Không nên đổ lỗi cho uỷ ban chứng thối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi basicbot, 14/10/2011.

2977 người đang online, trong đó có 1190 thành viên. 13:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 333 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. basicbot

    basicbot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường giảm là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế đã tích luỹ hàng chục năm nay. Đầu tư kém hiệu quả, lạm phát cao, các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ, lãnh đạo quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giáo dục kém chất lượng, không nắm giữ được các công nghệ sản xuất, khoa học kỹ thuật kém phát triển, con người lười lao động, chỉ muốn đánh bạc ăn không ngồi rồi, đầu cơ theo phong trào gây nên bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản, tranh cướp nhau mua vàng bình ổn giá 49,5 triệu/lượng, lãnh đạo các công ty nhà nước lẫn tư nhân không có tầm nhìn, không có kế hoạch phòng ngừa rủi ro.... rồi hàng tỷ tỷ nguyên nhân khác nữa. Trong đó có cả việc tôi và các bác đầu cơ chứng khoán rồi lên F319 chém gió, không chịu làm việc chính để đóng góp cho xã hội.

    Từng đó thứ cộng hưởng lại thành nguyên nhân giảm điểm liên tiếp của thị trường. Không phải tại UBCK, cũng chẳng phải tại cái T+2. Nếu có T+2 thì sao? Thị trường sẽ hưng phấn được vài phiên, thanh khoản tăng lên được một ít. Nhưng rồi bối cảnh vĩ mô vẫn không có gì thay đổi, lạm phát vẫn cao, đầu tư vẫn kém hiệu quả, doanh nghiệp chỉ thành lập để đi buôn chỗ này ra bán chỗ kia mà không tạo ra giá trị gia tăng... thì cuối cùng thị trường lại đổ dốc, thậm chí còn nhanh hơn trước. Cứ nhìn biện pháp kéo giảm lãi suất về 14% bằng mệnh lệnh hành chính của anh Bình thì biết. Tạo ra được 1 con sóng ngắn, ai may mắn cũng kiếm được 50-70%. Nhưng rồi thị trường lại cắm đầu đi xuống khi vĩ mô chưa có gì sáng sủa. Nhiều người kiếm được 50% đợt vừa rồi nay đã lõm cả vào vốn. Biện pháp kéo dài thời gian giao dịch của UBCK cũng chỉ làm nhà đầu tư mệt mỏi, tốn thời gian hơn, chứ cũng không tăng được thanh khoản. Chỉ khi nào doanh nghiệp làm ăn chân chính, bớt chụp giật, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả đầu tư cao thì tự nhiên lạm phát sẽ giảm, giá cổ phiếu sẽ tăng. Thắt chặt tiền tệ là bước cần thiết để loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém.

    Thua lỗ trong đầu tư chứng khoán là do trình độ kém, không có khả năng phân tích, không có một chiến lược giao dịch hợp lý, bị cảm xúc chi phối quá nhiều. Những người như thế lại không chịu nhận sai lầm về phía mình, đổ lỗi tại anh Bình, anh Giàu, anh Dũng, tại UBCK, tại thằng Dow Jones nó giảm, tại thằng Nhật Bản nó động đất, tại thằng Hy Lạp nó vỡ nợ, thằng Lybia nó bắn nhau... chứ không phải tại mình n.g.u. Mình là cao thủ, mình là thiên tài cơ mà, sao có thể tại mình được.

    Nếu biết giữ tiền trong downtrend và dũng cảm vào hàng trong uptrend thì dù thị trường tăng hay giảm cũng chẳng có gì phải sợ, cảm giác sẽ hết sức thanh thản, bình tĩnh. Một người có năng lực phân tích sẽ không phải ngồi ôm bảng điện suốt phiên giao dịch, không cảm thấy sốt ruột khi cổ phiếu đóng trần hàng loạt, không cảm thấy hoảng loạn khi sàn HNX giảm 5%. Đây cũng là cảm giác mà tôi đã từng trải qua rất nhiều trước khi hiểu thế nào là xu hướng thị trường.

    Hãy nhìn vào các đợt sóng tháng 11, tháng 5 và tháng 8. Cho dù chỉ là phục hồi kỹ thuật thì cũng đều kéo dài 10-15 phiên hoặc hơn. Vì vậy chúng ta có thừa thời gian để vào hàng và chốt lãi sau T+4. Quan trọng là có đủ tự tin để vào hàng hay không mà thôi. Vậy tại sao phải vội vàng? Sau khi phân phối đỉnh cũng còn rất nhiều các đợt pull-back nữa. Cho dù có mua đúng đỉnh thì cũng chỉ lỗ 10-15% khi hàng về đủ T+4. Quan trọng là có đủ bản lĩnh để cắt lỗ hay không mà thôi. Vậy tại sao phải lo lắng về cái T+2?

    Nhà đầu tư ít khi chết tại đỉnh, thường tài khoản chỉ âm nặng sau các phiên bull-trap. Lúc này những người kém bản lĩnh sẽ rất hoang mang, không biết nên cắt lỗ hay giữ tiếp. Giữ tiếp thì lỗ, bán thì lại sợ cắt đúng đáy. Bắt đầu ảo tưởng đến các mô hình như 2 đáy, đầu vai ngược, khối lượng thấp là đáy, sóng elliot, thậm chí cốc-tay cầm mặc dù cái hình méo xẹo. Kết quả như thế nào thì ai cũng biết rồi đấy. Lúc lỗ nặng quá thì lại quay ra chửi lờ đờ, chửi UBCK, chửi Nhật, chửi Mỹ, chứ có thấy ai chửi mình ng.u bao giờ đâu
  2. theluan

    theluan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    1.233
    àh àh, con của anh ==== har????
  3. tungnd79

    tungnd79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    34
    có ngu thì mới nhận mình là Ngu=))=))=))
  4. sunrise198x

    sunrise198x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2005
    Đã được thích:
    31
    Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Tham gia thị trường CK, ai cũng hiểu mình sai lầm. Nhưng như vậy không có nghĩa là UBCK tốt đẹp khi họ tạo ra một cái sân chơi bất bình đẳng mà phần thiệt thòi thuộc về phía nhà đầu tư nhỏ lẻ.
  5. Hoaibaokhoquen

    Hoaibaokhoquen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác chủ tốp nhiều thời gian rảnh nhở . Mấy đièu bác viết ai chả biết - nhưng cái chính nhất mọi người cần là : MINH BẠCH - CÔNG BẰNG - CHUYÊN NGHIỆP . Được như thế rồi thì : Ai có xiền đóng vào TTCK đều là những người yêu nước PÁC ạ !!!!!!! :-ss
  6. phancui

    phancui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    149
    Có bác nào biết ông Chủ tịch hiệp hội chứng khoán đang ở đâu ko?Gọi ông ấy về họp gấp
  7. basicbot

    basicbot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhỏ lẻ có những lợi thế riêng của nhỏ lẻ. Ví dụ vốn chỉ có một vài trăm triệu thì đặt 1 cục lệnh là xong, lúc cần chạy cũng chỉ 1 lệnh là bán hết hàng. Còn big boy có muốn chạy cũng không đơn giản. Kéo kéo xả xả mãi không hết. Ai không chạy khéo thì chết nhăn răng. Nhỏ lẻ thì chỉ cần sóng T+4 là cũng có ăn rồi, thậm chí lãi 30%. Nhưng BB mà ăn sóng T+4 thì chết thẳng cẳng. Những lợi thế này có bao giờ thấy BB nào tị nạnh, kêu ca, than phiền đâu. Quan trọng là mỗi người phải tận dụng được lợi thế của mình đồng thời hạn chế mặt bất lợi.

Chia sẻ trang này