Kinh tế VN sẽ bùng nổ sau dịch Covid

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mhoang79, 03/07/2020.

872 người đang online, trong đó có 349 thành viên. 00:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3351 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    "Covid-19 là rủi ro ngắn hạn, triển vọng kinh tế và TTCK Việt Nam trong 3-5 năm tới được dự báo tốt nhất từ trước tới nay"
    THỨ 6, 03/07/2020, 08:54
    171CHIA SẺ


    Theo CEO SGI Capital, bức tranh kinh tế cũng như TTCK Việt Nam trong 3-5 tới rất tốt, có thể nói tốt nhất từ trước tới nay. Covid-19 là rủi ro mang tính ngắn hạn, nhưng Việt Nam đã kiềm chế tốt hàng đầu Thế giới, cùng với nền tảng vĩ mô vững chắc đang mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam.
    [​IMG]
    Tại hội thảo MBS’s Talk diễn ra ngày 2/7, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đã đưa ra nhiều dự báo về kinh tế cũng như triển vọng thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm

    Triển vọng lạc quan về kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19

    Theo ông Lê Chí Phúc – TGĐ SGI Capital, dịch Covid-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế trên toàn cầu. Tuy nhiên với Việt Nam, không thể coi giai đoạn vừa qua là khủng hoảng, cũng không phải suy thoái mà chúng ta chỉ suy giảm tăng trưởng trong ngắn hạn.

    Ông Phúc cho rằng nhịp suy giảm tăng trưởng vừa qua khác xa cuộc khủng hoảng năm 2008 về bản chất, nhưng mang lại cơ hội đầu tư lớn không kém. Năm 2008 là một bong bóng lớn khi kinh tế tăng trưởng quá nóng, nhà đầu tư tìm thấy ở TTCK sự mới mẻ, tâm lý hưng phấn tăng cao, tỷ lệ vay nợ lớn khiến định giá thị trường lên quá cao. Thời điểm đó, cơ hội là có, nhưng mang tính chất ngắn hạn nhờ vào sự tận dụng những biến động lớn của thị trường.

    Còn giai đoạn hiện nay, ông Phúc cho rằng Việt Nam có cơ hội khác, có thể nói chưa từng có từ trước tới nay. Tính từ năm 2016 tới nay, nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi về mặt căn bản, nhà đầu tư không còn nhiều nỗi lo về vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá…) như giai đoạn trước.

    Theo CEO SGI Capital, bức tranh kinh tế cũng như TTCK Việt Nam trong 3-5 tới rất tốt, có thể nói tốt nhất từ trước tới nay. Covid-19 là rủi ro mang tính ngắn hạn, nhưng Việt Nam đã kiềm chế tốt hàng đầu Thế giới, cùng với nền tảng vĩ mô vững chắc đang mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam.

    Chung quan điểm, ông Hoàng Công Tuấn – kinh tế trưởng MBS đánh giá kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam có thể hồi phục theo hình chữ V nhờ sự hỗ trợ nhanh, mạnh mẽ từ các NHTW. Trong khi đó, Việt Nam hiện là điểm sáng về vĩ mô trên toàn cầu, nhà đầu tư không phải lo lắng nhiều về tỷ giá, lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán. Với năng lực điều hành tốt của Chính phủ, cùng khả năng kiểm soát dịch bệnh tuyệt vời, Việt Nam đang trở thành điểm sáng trên Thế giới và sẵn sàng đón dòng vốn đầu tư trở lại.

    Ông Tuấn dự báo trong 1,5 đến 2 năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục về trước đại dịch và định giá TTCK sẽ trở về mức năm 2019. "Bây giờ là cơ hội tốt để đầu tư và phải may mắn lắm mới thua lỗ được" ông Tuấn nhấn mạnh.
    Cơ hội đầu tư trên TTCK tại vùng định giá hấp dẫn

    Về diễn biến TTCK, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc chiến lược thị trường MBS cho rằng có nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ tích cực cho thị trường. Cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 có quy mô tương đương đại suy thoái 1930 nhưng ít gây hậu quả lâu dài hơn. Các NHTW, Chính phủ các nước duy trì nới lỏng tiền tệ đồng thời tung gói kích thích kinh tế.

    Việt Nam thành công trong công tác kiểm soát dịch bệnh giúp quá trình hồi phục kinh tế thuận lợi. Các gói kích thích đa dạng cùng đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực hỗ trợ kinh tế phục hồi. Bên cạnh đó, triển vọng từ EVFTA, xu hướng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc cũng là yếu tố hỗ trợ.

    Về định giá, Việt Nam là một trong số các thị trường có mức hồi phục nhanh dưới tác động của Covid-19, bên cạnh đó hệ số P/E (forward) hiện đang ở mức 15.x, thấp hơn so với các nước ASEAN 6, thấp hơn so với bình quân các thị trường Emerging Markets. Tuy nhiên, ROE của Việt Nam đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung khu vực Emerging Markets.


    Trong năm 2017 và 2018, thị trường đã diễn ra sôi động với hoạt động thoái vốn, IPO của hàng loạt doanh nghiệp lớn, nhưng đến năm 2019 đã diễn ra khá trầm lắng. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện kế hoạch thoái vốn và IPO đang ở mức thấp cùng với chủ trương từ Quyết định 26 sẽ tạo áp lực mạnh hơn trong năm 2020, tập trung ở một số cơ hội IPO lớn như VNPT, Genco3, Mobiphone…hay các thương vụ thoái vốn từ PLX, HVN, VEAM, ACV…, qua đó được kỳ vọng giúp thị trường trở nên sôi động hơn.

    Về xu hướng khối ngoại, ông Sơn dự báo họ sẽ trở lại trong nửa cuối năm nay. Vĩ mô ổn định là yếu tố thu hút dòng vốn ngoại. Bên cạnh đó, dòng tiền các quỹ ETFs cũng đang rục rịch trở lại, cùng việc được tăng tỷ trọng trong rổ Frontier Markets vào cuối năm nay sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường.

    Theo ông Sơn, trong nửa cuối năm nay, thị trường sẽ cân bằng quanh ngưỡng P/E 12,5 lần với cận trên là 15,1 lần và cận dưới 10 lần. Dựa trên kịch bản cơ sở, VN-Index có thể sẽ xoay quanh ngưỡng 720 – 920 điểm trong nửa cuối năm.

    Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong quý 3 bởi đây là thời điểm trống vắng thông tin hỗ trợ. Áp lực chốt lời của nhà đầu tư cũng gia tăng sau giai đoạn tăng nóng vừa qua, cùng những lo ngại làn sóng Covid-19 thứ hai trở lại sẽ là rào cản cho đà tăng của thị trường. Bên cạnh đó, thống kê cũng chỉ ra sau mỗi quý tăng sẽ là một quý giảm và nhịp điều chỉnh có thể đến trong thời gian tới.

    Dù vậy, ông Sơn cũng nhấn mạnh nhịp điều chỉnh này sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào để đón con sóng lớn vào cuối năm nay, đầu năm sau.
    thatha_chamchi thích bài này.
  2. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    14.613
    Sống thực tế và làm những việc thực tế hơn
  3. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    HSBC nâng gần gấp đôi dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020
    NGỌC DIỆP 16:54 03/07/2020

    BizLIVE -
    HSBC không kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cắt giảm 50 điểm lãi suất trong quý 3/2020. Mức lãi suất tái cấp vốn của NHNN sẽ được giữ nguyên ở mức 4,5% trong suốt năm 2020.

    [​IMG]

    Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu HSBC vừa ra mắt báo cáo ‘Vietnam at a glance – Singing in the rain’, dưới đây là một số điểm chính của báo cáo:
    - Tăng trưởng thấp, nhưng vẫn tích cực:
    Mặc dù Việt Nam đã chứng kiến quý tăng trưởng so với cùng kỳ yếu nhất trong lịch sử, nhưng trong quý 2/2020 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng tích cực gây ngạc nhiên cho thị trường với mức tăng trưởng tăng.
    Các lĩnh vực dịch vụ đối ngoại của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi ngành du lịch giảm gần 100% trong quý 2/2020. Điều đó cho thấy, khu vực trong nước có sức chống chọi khá tốt. Nhờ đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, sản xuất liên quan đến ngành hàng điện tử đã phần nào bù đắp điểm yếu trong các lĩnh vực sản xuất truyền thống.
    Nhìn chung, Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi nhanh hơn chúng ta dự đoán trước đây nhờ vào thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19 sau khi mở lại nền kinh tế.
    - Dự báo mới
    Chính vì vậy, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 lên 3% từ mức 1,6% dự báo trước đó và giảm mức dự báo tăng trưởng năm 2021 từ mức 9,1% xuống còn 8,5%. Ngoài ra, HSBC nâng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2020 từ mức 2,7% lên mức 3,3% do giá thực phẩm dự báo tiếp tục tăng.
    Với sự phục hồi tăng trưởng nhanh hơn dự kiếnvà lạm phát được kiểm soát tương đối trong năm nay, giờ đây HSBC không kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ cắt giảm 50 điểm lãi suất trong quý 3/2020. Mức lãi suất tái cấp vốn của NHNN sẽ được giữ nguyên ở mức 4,5% trong suốt năm 2020.
    - Những lý do nên thận trọng
    HSBC tin rằng vẫn còn có những lý do để chúng ta nên thận trọng. Từ phía khách quan, nguy cơ xảy ra làn sóng COVID-19 thứ hai có thể hạn chế triển vọng xuất khẩu của Việt Nam. Từ trong nước, thị trường lao động suy thoái đã đặt ra câu hỏi về việc phục hồi nhu cầu trong nước có thể được duy trì trong bao lâu.


    NGỌC DIỆP
    --- Gộp bài viết, 03/07/2020, Bài cũ: 03/07/2020 ---
    Nếu thế thì đừng mất time đọc F nhé.
    thatha_chamchi thích bài này.
  4. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tín dụng năm nay phải tăng trưởng ít nhất 10%
    THỨ 6, 03/07/2020, 17:38
    Thống đốc Lê Minh Hưng: Duy trì niềm tin, nới “room” tín dụng cho loạt ngân hàng

    Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất, chi phí đối với khoản vay mới và khoản vay hiện hữu. Ngân hàng thương mại phải chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc này.
    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một số quan điểm, định hướng chủ đạo trong thời gian tới. Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất, kiên quyết không để dịch bệnh quay lại. Thứ hai là giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập.

    Thứ ba, điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động hơn, linh hoạt, hiệu quả hơn để kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp, đồng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế, củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài.

    Kiểm soát giá phải thúc đẩy phát triển, kích thích tăng trưởng, kiềm chế lạm phát nhưng không thắt chặt tiền tệ. Tín dụng năm nay phải tăng trưởng ít nhất 10%. Tỷ lệ nợ công có thể tăng thêm 2-3%. Phải có cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp để kích thích mạnh mẽ những động lực chủ yếu tăng trưởng kinh tế bao gồm đầu tư, tiêu dùng.
    Đối với việc giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nhắc, nguồn vốn cần giải ngân trong năm 2020 rất lớn (700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD), trong đó 60% nằm ở các địa phương. Phải kịp thời giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng. "Đồng chí bí thư, chủ tịch đi kêu gọi vốn về thì phải tập trung chỉ đạo vấn đề này, đừng chỉ khoán trắng cho cấp dưới, không có đủ khả năng tháo gỡ".

    Thủ tướng cho biết, Chính phủ thành lập đoàn kiểm tra một số địa phương, đơn vị để xem xét tiến độ, kiên quyết điều chuyển vốn ngay tháng 8/2020. "Lần này Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải ra tay, không để tình trạng trì trệ. Bởi cơ chế trước đây phải trình Quốc hội thì nay Quốc hội đã có nghị quyết giao Thủ tướng về vấn đề này. Anh nào không giải ngân được thì điều chuyển sang đơn vị khác, nhiều đơn vị đang thiếu vốn". Việc giải ngân vốn đầu tư công được coi là căn cứ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ năm nay của các cấp, các ngành, các địa phương.


    Về tiền tệ và tín dụng, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất, chi phí đối với khoản vay mới và khoản vay hiện hữu. Ngân hàng thương mại phải chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc này.

    Trước đó, Thống đốc NHNN cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu vay vốn thấp và tín dụng tăng trưởng chậm, đặc biệt tháng 4-5 khá yếu. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 đến nay tín dụng đã tăng trưởng khá mạnh trở lại. Đến ngày 29/6 tín dụng tăng 3,26%. Trước đó, tháng 3 tín dụng mới chỉ tăng khoảng 1,13%; tháng 4 tăng 0,12%; nhưng đến tháng 5 đã tăng lại 0,53% và đến 29/6 thì mức tăng so với tháng 5 là 1,28%.
    thatha_chamchi thích bài này.
  5. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    14.613
    Bớt mơ và hô hào, hô 20 nam rồi vẫn chi hô
  6. CKTHIVAI

    CKTHIVAI Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2016
    Đã được thích:
    34.991
    Ko bùng đc đâu. Sẽ khó khăn nhưng đc hỗ trợ mạnh để tháo gỡ và hồi phục
    Mhoang79 thích bài này.
  7. phanvien

    phanvien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    279
    Nước nổi bèo nổi. Cả thể giới chết, mình VN bùng nổ.
  8. eatliv

    eatliv Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    24/02/2018
    Đã được thích:
    375
    Ok, 5 năm nữa thì ngon nhưng trước mắt cứ về 650 đi đã nhé :((.
  9. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    Ô kê con gà đen. Chim lợn cứ mơ đi nhé.
  10. Mhoang79

    Mhoang79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2018
    Đã được thích:
    19.453
    TÀI CHÍNH
    [​IMG]
    Lượng tài khoản chứng khoán nội mở mới tiếp tục 'bùng nổ', sắp vượt cả năm 2019
    (VNF) - Cộng dồn 4 tháng kể từ "cú sập" Covid-19 (từ tháng 3 đến tháng 6), các nhà đầu tư trong nước đã mở mới trên 137.000 tài khoản chứng khoán, trong đó tháng nào cũng mở trên 31.000 tài khoản. Lũy kế nửa đầu năm 2020, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư trong nước đã lên đến 165.000 tài khoản, chỉ còn kém chưa đầy 23.000 tài khoản so với mức thực hiện của cả năm 2019.
    duongphilong thích bài này.
    duongphilong đã loan bài này

Chia sẻ trang này