Không ai nhắc đến DJ vượt 30k

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alibaba1719, 05/12/2020.

5843 người đang online, trong đó có 767 thành viên. 23:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5955 lượt đọc và 53 bài trả lời
  1. VmsMobifone

    VmsMobifone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2015
    Đã được thích:
    14.392
    Dj lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua mốc 30000d.

    NHỊP TĂNG MỚI BẮT ĐẦU THÔI
    ÔNG NÀO BÁN TUẦN TRƯỚC TUẦN SAU LẠI ĐUA LỆNH.
    Luuhongviet808109, alibaba1719cola98 thích bài này.
  2. alibaba1719

    alibaba1719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2019
    Đã được thích:
    4.059
    Dịch bệnh đã làm một cuộc thay đổi lớn tới ngành bán lẻ, khi mà xu hướng mua hàng online và chuyển đổi số gia tăng mạnh.
    Nói chung ở nhà cũng mua được hàng các bác ạ

    Các chuỗi bán lẻ thay đổi thế nào sau dịch Covid-19?
    . Ngành bán lẻ đã có những thay đổi lớn khi dịch Covid-19 nổ ra, xu thế bán hàng online và chuyển đối số diễn ra mạnh mẽ.
    . Trong khi MWG liên tục phát triển chuỗi thực phẩm Bách Hóa Xanh thì Masan Group thu hẹp chuỗi VinMart+ để cải thiện hiệu quả.
    . Các chuỗi điện thoại của MWG và FPT Retail, chuỗi vàng bạc của PNJ bị thu hẹp trong đại dịch.Các chuỗi nhà thuốc của FPT Retail và đồng hồ của PNJ vẫn đang tăng trưởng về số lượng.



    Ngành bán lẻ Việt Nam đã có những thay đổi lớn bởi đại dịch Covid-19, nhiều chuỗi kinh doanh đã phải đóng cửa nhưng cũng có nhiều đơn vị vẫn đang mở rộng hoạt động. Theo khảo sát của Vietnam Report, hoạt động mua sắm trực tiếp giảm trong đại dịch nhưng thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến lại có tín hiệu tích cực.

    Các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt hành vi người tiêu dùng khi khai thác sâu các kênh trực tuyến, chuyển đổi số trong ngành bán lẻ diễn ra mạnh mẽ. Vietnam Report đánh giá siêu thị mini chính là xu hướng phát triển của ngành bán lẻ hiện đại nhờ có các vị trí thuận lợi, tối ưu chi phí và hạn chế đông người.

    Các “ông lớn” bán lẻ trên sàn chứng khoán như cũng có những thay đổi đáng kể trong 9 tháng đầu năm. Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) vẫn thực hiện chuyển đổi nhiều siêu thị Thế Giới Di Động sang Điện Máy Xanh từ 2018 đến nay, trong khi đó chuỗi thực phẩm Bách Hóa Xanh phát triển liên tục để trở thành động lực tăng trưởng mới. FPT Retail (HoSE: FRT) cũng không gia tăng lượng cửa hàng FPT Shop mà tập trung phát triển nhiều hơn cho chuỗi nhà thuốc Long Châu.

    Chuỗi bán lẻ của Masan Group (HoSE: MSN) là VinCommerce đã mạnh tay đóng cửa 433 cửa hàng (VinMart, VinMart+) yếu kém trong 9 tháng, trong khi chỉ mở mới 57 địa điểm kinh doanh, nhằm mục tiêu hòa vốn EBITDA vào cuối năm nay. Vàng bạc Phú Nhuận (HoSE: PNJ) gặp khó khăn trong đại dịch khi quy mô chuỗi bán trang sức bị thu hẹp về 340 địa điểm, ngược lại chuỗi đồng hồ PNJ Watch lại tăng nhanh lên 53 cửa hàng.

    [​IMG]
    cola98 thích bài này.
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    HSBC: Vắc xin COVID-19 giúp kinh tế thế giới thoát suy thoái, Việt Nam có thể tăng trưởng hơn 8% năm 2021
    NGỌC DIỆP 06:23 05/12/2020

    BizLIVE -
    Tuy nhiên lần này sẽ có một mô hình phục hồi thật khác xuất hiện trong năm 2021 với mảng dịch vụ sẽ dẫn dắt chứ không phải do sản xuất.

    [​IMG]
    Ảnh: Nikkei
    Mới đây, ngân hàng HSBC đã công bố báo cáo nhận định về quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau khi có vắc xin COVID-19. Theo đó, lần phục hồi của nền kinh tế lần này sẽ rất khác so với những lần trước đây, ngành dịch vụ dự kiến sẽ dẫn dắt chứ không phải ngành sản xuất, dưới đây là nội dung báo cáo.
    Cuối cùng, vắc xin cho đại dịch COVID-19 đang trong quá trình đưa vào sử dụng. Nếu không có những trục trặc về mặt kỹ thuật hoặc trở ngại nào về mặt phân phối, hàng trăm triệu người sẽ được tiêm ngừa trong những tháng tới. Điều đó sẽ khiến các hoạt động kinh tế sẽ được bình thường hóa nhanh chóng và đưa thế giới thoát ra khỏi một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng.
    Thật thú vị khi nghĩ đến việc sẽ chứng kiến các kịch bản phục hồi thông thường, theo đó, sản xuất tăng vọt đi trước thúc đẩy các hoạt động thương mại theo sau với nhiều nền kinh tế ở châu Á đang dẫn đầu đà tăng trưởng toàn cầu. Chắc chắn đó chính là mô hình hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhiều lần suy thoái trước đây. Tuy nhiên lần này sẽ có một mô hình phục hồi thật khác xuất hiện trong năm 2021 với mảng dịch vụ sẽ dẫn dắt chứ không phải do sản xuất.
    [​IMG]
    Theo biểu đồ này, HSBC dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 8,1% trong năm 2021 và 6,4% trong năm 2022.
    Và điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với các nước châu Á - nơi mà sản xuất thường đóng vai trò lớn hơn. Hơn nữa, chắc chắn sẽ có một vài 'đền đáp’ cho hoạt động xuất khẩu rất vững vàng của các nước châu Á trong năm nay. Điều đó không có nghĩa là sự phục hồi của các nền kinh tế trong khu vực sẽ không thực sự tốt trong những quý tới.
    Ngay cả khi vắc xin tiếp cận tới các nước châu Á muộn hơn so với các nước phương Tây thì những quốc gia này vẫn sẽ tạo nên sự khác biệt (đặc biệt là đối với du lịch). Tuy nhiên,sự phục hồi lần này chắc hẳn sẽ không 'rực rỡ' như những lần trước. Ngoài ra, còn một lý do khác là các ngân hàng trung ương châu Á đang được đánh giá sẽ hành động rất chậm trong năm 2021.
    Theo HSBC, có thể nhìn trước tiên vào Hoa Kỳ với một số dữ liệu khá tin cậy và kịp thời về mô hình chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay. Điều này sẽ giúp người ta ta phác họa một quan điểm rộng hơn có thể áp dụng cho hầu hết các thị trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.
    [​IMG]
    Biểu đồ 1 cho thấy tăng trưởng chi tiêu của hộ gia đình được phân chia thành hai mảng dịch vụ và hàng hóa. Không có gì đáng ngạc nhiên, nhu cầu về dịch vụ - được đánh dấu bằng hình vuông xanh, mặc dù có sự phục hồi nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức của năm ngoái.
    Ngược lại, nhu cầu hàng hóa đã tăng vọt trong những tháng gần đây, và hiện cao hơn 7% mức của năm trước. Sự khác biệt như vậy là rất bất thường: chẳng hạn như trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu hàng hóa đã giảm nhiều hơn (trong khi dịch vụ thậm chí không bao giờ giảm; hình vuông màu xanh dương).
    Từ góc độ này cho thấy, sự phục hồi nhờ vào việc có vắc xin trong năm tới có thể sẽ do nhu cầu về dịch vụ dẫn dắt, chứ không phải hàng hóa, như sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    Tại sao điều này lại quan trọng đối với châu Á? Hầu hết các nền kinh tế vẫn chịu tác động rất lớn liên quan đến nhu cầu về hàng hóa được sản xuất trên toàn thế giới. Và đây là một trong những lý do chính giúp khu vực châu Á trong năm 2020 hoạt động tốt hơn rất nhiều so với nhiều thị trường khác.
    Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn thế giới đều giảm nhưng sự chuyển dịch từ nhu cầu dịch vụ sang nhu cầu hàng hóa đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế châu Á.
    Biểu đồ thứ hai cho thấy tăng trưởng sản lượng xuất khẩu theo thời gian của các nền kinh tế tiên tiến và các nước châu Á mới nổi. Lưu ý đến việc giảm sản lượng xuất khẩu ban đầu của các nước châu Á hồi đầu năm nay (hình vuông màu xanh lá cây) nông hơn và ngắn hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính tòa cầu (hình vuông màu xanh dương).
    Hơn nữa, xuất khẩu hiện đang tăng trở lại so với năm ngoái. Điều này phù hợp với sức mạnh tương ứng của nhu cầu hàng hóa được thể hiện trong Biểu đồ 1. Tuy nhiên, không giống như hậu quả của thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi thương mại tăng vọt, việc chúng ta sẽ chứng kiến một mức tăng tương tự vào khoảng thời gian này thật sự không rõ ràng khi sự phục hồi vào năm 2021 sẽ do nhu cầu dịch vụ dẫn đắt, và hoạt động xuất khẩu sẽ giảm nhẹ hơn nhiều so với thời điểm bắt đầu. Hoạt động xuất khẩu sản xuất của châu Á khó có thể được hưởng lợi nhiều như những đợt phục hồi trước đây.
    [​IMG]
    Tất nhiên, vắc xin cũng sẽ tạo ra nét khác biệt cho sự phát triển của mỗi địa phương trên toàn khắp châu Á một khi chúng được phổ biến rộng khắp, các hạn chế về khoảng cách xã hội được nới lỏng, sự tự tin sẽ quay trở lại, và cuối cùng, biên giới được mở cửa cho việc đi lại.
    Mở cửa biên giới đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, chẳng hạn như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Việt Nam (mặc dù người ta cho rằng việc khôi phục du lịch xuyên biên giới đại trà sẽ cần nhiều thời gian hơn so với việc nối lại các dịch vụ địa phương).
    Điều đó cho thấy, nhiều nền kinh tế châu Á vẫn còn khá thích thú với sản xuất. Biểu đồ cuối cùng của chúng tôi cho thấy sản xuất theo tỷ trọng GDP cho các thị trường riêng lẻ trong khu vực và trung bình của một thị trường phát triển và mới nổi toàn cầu. Đài Loan, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia là những quốc gia đặc biệt phụ thuộc vào lĩnh vực sản xuất, nhưng nhiều thị trường khác trong khu vực cũng tập trung vào lĩnh vực này nhiều hơn so với các thị trường mới nổi nói chung.
    Tất nhiên, điều đó có thể giải thích tại sao châu Á đã thực hiện khá tốt trong năm nay, nhưng cũng có thể thấy khu vực này sẽ không có sự phục hồi mạnh mẽ hơn các khu vực khác trong năm tới.
    NGỌC DIỆP
    alibaba1719cola98 thích bài này.
    alibaba1719 đã loan bài này
  4. alibaba1719

    alibaba1719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2019
    Đã được thích:
    4.059
    thôi xong, CL câm nín cover gấp hàng ATO thứ 2 =))
    Vni test đỉnh cũ 1200 sớm thôi 8->
    cola98Mhoang79 thích bài này.
  5. LAMBS

    LAMBS Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    1.837
    H này ai còn giữ cổ nữa, chờ sập đây=))=))=))
    cola98alibaba1719 thích bài này.
  6. alibaba1719

    alibaba1719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2019
    Đã được thích:
    4.059
    Khi mà các quỹ ETF thi nhau mở và huy động vốn trong năm 2020 cho thấy tiềm năng của TTCK Việt Nam lớn như thế nào
    >>> Nói thế thôi ae biết phải làm gì rồi =))

    Nhóm Dragon Capital liên tục huy động thêm dòng vốn mới vào TTCK Việt Nam

    14:13 | 03/12/2020
    Trong giai đoạn gần đây, các quĩ thành viên của nhóm Dragon Capital được quản lí thông qua VFM đã liên tục tăng qui mô như ETF VFMVN DIAMOND, Quỹ đầu tư Cổ phiếu Việt Nam Chọn Lọc (VFMVSF). Hoạt động này góp phần củng cố dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

    ETF VFMVN DIAMOND huy động 48 triệu ccq trong 3 phiên
    Dragon Capital là một công ty quản lí quĩ với qui mô danh mục hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ đầu năm đến nay, cá mập tỉ đô này đã góp phần lớn trong việc huy động dòng vốn ngoại vào thị trường.

    Cuối tháng 8, giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực khi quĩ ngoại đến từ Đài Loan - CTBC Vietnam Equity Fund gia nhập thị trường. Qui mô của CTBC Vietnam Equity Fund là 160 triệu USD. Dragon Capital là tổ chức xây dựng danh mục đầu tư cho quĩ này.
    Trong bối cảnh một số quĩ đóng rút khi khỏi thị trường như nhóm PXP Vietnam hoặc Tundra Vietnam Fund, việc đón nhận thêm một quĩ mới cho thấy tiềm năng của chứng khoán Việt Nam. Thương vụ gọi vốn này không thể bỏ qua vai trò của Dragon Capital.

    Qua quan sát, không chỉ hoạt động tích cực với các quĩ đóng, hoạt động của các quĩ hoán đổi danh mục (ETF) thuộc nhóm Dragon Capital cũng liên tục tăng trưởng mạnh.

    Hiện, các ETF được quản lí thông qua công ty thành viên của Dragon Capital đó là Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Ông Dominic Scriven là chủ tịch của cả Dragon Capital và VFM.

    Đáng chú ý, trong những phiên giao dịch gần đây, ETF VFMVN DIAMOND thu hút dòng tiền lớn. Cụ thể, từ ngày 30/10 - 2/12, ETF tăng qui mô thêm 48 triệu chứng chỉ quĩ (ccq), ghi nhận đợt vào ròng lớn nhất kể từ khi đi vào hoạt động.

    Tính đến ngày 2/12, số lượng chứng chỉ quĩ của ETF VFMVN DIAMOND là 231 triệu đơn vị, gấp 23 lần so với thời điểm bắt đầu ra mắt kể từ đầu tháng 5 năm nay. Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của ETF này là 3.568 tỉ đồng (153 triệu USD).

    [​IMG]
    Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp

    Qui mô một quĩ thành viên gấp 57 lần sau 11 tháng
    Không chỉ với ETF VFMVN DIAMOND, thành viên của VFM là Quỹ đầu tư Cổ phiếu Việt Nam Chọn Lọc (Vietnam Select Equities Investment Fund - VFMVSF) cũng liên tục tăng qui mô thông qua các quĩ thành viên của nhóm Dragon Capital.

    Gần đây nhất, ngày 24/11, quĩ thành viên của Dragon Capital là Vietnam DC25 Ltd. đăng kí mua vào 17 triệu chứng chỉ quĩ của VFMVSF. Nếu giao dịch thành công, Vietnam DC25 sẽ nâng số lượng chứng chỉ quĩ VFMVSF lên gần 79,2 triệu ccq.
    Trước đó, từ ngày 9 - 12/11, Vietnam DC25 đã mua vào gần 14,2 triệu ccq trong tổng số 15 triệu ccq đăng kí tại VFMVSF. Trong khoản thời gian (9 - 10/9), quĩ này mua vào gần 15,5 triệu ccq của VFMVSF.

    Trước Vietnam DC25, quĩ thành viên khác của Dragon Capital là Hanoi Investment Holding Limited (HIHL) cũng gia tăng qui mô đầu tư vào VFMVSF. Số lượng mua của HIHL trong các đợt như sau 151,4 triệu ccq (4 - 5/8), 15,6 triệu ccq (25 - 28/8).

    Tính đến đầu tháng 12 năm nay, giá trị tài sàn ròng của quĩ là hơn 2.300 tỉ đồng (100 triệu USD). Số lượng chứng chỉ quĩ của VFMVSF thời điểm đầu năm nay chỉ hơn 5 triệu ccq, tương đương NAV là 40,4 tỉ đồng. Như vậy, qui mô của VFMVSF gấp 57 lần so với thời điểm đầu năm nay.

    Về cơ cấu danh mục đầu tư của VFMVSF, quĩ này phân bổ tỉ trọng lớn nhất vào ba mã chứng khoán là MWG, FPT, HPG. Ngoài ra, Top10 cổ phiếu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục của quĩ này còn có các mã ngân hàng như TCB (tỉ trọng 6,17%), VPB (4,68%), MBB (4,62%), VCB (4,58%) và ACB (4,07%).

    [​IMG]
    Cơ cấu danh mục đầu tư của VFMVSF tính đến đầu tháng 11. Nguồn: VFMVSF.

    Huy động dòng tiền lớn ETF nội lấn lướt ETF ngoại
    Trở lại với hoạt động của VFM, trong năm 2019, công ty quản lí quĩ này gây tiếng vang trên thị trường với sự tăng trưởng qui mô nhanh chóng của VFMVN30 ETF (E1VFVN30). Cuối năm ngoái, giá trị tài sản ròng (NAV) của VFMVN30 ETF vượt ETF ngoại lâu năm trên thị trường đó là FTSE ETF.

    Tính đến đầu tháng 12 năm nay, nếu xét về qui mô phân bổ vào TTCK Việt Nam, VFMVN30 ETF vươn lên dẫn đầu với giá trị 295 triệu USD. NAV của VNM ETF là 418 triệu USD, tỉ trọng cổ phiếu Việt Nam là 67,8%, tương đương 283 triệu USD. Theo sau đó, qui mô của FTSE ETF và KIM ETF là 278 triệu USD và 153 triệu USD.

    [​IMG]
    Nguồn: Lợi Hoàng tổng hợp

    Mặc dù mới đi vào hoạt động 7 tháng, qui mô của VFMVN Diamond ETF vươn lên đứng thứ 5 với 153 triệu USD, vượt qui mô danh mục đầu tư vào Việt Nam của iShares MSCI Frontier 100 ETF.

    Trong năm nay, một ETF nội mở mới trên thị trường là SSIAM VNFIN LEAD ETF cũng khác thành công trong việc huy động vốn với qui mô 41 triệu USD tính đến đầu tháng 12.
    Với những gì đang diễn ra cho thấy các ETF nội đang lấn lướt so với các ETF ngoại trong việc phát triển qui mô. Nếu xu hướng này tiếp tục được duy trì trong giai đoạn sắp tới, dòng tiền trên thị trường sẽ thêm đa dạng và càng cho thấy tiềm năng của TTCK Việt Nam.
    cola98 thích bài này.
  7. alibaba1719

    alibaba1719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2019
    Đã được thích:
    4.059
    Đầu năm nay, thị trường chứng kiến dòng vốn ngoại rút ra rất lớn do tác động của đại dịch COVID-19. Nhưng hiện tại, theo Pyn thì mọi thứ bây giờ đã khác. Một số cơ sở để quĩ ngoại này đưa ra nhận định trên.
    Đơn cử, VN-Index tăng khoảng 2,9% so với thời điểm đầu năm mặc dù kinh kế Việt Nam tăng trưởng 2,5%, bất chấp đại dịch COVID-19. Lợi nhuận của các công ty niêm yết dự kiến sẽ tăng 34% vào năm 2021.


    Pyn Elite Fund: ‘Vẫn chưa muộn để lên tàu và tận hưởng triển vọng tích cực của thị trường’

    08:19 | 26/11/2020
    [​IMG]
    Ảnh: Thu Thủy

    Về định giá thị trường chứng khoán Việt Nam, Pyn dự phóng P/E năm 2021 của VN-Index là 12 lần, là mức thấp trong lịch sử. Mức định giá này hấp dẫn hơn so với nhiều thị trường mới nổi khác trong khu vực châu Á.

    Mới đây, Pyn Elite Fund đã có những cập nhật mới nhất về thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Pyn, các công ty Việt Nam có tăng trưởng lợi nhuận tốt và năm 2020 là chín muồi để có một thị trường tích cực.

    Đầu năm nay, thị trường chứng kiến dòng vốn ngoại rút ra rất lớn do tác động của đại dịch COVID-19. Nhưng hiện tại, theo Pyn thì mọi thứ bây giờ đã khác. Một số cơ sở để quĩ ngoại này đưa ra nhận định trên.
    Đơn cử, VN-Index tăng khoảng 2,9% so với thời điểm đầu năm mặc dù kinh kế Việt Nam tăng trưởng 2,5%, bất chấp đại dịch COVID-19. Lợi nhuận của các công ty niêm yết dự kiến sẽ tăng 34% vào năm 2021.

    Về phần mình, Pyn đang có hiệu suất đầu tư khoảng 12,5% tính đến thời điểm báo cáo 25/11. Kết quả này cao hơn đáng kể so với mức tăng của VN-Index nhờ đà tăng giá mạnh của một số cổ phiếu trong danh mục của quĩ.

    Cụ thể, giá cổ phiếu CTG của VietinBank đã tăng khoảng 59%, nhưng vẫn còn thấp hơn so với định giá của một số ngân hàng khác. Một số nhà phân tích đã nâng giá mục tiêu đối với CTG. Pyn cũng kì vọng VietinBank công bố kết quả kinh doanh khởi sắc trong quí IV.

    Nói thêm về hoạt động đầu tư, Pyn cho biết đã phân bổ thêm danh mục vào các cổ phiếu đang có hiệu suất thấp kể từ đầu năm. Các cổ phiếu được gia tăng tỉ trọng có giá hấp dẫn so với thời điểm đầu năm lại có tiềm năng hoạt động tốt hơn trong năm 2021.

    Chi tiết hơn, Pyn nhắc đến hai mã là VHM và POW. Theo quĩ Phần Lan này, VHM là nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam nhưng giá cổ phiếu giảm 7% so với đầu năm. Còn POW là công ty phát điện lớn nhất Việt Nam và cũng ghi nhận mức giá giảm 14%.
    Đánh giá về dòng vốn thị trường, Pyn cho rằng khối ngoại đã bán rất nhiều cổ phiếu Việt Nam quí đầu năm, Tổng giá trị rút ròng của khối này khoảng 543 triệu USD. Tuy nhiên, dòng vốn ngoại có thể trở lại trong 12 tháng tới.

    Trong báo cáo công bố giữa tháng 11, Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) cũng đưa ra nhận định rằng sự ổn định và tăng giá của tiền đồng có thể củng cố xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới.

    VNDirect dự báo vốn FDI giải ngân trong năm 2021 có thể tăng 7% so với cùng kì. Khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Về định giá của TTCK Việt Nam, Pyn dự phóng P/E năm 2021 của VN-Index là 12 lần. Đây là mức thấp trong lịch sử. Đáng chú ý, mức định giá này hấp dẫn hơn so với nhiều thị trường mới nổi khác trong khu vực châu Á.

    Minh chứng cho những nhận định tích cực về thị trường chứng khoán Việt Nam, người quản lí danh mục đầu tư của Pyn đã bỏ thêm tiền cá nhân vào quĩ.

    Cập nhật thêm tại báo cáo về tác động của dịch COVID-19, quĩ đầu tư ngoại này cho rằng vắc xin COVID-19 đã có hiệu quả tốt. Làn sóng COVID-19 thứ hai tại châu Á đã được kiểm soát tốt. Thậm chí tình hình kinh tế châu Á hiện tại có vẻ sáng sủa hơn so với Mỹ và châu Âu.
    Kết thúc phần chia sẻ quan điểm, Pyn Elite Fund đưa ra một nhận định thú vị với giới đầu tư: "Vẫn chưa muộn để lên tàu và tận hưởng triển vọng tích cực của thị trường."

    [​IMG]
    Nguồn: Pyn Elite Fund
    --- Gộp bài viết, 05/12/2020, Bài cũ: 05/12/2020 ---
    cụ thật dã man =))
    cola98 thích bài này.
  8. kiet601

    kiet601 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Đã được thích:
    496
    Bds tăng điên 500% thì không có gì cp ko tăng 500%
    alibaba1719 thích bài này.
  9. TVLHSC

    TVLHSC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    4.909
    Ăn uống thì cp lên có lý chứ nhìn mấy cửa hàng tgdd với fpts có ai mua bán gì đâu.Tiền không kiếm được lấy đâu ra mua mấy cái đó...
    cola98alibaba1719 thích bài này.
  10. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.448
    Sập về 1.200 nhanh lắm. :)
    cola98alibaba1719 thích bài này.

Chia sẻ trang này