Khẩn. Hướng đầu tư 2019 đã rõ. xác xuất chính xác 75%.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungckvn65, 09/02/2019.

5271 người đang online, trong đó có 636 thành viên. 19:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10809 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    quý 1/2019 sẽ tăng nóng một số cổ. Nhưng múc những hàng này thì mốc mồm:
    1. Hàng rác, điển hình là hàng quyết còi: FLC, HAI, FIT
    2. Blu nặng mông hết thời như gái ế, pe trên trời, nợ vay như chúa chổm, nước ngoài táng ròng điển hình: VIC, NVL...
    3. Hàng kết quả kinh doanh 2018 không ấn tượng, năm 2019 kinh doanh khó khăn. Loại này hơi nhiều kể k nổi.
    4. Hàng mà cổ phiếu trôi nổi nhiều như quân nguyên, nhú tý táng sấp mặt. Đến cụ nội của tay to cũng không ủn nổi.
    5. Hàng vốn hoá lớn, năm trước thắng lơi do lái oánh chỉ số, năm nay cũng hết thời.
    6. Các thể loại vốn ảo, kế hoạch kinh doanh ảo, nhà đầu tư cứ như "đứng bên kia bờ ảo vọng" cuối cùng cũng tháo cống, loại này điển hình: ROS....
    thangnd9780 thích bài này.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Giá than thế giới tuần qua giảm >1,79%. Than thế giới tạo đỉnh xong và đang lao dốc?
  3. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Sau gần thập kỷ, Việt Nam tính giảm dự trữ bắt buộc cho lượng tiền lớn
    Minh Đức | 10/02/2019 14:12

    0

    [​IMG]
    Mức giảm dự kiến khá mạnh, áp dụng cho một lượng lớn tiền gửi tại một số ngân hàng thương mại...


    Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định đã được Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xác định.

    Hướng điều chỉnh dự kiến giảm khá mạnh cho một số trường hợp có lượng tiền gửi lớn, cùng một số trường hợp được loại trừ.

    Theo đó, đây dự kiến là lần đầu tiên sau gần 9 năm Việt Nam thực hiện giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Công cụ này theo đó sẽ có tác động mới sau một thời gian dài gần như không thay đổi.

    Cụ thể, theo Quyết định 750 hồi tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng, tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng từ 4% xuống 3%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2% xuống 1%.

    Các mức quy định trên áp dụng cho đến nay, ngoại trừ lần điều chỉnh riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trong năm 2018.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là lượng tiền các tổ chức tín dụng phải gửi và duy trì ở Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Với tỷ lệ trên, cứ có 100 đồng tiền gửi, như loại không kỳ hạn và dưới 12 tháng, các tổ chức tín dụng phải để lại 3 đồng tại Ngân hàng Nhà nước chứ không được dùng kinh doanh cả 100 đồng.

    Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ hiện áp các tỷ lệ cao hơn, tương ứng phân loại trên là 8% và 6% (riêng Agribank được áp thấp hơn 1% các loại).

    Trong điều hành chính sách tiền tệ, tùy thuộc vào tình hình thanh khoản hệ thống, lạm phát, lãi suất…, dự trữ bắt buộc là công cụ có sức nặng và độ phủ lớn, thường tác động nhanh đến hệ thống và thị trường để nhà điều hành có thể đạt được mục tiêu điều tiết.

    Tuy nhiên, cũng vì sức nặng của nó (trong giai đoạn 2008 - 2010, từng có quan điểm xem đây là "biện pháp bạo lực" đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng khi tăng lên để chống lạm phát với những tranh luận khác nhau) nên dự trữ bắt buộc thường được cân nhắc thận trọng mỗi khi điều chỉnh.

    Nó cũng giải thích vì sao sau gần một thập kỷ Việt Nam mới tính toán điều chỉnh.


    Hướng điều chỉnh, như trên, đã được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017, gắn với quá trình tái cơ cấu hệ thống.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến điều chỉnh theo hướng: về đối tượng sẽ không áp dụng quy định về dự trữ bắt buộc cho một số đối tượng, gồm tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng có quyết định thanh lý tài sản, hoặc giải thể, hoặc chấm dứt hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cấp có thẩm quyền.

    Nhóm đối tượng trên hiện có Ngân hàng Đông Á (sau khi đặt vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015 và tiến hành tái cơ cấu), ba ngân hàng thương mại mà Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng.

    Nhóm đối tượng này cũng được dẫn chiếu đến nhóm các ngân hàng thương mại khác được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong chính sách dự kiến ban hành. Đó là những trường hợp tham gia hỗ trợ tái cơ cấu hệ thống.

    Cụ thể, đối tượng được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trên cơ sở quy định tại Luật số 17/2017/QH14, tổ chức tín dụng hỗ trợ sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.

    Ở quy định này, tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

    Chiếu theo quy định trên, trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) đã lần lượt tham gia hỗ trợ tái cơ cấu tại DongA Bank, CB Bank, Ocean Bank và GP Bank, qua hỗ trợ thanh khoản, cử nhân sự quả trị điều hành, hợp tác kinh doanh… ngay khi các tổ chức này thực hiện tái cơ cấu bắt buộc.

    Tuy nhiên, việc xác định cụ thể sẽ chờ chính sách từ Ngân hàng Nhà nước.

    Bước đầu, với gợi mở từ định hướng trên, dù số lượng thành viên được miễn và giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không nhiều, nhưng phạm vi lượng tiền gửi dự kiến sẽ là một bộ phận lớn, do những thành viên nói trên (nếu cả Vietcombank, VietinBank và BIDV cùng được giảm) đang chiếm thị phần huy động lớn trong hệ thống.

    Theo đó, hướng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này dự kiến sẽ có tác động lớn tới thị trường, nhất là sau khi lãi suất huy động VND có xu hướng lên cao trong năm 2018, cũng như có giá trị kích thích quá trình hồi phục tại những trường hợp đang kiểm soát đặc biệt.
  4. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    TS.Huỳnh Thế Du: "Tôi chọn về nước làm việc do thấy cơ hội tốt hơn ở nước ngoài"
    Chia sẻ

    >>Tăng trưởng “nhanh nhất thế giới”, Việt Nam vẫn còn rất nhiều “việc phải làm”
    >>Người phụ nữ nghiên cứu 600 triệu phú để tìm cách làm giàu[/paste:font]
    Theo TS Huỳnh Thế Du, môi trường làm việc thật tốt không chỉ ở việc có mức lương cao mà người tài cần cơ chế làm việc hiệu quả, minh bạch và đạt trình độ quốc tế.

    Thưa TS, trước bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, khá nhiều chuyên gia Việt thành danh ở nước ngoài về nước làm việc và gặt hái thành công. Theo ông, Việt Nam đã có chính sách thu hút nhân tài được coi là trọng tâm quốc gia hay chưa?

    Trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, cùng với các dòng vốn và hàng hoá, dòng nhân lực đang được dịch chuyển hết sức tự do. Chính vì vậy, về nước hay ở lại nước ngoài của du học sinh Việt là một quá trình tự nhiên và sự lựa chọn của mỗi người.

    [​IMG]
    TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam

    Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu hoá, tự do di chuyển lao động xuyên biên giới là chuyện bình thường. Việt Nam nên xem xét thu hút và trọng dụng nhân tài từ khắp thế giới chứ không hẳn từ mỗi quốc gia. Cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia hay địa phương là cuộc cạnh tranh thu hút doanh nghiệp giỏi, người giỏi và người giàu.

    Những người có năng lực tốt có thể tự lo được cuộc sống của mình và gia đình, điều họ cần là một môi trường là việc thuận lợi để thi thố tài năng, phát huy năng lực bản thân chứ không đơn thuần chỉ về vật chất.

    Muốn thu hút được người tài, phải xem họ cần gì và mình có đáp ứng được điều đó hay không. Thu hút người giỏi, người giàu về quê hương, cách tốt nhất là phải xây dựng môi trường làm việc thật tốt, tự nhiên họ sẽ đổ xô về, chiến lược này giống như Mỹ và Singapore đang làm.

    Việt Nam hiện tham gia khá nhiều hiệp định thương mại tự do song và đa phương (FTAs) như WTO, CPTPP, EVFTA hay RCEP… Bối cảnh toàn cầu đặt ra bài toán cạnh tranh thu hút người tài trên thế giới và người tài Việt, theo ông Việt Nam có lợi thế như nào để cạnh tranh thu hút nhân tài với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới?

    Trước mắt chưa thể xây dựng Việt Nam là địa điểm cạnh tranh thu hút nhân tài khắp nơi trên thế giới nhưng thay vào đó chúng ta có thể tập trung vào một số lĩnh vực, một số địa phương.

    Chúng ta khó có thể cạnh tranh với Mỹ, Singapore về cấp độ quốc gia nhưng chúng ta có thể làm riêng khía cạnh nào đó để tập trung thu hút nhân lực.

    Việt Nam có lợi thế nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, chúng ta cần tập trung vào ngành mũi nhọn, sản phẩm mũi nhọn, trọng tâm để nâng cao năng suất, kỹ năng tinh xảo để gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị ngành và cơ hội thị trường tốt hơn. Cần phải mở tư duy, kêu gọi ý tưởng mới, cách làm mới và tập tục thương mại mới.

    Một số ngành khác có lợi thế cạnh tranh và công nghệ thông tin, điện tử và dịch vụ tài chính, dệt may…

    Hiện có hai xu hướng là người Việt chọn ra nước ngoài phát triển bản thân nhiều hơn là người Việt ra nước ngoài rồi chọn về lại Việt Nam. Ông đánh giá sao về vấn đề này, có bù trừ trong quy luật này? Liệu Việt Nam có chảy máu chất xám?

    Chuyện về hay ở lại phụ thuộc vào chính sách đãi ngộ, sự minh bạch và rõ ràng trong thu hút đầu tư và việc làm của doanh nghiệp, Nhà nước… Người Việt ở nước ngoài vẫn phải giải quyết bài toán tìm trọng số lợi ích và cơ hội để đưa ra quyết định của riêng mình. Đây là việc giải quyết trên cơ sở duy lý chứ không đơn thuần là ý chí chủ quan và áp đặt.

    Tuy nhiên, hầu hết khi cuộc sống ổn định, mọi người sẽ bắt đầu quan tâm đế nơi quê hương, chôn nhau, cắt rốn của mình..

    Không chỉ có du học sinh, các nghiên cứu sinh mà hầu như tất cả mọi người Việt ở nước ngoài đều muốn quay về Việt Nam trong một thời gian nào đó để phát triển bản thân, đất nước.

    Khi được hỏi bất cứ ai về việc họ nghĩ gì về sự phát triển của Việt Nam và có muốn đóng góp cho quê hướng không thì hầu hết họ trả lời có.

    Từng là du học sinh và đã lựa chọn quay trở về nước làm việc, ông có thể chia sẻ cách nghĩ, quan điểm của mình về việc nhân tài Việt làm việc, sinh sống và phát triển tài năng ở quê hương?

    Với bản thân tôi, tôi chọn về nước làm việc là do nhận thấy cơ hội và phát triển bản thân ở Việt Nam tốt hơn ở nước ngoài. Khi phân vân giữa chuyện về hay ở, các yếu tố được xem xét là thu nhập, cơ hội thăng tiến và vị trí xã hội và đóng góp của mình trong xã hội.

    Tôi tin rằng nhiều người Việt ở nước ngoài cũng đang có những lý do như tôi để đưa ra những lựa chọn về nước hay làm việc ở nước ngoài.

    Theo tôi, trước tiên là thu nhập, đây là yếu tố đầu tiên quyết định quyết định về hay không về. Nếu không đủ sống thì không ai muốn về, sau thu nhập, mới là các vấn đề về thăng tiến nghề nghiệp, đời sống tinh thần. Và tất nhiên, để có được thu nhập tốt, người ta phải làm việc tốt và có bài bản, rõ ràng cùng với cơ chế làm việc minh bạch, khoa học.

    Xin trân trọng cảm ơn ông!
    Hungckvn65 đã loan bài này
  5. sym123

    sym123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/10/2014
    Đã được thích:
    5.381
    Năm 2019 dòng CPTPP sẽ bật
    Trong đó cổ phiếu CPTPP trong năm 2018 chưa tăng sẽ bước vào uptrend
    Trong đó, TTH là cổ phiếu hot nhất với thị giá 5, nhưng eps 2.118 sổ sách 17.161 ngon vô đối trên sàn niêm yết :drm3
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Cũng ổn. Nhưng hơi loãng. Cô đặc như PVT thì ổn hơn.
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    PVT:
    1. PVN nắm 51%
    2. Tây nắm 33,26%, và vẫn đang múc ròng.
    3. NH TMCP Đại chúng năm nắm 5,91%
    4. NHàng ACB nắm 2,6%
    5. Chứng khoán VND nắm 1,52%
    6. Quỹ đầu tư TC dầu khí nắm 1,48%
    7. Tâp đoàn FIT nắm 1,04%
    Trôi nổi tầm 5%?
  8. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Theo ông Vương Đình Huệ, thị trường chứng khoán năm 2018 thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy động vốn Năm 2019, khi thế giới rủi ro nhiều hơn cơ hội thì Việt Nam lại khác

    Nhân dịp đầu năm mới, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có những chia sẻ về thị trường chứng khoán trong năm 2018, triển vọng trong năm 2019.

    "Lúc Vn-Index lên 1.240 điểm chúng tôi lo lắm"

    Theo Phó Thủ tướng, thị trường chứng khoán năm 2018 đan xen giữa các phiên tăng và giảm điểm theo diễn biến thị trường chứng khoán thế giới.

    Tuy nhiên, ông nhận định chứng khoán Việt Nam là thị trường thành công nhất của khu vực Đông Nam Á về huy động vốn. Năm vừa qua, chứng khoán Việt Nam cũng vượt mặt thị trường Singapore về số vốn thu hút qua IPO và M&A.

    Kết thúc năm 2018, chỉ số VN-Index ở mức 892,54 điểm, tuy có giảm điểm so với năm 2017, nhưng quy mô vốn hóa thị trường đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 10,6%. Quy mô thị trường chứng khoán đã tăng rất nhanh, hiện tại đã đạt xấp xỉ 70% GDP của 2018.

    Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ phấn đấu mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu vào 2020 đạt 70% GDP, nhưng đến năm hết năm 2018 đã đạt gần 71% GDP, nghĩa là tăng trưởng của thị trường chứng khoán đã vượt mục tiêu 2 năm.

    Về tính thanh khoản của thị trường cũng tăng mạnh. Thanh khoản trung bình một phiên trong năm 2018 là 6.500 tỷ đồng, tăng 29% so mức 5.051 tỷ/phiên của 2017.

    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoàng Hà.

    Về lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết, tính đến hết quý III/2018, doanh thu tăng 20,5%, lợi nhuận tăng 25%. Lợi nhuận của các công ty chứng khoán tăng 40% so với 2017.

    Phó Thủ tướng nhận định trong khi các nhà đầu tư nước ngoài rút ròng ở khu vực thì thị trường Việt Nam vẫn được quan tâm. Cả năm 2018, nhà đầu tư ngoại mua ròng trên thị trường cổ phiếu 43.000 tỷ đồng. Bán ròng ở thị trường trái phiếu chỉ ở mức 1.200 tỷ đồng. Như vậy, mức mua ròng vẫn đạt gần 42.000 tỷ đồng. Dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán đạt 2,8 tỷ USD, xấp xỉ 2017.

    Ông nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam 2018 là một trong những năm thành công nhất, “đã điều chỉnh nhưng điều chỉnh thành công”.

    “Lúc Vn-Index lên 1.240 điểm chúng tôi lo lắm vì thị trường phát triển quá nóng, với hệ số pe ở mức 23-24, còn cao hơn cả các thị trường phát triển như Canada và Pháp. Do đó, đã xuất hiện hiện tượng bong bóng. Khi đó chúng ta đã điều chỉnh và điều chỉnh thành công”, ông nói.

    Chứng khoán Việt Nam 2019 - Cơ hội nhiều hơn rủi ro

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng dẫn lại câu chuyện có những phiên giảm điểm rất mạnh, nhưng không có sự hỗn loạn trên thị trường.

    Ông nhận định chứng khoán về mức khoảng 900 điểm như hiện tại là rất đẹp. Hệ số PE chỉ còn khoảng 16-17.

    “Với tương lai này, năm 2019 thị trường chứng khoán thế giới là rủi ro nhiều hơn cơ hội. Còn riêng Việt Nam là cơ hội nhiều hơn rủi ro”, ông nói.

    Phân tích nguyên nhân về sự thành công của thị trường chứng khoán, Phó thủ tướng cho rằng Việt Nam có nền tảng kinh tố vĩ mô tốt, các doanh nghiệp niêm yết lợi nhuận cao. Trong khi đó Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn DNNN, đưa nhiều hàng tốt, hàng quan trọng lên thị trường. Đặc biệt 2019 sẽ đưa sản phẩm phái sinh vào hoạt động, là cổ phiếu cầm cố có bảo đảm.

    [​IMG]
    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 cơ hội nhiều hơn rủi ro.

    Năm 2019 cũng sẽ là năm tái cấu trúc sở giao dịch chứng khoán với mô hình một sở - 2 sàn. Chính phủ cũng sẽ tiếp tục sửa đổi Luật Chứng khoán để củng cố về mặt luật pháp.

    Phó Thủ tướng dự báo năm 2019 tuy có những phức tạp của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Tuy nhiên áp lực sẽ không lớn như năm vừa rồi.

    “Với những nhân tố tích cực thì thị trường sẽ phát triển bền vững hơn so với năm nay, chủ yếu do những yếu tố nội tại của chúng ta.

    Tuy nhiên chúng ta phải rất quan tâm theo dõi, ứng phó kịp thời với diễn biến thế giới”, ông nói.
    Hungckvn65 đã loan bài này
  9. tiep259

    tiep259 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2016
    Đã được thích:
    4.198
    Ko thấy hấp dẫn lắm, con pvt năm 2019 làm thế nào tăng trưởng đc doanh thu. Có đơn hàng sẵn rồi à?
  10. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    15.139
    Năm 2019 thêm 25% -40% thị phần vận tải cho Lọc hoá dầu Nghi sơn.

Chia sẻ trang này