Khi VIC vào sóng tăng -- Long mạnh thôi $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 26/03/2021.

3456 người đang online, trong đó có 1382 thành viên. 14:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 22187 lượt đọc và 133 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Cân hết ! Short khó có đất diễn @};-
    13x chăng@};-
    Sau đó VNM lại lên tiếng là đẹp @};-
    maruni911, Bahung2017Tinhledt thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  2. Phuongnamkt4

    Phuongnamkt4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2017
    Đã được thích:
    12.020
    Hóng sữa chua lên tiếng đây... vã lắm dồi
    BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    TT sẽ rũ hết nhà đầu tư non ớt, để vào trận đánh lớn @};-
    --- Gộp bài viết, 26/03/2021, Bài cũ: 26/03/2021 ---
    SHB các anh chơi lớn quá @};-
    VIC trụ vững sóng gió @};-
    --- Gộp bài viết, 26/03/2021 ---
    Âu Mỹ Á tăng mạnh VN có gj xấu ngoài sàn đơ mà phải vác hàng ra bán nhỉ @};-
    Bahung2017RabbitPlayMoon thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Đã nói rồi ae mượn kho hàng phang Short sang tuần Cover lại nhé @};-
    Bahung2017 thích bài này.
  5. Mrvtc

    Mrvtc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/02/2019
    Đã được thích:
    576
    VIC sẽ lái VNI đoạn naỳ chú ý VIC đánh 115 nếu đnáh ko qua 115 mà tụt mất gap thì hỏng vni hỏng nhưng nếu VIC đánh qua 115 sẽ đánh 125-130 thì xác định vni trend lớ ngớ sóng báo cóa quý 1 vào luôn.:)) em chém vậy.
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Dạo này tuổi cao Sữa ra hơi chậm khoảng T5 tuần sau sữa sẽ nhiều :D@};-
    Phuongnamkt4 thích bài này.
  7. Phuongnamkt4

    Phuongnamkt4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2017
    Đã được thích:
    12.020
    Bấm kinh vậy .... thứ 5 mới chạy á :((:((:((
    BigDady1516 thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Hiệp hội ngân hàng kiến nghị điều chỉnh Dự thảo sửa đổi Thông tư 01
    26/03/2021

    [​IMG]
    (Ảnh minh họa: Thời báo Ngân hàng).

    Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa gửi tới gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Công văn số 19 báo cáo góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 quy định về việc tổ chức tín dụng, cơ cấu lại nợ.

    Theo ý kiến của VNBA, trong dự thảo sửa đổi Thông tư 01, Điểm a Khoản 1 Điều 4 có quy định tổ chức tín dụng sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng điều kiện “Phát sinh nghĩa vụ trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính”.

    Các ngân hàng cho rằng việc NHNN lấy mốc ngày 10/6/2020 là ngày Thủ tướng công bố hết giãn cách xã hội nhưng thực tế cho thấy, đó không phải là ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch.

    "Hơn nữa lấy mốc ngày 10/6/2020 sẽ khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc theo dõi và hạch toán kế toán. Vì vậy, đề nghị NHNN có thể điều chỉnh thành trước ngày 30/6/2020 để phù hợp với chế độ hạch toán kế toán của khách hàng cũng như của ngân hàng", VNBA nói trong công văn.

    Tiếp theo, cũng trong dự thảo sửa đổi, tại Điểm b Khoản 1 Điều 4 có nhắc rằng "cần cân nhắc đưa ra mốc thời gian từ ngày 21/3/2020 đến ngày 31/3/2021". Tuy nhiên các tổ chức tín dụng đều không hiểu mốc ngày 31/3/2021 là mốc thời gian nào?



    VNBA băn khoăn về cơ sở pháp lý khi đưa ra mốc ngày 31/3/2021, trong khi tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến ngày càng phức tạp.

    Để đảm bảo chủ động, linh hoạt trong quá trình triển khai, tránh phải sửa đổi nhiều lần trong trường hợp dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp sau thời điểm ngày 31/3/2021, Hiệp hội đề nghị NHNN nên giữ nguyên thời điểm như Thông tư 01 hoặc cẩn trọng hơn thì cho đến ngày 31/12/2021.

    Với quy định về "Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ...” tại Điểm b Khoản 3 Điều 4, VNBA đề nghị NHNN giữ nguyên như tại Thông tư 01 vì thực hiện theo Thông tư sửa đổi thì các khoản vay trung, dài hạn sẽ tạo áp lực cho khách hàng, khi các kỳ hạn chưa trả trước đó sau khi cơ cấu sẽ phải phân kỳ trả nợ trong vòng 12 tháng tiếp theo.

    Qua đó, khách hàng khó có khả năng trả nợ đúng hạn vì cho dù hết dịch bệnh thì khách hàng cần phải có thời gian khá dài để phục hồi, không thể phục hồi ngay mà trả nợ ngân hàng.

    Hơn nữa, rất khó khăn cho tổ chức tín dụng theo dõi, thực hiện theo Thông tư sửa đổi và Thông tư 01 đang áp dụng.

    Đối với việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 và dự thảo Thông tư sửa đổi, VNBA cho là phù hợp.

    Tuy nhiên, Hiệp hội lưu ý rằng nếu phân loại nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần trong thời gian được phép 12 tháng phải thực hiện theo quy định hiện hành (Thông tư 02) thì các khoản nợ cơ cấu sẽ chuyển nhóm tương ứng và tổ chức tín dụng sẽ phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, trong khi khoản nợ vẫn có thể thu hồi được.

    Bên cạnh đó, VNBA cũng kiến nghị nên quy định giao trách nhiệm cho tổ chức tín dụng đánh giá phân loại rủi ro đối với các khoản nợ có nguy cơ rủi ro thực sự đối với khoản nợ đã cơ cấu để trích dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư 02.

    "Lý do bởi không ai hiểu tính chất khoản nợ bằng tổ chức tín dụng nên giao cho tổ chức tín dụng tự xác định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình và trích tối đa trong 3 năm, đồng thời phải báo cáo NHNN hàng tháng kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro", theo ý kiến của VNBA.

    Ngoài ra, VNBA cho rằng quy định như dự thảo Thông tư về "giữ nguyên nhóm nợ, phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro" sẽ dẫn tới việc khách hàng gặp khó khăn cho vay mới trong điều kiện tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro.

    Không loại trừ khả năng khó thực hiện, các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng luôn Thông tư 02 và lúc đó khách hàng sẽ phản ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

    Vì vậy, VNBA góp ý NHNN cần nghiên cứu ban hành Thông tư sửa đổi vừa an toàn hệ thống, đảm bảo đúng quy định pháp luật, vừa dễ cho tổ chức tín dụng thực hiện và khách hàng có thể tiếp cận được vốn vay.

    Đồng thời, Hiệp hội cho rằng từ ngữ trong Thông tư sửa đổi cần được viết, diễn đạt một cách mạch lạc, dễ hiểu, thuận tiện khi triển khai. Khi đưa ra mốc thời gian áp dụng cụ thể cần nêu rõ cơ sở pháp lý đặt mốc thời gian quy định nhằm tránh phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.
    --- Gộp bài viết, 26/03/2021, Bài cũ: 26/03/2021 ---
    Giờ là lúc nhặt em nó rồi @};-
    Phuongnamkt4 thích bài này.
    Thienhd112019 đã loan bài này
  9. Phuongnamkt4

    Phuongnamkt4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2017
    Đã được thích:
    12.020
    Vùng đáy thì cứ nhặt mỏi tay.. còn beer thì phải kiên nhẫn tay to chia bánh xong đã
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.442
    Ngân hàng UOB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 7,1% trong năm nay


    [​IMG]

    Ngân hàng UOB vừa đưa ra báo cáo đánh giá triển vọng các nền kinh tế chủ yếu trên toàn cầu, trong đó nhà băng này dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng tốt hơn dự kiến.

    Theo UOB, Việt Nam khởi đầu năm 2021 với tín hiệu tích cực, khi việc sản xuất vaccine được tiến hành từ đầu tháng 3.

    Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tăng vọt 23,9% so với năm trước, do nhu cầu tăng trong các lĩnh vực thiết bị di động (tăng 22,9%), linh kiện máy tính (tăng 27,5%), máy móc thiết bị (tăng 73,9%), tất cả các lĩnh vực này đóng góp tới 45% vào tổng giá trị xuất khẩu trị giá 48,5 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 1,29 tỷ USD, thấp tương đối so với con số 2 tỷ USD cách đây một năm.

    Năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,9% đạt mức kỷ lục 282,5 tỷ USD, với thặng dư thương mại kỷ lục là 19,9 tỷ USD.

    Ngoài xuất khẩu, Chỉ số quản lý thu mua (PMI) trong lĩnh vực sản xuất cũng tăng lên mức 51,6 vào tháng 2 so với mức 51,3 vào tháng 1 - mức tăng liên tiếp trong 3 tháng.

    Đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng ở mức rất khả quan. Việt Nam thu hút được khoảng 5,5 tỷ USD vốn đầu tư FDI (vốn đăng ký) trong 2 tháng đầu năm 2021, chỉ giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi năm 2020 có mức giảm mạnh 25% do đóng cửa biên giới, hạn chế đi lại để phòng dịch Covid-19.

    Về vốn FDI thực hiện, trong 2 tháng đầu năm, đã có 2,5 tỷ USD được giải ngân, tăng 2% so với năm ngoái, trong đó 71,8% đầu tư vào các lĩnh vực chế biến và sản xuất. Nhật Bản là nhà đầu tư có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất trong 2 tháng đầu năm với gần 1,5 tỷ USD, theo sau là Singapore (861,1 triệu USD) và Trung Quốc (374,9 triệu USD).

    “Mặc dù các hoạt động kinh tế đang phục hồi, tình hình kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc khống chế dịch và triển khai vaccine trên toàn cầu, nhưng trong năm 2021, chúng tôi vẫn dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,1% so với mục tiêu mà Việt Nam đưa ra là 6%”, các chuyên gia của UOB nhìn nhận.

    Được biết, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý IV/2020 đạt mức 4,48% so với năm trước, từ mức 2,69% vào quý III/2020, cao hơn mức kỳ vọng là 4%. Tính cả năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 2,91%, trở thành một trong số ít các nền kinh tế toàn cầu đạt tăng trưởng dương trong một năm cả thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.

Chia sẻ trang này