacera lên kế hoạch doanh thu 6.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng lần lượt tăng 17% và 4% so với thực hiện năm 2021. Dự kiến chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 16%.
    trunglph, gallant10cafeb7 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    PV Power: Lãi 6 tháng đạt 1.159 tỷ đồng, Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ vận hành thương mại từ 2024 - 2025
    HoSE: POW) thông tin nửa đầu năm sản lượng điện của toàn tổng công ty đạt 7,1 tỷ kWh, thực hiện 51,4% kế hoạch năm và tương đương 75% cùng kỳ năm trước.

    Nguyên nhân sản lượng giảm là do nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Cà Mau 1 & 2 giảm trong khi Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Hủa Na và Đakrinh đều tăng mạnh. Trong đó, tổ máy số 1 của dự án Vũng Áng 1 bị sự cố từ tháng 9/2021 đến nay chưa được vận hành trở lại.

    Theo đó, doanh thu 14.865 tỷ đồng, thực hiện 61,3% kế hoạch và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 1.159 tỷ đồng, vượt 56% kế hoạch năm và giảm 19%.

    Riêng với công ty mẹ, sản lượng 4,3 tỷ kWh, đạt 45% kế hoạch, doanh thu 9.316 tỷ đồng, thực hiện 55% kế hoạch và lãi sau thuế 788 tỷ đồng, tương đương 87,6% kế hoạch năm
    Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ chạy thương mại từ quý IV/2024 và quý II/2025

    Tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Duy Giang, Phó Tổng giám đốc đã có những cập nhập về dự án Nhơn Trạch 3 và 4. Cụ thể, dự án có tổng công suất phát trung bình 9 tỷ kWh/năm, vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Cơ cấu nguồn vốn 25% tự có và 75% vay.

    Tổng công ty đã ký hợp đồng EPC vào 14/3 và khởi công trong quý II. Ban lãnh đạo dự kiến Nhơn Trạch 3 vận hành thương mại từ quý IV/2024 và Nhơn Trạch IV từ quý II/2025.
    gallant10 đã loan bài này
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Theo Fili

    ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HoSE:pET) được tổ chức vào sáng 28/06

    Kế hoạch lợi nhuận sau thuế 336 tỷ đồng

    Trong bối cảnh bất ổn năm 2022, Petrosetco đặt ra kế hoạch có phần thận trọng hơn, với lợi nhuận sau thuế 336 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021. Trong đó, quý I/2022, Công ty lãi sau thuế gần 89 tỷ đồng, tức đạt hơn 26% kế hoạch lợi nhuận năm.

    [​IMG]

    Nguồn: VietstockFinance.

    Về phương án phân phối lợi nhuận, công ty dự kiến tỷ lệ chi trả là 10% cho năm 2022.

    Đại hội lần này cũng thông qua việc miễn nhiệm chức danh Thành viên HĐQT với bà Vũ Việt Anh và bà Lê Thị Chiến. Thay vào đó, ông Nguyễn Quý Thịnh và ông Trình Thanh Cần sẽ được bầu làm Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2022-2027.

    Chào bán 45 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và chia 10% cổ tức cổ phiếu

    Trong năm nay, Petrosetco sẽ triển khai phương án chào bán 45 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, Công ty sẽ chào bán theo tỷ lệ 2:1, cổ đông sở hữu hai cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm một cổ phiếu mới. Giá bán mà Petrosetco đề xuất là 15.000 đồng/cp.

    Xét theo mức giá này, Petrosetco có thể thu về 675 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

    Ngoài ra, công ty chuyên về dịch vụ phân phối này cũng sẽ thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được nhận một cổ phiếu mới.

    Gặp bài toán khó về vốn

    Nhìn lại năm 2021, bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây nhiều khó khăn, nhưng cũng tạo ra một cơ hội kinh doanh hiếm có với Petrosetco, khi người dân đổ xô mua laptop, điện thoại thông minh, máy tính để làm việc và học tập tại nhà. Đây cũng là động lực chính giúp hãng chuyên phân phối thiết bị điện tử này ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với lợi nhuận sau thuế gấp 2,2 lần so cùng kỳ.

    [​IMG]
    Nguồn: Tài liệu họp của Petrosetco

    Cũng đáng chú ý là trong năm 2021, Petrosetco đã hoàn tất các thủ tục pháp lý, chính thức chấm dứt hợp tác với đối tác S.S.G trong việc triển khai dự án Cape Pearl Thanh Đa. Hiện tại, công ty đang có ý định tự thực hiện hoặc sẽ tìm kiếm đối tác khác để đẩy nhanh tiến độ dự án.

    Tuy vậy, Petrosetco hiện đang đối mặt với bài toán khó về vốn. "Trong những năm gần đây, đặc biệt là 2021, Petrosetco gặp nhiều khó khăn về vốn. Với doanh số và lợi nhuận tăng trưởng như vừa qua, nếu giữ nguyên vốn thì Petrosetco sẽ đối mặt với bài toán khó khăn trong việc vay vốn để thúc đẩy tăng trưởng, đáp ứng cho các nhà cung cấp", Chủ tịch Petrosetco Phùng Tuấn Hà cho biết.

    Bên cạnh đó, khi bước sang năm 2022, thế giới và cả Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi chiến tranh Nga-Ukraine, Fed nâng lãi suất cũng như lạm phát.

    "Trong nửa cuối 2022, lãi suất và hạn mức vay ngân hàng đều có biến động tương đối nhiều. Việc tăng vốn và trả cổ tức bằng cổ phiếu để tạo điều kiện cho công ty có tài chính đủ mạnh để thực hiện tham vọng doanh số. Lãi suất đi vay ngân hàng tăng sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của Petrosetco", Chủ tịch công ty cho biết.

    Do đó, Petrosetco tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn trong năm 2022.
    gallant10, vulaiclubThanTuDo thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    TPBank (TPB): Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 đạt gần 3.800 tỷ đồng
    12:45 06/07/2022
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội.
    [​IMG]Lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước.
    Sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận quý II đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng, tương ứng tăng gần 34% so với quý I đã đưa lợi nhuận lũy kế đến 30/6/2022 của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước.

    Kết thúc 30/6/2022, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 310 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành gần 89% kế hoạch mục tiêu. Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng trong kỳ của ngân hàng cho thấy TPBank không tập trung quá nhiều vào tín dụng mà có sự gia tăng lợi nhuận ở hoạt động dịch vụ và phi tín dụng.

    Tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 8.165 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.192 tỷ đồng, tăng 71,56% so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, mở tài khoản, bán chéo bảo hiểm và hoạt động thanh toán. Thu nhập lãi thuần từ dịch vụ chiếm tới 14,6% tổng thu nhập, tăng gần 3,5% so với thời điểm 30/6/2021.

    Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam hiện đang áp dụng theo chuẩn Basel III, các chỉ số về an toàn vốn và thanh khoản được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ. Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại 31/5/2022 đạt 13,1%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.
    gallant10, ThanTuDodangthanh16 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    VPG ước lợi nhuận sau thuế quý 2 đạt 120 tỷ đồng

    Sản lượng tăng nhờ ký được nhiều hợp đồng với khách hàng lớn cùng giá hàng hóa neo cao là những yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận quý 2 năm 2022 của VPG tăng trưởng mạnh so với quý 1 năm 2022.

    0:00/0:00
    Nam miền Bắc
    [​IMG]
    (Ảnh minh hoạ)
    CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (mã VPG) công bố kết quả kinh doanh ước tính quý 2/2022 với doanh thu đạt 1700 tỷ đồng, tăng 54% và lợi nhuận sau thuế 120 tỷ đồng gần như đi ngang so với cùng kỳ. Kết quả khả quan là nhờ giá hàng hóa tăng cao và việc ký kết được nhiều hợp đồng với các khách hàng lớn như CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất, CTCP Luyện Kim Đen Thái Nguyên, CTCP Xây lắp điện I,...

    Trong quý 2/2022, tình hình thế giới diễn biến phức tạp hậu COVID-19, vấn đề cạnh tranh thương mại và căng thẳng địa chính trị làm đứt gãy nguồn cung, gây khó khăn cho quá trình mua bán, thanh toán các hàng hóa như xăng dầu, khí đốt và than. Tuy nhiên, VPG vẫn gia tăng sản lượng than cốc, than nhiệt và quặng sắt cho các hợp đồng đã ký nhờ chủ động đảm bảo nguồn cung với các đối tác. Trong kỳ, VPG đã cung cấp cho khách hàng sản lượng than cốc đạt 35.000 tấn, than nhiệt 48.000 tấn và quặng sắt 164.000 tấn.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, VPG ước đạt doanh thu gần 2.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 172 tỷ đồng. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và 61% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

    Năm 2022, VPG đặt mục tiêu đem về 8.621 tỷ đồng doanh thu, tăng 123% so với thực hiện năm trước. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng than nhiệt với việc trúng gói thầu dự án cung cấp than nhiệt cho nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. Công ty bắt đầu thực hiện và ghi nhận doanh thu từ tháng 5/2022 và dự kiến sản lượng cung cấp than nhiệt sẽ tăng mạnh trong nửa cuối năm.

    Lấn sân sang bất động sản


    Với điểm tựa từ lĩnh vực cốt lõi tăng trưởng, VPG đã mạnh dạn lấn sân sang các lĩnh vực giàu tiềm năng mới như bất động sản. Ngày 25/5, HĐQT VPG cũng đã thông qua hợp đồng hợp tác với CTCP Thương mại và Đầu tư Công nghệ ECOTECH Việt Nam để đầu tư dự án khu đô thị 1.500 tỷ đồng tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, Hòa Bình. VPG sẽ góp 585 tỷ đồng, thời gian góp vốn dự kiến từ năm 2022 đến 2024. Quy mô dự án 64 ha, đảm bảo nguồn Doanh thu và Lợi nhuận cho VPG trong vòng 5 năm tới.

    Không dừng lại, VPG còn đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cảng thủy nội địa đến UBND để triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu cảng thủy nội địa và bến bãi hậu cần tại đất bãi sông thuộc quy hoạch Cụm công nghiệp Đò Nống tại xã Lê Thiện, huyện An Dương. Dự án có diện tích 46.8 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 660 tỷ đồng.

    Tiếp tục với một dự án cảng, VPG dự kiến đầu tư 419 tỷ đồng để thực hiện Dự án Cảng thủy nội địa Việt Phát tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với tổng quy mô vào khoảng 9,75 ha. Dự án được xây dựng nhằm mục đích trở thành điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, đồng thời là điểm kinh doanh vật liệu xây dựng.

    Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch HĐQT công ty đã đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu VPG trong thời gian từ ngày 24/06 - 23/07/2022. Ông Bình hiện là cổ đông lớn nhất tại VPG, sở hữu gần 19,7 triệu cổ phiếu, tương đương 24,54% vốn. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của ông Bình sẽ tăng lên mức 25,79%. Ước tính theo thị giá VPG hiện tại, Chủ tịch VPG sẽ chi khoảng 30 tỷ đồng để thực hiện giao dịch trên.
    Laibilua, gallant10, ThanTuDo3 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  10. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.474
    Cám ơn bác:drm
    gallant10, ThanTuDoanchaodabat thích bài này.

Chia sẻ trang này