Khi đã chót không kịp cutloss

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Chapi2007, 30/07/2007.

3637 người đang online, trong đó có 1454 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 344 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Chapi2007

    Chapi2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Khi đã chót không kịp cutloss

    1, Khi chúng ta không kịp cutloss và bị cuốn vào vòng xoáy giảm giá. Tỷ lệ đã lên đến 30-50%, nhiều hơn trung bình của thị trường, vd là 20%. Thì:
    Chúng ta hãy dự đoán điểm "đáy" của Cp đang nắm giữ. Tất nhiên, việc này khó, vì có đáy 1, đáy 2,... Nhưng nói chung vẫn có một ngưỡng mà lực hỗ trợ rất lớn.
    Nếu giá hiện tại không quá xa so với đáy gần nhất, thì tốt nhất, nên giữ lại cổ phiếu đó.

    Lý do duy nhất: không phải là cứu cp đó trong xu hướng đi xuống, mà nếu bạn rút tiền ra, sẽ phải đối mặt với câu hỏi: liệu đầu tư vào cp khác, cp đó có đứng vững hoặc tăng ngược với xu hướng của thị trường không? Nếu cp đó cũng không tăng có nghĩa chẳng khác nào bạn đầu tư lại chính cp bạn đang muốn thoát ra.

    Đúng là cần cutloss nhưng khi đã quá lỗ. Tốt nhất là kiên nhẫn.

    2. Có một sự hiểu lầm của nhà làm chính sách rằng nguy cơ lạm phát sẽ có thể tránh được bằng cách giảm nóng của thị trường CK. Họ sẽ tăng lãi suất NH với hy vọng hút dòng tiền trở lại kênh này. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ:

    - Ngân hàng hiện nay đều tham gia rất sâu vào thị trường CK, tự doanh CK, lập Cty CK, cầm cố CP... Do đó, 2 kênh này thực chất là 1.5. Việc hạn chế cầm cố CP nếu làm sớm và có kế hoạch tốt, từng bước thì còn có tác dụng tích cực. Như hiện nay áp dụng chỉ gây hiệu ứng tích cực cho toàn bộ cả hai kênh này.
    Nhà nước muốn kéo lượng tiền ra khỏi thị trường CK cũng không được. Vì nhà đầu tư đứng trước câu hỏi: ném tiền vào đâu để có lợi hơn? Rõ ràng, ai cũng hy vọng lợi nhuận từ CK cao hơn lãi suất NH, kể cả khi họ đang lỗ trong thời điểm hiện nay. Thực sự, sự trông đợi thị trường hồi phục là rất lớn. Do đó, thị trường hiện rơi vào vòng luẩn quẩn: lợi nhuận âm từ CK, nhà đầu tư găm giữ CP không bán, hoặc găm tiền trong OTC và phát hành IPO. Khối lượng GD thấp.

    Túm lại, hạn chế lạm phát mà nhằm vào CK là một chính sách sai lầm.

Chia sẻ trang này