KQKD quý 3

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi trancannam13, 18/10/2019.

1278 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 12:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4700 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    • FPT Retail (FRT): LNTT 9 tháng đạt 292 tỷ, Doanh thu online tăng trưởng 59%
      13:54 18/10/2019
      CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, FRT) vừa công bố tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2019 với doanh thu đạt 12.427 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, doanh thu mảng bán hàng trực tuyến (online) tăng hơn 59% lên mức 2.974 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24% tổng doanh thu FRT.

      Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư nửa đầu năm 2019, ban lãnh đạo Công ty cho biết kỳ vọng sẽ đẩy doanh thu online tăng hơn 40% đến cuối năm, từ mức 1.649 tỷ lên 4.000 tỷ đồng, đóng góp đến 41% tổng doanh thu. Một trong những động thái hỗ trợ tham vọng trên là dự án hợp tác với Fado thử nghiệm bán hàng xuyên quốc gia.

      Trở lại với tình hình kinh doanh, riêng quý 3/ 2019, FPT Shop triển khai bán laptop theo chương trình "Back To School" đã thúc đẩy doanh số laptop tăng 75% so với quý liền trước và tăng 6% so với quý 3/2018.

      Cùng với đó, số lượng phụ kiện và SIM số bán ra đạt được con số khả quan với 3,9 triệu phụ kiện - tăng 29% và 680.000 SIM - tăng 82%.

      Mặt khác, do trích lập dự phòng nợ xấu cho 2 chương trình F-Friends và Subsidy, lợi nhuận trước thuế 9 tháng chỉ còn tăng nhẹ 3% lên mức 292 tỷ đồng.

      [​IMG]

      Tính đến ngày 30/9/2019, tổng số lượng cửa hàng FPT Shop là 584 và số lượng nhà thuốc Long Châu là 50. Đồng thời, FPT Retail đã hoàn tất việc ký hợp đồng nhà thêm với 20 địa điểm để mở nhà thuốc Long Châu.

      Ban lãnh đạo Công ty kỳ vọng kế hoạch có 70 nhà thuốc Long Châu sẽ hoàn tất trong năm nay.

    • FPT: Lãi ròng quý 3 tăng trưởng 32% so với cùng kỳ
      13:46 18/10/2019
      Trong quý 3 năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT đạt 7.104 tỷ đồng và 1.368 tỷ đồng, tăng 17,7% và 30,2% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu và LNTT tăng trưởng 20,5% và 28,1% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 19.597 tỷ đồng và 3.507 tỷ đồng, tương đương 104,0% và 110,5% kế hoạch lũy kế.

      Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 2.940 tỷ đồng và 2.378 tỷ đồng, tăng 27,7% và 30,1% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.513 đồng, tăng 29,5%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 17,9% (9 tháng đầu năm 2018 đạt 16,8%).

    • Nhiều công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh trái ngược
      10:13 18/10/2019
      [​IMG]


    • Thị trường trái phiếu sôi động, TCBS lãi trước thuế 864 tỷ đồng sau 9 tháng
      10:12 18/10/2019
      Lũy kế 9 tháng, TCBS tiếp tục ghi nhận kết quả tăng trưởng mạnh, với doanh thu hơn 1.113 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 864 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 21% so với cùng kỳ năm 2018. Biên lợi nhuận trước thuế đạt 78%, tăng từ 73% của cùng kỳ 2018 – hiện là mức cao nhất trong các công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam.

      Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng trưởng 46% so với quý 3/2018. Doanh thu nghiệp vụ Sản phẩm đầu tư cá nhân (gồm trái phiếu iBond, các quỹ đầu tư iFund và cổ phiếu iStock) duy trì mức tăng trưởng trong 9 tháng đều đặn, đạt 564 tỷ, chiếm 51% tổng doanh thu.

      [​IMG]
      Quý 3/2019, TCBS tiếp tục giữ vững thị phần số 1 về môi giới trái phiếu doanh nghiệp tại HOSE với 82,03%. Lũy kế từ đầu năm đến hết quý 3/2019, TCBS đã phân phối ra thị trường hơn 17.353 tỷ sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp iBond, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2018, thu hút hơn 25.330 khách hàng trên toàn quốc tham gia đầu tư tính từ thời điểm sản phẩm ra mắt thị trường năm 2014.

    • Tổng hợp nhanh lợi nhuận quý 3 và 9 tháng của một số doanh nghiệp
      08:34 18/10/2019


      [​IMG]
    • KDF, D2D, DRC báo lãi đột biến, tăng trưởng 3-4 chữ số
      08:29 18/10/2019[​IMG]
    • Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản qua thời đỉnh cao
      23:19 17/10/2019[​IMG]
    • Mảng môi giới tăng mạnh, Đất Xanh lãi hợp nhất sau thuế 350 tỷ trong quý 3
      23:15 17/10/2019Lũy kế 9 tháng, Đất Xanh lãi sau thuế 1.354 tỷ đồng, tăng 33%; trong đó phần lợi nhuận của công ty mẹ là 907 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 2.593 đồng.

      [​IMG]
      Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản Đất Xanh đạt xấp xỉ 18.000 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn lên tới 5.925 tỷ đồng, tăng gần 2.400 tỷ so với đầu năm, chủ yếu đến từ việc tăng các khoản ký quỹ, ký cược cho các hợp đồng tiếp thị, phân phối BĐS; Góp vốn các hợp đồng hợp tác kinh doanh và tạm ứng đầu tư.

    • Khắc phục xong sự cố ERP, PNJ báo lãi tăng 17% trong quý 3/2019
      23:12 17/10/2019
      CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cống bố báo cáo KQKD hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 3.934 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
      Lãi gộp trong kỳ của PNJ đạt 753 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp 19,14%, cải thiện đôi chút so với mức 19% cùng kỳ năm trước.

      Chi phí tài chính quý 3/2019 của PNJ tăng 78% so với cùng kỳ, chủ yếu do tăng lãi vay. Chi phí bán hàng cũng tăng 27% lên 340,8 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 22% lên 113,7 tỷ đồng. Theo PNJ, các chi phí phát sinh trong kỳ tăng chủ yếu do chiến lược phát triển hệ thống bán lẻ ngành vàng, đồng hồ.

      Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, PNJ ghi nhận 208 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này được coi là tích cực trong bối cảnh sự cố ERP của PNJ cũng chỉ mới được khắc phục.

      Lũy kế 9 tháng, PNJ đạt doanh thu thuần 11.679 tỷ đồng, tăng 11% và lợi nhuận sau thuế 806 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 3.619 đồng. Biên lãi gộp trong 9 tháng của PNJ lên tới xấp xỉ 21%.

      [​IMG]
    Theo Trí thức trẻ
    --- Gộp bài viết, 18/10/2019, Bài cũ: 18/10/2019 ---
    Có vẻ ăn nên làm ra nhất là ngành điện và ngân hàng.
    Ngành chứng khoán kém
    Hocon_01 thích bài này.
    Hocon_01 đã loan bài này
  2. VangChin

    VangChin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    31/07/2014
    Đã được thích:
    31.436
    Cơ hội chốt lời thứ 2
  3. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.583
    Đến thằng D2D lợi nhuận tăng 25 lần còn ko ăn thua thì xác định cmnr
    VCS ra tin tăng 30% thì ...
  4. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Với BDS khu vực TPHCM thì quý 4 rất tốt với các dự án mở bán, tuy nhiên qua quý I-2020 sẽ ngấm đòn lãi suất
    --- Gộp bài viết, 19/10/2019, Bài cũ: 19/10/2019 ---
    SSI giành hơm 13000 tỷ gửi ngân hàng, có vẻ anh Hưng thận trọng. Thậm chí là tăng cổ tức cho thấy anh ấy ko mạn mà giải ngân vào CP
  5. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Lúc này bước vào giai đoạn thu hồi nợ, các DN sẽ đẩy nhanh thanh lý tài sản đưa về tiền mặt hoặc tài sản ngắn hạn. Múc đích là cơ động hơn. Các DN BDS sẽ tập trung vào dự án chính đẩy nhanh tiến độ và ko dám dàn trải. Với lãi suất và giá cả BDS đầu vào cao nên lợi nhuận các dn BDS trong 2020 sẽ giảm dần
    Báo cáo tháng 9 cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc Sin Úc TQ Ấn Mỹ suy yếu dần...........họ bung tiền ra và giảm lãi suất trước nguy cơ suy thoái.
    Các dn sẽ gấp rút thanh lý tài sản nhằm giảm nợ như HAG là 1 ví dụ, thằng nào đi vay đầu tư dài hạn sẽ rất mệt
  6. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Tuần 14 - 18/10: Tự doanh CTCK cùng khối ngoại rút ròng 366 tỉ đồng, tâm điểm bán ròng ba cổ phiếu họ Vingroup
    09:11 | 19/10/2019

    [​IMG]
    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

    Đáng chú ý, tâm điểm giao dịch của khối tự doanh là cổ phiếu MBB sau khi MBBank báo lãi sau thuế ngân hàng mẹ đạt 5.748 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 30% so với cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, ngân hàng này cho biết đã phát hành thành công hơn 50 tỉ đồng trái phiếu vào ngày 11/10 với mệnh giá phát hành là 100 triệu đồng/trái phiếu.

    Cụ thể là cổ phiếu MBB dẫn đầu cả phía bán ra và mua vào của khối tự doanh với giá trị tương ứng 101,4 tỉ đồng và 70 tỉ đồng.

    Cùng chiều bán ra, khối tự doanh tạo áp lực lên chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (68,3 tỉ đồng), theo sau là một số mã bluechips như VNM (41,7 tỉ đồng), TCB (33 tỉ đồng), VIC (31,7 tỉ đồng) và FPT (30,3 tỉ đồng).

    Mặt khác, cổ phiếu HPG ghi nhận giá trị bán ra tuần qua là 28,2 tỉ đồng, EIB (27,1 tỉ đồng) và MWG (25 tỉ đồng).

    Trong khi đó, khối tự doanh tập trung mua vào các mã trên 20 tỉ đồng gồm FPT (25,5 tỉ đồng), TCB (23,2 tỉ đồng), BMI (22,1 tỉ đồng) và HPG (20,3 tỉ đồng). Cổ phiếu trong top mua vào có giá trị dưới 20 tỉ đồng như MWG, VNM, PNJ, VPB và TCO.

    'Họ Vingroup' dẫn đầu chiều bán ròng, khối ngoại xả 133 tỉ đồng trên HOSE
    Về giao dịch khối ngoại trong tuần, NĐT nước ngoài bán ròng 26 tỉ đồng toàn thị trường. Trên sàn HOSE, áp lực bán ròng từ khối ngoại giảm so với tuần trước đó, đạt 133,5 tỉ đồng với khối lượng 5,8 triệu đơn vị, hoạt động bán ròng tập trung trong phiên thứ Ba với giá trị 159 tỉ đồng.

    [​IMG]
    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

    Tại giao dịch cổ phiếu, cổ phiếu VIC dẫn đầu phía bán ròng với giá trị 176,9 tỉ đồng. Đây là mã duy nhất ghi nhận giá trị ròng trên trăm tỉ tuần qua. Hai cổ phiếu họ Vin còn lại gồm VRE và VHM lần lượt theo sau với giá trị bán ròng đạt 86,7 tỉ đồng và 66,4 tỉ đồng.

    Ngoài ra, dòng tiền ngoại rút ròng khỏi cổ phiếu HPG (50,7 tỉ đồng), POW (42,2 tỉ đồng), HDB (24 tỉ đồng) và GTN (20,1 tỉ đồng). Cùng ghi nhận giá trị bán ròng tuần qua còn có DRC (17,4 tỉ đồng), CII (14,3 tỉ đồng) và VJC (12,5 tỉ đồng).

    Diễn biến trái chiều, khối ngoại tập trung gom cổ phiếu VNM (91,5 tỉ đồng) và VCB (83,6 tỉ đồng) tuần qua. Kế đó, khối này cũng mua ròng NVL (47,5 tỉ đồng), BID (29,6 tỉ đồng), BMP (17,9 tỉ đồng). Lọt top mua ròng còn có GAS (16,8 tỉ đồng), KBC (15,2 tỉ đồng), PTB (12,3 tỉ đồng) và AST.

    Tại giao dịch chứng chỉ quĩ, trái với khối tự doanh CTCK, NĐT nước ngoài mua ròng 60,7 tỉ đồng trong tuần.

    Sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng 118 tỉ đồng, thỏa thuận trăm tỉ đồng cổ phiếu PVI
    Thống kê trên HNX, khối ngoại trở lại mua ròng 118,3 tỉ đồng tuần qua với khối lượng gần 4 triệu cổ phiếu. Hoạt động mua ròng của NĐT nước ngoài tập trung vào phiên thứ Ba và thứ Năm.

    [​IMG]
    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

    Nổi bật tại chiều mua ròng là cổ phiếu PVI với giá trị 128 tỉ đồng. Liên quan đến cổ phiếu này, phiên 15/10 xuất hiện giao dịch thỏa thuận 4,3 triệu cổ phiếu PVI với giá trị 128 tỉ đồng. Trong khoảng thời gian này, HDI Global SE, cổ đông ngoại lớn nhất của Công ty Cổ phần PVI có đăng kí mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu PVI cho mục đích đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 14/10 - 12/11, phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh.

    Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng trên 1 tỉ đồng các mã PVS (3,2 tỉ đồng), TNG (1,6 tỉ đồng), SLS, SHB. Những mã ghi nhận giá trị mua ròng dưới 1 tỉ đồng có SHS, SCI, LAS, BAX và DGC.

    Ngược lại, NĐT nước ngoài thoái ròng chủ yếu tại cổ phiếu NTP (7,8 tỉ đồng), NET (5,6 tỉ đồng), CEO (4,2 tỉ đồng) và DNP (1,9 tỉ đồng). Áp lực bán ròng đặt lên một số mã khác như HUT, INN, LHC, SRA, DHT và S55.

    Tương tự trên UPCoM, khối ngoại gom 41 tỉ đồng, tập trung QNS và ACV
    Giao dịch tại UPCoM, NĐT nước ngoài mua ròng 41 tỉ đồng với khối lượng 711.495 đơn vị. Đáng chú ý, khối ngoại duy trì mua ròng tất cả phiên trong tuần tuy nhiên lực mua yếu dần về cuối tuần.

    [​IMG]
    Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

    Cụ thể, dòng tiền ngoại tìm đến hai mã QNS và ACV nhiều nhất với giá trị mua ròng tương ứng 13 tỉ đồng và 10,7 tỉ đồng. Mặt khác, khối ngoại mua ròng VEA (6,5 tỉ đồng), VTP (6 tỉ đồng), LPB (4,1 tỉ đồng), BCM và MCH (2,6 tỉ đồng). Ngoài ra, ghi nhận giá trị mua ròng có OIL, PXL và LTG.

    Trái xu hướng với các cổ phiếu trên, mã BSR dẫn đầu phía bán ròng với giá trị 7,8 tỉ đồng, theo sau là CTR (1,2 tỉ đồng). Cùng chiều, khối ngoại bán ròng các cổ phiếu như IDC, VOC, SDI, TOP…
  7. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Mấy tuần trước có 1 số lùa gà nào là DBC HVG HPG hưởng lợi từ dịch heo nhưng thực tế .........
    --- Gộp bài viết, 19/10/2019, Bài cũ: 19/10/2019 ---
    https://image.*********.vn/2019/10/19/DBC-kqkd-q3.png
    Kết quả kinh doanh DBC
    ck797979hakillua thích bài này.
  8. hakillua

    hakillua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2019
    Đã được thích:
    9.268
  9. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Đạt Phương (DPG) lỗ gần 30 tỷ trong quý 3, mới chỉ hoàn thành 2% kế hoạch năm 2019
    [​IMG]

    Lũy kế 9 tháng, Đạt Phương lãi vỏn vẹn 11,6 tỷ đồng, cách khá xa kế hoạch lãi 513 tỷ đồng đặt ra trong năm 2019 (hoàn thành hơn 2% kế hoạch).
    CTCP Đạt Phương (Mã CK: DPG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu thuần 263,4 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Đà giảm doanh thu của Đạt Phương diễn ra trên tất cả các mảng kinh doanh chính như xây dựng, bán điện, bán hàng hóa, vật tư.

    [​IMG]

    Lãi gộp trong kỳ của Đạt Phương chỉ đạt 35,2 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp ở mức khá thấp 13,4%, trong khi quý 3/2019 biên lãi gộp công ty lên tới 20,3%.

    Trong kỳ, doanh thu tài chính Đạt Phương tăng gần gấp đôi lên 4 tỷ đồng; Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 9% xuống 14,08 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Đạt Phương ghi nhận 8,3 tỷ lợi nhuận khác, chủ yếu đến từ hoàn nhập dự phòng bảo hành.

    Dù vậy, chi phí tài chính khá lớn (chủ yếu chi phí lãi vay) với 53,4 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước đã khiến Đạt Phương thua lỗ. Hiện tại, nợ phải trả của Đạt Phương lên tới 4.087 tỷ đồng, chiếm 80% tổng nguồn vốn công ty, trong đó nợ vay chiếm 2.513 tỷ đồng.

    Kết quả, Đạt Phương lỗ 29,3 tỷ đồng trong quý 3, trong khi cùng kỳ năm trước công ty báo lãi 33,6 tỷ đồng. Với việc lỗ 29,3 tỷ trong quý 3, Đạt Phương cũng ghi nhận quý đầu tiên thua lỗ kể từ khi lên sàn chứng khoán tới nay.

    Lũy kế 9 tháng, Đạt Phương lãi vỏn vẹn 11,6 tỷ đồng, cách khá xa kế hoạch lãi 513 tỷ đồng đặt ra trong năm 2019 (hoàn thành hơn 2% kế hoạch).

    [​IMG]

    Minh Anh

    Theo Trí Thức Trẻ
    --- Gộp bài viết, 19/10/2019, Bài cũ: 19/10/2019 ---
    DPG này bơm vá kinh quá cũng cỡ FTM chứ ko vừa. Doanh thu giảm, chí phí tăng....giống HVG
  10. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.838
    Quý 3/2019, DBC có doanh thu thuần gần 1,811 tỷ đồng, giảm hơn 2% so cùng kỳ; giá vốn hàng bán gần 1,563 tỷ đồng, tăng gần 3%. Theo đó, Công ty thu được gần 248 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm gần 27% so cùng kỳ.

    Chi phí tài chính cho quý 3 tăng 80% so với cùng kỳ, ghi nhận mức gần 81 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gần 13% lên gần 73 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng giảm gần 13% xuống còn hơn 63 tỷ đồng.

    Kết thúc quý 3, DBC ghi nhận kết quả lãi ròng hơn 19 tỷ đồng, giảm hơn 87% so với quý 3/2018.

    Phía Công ty cho biết, trong quý 3/2019, ngành chăn nuôi do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên người chăn nuôi giảm đàn, sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ và sản lượng con giống của các công ty con theo đó cũng sụt giảm đáng kể.

    Kết quả kinh doanh quý 3/2019 của DBC
    Đvt: Tỷ đồng
    https://image.*********.vn/2019/10/19/DBC-kqkd-q3.png
    Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2019 của DBC
    Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của DBC ghi nhận hơn 5,323 tỷ đồng, tăng gần 5% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu nuôi lợn thịt, sản xuất chế biến trứng chiếm hơn 1,302 tỷ đồng, tăng gần 9%; doanh thu thức ăn gia súc chiếm hơn 2,335 tỷ đồng, tăng hơn 1% so cùng kỳ.

    Giá vốn trong kỳ ghi nhận gần 4,417 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với cùng kỳ. Trong đó, giá vốn nuôi lợn thịt, sản xuất chế biến trứng chiếm hơn 1,271 tỷ đồng, tăng hơn 16%; giá vốn bán thức ăn gia súc chiếm hơn 1,686 tỷ đồng, suýt soát cùng kỳ.

    Theo đó, Công ty thu được hơn 685 tỷ đồng lợi nhuận gộp, giảm gần 10% so với 9 tháng đầu năm 2018.

    Trong kỳ, chi phí tài chính ghi nhận gần 229 tỷ đồng, tăng 57% so cùng kỳ, chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ghi nhận tăng hơn 21% lên hơn 212 tỷ đồng.

    DBC ghi nhận kết quả lãi ròng gần 47 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2019, giảm gần 81% so với cùng kỳ. Như vậy, Công ty đã thực hiện hơn 51% kế hoạch doanh thu và hơn 18% kế hoạch lợi nhuận (LNTT) cho cả năm 2019.

    Tại thời điểm 30/09/2019, DBC có tổng tài sản gần 9,269 tỷ đồng, tăng 11% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 4,148 tỷ đồng, tăng 10%; tài sản dài hạn chiếm, tăng gần 12%.

    Công ty đang ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn hơn 570 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm gần 414 tỷ đồng, tăng 175% so với hồi đầu năm. Bên cạnh đó, hàng tồn kho đang ở mức gần 2,765 tỷ đồng, tăng hơn 2%.

    Đến cuối quý 3, DBC ghi nhận tổng khoản vay và nợ thuê tài chính hơn 4,678 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ ngắn hạn chiếm 3,203 tỷ đồng, tăng 18%; vay và nợ dài hạn chiếm hơn 1,475 tỷ đồng, tăng gần 15% so với đầu năm.

Chia sẻ trang này