Kích giá cổ phiếu: 1001 cách đánh bóng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanghai01, 13/11/2007.

3191 người đang online, trong đó có 299 thành viên. 06:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 277 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hoanghai01

    hoanghai01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Kích giá cổ phiếu: 1001 cách đánh bóng

    Từ đăng bài quảng cáo nhằm "đánh bóng" cổ phiếu (CP), họp báo công bố kế hoạch chuẩn bị niêm yết... đến lập báo cáo tài chính sai biểu mẫu gây hiểu nhầm nhằm ?okích giá? CP của các doanh nghiệp đã khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) ăn quả đắng.

    Ngoài rủi ro về kỹ thuật hoặc tâm lý thị trường cũng như khả năng phân tích chỉ số tài chính có hạn, những nhà NĐT nhỏ trên TTCK còn đang chịu nhiều rủi ro từ những thông tin không mấy chính xác từ chính bản thân doanh nghiệp.

    Công bố thông tin sai mẫu...

    Sự kiện nổi đình đám nhất trên sàn Hà Nội tuần qua là việc Báo cáo tài chính tóm tắt quý III của Viglacera Từ Sơn (đang niêm yết cổ phiếu với mã VTS tại HASTC) không thực hiện theo đúng mẫu quy định đã gây hiểu nhầm cho một số NĐT. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 400 triệu đồng nhưng những gì hiển thị trên báo cáo khiến NĐT hiểu là 1,5 tỷ đồng.

    Theo quy định công bố thông tin dành cho các công ty niêm yết (có mẫu), trong báo cáo tài chính tóm tắt doanh nghiệp phải công bố các số liệu sản xuất kinh doanh (kỳ này - quý III), sau đó là con số lũy kế (số liệu từ đầu năm đến nay). Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính tóm tắt, VTS lại ghi một cột là "kỳ trước" và sau đó là "kỳ báo cáo?, chính điều này đã gây hiểu nhầm cho một số NĐT khi nghĩ rằng kỳ trước là quý II và kỳ báo cáo là quý III (lợi nhuận 1,5 tỷ đồng thực ra là lợi nhuận cộng dồn cả 3 quý).

    NĐT càng dễ nhầm lẫn hơn khi HASTC công bố thông tin về báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn lại giật tiêu đề "Tổng lợi nhuận trước thuế quý III/2007 của Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn (VTS) đạt gần 1,8 tỷ đồng". Ngỡ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, nhiều NĐT đã đặt lệnh mua VTS.

    Ngày 19-10, giá bình quân của VTS mới chỉ là 45.000 đ/cp, thì đến ngày 7-11 đã đạt đến 81.000 đ/cp. Khi thị trường râm ran thông tin báo cáo tài chính tóm tắt lập sai và lợi nhuận của VTS trong quý III chỉ đạt hơn 400 triệu đồng, giá CP này lập tức tụt dốc không phanh và đến sáng 12-11 đóng cửa với giá 61.000 đ/cp.

    Cay đắng đến với NĐT nào đã mua VTS với giá cao và giờ đang không thể bán được CP. Còn HASTC, cách khắc phục hậu quả chỉ đơn giản là yêu cầu VTS giải trình và doanh nghiệp này lập lại một báo cáo tài chính đúng theo biểu mẫu. Nếu như ở nước ngoài, với dạng vi phạm này, NĐT có thể kiện đòi bồi thường thì ở VN chỉ biết chấp nhận và coi như học phí.

    Đến đánh bóng CP

    Sáng 12-11, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM tổ chức bán đấu giá hơn 1,5 triệu CP Công ty Sao Mai (An Giang). Tuần trước đó, một số báo kinh tế liên tục đăng tải bài viết giống y chang nhau về công ty này với những tên thật hấp dẫn như "Hiện tượng CP Sao Mai", "Gương mặt Sao Mai...".

    Những thông tin PR (truyền thông) lộ liễu như: Buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào CP này cũng thu hút hàng trăm NĐT; rồi các NĐT đã phải xếp hàng dài để chờ đăng ký đấu giá CP tại các CTCK; rồi trên thị trường OTC người ta đang ráo riết săn lùng CP của Sao Mai... đã khiến không ít NĐT thiếu hiểu biết lao vào mua CP với giá cao. Trên thực tế, buổi giới thiệu của công ty tại Hà Nội chỉ có lèo tèo vài chục NĐT tham gia.

    Một thông tin thú vị nữa là trong bản cáo bạch, Sao Mai thông báo sẽ đăng ký niêm yết CP tại sàn Hà Nội với quy mô vốn 50 tỷ đồng. Nhưng trong các bài PR lại đưa thông tin DN đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM mà không hề biết rằng 50 tỷ đồng không đủ điều kiện để lên sàn này.

    Một trường hợp thích nổi khác là Ngân hàng SHB. Trước khi đăng ký niêm yết trên sàn Hà Nội, ngân hàng này tổ chức hẳn một buổi họp báo thật hoành tráng để công bố thông tin, trong khi sự kiện tương tự như vậy xảy ra nhan nhản trên thị trường và không mấy DN tổ chức họp báo. Đành rằng công bố càng nhiều thông tin cho NĐT càng tốt nhưng cách làm rùm beng của ngân hàng khiến không ít NĐT cho rằng làm vậy để đánh bóng thương hiệu nhằm kéo giá CP lên. Với các NĐT, chỉ còn nước tự bảo vệ mình trước một rừng thông tin thật, giả lẫn lộn.


    (theo Nông Thôn Ngày Nay)

Chia sẻ trang này