Khối lượng giao dịch quá thấp!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi keto68, 12/11/2007.

112 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 519 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. keto68

    keto68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Khối lượng giao dịch quá thấp!!!

    Chắc chắn thị trường sẽ xuống tiếp!!! Các bác hãy nhớ rằng khi VNI leo từ 9xx lên 10xx trong đợt vừa qua, giá trị giao dịch phải lên tới hơn 1000 tỷ, thậm chí có phiên lên tới 1700 tỷ. Thế nhưng bây giờ cộng cả SSI, ĐPM, mà vẫn không được đến 1000 tỷ. Vậy có thể kết luận sẽ có một đợt điều chỉnh sâu??? Kịch bản sẽ giống tháng 10 năm ngoái chăng??? Em lo quá
  2. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.951
    Tháng 10 năm ngoái có gì phải lo hả bác
  3. phamtrinhqn

    phamtrinhqn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất là sự tụt dốc của thị trường chứng khoán thế giới. Mặc dù, thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất nhỏ bé so với thị trường chứng khoán thế giới và chưa hoàn toàn "thông" với thị trường chứng khoán theo nguyên tắc "bình thông nhau", nhưng thị trường chứng khoán thế giới bị sụt giảm, thì không thể không ảnh hưởng ít nhiều đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi trong tổng giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư hiện chiếm khoảng trên dưới một phần tư; đối với một số mã các nhà đầu tư nước ngoài đã hết "rom"; đối với nhiều quỹ đầu tư có lượng vốn rất lớn, nhưng lại đang "mai phục" các đợt IPO của các "đại gia", nên chưa giải ngân, trong khi chuyển vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa lớn, vừa tiếp tục tăng cao. Vấn đề đặt ra là cần thực hiện các đợt IPO theo tiến độ đã dự kiến để kéo các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vốn đầu tư và đầu tư lâu dài ở Việt Nam.



    Sự tụt dốc của thị trường chứng khoán thế giới chủ yếu do giới đầu tư lo ngại về triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế Mỹ do tình hình làm ăn thua lỗ của các tập đoàn lớn tại Mỹ (với diễn biến mới nhất là của Tập đoàn Qualcomm Inc), do cuộc khủng hoảng trên thị trường tín dụng, do lợi nhuận của các công ty bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng cao và đồng USD mất giá. Giá dầu thô đã vượt 96 USD/thùng theo dự đoán có thể vượt qua mốc 100 USD/thùng. Giá USD đã thấp kỷ lục so với euro (cuối tuần qua, 1 USD chỉ còn ăn 0,6815 euro), thấp nhất trong 26 năm qua so với bảng Anh (1 USD chỉ còn ăn 0,4783 bảng Anh), thấp nhất trong 18 năm qua đối với yen Nhật (1 USD chỉ còn ăn 110,52 yen).



    Thứ hai, chỉ số giá nói chung và giá tiêu dùng cao và đang có xu hướng còn cao hơn nữa vào những tháng cuối năm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, đã hút vào thị trường hàng hóa, dịch vụ một lượng tiền khổng lồ. Mới qua mười tháng, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã lên đến gần 584 nghìn tỉ đồng, tăng tới 22,7% so với cùng kỳ năm trước - một tốc độ tăng hiếm thấy so với cùng kỳ trong nhiều năm trước đây.



    Thứ ba, giá vàng tăng cao, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài hiếm thấy; năm nay tiếp tục tăng cao, đồng thời người mua nhiều hơn. Vàng tăng nóng cũng đã hút vào đây một lượng tiền không nhỏ. Hằng năm, nhập khẩu khoảng 60 tấn, mỗi tấn trên 27 nghìn lượng, mỗi lượng tạm tính 16 triệu đồng thì tổng giá trị đã lên đến trên 25 nghìn tỉ đồng.



    Thứ tư, giá bất động sản năm nay tăng "kép"; vừa tăng do giá đất tăng vừa tăng do giá xây dựng (gồm giá vật liệu xây dựng, giá nhân công,?) tăng. Thống kê kinh nghiệm cho thấy, khi thị trường chứng khoán mới ra đời, chỉ số giá chứng khoán tăng mạnh từ 100 điểm lên 572 điểm, nhưng do tác động của cơn sốt đất bất động sản lần thứ hai (năm 2001 - 2002) đã làm cho chỉ số giá chứng khoán gần như "rơi tự do" xuống còn 130 điểm; chỉ số giá chứng khoán đạt mức kỷ lục 1.170 điểm vào đầu tháng 3.2007, nhưng khi thị trường bất động sản mới nóng sốt cục bộ đã làm cho chỉ số này vượt qua dốc bên kia, mãi cho tới tháng 9, tháng 10 mới phục hồi và nay do thị trường bất động sản có dấu hiệu nóng sốt đã làm cho chỉ số giá chứng khoán giảm xuống. Tất nhiên, có nhiều yếu tố khác nữa.



    Thứ năm, Chỉ thị 03 ra đời từ cuối tháng 5.2007 khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện đối với những khoản cho vay có thời hạn ngắn (trước 31.12) và các khoản cho vay mới, còn những khoản cho vay dài hạn hơn (đến hạn thu hồi sau 31.12) chưa thực hiện được. Để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 và sẽ kiểm tra quyết liệt hơn sẽ tạo sức ép để các ngân hàng thương mại có tỷ lệ cho vay vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng phải động đến các nhà đầu tư.



    Thứ sáu, việc IPO đối với VCB có hai thông tin tác động mạnh tới tâm lý các nhà đầu tư, đó là thông tin tiến độ bị chậm lại so với thông tin trước đây. Thông tin của hãng Bloomberg nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang đàm phán mua cổ phần VCB với giá chỉ 5 - 7 lần giá trị sổ sách của VCB ở thời điểm cuối năm 2006. Điều này không chỉ làm cho các nhà đầu tư cân nhắc thận trọng hơn việc nắm giữ các cổ phiếu của các ngân hàng đã niêm yết (hiện ở mức 5 - 7 lần, tức là cao hơn mức mà nhà đầu tư nước ngoài đàm phán mua cổ phiếu VCB).



    Thứ bảy, hiện tượng đua nhau phát hành tăng vốn điều lệ của các công ty niêm yết; cộng với một số công ty mới lên sàn hoặc sắp niêm yết cũng làm cho cung tăng cao hơn cầu.



    Diễn biến thị trường chứng khoán cuối năm nay có thế khác so với cuối năm trước.
  4. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Với quy mô TT khi có thêm SSI và DPM thì GTGD khớp lệnh hàng ngày phải là 1.600 tỷ mới là bình thường, nhiều hơn sẽ là sốt nóng, ít hơn sẽ là sốt lạnh
  5. keto68

    keto68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Giờ lạnh lẽo quá, mùa đông có khác

Chia sẻ trang này