Khẩn cấp "truy tìm Khổng Châu Anh - PC1"!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 15/05/2020.

6711 người đang online, trong đó có 870 thành viên. 21:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55560 lượt đọc và 461 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    Cổ phiếu ngành Điện: Triển vọng tích cực
    06/09/2020

    Theo các dự báo, nhu cầu tiêu thụ điện ở nước ta sẽ tăng mạnh ở mức hai con số trong năm 2021 nhờ kinh tế phục hồi. Mức độ hồi phục mạnh mẽ của nhu cầu điện sẽ giúp tất cả các nhà máy điện hưởng lợi.
    Trong 7 tháng đầu năm 2020, các biện pháp giãn cách xã hội do dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện và giá bán điện cạnh tranh (CGM). Do việc tạm hoãn các hoạt động sản xuất vì chính sách giãn cách xã hội được đưa ra hồi tháng 4 và 5/2020, sản lượng điện thương phẩm tại Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2019 trong hai tháng này.

    Lũy kế 7 tháng năm 2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 142,47 tỷ kWh, tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước.

    Nhu cầu điện thấp hơn cũng dẫn đến việc giá CGM trung bình cũng giảm xuống mức 1.046 đồng/kWh trong 7 tháng đầu năm 2020 so với mức 1.185 đồng/kWh trong 7 tháng đầu năm 2019.

    Nhu cầu tiêu thụ điện dự báo sẽ tăng mạnh ở mức hai con số trong năm 2021 nhờ kinh tế phục hồi. Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đưa ra dự báo, năm 2020 tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm dự báo sẽ chỉ đạt 3% so với năm 2019. Trong năm 2021, dự báo mức tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm sẽ phục hồi về mức 10% (sản lượng điện thương phẩm đạt 235 tỷ kWh).

    Điều này dựa trên dự báo tăng trưởng GDP đạt 7% trong năm 2021 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chủ yếu đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vốn là lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu điện mạnh nhất.

    [​IMG]
    Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
    Ngày 27/08/2020 vừa qua, Cục Điều tiết Điện lực thuộc Bộ Công Thương có đưa ra dự báo sơ bộ về nhu cầu tiêu thụ điện trong năm 2021. Điểm đặc biệt là trong cả hai kịch bản (cơ sở và tích cực) cho năm 2021, Bộ Công Thương đều cho rằng Việt Nam sẽ không phải huy động nguồn điện chạy dầu vốn có giá thành rất cao so với các nguồn điện khác.

    Điểm này khác với dự báo trước đây của Bộ Công Thương là sẽ thiếu khoảng 7 tỷ kWh điện trong năm 2021. Nói cách khác, Bộ Công Thương hiện đang kì vọng mức tăng trưởng công suất phát điện sẽ đủ để đáp ứng cho mức tăng mạnh mẽ của nhu cầu sử dụng điện trong năm 2021.

    Cụ thể, theo dự báo mới nhất của Bộ Công Thương: Năm 2021, sản lượng từ thủy điện sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ dự báo lượng mưa cao hơn; Sản lượng điện từ các dự án điện gió và điện mặt trời nói chung sẽ tăng gấp đôi sau khi các vấn đề quá tải lưới điện cục bộ được giải quyết; Sản lượng điện từ các nhà máy nhiện điện khí sẽ tăng nhờ huy động thêm khí từ mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt mới được đưa vào khai thác.

    Lượng mưa sẽ bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2020 và sẽ hỗ trợ hoạt động của các nhà máy thủy điện trong năm 2021 và 2022. Điều này sẽ hỗ trợ kết quả kinh doanh của các công ty sở hữu nhiều nhà máy thủy điện như REE và PC1.

    Theo VCSC, việc mở rộng sang mảng năng lượng tái tạo là một xu hướng tăng trưởng của ngành điện Việt Nam. REE là cổ phiếu được đánh giá cao vì hiện đang có kế hoạch tăng gấp đôi công suất phát điện từ 500 MW lên khoảng 1.000 MW tới năm 2025, chủ yếu được dẫn dắt bởi hàng loạt các khoản đầu tư vào các dự án điện gió và điện mặt trời áp mái.

    Trong khi đó, VCSC đánh giá rằng PC1 có rủi ro hơn nhưng có thể có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với REE do kế hoạch tham vọng để nâng công suất phát điện hiện tại từ 160 MW lên 700 MW tới năm 2025. Tuy nhiên, kế hoạch này đi kèm với mức rủi ro triển khai cao khi tổng vốn đầu tư cho các dự án của PC1 gấp một vài lần giá trị sổ sách.

    Cũng theo VCSC, mức độ hồi phục mạnh mẽ của nhu cầu điện tại Việt Nam sẽ giúp tất cả các nhà máy điện hưởng lợi, diễn biến này là đặc biệt quan trọng với các cổ phiếu có nhiều tính chất phòng thủ như PPC và NT2 vì diễn biến này sẽ giúp 2 nhà máy điện này tiếp tục hoạt động với hiệu suất cao và trả mức cổ tức tiền mặt tăng theo từng năm. Ngoài ra, 2 công ty nói trên cũng có cơ hội ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch (chủ yếu nhờ việc hoàn thành công tác bảo trì bảo dưỡng với chi phí thấp hơn kỳ vọng).

    Bên cạnh đó, sự cải thiện của nguồn cung khí Việt Nam (thông qua các mỏ khí mới trong nước và LNG nhập khẩu) là cực kỳ ý nghĩa cho danh mục điện 4.200 MW của POW, cho phép hiệu suất hoạt động cao hơn tại các nhà máy điện khí hiện hữu (NT2, Nhơn Trạch 1 và Cà Mau 1 & 2), đồng thời hỗ trợ cho việc mở rộng công suất trong tương lai của POW, bao gồm nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) NT3 và NT4 trong năm 2023-2024.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    Tiết cung ghê quá
    --- Gộp bài viết, 18/09/2020, Bài cũ: 18/09/2020 ---
    Ai sẽ là nạn nhân YSL của Em Châu Anh
    --- Gộp bài viết, 18/09/2020 ---
    Ai còn ai mất
    --- Gộp bài viết, 18/09/2020 ---
    Tuần trước Bim mút 1,5 triệu mà nó cũng ko thông báo
  3. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.100
    Tây nay lại phọt tiếp rồi đó Cụ
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
  5. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.100
    Lễ động thổ dự án Điện gió Phong Huy và Phong Nguyên

    Ngày 13/09/2020, tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Công ty CP Điện gió Phong Huy và Công ty CP Điện gió Phong Nguyên đã tổ chức lễ động thổ xây dựng các nhà máy điện gió Phong Huy - Phong Nguyên.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Dự án Nhà máy điện gió Phong Huy và Phong Nguyên do Công ty cổ phần xây lắp điện 1 (PCC1) làm Tổng thầu và Công ty CP Sông Đà 5 làm Nhà thầu xây dựng.

    Dự án Nhà máy điện gió Phong Huy và Phong Nguyên được xây dựng tại huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, Hai nhà máy có tổng công suất 96MW gồm tất cả 24 tuabin gió mỗi tuabin có công suất 4MW, đây là công trình năng lượng cấp I, dự kiến đưa vào vận hành phát điện năm 2021. Nhà máy điện gió Phong Huy do Công ty CP Điện gió Phong Huy làm chủ đầu tư được xây dựng tại các xã Tân Thành và Hướng Tân (huyện Hướng Hóa), có công suất 48MW với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng và Nhà máy điện gió Phong Nguyên do Công ty CP Điện gió Phong Nguyên làm chủ đầu tư được xây dựng tại các xã Tân Thành, Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa), có công suất 48MW với tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng.


    [​IMG]


    Phát biểu tại buổi lễ, đại diện cho Nhà thầu xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Đông – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án, đây là dự án rất quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của Công ty, đồng thời cam kết và khẳng định Sông Đà 5 sẽ hoàn thành thi công gói thầu của dự án đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
    Và thực tế triển khai Sông Đà 5 đã huy động đủ nguồn lực (con người, thiết bị và vật tư ..) chuẩn bị cho việc thi công công trình, dự án, sẽ bàn giao gói thầu theo đúng tiến độ hợp đồng hai bên đã ký kết.
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    La Nina quay trở lại, bão sẽ dồn dập từ nay đến cuối năm
    20/09/2020 06:15

    Lũ lớn sẽ tập trung vào các tháng cuối nămWMO cảnh báo dù xảy ra La Nina nhưng nhiệt độ toàn cầu sẽ vẫn caoBiến đổi khí hậu khiến mưa cực đoan và phức tạp hơnWMO dự báo nhiệt độ toàn cầu cao hơn mức trung bình ngay cả khi không có El Nino
    Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, có 60% khả năng xảy ra hiện tượng La Nina trong khoảng thời gian từ tháng 9 - 11/2020.

    La Nina là hiện tượng trái ngược với El Nino, xảy ra sau khi El Nino kết thúc với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino. La Nina xảy ra khi lớp nước biển bề mặt lạnh đi bất thường, làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua. El Nino thường khiến nhiệt độ toàn cầu nóng lên, gây ra các hiện tượng khí hậu như mưa lớn, lũ lụt và hạn hán, trong khi La Nina có xu hướng tạo ra các tác động ngược lại.

    Ở nước ta, sau nửa đầu mùa khá yên ắng, ngày 18/9, bão số 5 đã đổ bộ vào khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế. Có thể nói, bão số 5 chính là mốc đánh dấu sự gia tăng ảnh hưởng của các cơn bão tới nước ta vào cuối năm nay.

    [​IMG]
    La Nina gây ra các hiện tượng khí hậu như mưa lớn, lũ lụt và hạn hán. (Ảnh minh họa: Internet)
    Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi trạng thái khí quyển chuyển sang hiện tượng La Nina, ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, sẽ xảy ra mưa lũ, bão lụt nhiều hơn bình thường.

    Việc gió tín phong (gió mậu dịch) trên vùng biển Thái Bình Dương ở khu vực xích đạo thổi mạnh hơn bình thường sẽ đẩy dòng nước ấm về phía Tây của Thái Bình Dương, trong khi phía Đông sẽ được thay thế bằng dòng nước lạnh. Việc nhiệt độ bề mặt nước biển ở đây lạnh đi so với thông thường từ 0,5oC trở lên được gọi là hiện tượng La Nina. Dòng nước ấm bị đẩy về phía Tây khiến bề mặt biển nóng lên, cung cấp lượng hơi nước dồi dào, dễ dàng hình thành các cơn bão. Đó là lý do vì sao Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác thường phải hứng chịu bão, mưa lũ dữ dội do La Nina.

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực này tiếp tục lạnh đi và sẽ chuyển hoàn toàn sang trạng thái La Nina vào các tháng cuối năm 2020 sang đầu năm 2021 với xác suất khoảng 65 - 70%.

    Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1950 đến nay, ở Việt Nam đã xuất hiện 18 đợt La Nina. Trong đó, đợt dài nhất kéo dài 32 tháng (tháng 7/1998 - 2/2001).

    Đợt La Nina gần đây nhất xảy ra từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2018, kéo dài trong 6 tháng. Đợt La Nina này tác động đến số lượng xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) hoạt động trên Biển Đông đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, với 20 XTNĐ xuất hiện trong năm 2017. Tác động của đợt La Nina này khả năng sẽ không mạnh hơn tác động của đợt La Nina 2017 - 2018.

    Nếu La Nina xuất hiện vào các tháng cuối năm nay thì có khả năng xuất hiện kỷ lục về nhiệt độ tối thấp ở phía Bắc, kỷ lục về mưa lớn ở Miền Trung. Tính đến nay, kỷ lục nhiệt độ tối thấp ở phía Bắc được ghi nhận trong lịch sử quan trắc của Việt Nam là – 4,7oC xảy ra ngày 2/1/1974 tại trạm Cò Nòi, tỉnh Sơn La. Kỷ lục mưa lớn ở miền Trung được ghi nhận là 977.6 mm/ngày, ghi nhận vào ngày 30/11/1999 tại trạm Huế.

    Chuyên gia khí tượng nhận định mùa đông tại miền Bắc năm nay đến sớm và có nền nhiệt thấp hơn trung bình nhiều năm. Các đợt rét kỷ lục có thể xuất hiện.

    Nhật Hạ
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.301
    Yên ắng quá
    --- Gộp bài viết, 21/09/2020, Bài cũ: 21/09/2020 ---
    Cung cạn nhỉ, chắc E Châu A múc hết giá thấp rồi, giờ phải nâng lên như con VGC mới thêm được
    --- Gộp bài viết, 21/09/2020 ---
    Nhìn thằng TTA so với PC1 chẳng có gì để so sánh mà nó lái lên ghê quá
    --- Gộp bài viết, 21/09/2020 ---
    Đến bao giờ Bimgroup chào mua công khai PC1 nhỉ, chờ vậy
    --- Gộp bài viết, 21/09/2020 ---
    --- Gộp bài viết, 21/09/2020 ---
    Nay lại một cơ số PC1 về đội của Châu Anh rồi
    Cảnh báo Game M&A là dài tập, dai dẳng và tăng bền vững nhé vì nó càng lúc càng khan hàng càng lúc càng khốc liệt

Chia sẻ trang này