KQKD Quý 4 của các doanh nghiệp niêm yết có gì hay?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi anchaodabat, 08/01/2023.

2497 người đang online, trong đó có 80 thành viên. 01:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 29826 lượt đọc và 71 bài trả lời
  1. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    Chào các bác!
    Quý 4 đã khép lại, giờ là thời điểm thiếu vắng thông tin, chắc các bác cũng đang chờ báo cáo quý 4 và cả năm 2022 để ra quyết định đầu tư.
    Tuần cận Tết sẽ là thời điểm bận rộn nhất, nhưng vẫn phải xem xem thế nào.
    Đến hẹn lại lên Cháo tôi lập pic này soi thử KQKD của các doanh nghiệp trên sàn trong quý 4 năm 2022.
    Mời các bác cùng chia sẻ.
    Những tin đã ra Cháo tôi sẽ đánh dấu thứ tự để tiện theo dõi, số thứ tự này theo thời gian nắm bắt thôi chứ không vì mục đích PR, khuyến nghị mua hay bán gì nhé!
    Ahahahihi, trabac, 2cent32 người khác thích bài này.
    thuypbVuthanhnguyen đã loan bài này
  2. khuchatsongque

    khuchatsongque Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2022
    Đã được thích:
    1.783
    tiền mặt có giá thế sao?
    những doanh nghiệp như CSV pe có hơn 3 tiền mặt nhiều gần bằng vốn hóa tính ra = gửi tiết kiệm lãi suất 30% năm thế mà thị trường lại ko máu. Bảo sao index mãi 1k2 ko vượt.
    BGR thích bài này.
  3. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    1. CTG
    VietinBank ước lãi 20.500 tỷ đồng trước thuế năm 2022


    Năm 2022, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế của VietinBank ước đạt 20.500 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm trước.



    [​IMG]
    Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam (Ảnh: VietinBank).

    Theo thông tin tại Hội nghị tổng kết năm 2022, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - Mã: CTG) cho biết lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2022 ước đạt 20.500 tỷ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra.

    Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được kiểm soát ở mức 1,2%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 190% (tăng 10% so với năm 2021). Kết quả thu hồi nợ gốc lãi xử lý rủi ro tăng hơn 60% so với số thu năm 2021.

    Mới đây, Hội đồng quản trị ngân hàng cũng đã công bố chính thức các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2022. Trong đó, lợi nhuận riêng lẻ trước thuế dự kiến đạt 19.451 tỷ đồng, tăng 15% so với con số năm 2021 là 16.860 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, ngân hàng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 5-10% so với đầu năm. Tăng trưởng dư nợ tín dụng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

    Tăng trưởng huy động tiền gửi dự kiến 8-10%, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng năm 2022 dưới 1,8%.

    Kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của VietinBank đạt hơn 15.311 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ và thực hiện được gần 79% kế hoạch lợi nhuận nêu trên. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 15.764 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với cùng kỳ.

    Tính tới 30/9/2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 1,75 triệu tỷ đồng, tăng 14,3% so với cuối năm trước, trong đó cho vay khách hàng tăng 10,1%.

    Số dư nợ xấu trong kỳ tăng 23,4% so với đầu năm, đưa tỷ lệ nợ xấu lên 1,42%. Ngân hàng đã tăng mạnh trích lập dự phòng từ gần 25.800 tỷ đồng lên hơn 39.000 tỷ đồng, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ 180% cuối năm trước lên trên 220%.
  4. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    2. VGC
    Mảng bất động sản lãi hơn 1.600 tỷ đồng giúp Viglacera báo lợi nhuận kỷ lục năm 2022

    14:00 | 06/01/2023
    Chia sẻ
    Năm 2022, lợi nhuận trước thuế mảng bất động sản ước đạt 1.622 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ và là lĩnh vực đóng góp chính vào mức tăng trưởng lợi nhuận của Viglacera.
    [​IMG]
    Mảng bất động sản đem về khoản lợi nhuận trước thuế hơn 1.600 tỷ đồng cho Viglacera. (Ảnh minh họa: Viglacera).

    Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) vừa công bố kết quả lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 2.288 tỷ đồng, vượt 35% kế hoạch năm và tăng trưởng 48% so với năm 2021.

    Trong đó lợi nhuận trước thuế công ty mẹ ước đạt 1.722 tỷ đồng, bằng 144% so với kế hoạch năm 2022 và tăng 50% so với năm 2021.

    Năm 2022, Viglacera ghi nhận kết quả kinh doanh bất động sản với lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.622 tỷ đồng, chiếm 71% tổng lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty. So với kế hoạch năm, mảng bất động sản vượt 33% kế hoạch và tăng trưởng 57% so với 2021. Đây cũng là lĩnh vực đóng góp chính vào mức tăng trưởng lợi nhuận của tổng công ty.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Viglacera.

    Tính riêng quý IV, lợi nhuận trước thuế của Viglacera ước đạt 240 tỷ đồng, giảm 52% so với quý IV/2021 và là kết quả thấp nhất theo quý kể từ quý I/2021.

    Trong giai đoạn 2022 - 2023, theo kế hoạch, tổng công ty sẽ khảo sát và phát triển một số khu công nghiệp mới tại các địa phương có vị trí thuận lợi. Theo định hướng, đến năm 2025, tổng công ty sẽ nâng tổng số các khu công nghiệp mang thương hiệu Viglacera lên con số 20 với trên 10 khu công nghiệp mới có tổng diện tích tăng thêm khoảng từ 2.000 - 3.000 ha để phát triển quỹ đất khu công nghiệp.

    Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Viglacera cho biết trong năm qua nhằm mở rộng thị trường và cung ứng sản phẩm trực tiếp tại thị trường khu vực miền Nam, tổng công ty đã có các nhà máy sản xuất ở các lĩnh vực Sứ vệ sinh (Sứ Viglacera Mỹ Xuân, Sứ Viglacera Bình Dương), Gạch ốp lát (nhà máy gạch Viglacera Eurotile, nhà máy gạch Mỹ Đức) và Kính xây dựng (Công ty Kính nổi Viglacera Bình Dương và Công ty Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ).
  5. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    3. HDC
    Hodeco ước lãi kỷ lục hơn 500 tỷ đồng
    08:17 | 06/01/2023
    Chia sẻ
    Năm 2022, ước tính Hodeco đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế và thực hiện được 81% chỉ tiêu doanh thu năm.
    Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
    đưa tin, CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco - Mã: HDC) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu đạt 1.550 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 538,68 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và tăng 38% so với kết quả năm 2021, là kết quả kỷ lục của công ty.

    So với kế hoạch doanh thu cả năm là 1.193 tỷ, lợi nhuận trước thuế 537 tỷ, Hodeco đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận và thực hiện được 81% chỉ tiêu doanh thu.

    [​IMG]
    Kết quả doanh thu và Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Hodeco.

    Tính riêng quý IV/2022, doanh thu của Hodeco khoảng 421 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước đó. Công ty lãi trước thuế 217 tỷ, tăng 70%.

    Trong năm, công ty tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện tại một số dự án trọng điểm như: The Light City; khu biệt thự đồi Ngọc Tước II; Khu du lịch Đại Dương (Antares); Khu nhà ở phía Tây đường 3/2; Ecotown Phú Mỹ; Dự án Fusion Suites Vũng Tàu; Dự án Khu đô thị Phước Thắng…

    Năm 2023, HODECO đặt mục tiêu tổng doanh thu 1.770 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 610 tỷ đồng; lần lượt tăng 14% và 13% so với ước tính kết quả năm 2022. Công ty dự kiến chia cổ tức 25% bằng cổ phiếu.

    Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, ngày 3/1/2023, Hodeco nhận được Quyết định của UBND TP Vũng Tàu về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch Đại Dương, phường 11, TP Vũng Tàu. Công ty chia sẻ, đây là tiền đề pháp lý rất quan trọng để Hodeco có thể đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm đưa dự án vào kinh doanh.

    Dự án Khu du lịch Đại Dương có diện tích khoảng 19,5 ha, tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng. Trong đó, 45.107 m2 khu căn hộ du lịch nghỉ dưỡng; 25.541 m2 khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng; 81.104 m2 khu tổ hợp khách sạn 5 sao; 32.775 m2 diện tích đường giao thông; và 11.410 m2 dùng làm công viên hồ trung tâm.

    Tại thời điểm 30/9/2022, Hodeco ghi nhận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại dự án Khu du lịch Đại Dương hơn 679,2 tỷ đồng so với đầu năm 640,3 tỷ đồng, tức tăng 38,9 tỷ.
    trabac, nvanh84, tungntxd896 người khác thích bài này.
  6. tornado1

    tornado1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    55.932
    Sai bọn bank lãi nhiều thế cụ!
    rose9, BGRanchaodabat thích bài này.
  7. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    4. FMC
    Lợi nhuận Sao Ta ước đạt 340 tỷ đồng năm 2022, vượt mục tiêu năm

    Luỹ kế cả năm 2022, Sao Ta đã vượt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra.



    CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) vừa công bố doanh số tiêu thụ năm 2022 khoảng 226 triệu USD, tương đương 5.336 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất là 340 tỷ đồng tăng lần lượt 3%, 18% so với năm trước.

    Năm 2022, Sao Ta đặt mục tiêu 5.290 tỷ đồng doanh thu, 320 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, công ty đã vượt 1% kế hoạch doanh thu và vượt 6% mục tiêu lợi nhuận. Tính riêng tháng 12/2022, doanh thu công ty khoảng 11 triệu USD thấp hơn tháng 11 là 3 triệu USD.

    [​IMG]
    Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ Sao Ta.

    Về sản xuất tôm thành phẩm tháng 12 của Sao Ta đạt 1.249 tấn. Lũy kế cả năm giảm 10% so với năm trước (22.790 tấn), tương ứng khoảng 20.511 tấn. Sao Ta cho rằng, sản lượng chế biến giảm chủ yếu ở quý IV do nguyên liệu ít, nuôi tôm bị dịch bệnh.

    Trong đó, tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 919 tấn. Lũy kế cả năm tăng 1% so với cùng kỳ năm trước (18.370 tấn), tương ứng đạt 18.553 tấn.

    Về sản xuất nông sản thành phẩm tháng 12 của Sao Ta đạt 140 tấn, lũy kế cả năm tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Tiêu thụ nông sản thành phẩm tháng 12 đạt 43 tấn, sản lượng cả năm ước tăng 13% so với năm 2021.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) lạm phát ngấm sâu vào nền kinh tế các nước khiến nhu cầu và đơn hàng giảm mạnh, xuất khẩu thủy sản trong quý I/2023 dự kiến sẽ đi xuống so với quý IV/2022 và cùng kỳ.

    Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn có những hy vọng lạc quan vào tín hiệu tốt từ một số thị trường có nền kinh tế ổn định hơn, ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát hơn như ASEAN, Trung Đông và khối các nước CPTPP.

    Đặc biệt là, việc Trung Quốc bỏ các quy định kiểm soát đối với hàng nhập khẩu như xét nghiệm, khử trùng và kiểm dịch sẽ giải tỏa một ách tắc lớn, mở rộng cửa hơn cho xuất khẩu sang thị trường đông dân nhất thế giới này.

    Sức tiêu thụ của một đất nước 1,5 tỷ dân sẽ không thể được đáp ứng kịp bằng nguồn cung trong nước đã bị gián đoạn và hạn chế trong mấy năm qua vì chính sách Zero – COVID. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

    VASEP cho rằng ở thời điểm này, doanh nghiệp thủy sản cần được tiếp sức để chuẩn bị nguồn lực, nguyên liệu, vốn sản xuất và các điều kiện, để khi thị trường ổn định và hồi phục thì có thể nhanh chóng gia tăng xuất khẩu, giành thị phần trước các đối thủ khác cũng đang khá mạnh như Ecuador, Ấn Độ trên thị trường Trung Quốc và các thị trường khác.
    --- Gộp bài viết, 08/01/2023, Bài cũ: 08/01/2023 ---
    Chắc tại nó sẵn tiền
  8. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    5. POW
    PV Power vượt 18% mục tiêu doanh thu năm 2022

    12:19 | 28/12/2022
    Chia sẻ
    Tính riêng trong tháng 12, PV Power ước đạt doanh thu 3.140 tỷ đồng
    Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power – Mã: POW) vừa thông tin về kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu tổng công ty ước đạt 28.527 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm và tăng 17% so với năm 2021. Trong đó, doanh thu công ty mẹ khoảng 17.953 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch năm nay và tương đương năm 2021.

    Như vậy, trong quý IV/2021, PV Power ghi nhận doanh thu 7.961 tỷ đồng tăng 121% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn tính riêng trong tháng 12, tổng công ty ước đạt doanh thu 3.140 tỷ đồng.

    Năm nay, tổng công ty ước nộp ngân sách nhà nước 1.021 tỷ đồng, chưa đạt chỉ tiêu năm đề ra là 1.088 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 của PV Power. (Nguồn: POW).

    Về sản lượng điện, tổng công ty ước đạt 13,94 tỷ kWh, hoàn thành kế hoạch năm 2022 song giảm 5% so với năm 2021 trong bối cảnh giai đoạn đầu năm 2022 nguồn than và nguồn khí cấp thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng khả dụng và vận hành các nhà máy điện.

    PV Power cho biết, trong năm nay, tổng công ty đã phối hợp với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn than sản xuất cho Nhiệt điện Vũng Áng 1, với tổng khối lượng giao nhận than ước hết 31/12/2022 đạt 1.661.000 tấn.

    Về kế hoạch năm 2023, doanh nghiệp phấn đấu tổng sản lượng điện sản xuất năm tới đạt 15,6 tỷ kWh.

    Chốt phiên ngày 27/12, cổ phiếu POW dừng tại 10.700 đồng/cp, giảm 48% so với mức đỉnh đầu năm.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu POW từ đầu năm đến nay. (Nguồn: TradingView).
  9. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    6. ACG
    Gỗ An Cường ước đạt 600 tỷ đồng lợi nhuận năm 2022

    09:59 | 28/12/2022
    Chia sẻ
    Chủ tịch HĐQT Gỗ An Cường, ông Lê Đức Nghĩa cho biết lợi nhuận năm 2022 của công ty dự kiến đạt 600 tỷ đồng
    CTCP Gỗ An Cường (Mã: ACG) vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm, ghi nhận doanh thu đạt 3.950 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 553 tỷ đồng, lần lượt tăng 41% và 45,6% so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong năm 2022, Gỗ An Cường đặt mục tiêu 4.242 tỷ đồng doanh thu và 550 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Như vậy, sau 11 tháng, doanh nghiệp đã đạt 93% kế hoạch doanh thu và vượt kết hoạch lợi nhuận năm.

    Doanh nghiệp cho biết, trong cơ cấu doanh thu có 513 tỷ đồng đến từ xuất khẩu. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng tiếp tục cải thiện so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng trưởng doanh thu và chi phí sản xuất được tối ưu, cơ cấu doanh thu dịch chuyển theo hướng tích cực.

    [​IMG]
    Kết quả kinh doanh Gỗ An Cường. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính).

    Ngày 23/12 vừa qua, Gỗ An Cường cũng đã tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022. Tại đại hội, ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch HĐQT Gỗ An Cường, cho biết lợi nhuận của công ty trong năm 2022 dự kiến sẽ đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 35-40% so với năm 2021.

    Bên cạnh đó, với việc thị trường bất động sản gặp khó khăn, ông Nghĩa cho biết đã lường trước và chủ động giảm tỷ trọng doanh thu từ các dự án bất động sản ở mức 30 - 40% của hai năm 2019 - 2020 về mức 20% trong năm 2021 và trong năm 2022, tỷ trọng doanh thu từ nhóm này là hơn 10%.

    Với tỷ trọng này, ông nhận xét không có quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, doanh nghiệp đang đẩy mạnh hoạt động phân phối, mở thêm hệ thống đại lý và tiếp tục mở rộng kinh doanh mảng gỗ công nghiệp.

    Chủ tịch HĐQT Gỗ An Cường còn cho biết năm tới sẽ hợp tác với công ty kiểm toán EY, tiến hành tái cấu trúc về mặt chiến lược để trở thành doanh nghiệp vốn hóa 1 tỷ USD.

    Về dự án Central Hill Long An, ông Nghĩa cho biết Gỗ An Cường chỉ nắm 30% cổ phần tại CTCP Bất động sản Centrall Hill (công ty con của Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi). Gỗ An Cường là cổ đông, không trực tiếp đầu tư dự án và doanh nghiệp không chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.

    Mảng bất động sản là hoạt động đầu tư tài chính nhằm tạo ra sự cộng hưởng cho hoạt động kinh doanh chính thông qua bán các gói lắp đặt nội thất cho khách hàng mua nhà của Thắng Lợi.

    Hiện, dự án Central Hill đang trong giai đoạn đàm phán để nhận thêm khoản đầu tư từ Sumimoto Forestry. Dự kiến, tỷ lệ sở hữu của Gỗ An Cường tại dự án này sẽ còn khoảng 20% nếu nhận đầu tư thành công.

    Giải đáp thắc mắc của cổ đông về biến động giá và tình trạng kém thanh khoản của cổ phiếu ACG sau khi lên sàn HOSE, ông Nghĩa cho biết, cơ cấu cổ đông của Gỗ An Cường hiện quá cô đặt. Cụ thể, ông Nghĩa nắm hơn 51% cổ phần, các cổ đông chiến lược như Sumitomo Forrestry và VinaCapital nắm khoảng 40% cổ phần và chưa có kế hoạch bán ra.

    Bên cạnh đó, triển vọng ngành gỗ bị đánh giá tiêu cực, trong 6 tháng cuối năm vừa qua và những tháng sắp tới dự báo khó khăn, cộng với diễn biến chung của thị trường nên tác động đến giá cổ phiếu ACG.

    Kết phiên ngày 27/12, cổ phiếu ACG đóng cửa ở mức 35.300 đồng/cp, vốn hóa thị trường đạt 4.795 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu ACG sau khi lên sàn Hose. (Nguồn: Tradingview).

    Ngoài ra, ĐHĐCĐ cũng đã thông qua quyết định miễn nhiệm ông Jess Rueloekke và ông Trần Lương Thanh Tùng khỏi vị trí thành viên HĐQT do hết nhiệm kỳ. Đồng thời, bầu bổ sung ông Nguyễn Thanh Quyền và ông Phan Quốc Công làm thành viên độc lập HĐQT. Bà Võ Ngọc Ánh, Tổng Giám đốc, được bổ nhiệm thêm chức vụ người phụ trách quản trị công ty.
  10. anchaodabat

    anchaodabat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    7.207
    7. DPM
    Lợi nhuận quý IV của Đạm Phú Mỹ giảm 49%, cả năm tiếp tục phá kỷ lục

    08:07 | 28/12/2022
    Chia sẻ
    Kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Đạm Phú Mỹ đạt mốc cao nhất lịch sử, nhưng lợi nhuận quý IV/2022 của Đạm Phú Mỹ đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ do xu hướng giá dầu đi xuống và giá ure xuất khẩu không cao như quý IV/2021.
    Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường diễn ra sáng 27/12, lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ - Mã: DPM) đã công bố ước tính kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu đạt gần 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 6.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 55% và tăng 68% so với năm ngoái, là kết quả kỷ lục của tổng công ty.

    Với kết quả này, Đạm Phú Mỹ đã vượt 16% kế hoạch doanh thu và vượt 55% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022.

    [​IMG]
    Năm 2022, Đạm Phú Mỹ tiếp tục phá vỡ mốc kỷ lục doanh thu và lợi nhuận đã đạt được trước đó. (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của DPM).

    Như vậy ước tính quý IV, doanh thu của Đạm Phú Mỹ khoảng 5.135 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.031 tỷ, lần lượt tăng 1% và giảm 49% so với quý IV/2021.

    SSI Research đánh giá lợi nhuận của Đạm Phú Mỹ có thể bắt đầu giảm từ quý IV/2022 do giá dầu có xu hướng giảm và sản lượng xuất khẩu ure toàn cầu có thể tăng khi Nga, Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu, gây áp lực giảm giá ure và lợi nhuận trong năm 2023.

    Với lợi nhuận năm 2022 ước tính cao kỷ lục, ĐHĐCĐ bất thường cũng đã thông qua điều chỉnh kế hoạch trả cổ tức năm 2022 từ 50% lên mức 70%, tương ứng 7.000 đồng/cổ phần.

    Hiện số cổ phiếu DPM đang lưu hành hơn 391,3 triệu cổ phiếu, tương ứng số tiền cần chi ra khoảng 2.739 tỷ đồng để thanh toán cổ tức. Phần lợi nhuận chưa phân phối còn lại của năm 2022 và các năm trước được ban điều hành công ty dự trù cho các dự án đầu tư phát triển trong các năm tới.
    663388, tungntxd89, t2664 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này