Khủng quá !!! Việt Nam ta dẫn đầu xuất khẩu vào Mỹ $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 09/08/2020.

6325 người đang online, trong đó có 865 thành viên. 22:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5474 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    SCMP: Trung Quốc không còn là nước xuất khẩu quần áo hàng đầu vào Mỹ, thay vào đó là Việt Nam
    THỨ 7, 08/08/2020

    Trang South China Morning Post nhận định: 7 tháng trước, Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng lớn nhất cho các công ty thời trang ở Mỹ, nhưng lợi thế này đã biến mất bởi đại dịch Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

    [​IMG]
    Theo Bộ Thương mại Mỹ, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc (tính theo giá trị) giảm từ gần 30% vào năm 2019 xuống 20% ở nửa đầu năm 2020 và hiện đang ngang bằng với Việt Nam.

    Các hãng thời trang Mỹ buộc phải giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng Trung Quốc để đối phó với căng thẳng giữa 2 quốc gia, đồng thời hạn chế tối thiểu thiệt hại từ Covid-19. Khảo sát ý kiến của 25 lãnh đạo điều hành các công ty thời trang hàng đầu, Hiệp hội ngành công nghiệp thời trang Mỹ cho biết hầu hết các hãng đều nhập khẩu sản phẩm từ nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm nay, 29% cho biết công ty họ nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn Trung Quốc. Năm ngoái, tỷ lệ này là 25%.

    Theo dữ liệu từ văn phòng dệt may thuộc Bộ Thương mại Mỹ cho thấy về số lượng, Trung Quốc vẫn đóng góp ít nhất 30% kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, điều cốt yếu là mức giá mà các nhà cung ứng đưa ra thấp hơn nhiều so với mức trung bình, vì hầu hết các nhà sản xuất và thương nhân Trung Quốc đều giảm giá mạnh để duy trì các đơn hàng từ nước ngoài.


    Đơn giá hàng may mặc của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm từ 2,25 USD/m2 (năm 2019) xuống còn 1,88 USD trong nửa đầu năm 2020, giảm 16%, lớn hơn nhiều so với mức giảm trung bình 3% của tất cả hàng may mặc nhập khẩu. Giá do các nhà cung cấp Trung Quốc đưa ra đã thấp hơn khoảng 30% so với các nước châu Á khác trong năm nay.

    Tính đến tháng 7, khoảng 30 tỷ USD hàng dệt, may mặc và sản phẩm dệt gia dụng của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc, tương đương 90% tổng số, phải chịu mức thuế 7,5% do chiến tranh thương mại.

    "Nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, có khả năng các công ty thời trang Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể nguồn cung ứng từ Trung Quốc, ngay cả khi đó không phải là lựa chọn ưu tiên về mặt kinh tế", Sheng Lu, phó giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delaware.

    Những lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức trong ngành sản xuất quần áo ở Khu tự trị Tân Cương miền Tây Trung Quốc là trở ngại mới nhất kìm hãm hoạt động nhập khẩu hàng may mặc và hàng dệt may khác của Mỹ từ Trung Quốc.

    Một trong số các lãnh đạo được khảo sát cho biết họ đã hủy các đơn đặt hàng và chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất ra khỏi khu vực đó, trong khi một lãnh đạo khác cho biết họ đã làm việc với các kiểm toán viên của bên thứ ba để tăng cường các nỗ lực kiểm toán nhằm đảm bảo hàng nhập khẩu của họ không phải là sản phẩm của tình trạng cưỡng bức lao động.


    Mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đã và đang thúc đẩy các nhà sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc tiến hành "di cư" sang các nước lân cận Trung Quốc để tận dụng chi phí lao động thấp hơn và tránh thuế nhập khẩu của Mỹ. Tuy nhiên, sự chuyển dịch đã bị chậm lại trong năm nay do lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn virus lây lan.

    Sheng Lu từ Đại học Delaware cho biết thêm: "Đầu tư nước ngoài đóng một vai trò thực sự quan trọng trong việc giúp Việt Nam phát triển và mở rộng năng lực sản xuất hàng may mặc."

    Trong ba thập kỷ qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào ngành dệt may của Việt Nam đạt tổng cộng 19,5 tỷ đô la Mỹ, lớn nhất là Hàn Quốc, tiếp theo là Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã xuất khẩu ít quần áo thành phẩm và nhiều nguyên liệu dệt hơn sang các nước khác, và tại đây chúng được sản xuất thành hàng may mặc. Trong 7 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc tăng 31%, trong khi các lô hàng may mặc và phụ kiện giảm 16%, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

    Khoảng 70% lãnh đạo được khảo sát bởi Hiệp hội ngành công nghiệp thời trang Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục giảm mạnh nguồn cung ứng từ Trung Quốc cho đến hết năm 2022. Một trong số đó cho biết: "Nhập khẩu từ một nguồn hàng bên ngoài Trung Quốc là rất khó. Tại các khu vực sản xuất khác, chúng tôi vẫn không thể tiếp cận các loại vải, mức giá và khối lượng phù hợp ngay cả khi bị áp thuế. Các khu vực khác phải tăng cường phát triển năng lực sản xuất để chúng tôi có thể chuyển đến. Do đó, chúng tôi đang xem xét tất cả các biện pháp cắt giảm chi phí".
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Xuất khẩu Trung Quốc bất ngờ tăng nhờ bán hàng chống dịch
    Thứ sáu, 7/8/2020 | 18:12 (GMT+7)

    Thiết bị y tế và sản phẩm điện tử phục vụ làm việc từ xa, giải trí tại nhà giúp xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng mạnh.

    Số liệu Hải quan Trung Quốc công bố hôm nay (7/8) cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 7 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu lại giảm 1,5%.

    Diễn biến này trái ngược với một số tính toán của các chuyên gia. Trước đó, nhóm các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát dự báo xuất khẩu của Trung Quốc tháng 7 giảm 0,7%, trong khi nhập khẩu tăng 0,8%.

    Theo các nhà phân tích, nhu cầu vật tư y tế và thiết bị làm việc tại nhà tăng mạnh là lý do xuất khẩu Trung Quốc đi lên. Khi các nền kinh tế khác nới lỏng rồi lại phong tỏa khi dịch tái bùng phát, các hãng xuất khẩu Trung Quốc dường như đã hưởng lợi.

    "Trong tháng 7, sức mạnh xuất khẩu chủ yếu nhờ vào hàng điện tử, đặc biệt là 'thiết bị xử lý dữ liệu tự động', điện thoại di động, thiết bị gia dụng, thiết bị âm thanh và video cũng các sản phẩm công nghệ cao, các ngành hàng truyền thống như nhựa và dệt may cũng đóng góp tốt", Louis Kuijs - chuyên gia phân tích khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Oxford Economics, cho biết.

    [​IMG]
    Một tàu chở hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

    Như vậy, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không lao dốc do nhu cầu giảm tại các thị trường phát triển như nhiều người lo ngại. Một phần nguyên nhân là nền kinh tế này đã sớm bỏ phong tỏa và hoạt động lại trước các nước khác, giúp các doanh nghiệp của họ tận dụng lợi thế không có đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.
    xgameno1KhanhDH-F thích bài này.
  3. KhanhDH-F

    KhanhDH-F Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2013
    Đã được thích:
    4.357
    Kinh tế ít xấu dần mà nhiều người do thái quá về Covid nên chỉ nhìn vào mặt tối/tiêu cực.
    https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-...m-la-dich-den-yeu-thich-20200807153140513.htm
    https://vietnambiz.vn/cac-hang-xe-n...huong-chinh-sach-uu-dai-20200805180744886.htm
    https://vietnambiz.vn/xuat-khau-han...g-manh-bat-chap-covid-19-2020080307240461.htm
    Đúng là:
    Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
    Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
    Bảo sao VN khó khá lên được?
    Yurial, Rolex4646, Ga-Tre3 người khác thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Chuẩn bác chúng ta đang có cơ hội đi lên @};-
    --- Gộp bài viết, 09/08/2020, Bài cũ: 09/08/2020 ---
    Trung Quốc nhìn cơ hội xuất khẩu bảo hộ y tế kéo nền xuất khẩu thứ 2 thế giới tăng đấy @};-
    Bảo sao mà em DNM tăng thẳng đứng tây mua dòng, TCM chuẩn bị pha nước rút tăng 3x @};-
    Last edited: 09/08/2020
    xgameno1, AnkatyKhanhDH-F thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Quảng Ninh muốn 'siêu' dự án 10 tỷ USD của Vingroup khởi công trong tháng 9

    UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng liên quan đến các dự án do Tập đoàn Vingroup đã và đang nghiên cứu đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thông báo cho thấy có 3 dự án của Vingroup tại Quảng Ninh đang phấn đấu khởi công trong tháng 9 năm nay, gồm khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh; tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và logistics phía nam sông Lục Lầm; khu du lịch dịch vụ, đô thị ven biển tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả.

    Tại thông báo này, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết Vingroup hiện có 3 dự án đã và đang triển khai đầu tư trên địa bàn.

    Đối với dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh (thị xã Quảng Yên và TP Hạ Long), Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đề nghị Vingroup tập trung tối đa vào dự án, chủ động phối hợp với sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ báo cáo giải trình ý kiến của các bộ theo chỉ đạo của tỉnh để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong nửa đầu tháng 8.

    [​IMG]
    Phối cảnh Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh. Ảnh: UBND tỉnh Quảng Ninh

    Ông Thắng cũng đề nghị chủ đầu tư phấn đấu đảm bảo các điều kiện để có thể khởi công dự án trong giai đoạn đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV vào tháng 9. Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 232.369 tỷ đồng (tương đương khoảng 10 tỷ USD), diện tích 4.109 ha.

    Liên quan đến quy hoạch chi tiết khu du lịch và đô thị sinh thái đảo Hoàng Tân, trong đó có khu sân golf quốc tế Hạ Long, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng rà soát các thủ tục pháp lý;tham mưu đề xuất tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư đối với khu sân golf và hủy bỏ quy hoạch chi tiết đối với dự án này trước ngày 10/8.

    Còn tại dự án tổ hợp công nghiệp, dịch vụ và logistics phía nam sông Lục Lầm (phường Hải Hòa, TP Móng Cái), tỉnh yêu cầu Sở TNMT phối hợp với văn phòng UBND tỉnh sớm phê duyệt kế hoạch sử dụng đất của TP Móng Cái.

    UBND TP Móng Cái cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Sở TNMT thẩm định, đề xuất UBND tỉnh báo cáo thủ tướng chính phủ cho phép chuyển đổi đất lúa trong tháng 8/2020 làm cơ sở để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; xây dựng kế hoạch để có thể thực hiện giải phóng mặt bằng ngay sau khi thủ tướng cho chuyển đổi đất lúa.

    Tại dự án shophouse Uông Bí (phường Yên Thanh, TP Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Cục thuế hỗ trợ thực hiện nhanh thủ tục xác nhận việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính của lô đất.

    Đồng thời, Sở TNMT thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các lô đất này cho Công ty Tân Thành để đủ điều kiện làm thủ tục chuyển nhượng dự án.

    Tỉnh Quảng Ninh cũng cho hay hiện Vingroup có 2 dự án chưa được phê duyệt quy hoạch

    Cụ thể, đối với vướng mắc tại dự án Safari Hạ Long (xã Vũ Oai, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Đồng Lâm), chủ tịch tỉnh yêu cầu văn phòng UBND tỉnh căn cứ nội dung chỉ đạo trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làm cơ sở để hoàn thiện quy hoạch chi tiết.

    UBND TP Hạ Long được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết, báo cáo Sở Xây dựng thẩm định, đề xuất UBND tỉnh báo cáo ban thường vụ tỉnh, thường trực tỉnh ủy, thường trực UBND tỉnh nghe và cho ý kiến trước khi phê duyệt, thời gian trước ngày 10/8...

    Đối với dự án khu công nghiệp Quảng Yên (phường Yên Hải, Phong Cốc, TX. Quảng Yên), chủ tịch tỉnh đồng ý về chủ trương bổ sung, mở rộng khu công nghiệp (khoảng 40 ha).

    Đồng thời chủ tịch tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND TX. Quảng Yên nghiên cứu bổ sung phần diện tích dự kiến mở rộng khu công nghiệp, cập nhật vào phương án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, thẩm định đề xuất UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu.

    3 dự án đã được phê duyệt quy hoạch là khu du lịch dịch vụ, đô thị ven biển tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả; khu đô thị Bắc Luân tại phường Hải Hòa, TP Móng Cái; khu thương mại dịch vụ tại phường Cẩm Bình.

    Tại dự án khu du lịch dịch vụ, đô thị ven biển tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, ông Nguyễn Văn Thắng yêu cầu Vingroup tiếp tục triển khai các thủ tục tiếp theo đảm bảo đúng quy định...

    Tương tự với dự án khu thương mại dịch vụ tại phường Cẩm Bình, tỉnh cũng yêu cầu UBND TP Cẩm Phả khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công tác tổ chức đấu giá đất để lựa chọn chủ đầu tư thực hiện, hướng dẫn nhà đầu tư trúng đấu giá lập, trình thẩm định các hồ sơ liên quan.

    Với dự án khu đô thị Bắc Luân tại phường Hải Hòa, TP Móng Cái, lãnh đạo tỉnh yêu cầu UBND TP Móng Cái tập trung nhân lực, nguồn lực để giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, hoàn thiện các thủ tục chậm nhất 15-20/9.

    Riêng giai đoạn 1, tỉnh yêu cầu phê duyệt phương án bồi thường và tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 xong trước 10/8, không được để chậm tiến độ dự án.

    Ngoài ra, Vingroup cũng có 2 dự án đang đề xuất, chấp thuận địa điểm nghiên cứu.

    Đối với dự án sân golf Quang Hanh tại TP Cẩm Phả, chủ tịch Nguyễn Văn Thắng giao TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, bổ sung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Cẩm Phả làm cơ sở pháp lý triển khai các bước tiếp theo.

    Liên quan đến đất rừng, đất quốc phòng, UBND TP Cẩm Phả chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thống nhất, tham mưu, đề xuất tỉnh triển khai các bước tiếp theo.

    Còn ở dự án mở rộng khu trên bờ của Vinpearl Hạ Long, tỉnh giao UBND TP Hạ Long chủ trì cùng Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, tổng hợp, tham mưu tỉnh.

    Với các dự án đã hoàn thành đầu tư nhưng còn tồn tại, vướng mắc như dự án VinEco Đông Triều tại khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh (xã Hồng Thái Tây, TX Đông Triều), chủ tịch tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Vingroup để tiếp tục làm việc với các bộ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
    xgameno1 thích bài này.
  6. tranding78

    tranding78 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    9.737
    Lại.múc tiếp hả bác. Múc từ tuần trước hết rồi giờ hồi hộp tuần sau quá
    AnkatyBigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Cứ FTA, Đầu tư công , Khu công nghiệp quất mạnh @};-
    xgameno1Ga-Tre thích bài này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Hàng KCN dọn tổ đón đại bàng lợi nhuận tốt !
    A Vượng cũng tham gia KCN khi đầu kéo VIC tốt thì TT chúng ta Uptren cả nhà đều có lộc @};-
    xgameno1TNT2020 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Ông Trump ký sắc lệnh gia hạn gói cứu trợ, mỗi người nhận trợ cấp thất nghiệp 400 USD/tuần
    4 giờ trước

    • Ads by optAd360
      "Chúng ta đã có sắc lệnh và chúng ta sẽ cứu việc làm của người Mỹ, cấp viện trợ cho lao động Mỹ", Tổng thống Donald Trump nói trong cuộc họp báo ở câu lạc bộ golf tại Bedminster, bang New Jersey.

      Sau khi ký sắc lệnh này, mỗi người dân sẽ được cấp thêm 400 USD/tuần cho khoản trợ cấp thất nghiệp của người Mỹ, ít hơn so với mức 600 USD/tuần được thông qua trước đó.

      "Đây là số tiền họ cần, họ muốn. Sắc lệnh này tạo động lực cho họ quay lại làm việc", Trump nói, thêm rằng 25% trong số đó sẽ do các bang chi trả, những nơi ngân sách vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch.

      Một sắc lệnh khác của Trump liên quan đến thời gian ưu đãi thuế tiền lương, khoản tiền được dùng để chi trả cho an sinh xã hội và các chương trình liên bang khác. Ông nói rằng việc đình chỉ thu thuế tiền lương sẽ chỉ áp dụng cho những người có thu nhập dưới 100.000 USD/năm.

      Trước đó, Đảng Dân chủ cho biết họ sẽ không ủng hộ một gói cứu trợ không bao gồm gia hạn trợ cấp thất nghiệp 600 USD/tuần. Trong khi các thượng

      Các sắc lệnh hành pháp trên được Tổng thống Mỹ ký sau khi cuộc đàm phán giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ về gói kích thích mới rơi vào thế bế tắc. Đảng Dân chủ đề xuất gói kích thích 3,000 tỷ USD, nhưng đảng Cộng hòa đề xuất 1,000 tỷ USD. Đảng Cộng hòa cho rằng các khoản cứu trợ cao hơn không khuyến khích những người Mỹ thất nghiệp cố gắng trở lại làm việc.
    xgameno1 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.538
    Mỹ rút giấy phép xuất khẩu của hàng chục công ty khẩu trang Trung Quốc

    Cơ quan chính phủ Mỹ rút giấy phép xuất khẩu đối với hàng chục công ty sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc vì các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
    [​IMG]
    Nhà máy sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc. (Ảnh: EPA)
    Sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phát hiện nhiều khẩu trang N95 được sản xuất tại Trung Quốc không lọc được 95% hạt bụi siêu nhỏ như tiêu chuẩn đề ra đối với sản phẩm này, số công ty được cấp phép xuất khẩu khẩu trang sang Mỹ giảm từ 86 xuống còn 14.

    Khẩu trang N95 là một trong những vật dụng bảo hộ cá nhân quan trọng, được các y bác sĩ và nhân viên y tế tại Mỹ và nhiều nước sử dụng khi làm việc tại tuyến đầu chống dịch Covid-19.

    “FDA phát hiện một số khẩu trang không đáp ứng được yêu cầu như kỳ vọng, đồng nghĩa với việc các sản phẩm mẫu này vẫn cho phép nhiều hạt siêu nhỏ đi qua hơn so với tiêu chuẩn cho phép”, thông báo của FDA cho biết.

    Theo thông báo, FDA đang “tăng cường giám sát và lấy mẫu tất cả khẩu trang nhập khẩu từ Trung Quốc”. Theo đó, toàn bộ lô khẩu trang được đưa từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên và được kiểm tra để xác định liệu chúng có thể đáp ứng được tiêu chuẩn lọc 95% hạt bụi hay không.

    Các công ty bị loại ra khỏi danh sách cho phép xuất khẩu vào Mỹ vẫn có thể được đưa trở lại danh sách, nếu họ nộp các mẫu sản phẩm khẩu trang để Mỹ kiểm tra trong 45 ngày.

    Động thái trên đảo ngược các biện pháp khẩn cấp được FDA thực hiện từ tháng trước nhằm cho phép nhập khẩu thêm khẩu trang từ Trung Quốc, trong đó có khẩu trang N95. Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 liên tục tăng khiến các bệnh viện tại Mỹ đối mặt với tình trạng thiếu hụt vật tư y tế, bao gồm khẩu trang.

    Ngày 3/4, FDA cấp phép nhập khẩu khẩu trang từ Trung Quốc ngay cả khi các sản phẩm này chưa được Viện An toàn Lao động và Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIOSH) kiểm tra chất lượng. Theo đó, các công ty có thể xuất khẩu khẩu trang sang Mỹ, nếu họ cung cấp chứng nhận xét nghiệm từ phòng xét nghiệm độc lập được Mỹ phê chuẩn.

    Ngoài Mỹ, một số nước châu Âu cũng trả lại các vật tư y tế do Trung Quốc sản xuất, gồm khẩu trang, đồ bảo hộ, bộ xét nghiệm, sau khi phát hiện những sản phẩm này không đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.

    Bộ Y tế Tây Ban Nha hồi tháng 4 đã thu hồi hàng trăm nghìn khẩu trang y tế FFP2 được nhập khẩu từ Trung Quốc. Cơ quan Y tế Cộng đồng Canda cũng xác nhận khoảng 1 triệu khẩu trang KN95 mua từ Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn để sử dụng đối phó dịch Covid-19.

    Bộ Y tế Hà Lan cuối tháng 3 cho biết đã thu hồi 600.000 khẩu trang từ một nhà sản xuất Trung Quốc vì không đảm bảo chất lượng. Chính phủ Phần Lan hồi đầu tháng 4 thông báo 2 triệu khẩu trang y tế và mặt nạ phòng độc do nước này đặt mua từ Trung Quốc không phù hợp để sử dụng trong bệnh viện.

    Hàng triệu khẩu trang KN95 do bang Illinois, Mỹ mua từ Trung Quốc có khả năng không được sử dụng trong chiến dịch chống Covid-19, sau khi một số bang tại Mỹ đã thu hồi các khẩu trang tương tự vì không đáp ứng tiêu chuẩn.

    Trung Quốc, nhà sản xuất khẩu trang và vật tư y tế lớn nhất thế giới, tuyên bố sẽ bắt đầu kiểm soát việc xuất khẩu vật tư y tế sau khi xuất hiện phàn nàn từ các nước về chất lượng sản phẩm. Tính đến ngày 24/4, Cục quản lý thị trường Trung Quốc đã kiểm tra gần 16 triệu doanh nghiệp trong nước và tịch thu hơn 89 triệu khẩu trang, 418.000 quần áo bảo hộ không đạt chuẩn.
    xgameno1 thích bài này.

Chia sẻ trang này