Khẩn cấp. DJ và shanghai composite. Dự nào???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungckvn65, 24/09/2018.

8470 người đang online, trong đó có 1341 thành viên. 15:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2020 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Thâm hụt thương mại giữa Mỹ - Trung là âm 300 tỷ USD. Do đó oánh thuế càng mạnh vào hàng TQ thì Mỹ càng mạnh, nợ công giảm, tích lũy ngân sách tăng, mũi tên bắn hai đích.
    Dự vì vậy phiên 21/9... tay to phố Wall quyết định tất tay.
    Trump đâu phải dạng vừa, các chuyên gia của nó đã tính rồi,
    Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng tốc trong 2019-2020 mặc kệ TQ ra sao thì ra.
    Vì thế DJ sẽ tiệm cận 30.0000 -32.000 điểm> VNI hiẹn nay tương đồng với DJ????
    Càng oánh thuế mạnh hàng Trung > DJ càng tăng> VNI tăng theo???
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139

    • (NDH) Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận định các thị trường cận biên, trong đó có Việt Nam, đang diễn biến tốt hơn các thị trường mới nổi khi nhà đầu tư tìm cách tránh cuộc chiến thương mại leo thang, USD mạnh lên và lãi suất tăng.

      TIN ĐỌC NHIỀU
      Trong bản dự báo công bố hôm 20/9, IIF ước tính dòng vốn đầu tư bất thường chảy vào các quốc gia thị trường cận biên tăng từ 124 tỷ USD năm 2017 lên 145 tỷ USD trong năm 2018.

      Dự báo này thấp hơn con số 152 tỷ USD mà IIF đưa ra hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức tốt trong bối cảnh thị trường toàn cầu rung lắc mạnh. IIF cũng cảnh báo số liệu này có rủi ro gây hiểu nhầm bởi đà tăng có thể do một quốc gia như Qatar – hưởng lợi từ dòng vốn mới sau giai đoạn rất khó khăn năm 2017.

      IIF kết luận các thị trường cận biên cuối cùng vẫn ở vị thế tốt hơn các thị trường mới nổi với dòng vốn vào chiếm 5% GDP năm 2018, cao hơn con số 3 – 4% tại những thị trường mới nổi.

      [​IMG]

      ÔngMarshall Stocker. Ảnh: Finance Asia

      Marshall Stocker, chiến lược gia vốn vĩ mô toàn cầu tại Eaton Vance, có chung nhận định. Ông cũng lý giải tại sao Indonesia và Phillippines gây lo ngại trong khi nhà đầu tư nên chú ý trước tiên tới Việt Nam.

      Kể từ đầu năm, Chỉ số MSCI các thị trường cận biên (MSCI FM Index) giảm sâu hơn 3% so với chỉ số MSCI các thị trường mới nổi (MSCI EM Index) chủ yếu là do Argentina.

      Argentina hồi đầu năm chiếm tỷ trọng 24% trong MSCI FM Index nhưng giờ chỉ chiếm 15%, sau Kuwait và Việt Nam. Peso Argentina đã mất hơn 50% giá trị so với USD dẫn đến chỉ số chứng khoán MCSI Argentina giảm 52% trong 8 tháng đầu năm.

      Theo Stocker, thị trường cận biên không chịu nhiều thách thức như thị trường mới nổi như USD mạnh, chiến tranh thương mại hay giảm thanh khoản của các ngân hàng trung ương. Thị trường cận biên ít liên quan đến kinh tế thế giới hơn nên ít nhạy cảm với những xu thế vĩ mô hơn những quốc gia xếp trên.

      Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhiều quốc gia nhận ra rằng chuỗi cung ứng của họ quá tập trung ở Trung Quốc và đang di chuyển dần sang nước khác. Quá trình này dự báo tăng tốc trong tương lai.

      Stocker cho rằng tại Philippines, nhà đầu tư cảm thấy bất ổn về tân thống đốc ngân hàng trung ương. Một trong những điều đầu tiên ông này làm là hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, báo hiệu chính sách tiền tệ nới lỏng trong bối cảnh nhà đầu tư dự báo lạm phát tăng.

      Trên thực tế, lạm phát tháng 8 tại Philippines là 6,4%, vượt vùng mục tiêu 2 – 4% của chính phủ và đang cao nhất gần 10 năm. Trong khi đó, kinh tế Indonesia đã đi đúng hướng dưới thời Tổng thống Joko Widodo và Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani nhưng nước này chuẩn bị bước vào đợt bầu cử mới.

      Khi được hỏi Stocker có quan điểm tích cực nhất về quốc gia nào, ông cho biết ông thích Kazakhstan nhưng Việt Nam đáng chú ý nhất. "Đó là quốc gia mà các nhà đầu tư nên mua và nắm giữ dài hạn vì chương trình cải cách của chính phủ vẫn đi đúng hướng dù tiến độ còn chậm".

      VNIndex giảm 25% trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 7, Stocker vẫn tin Việt Nam là thị trường sẽ diễn biến rất tốt trong vài thập kỷ tới. Chiến lược tốt nhất là mua vào. Việt Nam là cái tên cần có trong mọi danh mục đầu tư các thị trường mới nổi và cận biên.

      Stocker cảnh báo Bangladesh sẽ đi ngược hướng với Việt Nam dù hai bên có cùng tốc độ tăng trưởng. Chính quyền Bangladesh đang bảo lãnh cho nhiều ngân hàng hoạt động kém mà không tim hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.
    newjerk thích bài này.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  3. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.314
    Có 1000 tỷ đây. Chờ nâng hạng chơi i tất tay.
    Hungckvn65 thích bài này.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Câu hỏi về việc liệu Mỹ hay Liên Xô đã châm ngòi cuộc Chiến tranh Lạnh là chủ đề gây nhiều tranh cãi kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu và các nhà sử học tới nay vẫn chưa có sự thống nhất. Hãy nhìn vào quan điểm của các nhà sử học nổi bật của mỗi bên.

    “Bộ ba” tại Hội nghị Yalta. Trong ảnh từ trái sang phải: Thủ tướng Anh Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Ảnh: Global Look Press

    Cách tiếp cận của các nhà sử học cả ở Mỹ và Liên Xô (trước đây), đối với căn nguyên của cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn luôn phức tạp và không đồng nhất quan điểm suốt thời gian qua. Trước tiên, hai bên thường xuyên đổ lỗi cho nhau. Sau đó, họ cố đi đến các giả thuyết mang tính thỏa hiệp hơn. Tuy nhiên, những năm 1990, quan điểm của phía Mỹ có sự thay đổi đáng kể với sự trở lại của lập trường chính thống hậu chiến.

    “Chủ nhiệm khoa lịch sử Chiến tranh Lạnh”

    Trường hợp rõ ràng nhất là với John Lewis Gaddis, một nhà nghiên cứu được coi là “trưởng khoa của các nhà sử học về Chiến tranh Lạnh”. Ông là một giáo sư Đại học Yale và là người nắm giữ rất nhiều giải thưởng, trong đó có cả giải thưởng Pulitzer. Ông được coi là “một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ” và thậm chí từng cố vấn cho Nhà Trắng khi George W. Bush làm Tổng thống Mỹ.

    Nhà sử học Mỹ John Lewis Gaddis. Ảnh: Getty

    Nhà sử học Gaddis cho rằng, rất nhiều lỗi lầm thuộc về phía Mỹ trong vấn đề căn nguyên của Chiến tranh Lạnh, nhưng ông coi Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mới là yếu tố chính đằng sau cuộc xung đột.

    Mỹ là xã hội tự do nhất trên trái đất?

    Ông mô tả các nguyên nhân của sự khởi đầu Chiến tranh Lạnh: “Cuộc xung đột tồn tại trong những hy vọng đầy tham vọng và nỗi sợ hoang tưởng của Joseph Stalin ở phía Liên Xô, và sự kiên quyết của Mỹ và các đồng minh phương Tây khi đối đầu với những tham vọng đó. Những tham vọng đó vẫn tồn tại sau khi quân đội Liên Xô đạt được những thành tựu trong Thế chiến 2.

    Nhà sử học Gaddis cho rằng, Mỹ không có lựa chọn nào sau khi bị đe dọa bởi “niềm hy vọng đầy tham vọng và nỗi sợ hoang tưởng” của Stalin.

    Theo quan điểm của ông, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill muốn một thỏa thuận thời hậu chiến có thể tạo ra khả năng những lợi ích tương hợp, thậm chí là giữa những hệ thống "cạnh tranh nhau”.

    Stalin, mặt khác lại “muốn đảm bảo an ninh của chính mình và của Liên Xô trong khi đồng thời khuyến khích sự đối đầu giữa những nhà tư bản”. Nhà sử học Gaddis cho rằng lỗi lầm là của Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin khi “ông ấy không thấy có chỗ cho sự hợp tác và cùng tồn tại lẫn nhau”.

    Nhà sử học cũng làm tương phản hình ảnh của Mỹ và Liên Xô. Ông Gaddis nói rằng “…thời điểm năm 1945, công dân Mỹ có thể sẽ đòi hỏi một cách hợp lý được sống trong một xã hội tự do nhất trên trái đất”. Mặt khác, Liên Xô “khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, lại là xã hội độc đoán nhất bất cứ nơi nào trên trái đất”.

    Hai yếu tố ở Washington

    Người ta cho rằng, ở phía Nga quan điểm toàn diện nhất và phù hợp nhất về Chiến tranh Lạnh được đưa ra bởi Valentin Falin, một nhà sử học đồng thời là nhà ngoại giao Liên Xô. Dù cho rằng, quả bóng ở trên sân của Mỹ, nhưng ông không nhìn nhận chính sách Mỹ là thù địch ngay từ đầu.

    Nhà sử học Valentin Falin. Ảnh: Sputnik

    Nhà sử học Falin truy ngược nguồn gốc của cuộc xung đột về Thế chiến 2 và nêu ra 2 khuynh hướng trong chính sách Mỹ đối với Liên Xô. Khuynh hướng thứ nhất liên quan tới nỗi sợ về sự lớn mạnh của Liên Xô có thể được hình thành trong quá trình chống phát xít Đức. Khuynh hướng thứ 2 là “cách tiếp cận Yalta” hướng tới sự hợp tác hòa bình của Mỹ và Liên Xô như Tổng thống Franklin D. Roosevelt mường tượng ra.

    Nhà sử học Falin trích dẫn lời của Tổng thống Mỹ Roosevelt nói trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 1/3/1945 về thỏa thuận Yalta giữa Mỹ, Anh và Liên Xô: “Đó không thể là một hòa bình của riêng Mỹ, Anh, Nga, Pháp hay Trung Quốc. Nó không thể là hòa bình của các nước lớn hay các nước nhỏ. Nó phải là hòa bình dựa trên nỗ lực chung của toàn thế giới”.

    Theo ông Falin, “thế giới mà Franklin Roosevelt mô tả không đáp ứng được kỳ vọng của các thành phần ********* ở Washington đang ngày càng lớn mạnh” và khi Roosevelt qua đời, người kế nhiệm Harry Truman, không muốn tính đến lợi ích của các nước khác. Tháng 4 cùng năm đó, ông tuyên bố rằng “điều này [sự hợp tác giữa Liên Xô và Mỹ] có thể sẽ bị phá vỡ…”.

    Kế hoạch ném bom 100 thành phố Liên Xô

    Để mô tả chiều hướng thù địch mới của chính quyền Mỹ đối với Liên Xô đã thổi bùng ngọn lửa Chiến tranh Lạnh, Nhà sử học Falin đề cập tới kế hoạch hành động quân sự của Lầu Năm Góc. Ông dẫn bản ghi nhớ 329 của Ủy ban tình báo hỗn hợp của Mỹ từ 4/9/1945, chỉ vài ngày trước khi kết thúc thế chiến 2.

    Văn bản này nói rằng, “cần phải chọn ra 20 mục tiêu quan trọng nhất phù hợp để đánh bom nguyên tử ở Liên Xô và trên các vùng lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát”. Theo ông, Washington đã có được loại bom này từ vài tháng trước đó, thậm chí đã từng sử dụng để ném xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Đến năm 1949, Liên Xô vẫn chưa có vũ khí hạt nhân. Bản ghi nhớ 329 chỉ là một trong số các văn bản tương tự.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  5. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Ngày 21/09/2018, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có buổi làm việc với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) về chiến lược phát triển của BSR đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

    Theo đó, trong giai đoạn 2020-2030, BSR phải thực hiện thành công dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

    Hiện nay, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã đi vào hoạt động thương mại. BSR đã xác định Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với BSR và cũng là đối tác để cùng BSR phát triển. Vậy nên BSR cũng đã có những bước chuẩn bị dài hơi cho sự cạnh tranh và hợp tác này.

    Định hướng phát triển ngắn hạn của BSR trong những năm tới là tập trung vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

    Ông Nguyễn Quang Hòa - Thành viên HĐQT BSR cho rằng, để BSR phát triển bền vững, đi đôi với sản xuất thì cần phải phát triển hệ thống phân phối xăng dầu đến người tiêu dùng. Có như vậy thì BSR mới chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận mới gia tăng.

    Ngoài ra, ông Nghiêm Đức Dương - Phó Tổng giám đốc BSR kiêm Trưởng ban Quản lý Dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất cho rằng, để BSR phát triển phải thực hiện thành công dự án nâng cấp mở rộng. Hiện nay, cái khó lớn nhất trong việc triển khai dự án là việc thu xếp vốn. Vì thế, đề xuất PVN có những hỗ trợ tích cực BSR trong việc thu xếp vốn cho dự án.

    Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đoàn Linh - Chánh Văn phòng Văn phòng Hội đồng thành viên PVN cho rằng, BSR cần xác định chiến lược phát triển của Công ty trong lĩnh vực lọc dầu và hóa dầu như thế nào. Trong 10 năm tới, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ mạnh như hiện nay, các phương tiện sẽ sử dụng các nhiên liệu thay thế nhiên liệu xăng dầu nên nhu cầu sử dụng xăng dầu sẽ giảm xuống. BSR cần phát triển đột phá trong lĩnh vực hóa dầu, tạo ra nhiều sản phẩm hóa dầu tiệm cận đến người tiêu dùng. Đối với việc phát triển kênh phân phối xăng dầu, BSR nên có những nghiên cứu cụ thể, làm việc với PVOil và các đơn vị liên quan để đề xuất Tập đoàn phương án triển khai thực hiện.
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Trong bản dự báo công bố hôm 20/9, IIF ước tính dòng vốn đầu tư bất thường chảy vào các quốc gia thị trường cận biên tăng từ 124 tỷ USD năm 2017 lên 145 tỷ USD trong năm 2018.

    Dự báo này thấp hơn con số 152 tỷ USD mà IIF đưa ra hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức tốt trong bối cảnh thị trường toàn cầu rung lắc mạnh. IIF cũng cảnh báo số liệu này có rủi ro gây hiểu nhầm bởi đà tăng có thể do một quốc gia như Qatar – hưởng lợi từ dòng vốn mới sau giai đoạn rất khó khăn năm 2017.

    IIF kết luận các thị trường cận biên cuối cùng vẫn ở vị thế tốt hơn các thị trường mới nổi với dòng vốn vào chiếm 5% GDP năm 2018, cao hơn con số 3 – 4% tại những thị trường mới nổi.

    Marshall Stocker, chiến lược gia vốn vĩ mô toàn cầu tại Eaton Vance, có chung nhận định. Ông cũng lý giải tại sao Indonesia và Phillippines gây lo ngại trong khi nhà đầu tư nên chú ý trước tiên tới Việt Nam.

    Kể từ đầu năm, Chỉ số MSCI các thị trường cận biên (MSCI FM Index) giảm sâu hơn 3% so với chỉ số MSCI các thị trường mới nổi (MSCI EM Index) chủ yếu là do Argentina.

    Argentina hồi đầu năm chiếm tỷ trọng 24% trong MSCI FM Index nhưng giờ chỉ chiếm 15%, sau Kuwait và Việt Nam. Peso Argentina đã mất hơn 50% giá trị so với USD dẫn đến chỉ số chứng khoán MCSI Argentina giảm 52% trong 8 tháng đầu năm.

    Theo Stocker, thị trường cận biên không chịu nhiều thách thức như thị trường mới nổi như USD mạnh, chiến tranh thương mại hay giảm thanh khoản của các ngân hàng trung ương. Thị trường cận biên ít liên quan đến kinh tế thế giới hơn nên ít nhạy cảm với những xu thế vĩ mô hơn những quốc gia xếp trên.

    Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhiều quốc gia nhận ra rằng chuỗi cung ứng của họ quá tập trung ở Trung Quốc và đang di chuyển dần sang nước khác. Quá trình này dự báo tăng tốc trong tương lai.

    Stocker cho rằng tại Philippines, nhà đầu tư cảm thấy bất ổn về tân thống đốc ngân hàng trung ương. Một trong những điều đầu tiên ông này làm là hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, báo hiệu chính sách tiền tệ nới lỏng trong bối cảnh nhà đầu tư dự báo lạm phát tăng.

    Trên thực tế, lạm phát tháng 8 tại Philippines là 6,4%, vượt vùng mục tiêu 2 – 4% của chính phủ và đang cao nhất gần 10 năm. Trong khi đó, kinh tế Indonesia đã đi đúng hướng dưới thời Tổng thống Joko Widodo và Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani nhưng nước này chuẩn bị bước vào đợt bầu cử mới.

    Khi được hỏi Stocker có quan điểm tích cực nhất về quốc gia nào, ông cho biết ông thích Kazakhstan nhưng Việt Nam đáng chú ý nhất. "Đó là quốc gia mà các nhà đầu tư nên mua và nắm giữ dài hạn vì chương trình cải cách của chính phủ vẫn đi đúng hướng dù tiến độ còn chậm".

    VNIndex giảm 25% trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 7, Stocker vẫn tin Việt Nam là thị trường sẽ diễn biến rất tốt trong vài thập kỷ tới. Chiến lược tốt nhất là mua vào. Việt Nam là cái tên cần có trong mọi danh mục đầu tư các thị trường mới nổi và cận biên.

    Stocker cảnh báo Bangladesh sẽ đi ngược hướng với Việt Nam dù hai bên có cùng tốc độ tăng trưởng. Chính quyền Bangladesh đang bảo lãnh cho nhiều ngân hàng hoạt động kém mà không tim hiểu xem chuyện gì đang xảy ra.

    Như Tâm/Theo Finance Asia
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    DJ lù lù tăng, VNI theo đuôi.
  8. SyanNaVT

    SyanNaVT Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/01/2017
    Đã được thích:
    319
    Hôm qua lù lù giảm sao k thấy hô hào gì
  9. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    xét cả chặng dài, không tinh theo phiên

Chia sẻ trang này