Khẩn. Hướng đầu tư 2019 đã rõ. xác xuất chính xác 75%.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungckvn65, 09/02/2019.

8094 người đang online, trong đó có 1322 thành viên. 13:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10807 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Sau năm 2018 gây thất vọng với việc VN-Index kết thúc ở mức 892 điểm, giảm 9,4% so với đầu năm, các công ty chứng khoán và chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán 2019 sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tác động từ các yếu tố bên ngoài như tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, chiến tranh thương mại.

    Song, thị trường vẫn được dự đoán sẽ tăng trưởng so với năm trước và VN-Index vào cuối năm 2019 có thể chinh phục lại mốc 1.000 điểm. Yếu tố bổ trợ cho điều này là sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế nội địa, hoạt động kinh doanh tiếp tục khởi sắc của doanh nghiệp và những yếu tố bổ trợ khác từ kỳ vọng nâng hạng thị trường, luật chứng khoán sửa đổi, định giá hấp dẫn…

    [​IMG]
    Theo Ngọc Điểm - Designer: Liên Hương
    thatha_chamchi thích bài này.
  2. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.926
    khi DJ tăng thì nghỉ Tết
    đến khi Tết xong thì DJ lại lao vào down trend , 2 phiên rơi gần 550 điểm - không tết thì tốt hơn
    nhọ. quá nhọ
  3. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Kho vận thì PVT là ổn nhất cho đầu tư trung, dài hạn:

    PVTrans (PVT) ước đạt lợi nhuận kỷ lục 910,4 tỷ đồng trong năm 2018
    [​IMG]

    Bên cạnh kết quả SXKD ấn tượng, Công ty Mẹ PVTrans và các đơn vị thành viên đã đầu tư tổng cộng 7 tàu trong năm 2018, gồm 1 tàu dầu thô, 4 tàu LPG, 1 tàu dầu sản phẩm/hóa chất và 1 tàu hàng rời.
    Ngày 26/12, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí - PVTrans (Mã CK: PVT) đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2018, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2019.

    Trình bày báo cáo kết quả SXKD năm 2018, ông Phạm Việt Anh – TGĐ PV Trans cho biết, năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của PVTrans với các chỉ tiêu kết quả SXKD cao nhất kể từ khi thành lập. Doanh thu hợp nhất đạt 7.750 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 910,4 tỷ đồng.

    Đây là năm đánh dấu bước phát triển mới của PVTrans với các kỷ lục về kết quả kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 6 năm liên tục trung bình 17% và duy trì tỷ lệ tăng trưởng liên tục trong hơn 6 năm qua.

    Bên cạnh kết quả SXKD ấn tượng, Công ty Mẹ PVTrans và các đơn vị thành viên đã đầu tư tổng cộng 7 tàu trong năm 2018, gồm 1 tàu dầu thô, 4 tàu LPG, 1 tàu dầu sản phẩm/hóa chất và 1 tàu hàng rời. Đây cũng là con số kỷ lục kể từ khi thành lập đến nay. Các tàu đầu tư đều tận dụng mức giá hợp lý và đưa ngay vào khai thác với hiệu quả tốt. Việc đầu tư tàu tại điểm đáy của thị trường mua tàu đã tạo lợi thế cạnh tranh quan trọng cho PVTrans trong giai đoạn kinh doanh tiếp theo.

    Năm qua, PVTrans cùng với đối tác đã tham gia vận chuyển thành công 6 chuyến tàu VLCC chở dầu thô cho NSRP. Đây là tàu hiện đại và lớn nhất thế giới hiện nay, việc bước đầu tham gia vận hành khai thác tàu VLCC đánh dấu bước tiến mới của PVTrans trong lĩnh vực quản lý khai thác tàu dầu thô và chuẩn bị đầu tư trong năm 2019.

    Công tác quản lý quản trị doanh nghiệp tại PVTrans cũng ngày càng được nâng cao và kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính. Các chỉ số tài chính trong năm 2018 ngày càng tốt hơn rất nhiều so với năm trước đây, tỷ suất ROE (LNTT/VCSH) đạt 18%, chỉ số thanh toán 1,8 lần.

    Với dự báo ngành vận tải dầu khí tiếp tục khó khăn trong năm 2019, PVTrans đã đề ra các nhiệm vụ kế hoạch chủ yếu: Vận chuyển an toàn, kịp thời toàn bộ nguyên liệu dầu thô đầu vào và sản phẩm dầu đầu ra của NMLD Dung Quất do các đơn vị trong ngành phân phối; tận dụng tối đa mọi cơ hội, sự ủng hộ của Tập đoàn và các đơn vị thành viên dành quyền tham gia vận chuyển 25% sản lượng dầu thô đầu vào, 40% sản lượng dầu sản phẩm cho NMLHD Nghi Sơn; tiếp tục tham gia vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu trên thị trường trong và ngoài nước cũng như cho thuê tàu trên thị trường quốc tế để khai thác tối đa năng lực đội tàu hiện có và tăng nguồn thu ngoại tệ.

    Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác vận hành, đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả FSO PVN Đại Hùng Queen tại mỏ Đại Hùng, FPSO Lewek Emas tại mỏ Chim Sáo và tiếp tục thực hiện hỗ trợ vận hành an toàn tàu FPSO Song Doc Pride MV 19; tiếp tục cung cấp nguồn nhân sự chất lượng để phục vụ cho dự án phát triển mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt; là đầu mối tham gia cung ứng kịp thời, đầy đủ dịch vụ vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện chạy than của PVN.
    --- Gộp bài viết, 09/02/2019, Bài cũ: 09/02/2019 ---
    Bạn nào biết về tài chính đọc 2 báo cáo này mới thấy nhiều điều?
    http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2018/PVT_18Q4_BCTC_HN.pdf
    http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2018/PVT_18Q4_BCTC_M.pdf
    Hungckvn65 đã loan bài này
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Bạn nào rành về tài chén, đọc báo cáo này xem có gì hay?
    http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2018/PPC_18Q4_BCTC.PDF
    Nhiệt điện Phả Lại (PPC) giảm mạnh nợ vay, báo lãi gấp đôi kế hoạch năm 2018
    [​IMG]

    Năm 2018, PPC ghi nhận 1.449 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – tăng 44% và lợi nhuận sau thuế 1.155 tỷ đồng – tăng 35% so với năm trước. So với kế hoạch lãi trước thuế 735,6 tỷ đồng, PPC đã hoàn thành gần gấp đôi chi tiêu đề ra trong năm 2018.
    CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2018 với doanh thu thuần 1.840 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Việc doanh thu PPC tăng đến từ sản lượng điện sản xuất quý 4/2018 đạt 1,46 tỷ kWh, cao hơn 260 triệu kWh so với cùng kỳ năm trước (1,2 tỷ kWh). Giá bán điện bình quân quý 4/2018 đạt 1.383,78 đồng/kWh, cao hơn quý 4/2017.

    Giá vốn hàng bán chỉ là 1.442 tỷ đồng, giảm 58 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước giúp lãi gộp PPC cải thiện đáng kể. Cụ thể, lãi gộp PPC quý 4/2018 đạt 398 tỷ đồng, gấp gần 4 lần quý 4/2017, tương ứng biên lãi gộp lên tới 21,6%.

    Chi phí tài chính tăng gần gấp đôi lên 52 tỷ đồng, chủ yếu do dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư. Trong khi đó, chi phí lãi vay, cũng như lỗ tỷ giá của PPC đã giảm đáng kể do dư nợ của công ty giảm mạnh. Tính tới cuối năm 2018, PPC không còn nợ vay dài hạn và chỉ còn 530 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, giảm mạnh so với con số nợ vay (ngắn và dài hạn) 970 tỷ đồng vào cuối quý 3/2018.

    Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, PPC ghi nhận gần 277 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 4/2018, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.

    Năm 2018, PPC ghi nhận 1.449 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – tăng 44% và lợi nhuận sau thuế 1.155 tỷ đồng – tăng 35% so với năm trước. So với kế hoạch lãi trước thuế 735,6 tỷ đồng, PPC đã hoàn thành gần gấp đôi chỉ tiêu đề ra trong năm 2018.

    [​IMG]

    Minh Anh

    Theo Trí Thức Trẻ
    --- Gộp bài viết, 09/02/2019, Bài cũ: 09/02/2019 ---
    [​IMG]
    dongdatu thích bài này.
  5. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139

    Hệ thống ngân hàng ổn roài, gần 10 năm đang tính giảm dự trữ bắt buộc, động thái nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng nhanh hơn???
    Sau gần thập kỷ, Việt Nam tính giảm dự trữ bắt buộc cho lượng tiền lớn
    Theo Minh Đức - VnEconomy

    Mức giảm dự kiến khá mạnh, áp dụng cho một lượng lớn tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại...

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định đã được Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xác định.

    Hướng điều chỉnh dự kiến giảm khá mạnh cho một số trường hợp có lượng tiền gửi lớn, cùng một số trường hợp được loại trừ.

    Theo đó, đây dự kiến là lần đầu tiên sau gần 9 năm Việt Nam thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Công cụ này theo đó sẽ có tác động mới sau một thời gian dài gần như không thay đổi.

    Cụ thể, theo Quyết định 750 hồi tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng, tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng từ 4% xuống 3%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2% xuống 1%.

    Các mức quy định trên áp dụng cho đến nay, ngoại trừ lần điều chỉnh riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trong năm 2018.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là lượng tiền các tổ chức tín dụng phải gửi và duy trì ở Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Với tỷ lệ trên, cứ có 100 đồng tiền gửi, như loại không kỳ hạn và dưới 12 tháng, các tổ chức tín dụng phải để lại 3 đồng tại Ngân hàng Nhà nước chứ không được dùng kinh doanh cả 100 đồng.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ hiện áp các tỷ lệ cao hơn, tương ứng phân loại trên là 8% và 6% (riêng Agribank được áp thấp hơn 1% các loại).

    Trong điều hành chính sách tiền tệ, tùy thuộc vào tình hình thanh khoản hệ thống, lạm phát, lãi suất…, dự trữ bắt buộc là công cụ có sức nặng và độ phủ lớn, thường tác động nhanh đến hệ thống và thị trường để nhà điều hành có thể đạt được mục tiêu điều tiết.

    Tuy nhiên, cũng vì sức nặng của nó (trong giai đoạn 2008 - 2010, từng có quan điểm xem đây là "biện pháp bạo lực" đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng khi tăng lên để chống lạm phát với những tranh luận khác nhau) nên dự trữ bắt buộc thường được cân nhắc thận trọng mỗi khi điều chỉnh. Nó cũng giải thích vì sao sau gần một thập kỷ Việt Nam mới tính toán điều chỉnh.

    Hướng điều chỉnh, như trên, đã được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017, gắn với quá trình tái cơ cấu hệ thống.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến điều chỉnh theo hướng: về đối tượng sẽ không áp dụng quy định về dự trữ bắt buộc cho một số đối tượng, gồm tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng có quyết định thanh lý tài sản, hoặc giải thể, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cấp có thẩm quyền.

    Nhóm đối tượng trên hiện có Ngân hàng Đông Á (sau khi đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 và tiến hành tái cơ cấu), ba ngân hàng thương mại mà Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng.

    Nhóm đối tượng này cũng được dẫn chiếu đến nhóm các ngân hàng thương mại khác được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong chính sách dự kiến ban hành. Đó là những trường hợp tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống.

    Cụ thể, đối tượng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định tại Luật số 17/2017/QH14, tổ chức tín dụng hỗ trợ sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

    Ở quy định này, tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Chiếu theo quy định trên, trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã lần lượt tham gia hỗ trợ tái cơ cấu tại DongA Bank, CB Bank, Ocean Bank và GP Bank, qua hỗ trợ thanh khoản, cử nhân sự quả trị điều hành, hợp tác kinh doanh… ngay khi các tổ chức này thực hiện tái cơ cấu bắt buộc.

    Tuy nhiên, việc xác định cụ thể sẽ chờ chính sách từ Ngân hàng Nhà nước.

    Bước đầu, với gợi mở từ định hướng trên, dù số lượng thành viên được miễn và giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không nhiều, nhưng phạm vi lượng tiền gửi dự kiến sẽ là một bộ phận lớn, do những thành viên nói trên (nếu cả Vietcombank, VietinBank và BIDV cùng được giảm) đang chiếm thị phần huy động lớn trong hệ thống.

    Theo đó, hướng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này dự kiến sẽ có tác động lớn tới thị trường, nhất là sau khi lãi suất huy động VND có xu hướng lên cao trong năm 2018, cũng như có giá trị kích thích quá trình hồi phục tại những trường hợp đang kiểm soát đặc biệt.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Song kiếm hợp bích nè, chính sách tài khoá kết hôn với tín dụng ngân hàng = thằng con sóng thần tăng trưởng nè????
    i. Chính sách tiền tệ: Hệ thống ngân hàng ổn roài, gần 10 năm đang tính giảm dự trữ bắt buộc, động thái nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng nhanh hơn???
    ii. Chính sách tài khoá năm 2019 là tăng đầu tư cho tăng trưởng nè???
    Đầu năm, Bộ trưởng Tài chính nói chuyện thu chi ngân sách, nợ công???

    Chia sẻ

    Dân trí Bộ trưởng Tài chính chia sẻ, năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng.

    Chia sẻ về những kết quả đạt được của ngành tài chính, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) và tài chính công thời gian qua đạt kết quả toàn diện, bám sát các mục tiêu quan trọng.

    Cụ thể, thu ngân sách các năm 2016 - 2018 đều vượt dự toán, đạt tỷ lệ động viên thu bình quân 3 năm 2016 - 2018 trên 25%GDP (trong đó từ thuế, phí đạt trên 21% GDP); tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước (trên 80%).

    Trong khi đó, điều hành chi NSNN theo đúng dự toán được Quốc hội quyết định, triệt để tiết kiệm, sắp xếp các khoản chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức quy định, gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

    "Qua đó, cơ cấu chi chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng thực hiện chi đầu tư phát triển bình quân lên mức 27 - 28%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên thực hiện xuống mức 63%, trong khi vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội, các nhiệm vụ chi quốc phòng - an ninh và các chính sách an sinh xã hội quan trọng, cấp thiết khác", Bộ trưởng nói.

    Đáng lưu ý, Bộ trưởng cho hay, bội chi và nợ công được kiểm soát chặt chẽ. Số tuyệt đối bội chi các năm (2016, 2017 và 2018) đều giảm so với dự toán; giảm dần tỷ lệ bội chi so với GDP (năm 2016 là 5,52% GDP - tính theo quy định của Luật NSNN năm 2015 là 5,12%; năm 2018 ước dưới 3,6%GDP.

    Theo Bộ trưởng, trong 3 năm qua, tốc độ tăng nợ công đã giảm gần một nửa (giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18,1%; 3 năm 2016-2018 tăng bình quân 9,6%/năm), góp phần kéo tỷ lệ nợ công giảm từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống còn 61,4% GDP cuối năm 2017; năm 2018 đánh giá khoảng 61% GDP.

    "Nhiều giải pháp cơ cấu lại nợ được thực hiện theo hướng tăng kỳ hạn vay, giảm các loại rủi ro lãi suất, tỷ giá, thanh khoản", Bộ trưởng cho biết.

    Người đứng đầu ngành tài chính cũng nhấn mạnh, năm 2019 là năm thứ ba của thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

    "Năm 2019 sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng an toàn, bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, gắn với đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế...", ông Dũng nói.

    Liên quan tới dự toán NSNN năm 2019, Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cho thấy, cơ quan chức năng chỉ liệt kê dự toán chi trả nợ lãi vay 124.800 tỷ đồng nhưng không có chi trả nợ gốc. Trong khi ấy, Kiểm toán Nhà nước đã bày tỏ lo lắng, khoản chi trả nợ gốc năm 2019 khoảng 197.000 tỷ đồng có thể gây áp lực lớn cho ngân sách.

    Phản hồi về lo lắng này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trong giai đoạn 2013 - 2015, nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, để có nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, ổn định kinh tế vĩ mô, chống chịu với các tác động từ bên ngoài.

    Chính vì vậy, NSNN đã phải huy động một khối lượng lớn nguồn lực trong điều kiện thị trường vốn trong nước chưa phát triển, với kỳ hạn vay nợ chủ yếu là từ 3 - 5 năm, dẫn đến nhu cầu trả nợ gốc tăng nhanh trong một vài năm gần đây (năm 2017 là 144 nghìn tỷ đồng, 2018 là 146,77 nghìn tỷ đồng, 2019 dự kiến là 181,97 nghìn tỷ đồng; nếu tính cả chi trả nợ gốc của NSĐP, thì tổng số chi trả nợ gốc năm 2019 là 197 nghìn tỷ đồng).

    "Tuy nhiên, Chính phủ đã tích cực cơ cấu nợ công cả về kỳ hạn, lãi suất, cơ cấu vay trong nước và ngoài nước, cơ cấu nhà đầu tư theo hướng bền vững hơn. Cộng với việc kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN nên mặc dù chi trả nợ gốc tăng nhanh, nhưng việc huy động vốn cho NSNN không tạo ra các áp lực đối với thị trường", Bộ trưởng khẳng định.

    Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, theo thông lệ quốc tế, kể từ khi Luật NSNN 2015 có hiệu lực, thì khoản chi trả nợ gốc không đưa vào cân đối NSNN. Tuy nhiên, việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, kể cả nợ trong và ngoài nước, vẫn được thực hiện đầy đủ, kịp thời, không làm tăng tỷ lệ nợ Chính phủ, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.

    "Các năm tới, theo kế hoạch, thì quy mô chi trả nợ gốc tiếp tục tăng. Tuy nhiên, triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội về cơ cấu lại NSNN, kiểm soát bội chi ở mức 3,6% GDP năm 2019 và 3,4% GDP năm 2020; cơ cấu lại nợ công theo kế hoạch trung hạn về nợ đã báo cáo cấp thẩm quyền, thì quy mô nợ công có xu hướng giảm, nền tài chính quốc gia bền vững hơn", ông nói thêm.

    Riêng về quản lý nợ công, Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, trước mắt trong các năm 2019, 2020, Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước dưới 4%; tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và dành một phần để trả nợ vay để giảm áp lực huy động vốn vay mới, tạo điều kiện giảm dần nợ công.

    Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới; chỉ vay cho bù đắp bội chi để đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên; kiên quyết không sử dụng vốn vay cho các dự án đầu tư có hiệu quả kinh tế xã hội thấp hoặc không rõ ràng; Tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh Chính phủ; Thực hiện tái cơ cấu nợ công đồng bộ với các giải pháp phát triển thị trường vốn trong nước.

    Cùng với đó, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn đối với nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương; tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc để đảm bảo việc trả nợ đối với vay về cho vay lại và các khoản nợ có bảo lãnh của Chính phủ...

    Phương Dung
    Hungckvn65 đã loan bài này
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Song kiếm hợp bích nè, chính sách tài khoá kết hôn với tín dụng ngân hàng, giảm lãi suất = thằng con sóng thần tăng trưởng nè????
    i. Chính sách tiền tệ: Hệ thống ngân hàng ổn roài, gần 10 năm đang tính giảm dự trữ bắt buộc, động thái nới lỏng tiền tệ để kích thích tăng trưởng nhanh hơn???
    ii. Chính sách tài khoá năm 2019 là tăng đầu tư cho tăng trưởng nè???
    Đầu năm, Bộ trưởng Tài chính nói chuyện thu chi ngân sách, nợ công??


    Ngân hàng lớn rục rịch giảm lãi suất huy động


    Một số ngân hàng có thị phần huy động lớn trong hệ thống đã giảm lãi suất ở một số kỳ hạn...

    [​IMG]
    Dù mới chỉ rải rác một số thành viên với một vài kỳ hạn, nhưng lãi suất huy động VND đã có những điều chỉnh giảm cụ thể sau xu hướng tăng lên từ giữa năm 2018 - Ảnh: Quang Phúc.
    BIDV giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng
    MB dành 5.000 tỷ đồng giảm lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên
    Thừa tiền, nhiều ngân hàng giảm lãi suất đầu vào
    Giảm lãi suất vay khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên
    Lãi suất huy động VND có dấu hiệu giảm tại một số ngân hàng lớn, theo biểu áp dụng từ đầu tháng 2/2019 và điều chỉnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

    Báo cáo tổng hợp diễn biến thị trường từ Công ty Chứng khoán Techcom Securities (TCBS) cho thấy, trong tuần trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, có hai thành viên lớn là Ngân hàng Công thương (VietinBank) và Ngân hàng Á châu (ACB) có điều chỉnh lãi suất huy động VND trên biểu niêm yết.

    Cụ thể, ACB giảm nhẹ lãi suất huy động VND ở kỳ hạn 1 tháng, xuống 5,1%/năm (giảm 0,1%/năm), trong khi tăng nhẹ ở kỳ hạn 3 tháng lên 5,4%/năm (tăng 0,1%/năm).

    Mức giảm lãi suất mạnh hơn có ở biểu niêm yết của VietinBank, giảm 0,3%/năm ở hai kỳ hạn 6 và 12 tháng. Ngân hàng này cũng điều chỉnh tăng nhẹ 0,1%/năm ở kỳ hạn 24 tháng, lên 6,8%/năm.


    Trước cập nhật của TCBS, thị trường cũng ghi nhận một thành viên lớn khác là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm lãi suất huy động VND ở kỳ hạn 5 tháng, từ 5,5%/năm xuống 5,2%/năm.

    Dù mới chỉ rải rác một số thành viên với một vài kỳ hạn, nhưng lãi suất huy động VND đã có những điều chỉnh giảm cụ thể sau xu hướng tăng lên từ giữa năm 2018. Diễn biến này có ngay tại mùa cao điểm thanh toán, chi trả của hệ thống dịp Tết Nguyên đán.

    Đáng chú ý, hướng giảm lãi suất có ở những thành viên lớn, chiếm thị phần huy động lớn trong hệ thống. Và tại những thành viên này, mức lãi suất huy động VND cao nhất trên biểu niêm yết hiện chỉ từ 6,8-6,9%/năm.

    Trên thị trường hiện vẫn có nhiều ngân hàng thương mại có thị phần nhỏ đang áp lãi suất huy động VND cao nhất từ 8,5-8,7%/năm, nhưng chủ yếu áp ở các kỳ hạn rất dài với các điều kiện số tiền gửi lớn…

    Một số trường hợp đẩy lãi suất huy động tập trung ở kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng, nhưng chỉ dành cho các khoản tiền gửi có đơn vị hàng trăm tỷ đồng trở lên, chủ yếu là "kỹ thuật" làm tham chiếu tính lãi suất cho vay (lãi suất cho vay bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ từ 3-3,5%/năm).
    --- Gộp bài viết, 09/02/2019, Bài cũ: 09/02/2019 ---
    Những hình ảnh làm say đắm lòng chứng sỹ????
    [​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết, 09/02/2019 ---
    Những hình ảnh làm tan nát trái tim chứng sỹ????
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG][​IMG]
  8. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Về chúng tôi


    Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (viết tắt là PVTrans), tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí được thành lập theo Quyết định số 358/QĐ-VPCP ngày 27/05/2002 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thô. Sau gần 5 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Vận tải Dầu khí đã tiến hành cổ phần hóa theo quyết định số 758/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 30/3/2006 và chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ ngày 07/05/2007 với tên Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.

    [​IMG]
    Sau khi hoàn thành cổ phần hóa, để phù hợp với quy mô ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí chính thức đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí vào ngày 23/07/2007. Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với mã giao dịch PVT vào ngày 10/12/2007. Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ 51% vốn điều lệ của Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí. Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự hỗ trợ từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khách hàng và đối tác, PVTrans đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu về vận tải biển của Việt Nam có uy tín cả trong nước và quốc tế. Kể từ năm 2011 đến nay, PVTrans đã vững vàng vượt qua khủng hoảng tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững. PVTrans từ một công ty vận tải biển với 01 con tàu vận tải dầu thô và khoảng 100 cán bộ công nhân viên, đến nay đã trở thành một Tổng Công ty vận tải với 9 đơn vị thành viên, 2 chi nhánh và hơn 1.700 cán bộ công nhân viên. PVTrans đã phát triển được đội tàu gồm 25 chiếc với tổng tải trọng hơn 750.000 DWT, trở thành đơn vị vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam hiện nay. PVTrans đã nhận được Huân chương lao động hạng 3, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ cũng như các giải thưởng từ các tổ chức có uy tín như Forbes Việt Nam, Asia Pacific Entrepreneurship Awards, VNR, …

    THỐNG KÊ
    Tổng quan PVTrans
    6.148


    tỷ VNĐ

    doanh thu năm 2017
    2.814

    tỷ VNĐ

    vốn điều lệ
    1.700
    cán bộ, nhân viên
    11
    đơn vị thành viên
    Tầm nhìn & Sứ mệnh
    [​IMG]
    Tầm nhìn
    Giữ vững vị trí là công ty vận tải và dịch vụ hàng hải dầu khí đa sở hữu lớn nhất Việt Nam, đảm bảo việc phát triển ổn định, bền vững, có năng lực cạnh tranh cao. Xây dựng phát triển PV Trans trở thành thương hiệu vận tải mạnh trong khu vực và quốc tế.

    [​IMG]
    Sứ mệnh
    Tham gia đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu dịch vụ vận tải và hàng hải dầu khí. Kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông, quyền lợi và điều kiện làm việc tốt cho người lao động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

    [​IMG]
    Giá trị cốt lõi
    Duy trì và nâng cao chất lượng đội tàu, trình độ thuyền viên, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong vận hành khai thác, tuân thủ chặt chẽ các quy định của quốc tế và trong nước về an toàn hàng hải. Luôn luôn đoàn kết, hỗ trợ, đồng lòng. Gắn trách nhiệm cá nhân với hiệu quả công việc và tuân thủ kỷ cương nội bộ. Đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng và đảm bảo sự thành công của họ cũng chính là đảm bảo thành công của PVTrans. Cam kết gia tăng giá trị cho cổ đông, cam kết an toàn lao động, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên, cam kết cung cấp dịch vụ chuyện nghiệp với khách hàng, cam kết về an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Sẵn sàng đón nhận thay đổi và không ngừng sáng tạo và tự đổi mới trong công việc.

    Sơ đồ tổ chức
    [​IMG]
    Hội đồng quản trị
    Đơn vị thành viên (11 thành viên)

    [​IMG]
    Hà Nội
      • Công ty CP Vận tải Dầu khí Hà Nội
      • Công ty CP Vận tải Dầu khí Đông Dương
    Quảng Ngãi
      • Công ty CP Vận tải Dầu khí Quảng Ngãi
    Vũng Tàu
      • Công ty Dịch vụ hàng hải Dầu khí
      • Công ty CP Vận tải Dầu khí Vũng Tàu
    Thành phố Hồ Chí Minh
      • Công ty Dịch vụ quản lý Tàu - PSM
      • Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương
      • Công ty CP Vận tải Xăng dầu Phương Nam
      • Công ty CP Vận tải sản phẩm khí Quốc tế
      • Công ty CP Vận tải Dầu Phương Đông Việt
      • Công ty cổ phần Vận tải Nhật Việt
    Hungckvn65 đã loan bài này
  9. trangnguyen1983

    trangnguyen1983 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/01/2019
    Đã được thích:
    387
    Hungckvn65 đã loan bài này
  10. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    quý 1/2019 sẽ tăng nóng một số cổ. Nhưng múc những hàng này thì mốc mồm:
    1. Hàng rác, điển hình là hàng quyết còi: FLC, HAI, FIT
    2. Blu nặng mông hết thời như gái ế, pe trên trời, nợ vay như chúa chổm, nước ngoài táng ròng điển hình: VIC, NVL...
    3. Hàng kết quả kinh doanh 2018 không ấn tượng, năm 2019 kinh doanh khó khăn. Loại này hơi nhiều kể k nổi.
    4. Hàng mà cổ phiếu trôi nổi nhiều như quân nguyên, nhú tý táng sấp mặt. Đến cụ nội của tay to cũng không ủn nổi.
    5. Hàng vốn hoá lớn, năm trước thắng lơi do lái oánh chỉ số, năm nay cũng hết thời.
    Hungckvn65 đã loan bài này

Chia sẻ trang này