Không từ thủ đoạn nào sất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 05/03/2021.

7568 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 16:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5454 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. lewat

    lewat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2017
    Đã được thích:
    5.179
    uh bọn nó vân cái trò bẩn như ngay 19/1.
  2. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.018
    Bản chất ngấm vào máu rồi bro
    --- Gộp bài viết, 05/03/2021, Bài cũ: 05/03/2021 ---
    Nhà dột từ nóc nó vậy
    BI-TRI-DUNG thích bài này.
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.018
    Chơi bời tù mù kiểu này đến mệt.
  4. codienlanh

    codienlanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2018
    Đã được thích:
    2.244
    Anh ơi, bọn nó là ai vậy anh? Ý anh là những công ty chứng khoán lớn?
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    28.018
    Cổ phiếu FLC và câu chuyện 'lan đột biến' trên sàn chứng khoán Việt
    FLC tăng giá dữ dội khi game “chia giấy lấy tiền thật” được khởi động với quy mô 5.000 tỷ đồng. Mã cổ phiếu này được ví như một phiên bản "lan đột biến" trên thị trường chứng khoán Việt.

    Những ngày tháng 3 này, giới tài chính - kinh doanh cả nước rúng động với hình ảnh những cây lan đột biến, lan var có giá trị chuyển nhượng vài chục tỷ đồng, thậm chí như cây Ngọc sơn cước có giá lên tới 250 tỷ đồng.

    Cơn sốt lan lên tới đỉnh điểm khi những giao dịch được phô trương khoe mẽ, những cuộc chuyển nhượng diễn ra trong thú vui trưng bày hàng chục, trăm tỷ tiền mặt xếp thành những bức tường bao xung quanh.

    Khoe tiền hàng trăm tỷ

    Thông thường các giao dịch lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng chắc chắn cần hợp đồng và thường thanh toán qua tài khoản ngân hàng để đảm bảo an toàn và bảo mật. Song, giới chơi "lan đột biến" có sở thích phô trương, khoe mẽ tiền bạc rất lạ lùng…

    Đó là chuyện của giới chơi lan. Còn trên sàn chứng khoán Việt, phiên bản của “lan đột biến” được tái hiện gần như chân thực nhất qua những diễn biến giao dịch của FLC. Giới đầu tư thậm chí còn ví von là “FLC đột biến” bởi cách giao dịch sốc, khoe tiền chưa từng có trên sàn chứng khoán Việt.

    FLC trong những ngày gần đây có tốc độ tăng giá bậc nhất sàn chứng khoán, đã trần 3 phiên liên tiếp (ngày 19/3, 22/3 và 23/3). Nếu tính từ đầu tháng 3 trở lại đây, FLC đã tăng 45%, tức mức 6.290 đồng lên 9.180 đồng/cp.

    Đáng chú ý ở cách đi lệnh. Trong phiên giao dịch ngày 22/3, cuối phiên xuất hiện lệnh đặt mua hơn 32 triệu cổ phiếu FLC giá trần, tương ứng 260 tỷ được “show hàng” trên bảng điện tử. Ngày 23/3, tiếp tục lệnh mua 31 triệu cổ phiếu FLC giá trần được nhồi vào cuối phiên, tương ứng gần 290 tỷ đồng. Bên bán hoàn toàn bị khuất phục khi FLC trần và trắng bên bán.

    [​IMG]
    Chưa một cổ phiếu nào có mức đặt mua giá trần lên tới 31-32 triệu cổ phiếu mà “show hàng” trên bảng điện tử như cổ phiếu của FLC trong phiên 22/3.

    Đây là điều chưa từng có tiền lệ trên thị trường chứng khoán, chưa một mã cổ phiếu nào có mức đặt mua giá trần lên tới 31-32 triệu cổ phiếu mà “show hàng” trên bảng điện tử. Bởi lẽ, theo tâm lý người mua gom cổ phiếu với mục đích kiếm lời, chắc chắn bao giờ cũng muốn mua được giá rẻ, muốn mua được giá rẻ lại phải ẩn mình chứ không phải “khoe mẽ” cả cục tiền trên bảng điện giống như giới "lan đột biến".

    Một điều khác biệt nữa ở FLC là những lệnh mua giá trần này xuất hiện vào cuối phiên khi HoSE đã “đơ nghẽn”. Theo phương thức phân bổ lệnh của HoSE cho các công ty chứng khoán, các công ty lớn thường dùng hết các lệnh sớm, nên bị HoSE khoá chặn nhận lệnh mới, trong khi các công ty chứng khoán nhỏ nếu chưa dùng hết số lệnh phân bổ có thể vào lệnh sau khi HoSE đã "đơ nghẽn". Do đó, việc xuất hiện lệnh mua trần hàng chục triệu cổ phiếu chỉ trong vài phút của FLC có thể xác định đến từ các công ty chứng khoán nhỏ. FLC là tập đoàn sở hữu Công ty Chứng khoán BOS (mã ART) - một công ty quy mô nhỏ trong ngành chứng khoán.

    Lại bán giấy thu tiền thật?

    Tập đoàn FLC kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch và hàng không, là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Nhiều tập đoàn hàng không trên thế giới trong năm qua rơi vào phá sản, thua lỗ nặng: Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản lỗ ròng 270 tỷ Yên, Hãng hàng không Emirates lỗ 3,4 tỷ USD (tính đến tháng 9/2020), Air France-KLM của Pháp cũng lỗ tới 1,7 tỷ Euro trong quý III/2020…

    Về phía Tập đoàn FLC, sau khi ghi nhận khoản lỗ lớn 2.208 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020, thì quý IV đã có cú bẻ lái ngoạn mục khi ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.466 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ, lỗ gộp 670 tỷ đồng. Song, công ty bất ngờ ghi nhận doanh thu tài chính lên tới 3.686 tỷ đồng, cao hơn cả doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.

    Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần của FLC giảm 16% xuống còn 13.394 tỷ đồng; lỗ gộp 3.246 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm 2019; doanh thu tài chính tăng 44% lên hơn 5.457 tỷ đồng. Nhờ khoản đột biến này, FLC đã thoát lỗ và báo lãi 183 tỷ đồng.

    Điều đáng nói là, sở hữu của FLC tại các công ty con vẫn giữ nguyên, do đó doanh thu tài chính chủ yếu đến từ việc mua bán chứng khoán của các doanh nghiệp khác.

    Trong khi các quốc gia vẫn đóng cửa, làn sóng Covid-19 đang bùng phát trở lại, ngành du lịch và hàng không được các tổ chức kinh tế nhận định vẫn gặp khó khăn từ nay đến năm 2023, với triển vọng ngành và tình hình lỗ gộp của tập đoàn khó có thể coi đây là động lực tăng giá của FLC.

    Việc báo lãi của FLC cũng giúp cổ phiếu này “thoát án” và được cấp margin trở lại ngày 12/3. Cũng từ ngày này, cổ phiếu FLC có đà tăng giá dữ dội.

    Câu trả lời cho đà tăng giá của FLC đã phần nào được giải đáp trong tờ trình của FLC gửi Đại hội cổ đông hôm 24/3. Cụ thể, FLC sẽ phát hành thêm 498 triệu cổ phiếu mới để nâng vốn điều lệ, lên 1,2 tỷ cổ phiếu. Cổ đông hiện hữu được mua theo tỷ lệ 70%, tức có 10 cổ phiếu được quyền mua 7 cổ phiếu mới. Giá chào bán chưa được công bố, Hội đồng quản trị FLC sẽ công bố giá bán sau đó tuỳ vào tình hình thực tế. Dự kiến, FLC sẽ chào bán trong quý II.

    Liên tiếp trong hai năm 2018 và 2019, Tập đoàn FLC đều lên kế hoạch chào bán 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhưng đều thất bại.

    [​IMG]
    Tờ trình về việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ cho CTCP Tập đoàn FLC.

    Trao đổi với VnBusiness, ông Phạm Tuyến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phố Wall cho hay: ông Trịnh Văn Quyết mua vào 15 triệu cổ phiếu trong khoảng từ 4/2-3/3/2021 - lúc giá FLC chỉ xoay quanh vùng 5.000 đồng/cp. Đến 12/3, FLC được HoSE cho phép được ký quỹ trở lại. Sau việc này, nhiều công ty chứng khoán cho FLC được ký quỹ với tỷ lệ thấp, thường là 20-30%, một số cho 40-50%.

    “Việc các công ty chứng khoán cho vay margin chỉ góp thêm một dòng tiền để FLC thực hiện các nhiệm vụ theo ý chí của doanh nghiệp. Đối với nhóm FLC trong nhiều năm kể từ khi niêm yết, hầu hết mỗi đợt tăng giá đều gắn với các “game” như bán cho khối ngoại, được vào các quỹ, kéo thị giá lên để vay được nhiều hơn... Bởi với các doanh nghiệp có chỉ số tài chính xấu như FLC thì việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu hầu như là thất bại”, ông Tuyến nói.

    Thực tế, trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, có nhiều cổ phiếu bị làm giá, tăng đến một mức nhất định. Doanh nghiệp đó đi vay margin ở các công ty chứng khoán, các đơn vị bảo hiểm nhằm rút phần tiền vay được theo tỷ lệ cho vay là rất dễ thực hiện.

    “Khi thị giá kéo càng lên cao, cổ phiếu cùng với tỷ lệ vay margin sẽ được vay nhiều hơn. Đặc biệt là ở các công ty không chặn giá cho vay, khi đó giá càng tăng cao, doanh nghiệp sẽ vay được càng nhiều. Giá cổ phiếu tăng cao, 40% margin của cổ phiếu giá 20.000 đồng cao hơn nhiều mức 40% của giá cổ phiếu 6.000 đồng. Nhóm lợi ích này có thể chuyển cổ phiếu, lưu ký và thực hiện giao dịch. Lượng cổ phiếu cần vay này sẽ được nằm tại công ty chứng khoán cho vay và làm tài sản đảm bảo.

    Hay đúng hơn là họ có thể bán từ bên công ty chứng khoán A sang bên công ty chứng khoán B là bên cho vay và rút tiền từ bên A một phần nộp sang bên B. Phần còn dư lại tương ứng với tỷ lệ cho vay chủ doanh nghiệp sẽ rút ở bên công ty chứng khoán bán( bên A)”, ông Tuyến lấy ví dụ.

Chia sẻ trang này