Lại một nhà báo chơi chứng khoán: ngành thuỷ sản!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 29/06/2007.

6644 người đang online, trong đó có 964 thành viên. 21:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 632 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Lại một nhà báo chơi chứng khoán: ngành thuỷ sản!

    Thứ Sáu, 29/06/2007, 18:26

    Giá cổ phiếu thủy sản có chiều hướng đi xuống

    TP - Dù đang có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt nhưng do xu hướng chung của TTCK, giá cổ phiếu ngành thủy sản đang có chiều hướng đi xuống trong vài phiên giao dịch gần đây.


    Dù làm ăn tốt nhưng cổ phần các Cty thủy sản vẫn đang giảm giá. Ảnh: TTXVN
    Hiện có 7 doanh nghiệp thủy sản niêm yết bao gồm Agifish, Navico, Thủy sản 4, Minh Phú, Fimex, Incomfish và Thủy sản 1. Các doanh nghiệp này nói chung đang làm ăn rất tốt nên thị giá cổ phiếu khá cao so với mệnh giá.

    Ghi nhận trong 6 phiên giao dịch gần đây nhất tại TTGDCK TPHCM, giá cổ phiếu ABT của Cty cổ phần XNK Thủy sản Bến Tre giảm 3 phiên và đứng giá 3, tổng cộng giảm 4.000 đồng, xuống còn 105.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/6; cổ phiếu AGF của Cty Agifish giảm giá 3 phiên, đứng giá 2 phiên và tăng giá 1 phiên, mất 2.000 đồng xuống còn 105.000 đồng; cổ phiếu FMC của Cty Fimex trượt 5 phiên và đứng giá 1 phiên, giảm 5.000 đồng xuống còn 63.000 đồng/cổ phiếu.

    Tuy nhiên, cổ phiếu TS4 của Cty Thủy sản 4 lại tăng giá 3 phiên, chỉ giảm 2 phiên, chung cuộc đứng giá ở mức 60.000 đồng. Cổ phiếu SJ1 của Cty Thủy sản 1 tăng giá 3 phiên, giảm giá 1 phiên, và đứng giá 1 phiên, chung cuộc tăng 2.000 đồng/cổ phiếu lên 47.000 đồng.

    Tại TTGDCK Hà Nội, giá cổ phiếu MPC của Cty Thủy hải sản Minh Phú giảm giá 4 phiên trước khi tăng 2 phiên, tổng cộng giảm 700 đồng xuống 56.500 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu IFC của Cty Incomfish tăng 2 phiên giảm 3 phiên, đứng 1 phiên, chung cuộc giảm 700 đồng xuống còn 30.800 đồng/cổ phiếu
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Giá sữa sẽ tăng thêm ít nhất 5% từ 1/7

    Công ty Hancofood tăng giá sữa lên 5% kể từ đầu tháng 7. Cùng lúc, Nutifood cũng bắt đầu xem xét nâng giá bán ra một số dòng hàng và tiếp tục tăng cho những chủng loại sữa còn lại trong tháng 8, 9.
    > Sữa tăng giá mạnh

    Đây là 2 công ty sữa đi sau các nhà sản xuất sữa khác trong đợt tăng giá tháng 6.

    Hancofood đã tăng 5% giá bán từ tháng 2, nhưng theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Viết Hà, sức ép nguyên liệu hiện nay buộc hãng phải tiếp tục điều chỉnh lên thêm 5% nữa nếu không muốn bị lỗ. Hiện giá nguyên liệu sữa nhập khẩu nước ngoài đã ở mức 5.500-5.600 USD/tấn, trong khi hồi đầu năm mới mua 2.500 USD/tấn.

    Giám đốc Công ty Nutifood Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, đang lập kế hoạch tăng giá bán các loại sản phẩm theo lộ trình. Đến giờ này, hãng cũng chưa thống nhất được mức tăng cụ thể cho hơn 30 dòng sản phẩm hiện hữu, song chắc chắn phải điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ tăng phi mã của giá nguyên liệu thế giới.


    Sữa sắp có đợt tăng giá mới. Ảnh: Tuổi Trẻ

    Mới 2 tuần trước, Dutch Lady, Vinamilk đã nâng giá bán nhiều loại sản phẩm lên 3-5%. Tuy nhiên không có nghĩa là các nhà sản xuất này đã an tâm với giá mới, mà còn rục rịch định tiếp tục tăng thêm. Dự báo của giới kinh doanh mặt hàng sức khỏe này là sẽ còn có những đợt điều chỉnh lên giá sữa nữa, từ nay đến cuối năm.

    Giám đốc tiếp thị thương mại Công ty Dutch Lady Việt Nam Trần Quốc Huân sáng 29/6 đã đưa ra dự báo giá sữa trong thời gian tới sẽ có những biến động không lường trước được, phụ thuộc vào nguyên liệu trên thế giới. Do đó, nhiều khả năng giá sữa của hãng sẽ còn tiếp tục tăng, chủ yếu ở các sản phẩm bột. Ông Huân cho biết, Dutch Lady đang cân nhắc chuyện tăng giá trong thời gian tới.

    Ông Trần Bảo Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty Vinamilk cũng khẳng định, dù giá nguyên liệu còn cao đến đâu, nhà sản xuất này sẽ tăng giá bán tối đa lên 10%. Nghĩa là còn khoảng 5% giá nữa để Vinamilk tăng từ nay đến cuối năm, sau khi đã điều chỉnh lên cao nhất 5% vài tuần trước.

    Hồi tháng 2, toàn bộ nhãn hiệu sữa có mặt trên thị trường Việt Nam đã được điều chỉnh giá tăng 5, thậm chí đến 10% đối với hàng ngoại. Trong lần tăng giá này, sữa ngoại hầu như án binh bất động. Giới kinh doanh giải thích là do đầu tháng 2 đã nâng quá cao nhờ dự báo trước tình hình khan hiếm nguyên liệu trên thế giới.

    Giá nguyên liệu sữa phi mã

    Giá nguyên liệu sữa thế giới tăng cao, hạn hán ở Australia và New Zealand, cắt trợ cấp nông nghiệp từ EU, bị đầu cơ và nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Đây là 5 nguyên nhân được các nhà sản xuất sữa đưa ra để giải thích lý do điều chỉnh giá lên lần này.

    Ông Lê Viết Hà đánh giá, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành sữa thế giới, giá nguyên liệu tăng nhanh với tốc độ phi mã. Điều bất thường ở chỗ nếu mọi năm nguyên liệu chỉ tăng trong 1 vài tháng rồi giảm, thì năm nay biểu đồ giá chỉ có đi lên mà không có dấu hiệu hạ từ nay đến cuối năm.


    Con bò Việt Nam đang được các nhà sản xuất sữa tranh nhau vắt. Ảnh: P.A.

    Thậm chí một số nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài đang từ chối cho công ty sữa Việt Nam ký hợp đồng đến 1 năm như trước đây, mà chỉ đồng ý bán hàng trong 3 tháng, trừ những hợp đồng đang thực hiện và khách hàng lớn. Nguyên nhân bởi vì không ai dự đoán được giá nguyên liệu từ nay đến sang năm diễn biến như thế nào.

    Sức ép về nguồn nguyên liệu khiến các nhà sản xuất trong nước bắt đầu chạy đua nâng giá thu mua sữa bò tươi, điển hình là Vinamilk và Dutch Lady. Cứ hãng này công bố nâng giá thu mua 1 ngày thì lập tức hôm sau nhà sản xuất kia thông báo tăng trên vài mức. Giá mua từ nông dân của Dutch Lady hiện là 6.400 đồng/lít sữa tươi, còn của Vinamilk là 6.500 đồng/lít.

    Song, nhiều chuyên gia ngành cho rằng, so với mức giá liên tục tăng của nguyên liệu thế giới hiện nay, giá thu mua sữa tươi mặc dù đang cao nhất trong lịch sử sữa bò nguyên liệu tươi ở Việt Nam, nhưng vẫn còn lời to cho nhà sản xuất. "Thậm chí nếu công ty sữa nâng giá mua từ nông dân lên 8.000 đồng/lít sữa tươi thì hiện vẫn còn có lời so với nhập nguyên liệu từ nước ngoài", ông Lê Viết Hà nhận định.

    Trái với dự đoán của nhiều chuyên gia là vào WTO giá các mặt hàng sữa, thực phẩm, bánh kẹo... sẽ giảm nhờ thuế nhập khẩu thấp, thực tế thị trường cho thấy, "thời tiết giá" của nguồn nguyên liệu nước ngoài vẫn tác động chính đến đời sống giá hàng hóa trong nước
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Phân tích chứng khoán phải có ?onghề?

    28-06-2007 22:16:46 GMT +7


    Thông tin về chứng khoán qua báo, đài rất ?onhạy cảm? đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, mỗi khi đưa ra nhận định, bình luận phải thận trọng. Ảnh: H.THÚY
    Nhận định về thị trường, các chuyên gia chứng khoán luôn có tiểu mục loại trừ trách nhiệm, để khẳng định rằng những phân tích chỉ có giá trị tham khảo

    Những biến động trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua, về góc độ chuyên môn đã phản ánh hai khía cạnh đáng chú ý.

    Thị trường trồi sụt: Chuyện bình thường!

    Thứ nhất, việc tăng - giảm giá của một số chứng khoán thể hiện chu kỳ phát triển của thị trường. Trên thực tế, không có một chứng khoán nào có thể tăng mãi, cũng như không có một thị trường nào, kể cả thị trường chứng khoán ở các nước phát triển, có thể tăng mãi. Sự trồi sụt của thị trường là phương cách để bản thân nó điều chỉnh giá của các loại chứng khoán về với giá trị đích thực (instinct value). Đây là chuyện hết sức bình thường vì nếu không, các chuyên gia phân tích chứng khoán ở các công ty chứng khoán sẽ không còn đất dụng võ.

    Thứ hai, những biến động của thị trường trong mấy tháng qua cho thấy các nhà đầu tư đã ?ophản ứng? mạnh bởi các thông tin nhạy cảm trên những phương tiện thông tin đại chúng. Cho nên, việc triển khai các giải pháp kỹ thuật để giám sát thị trường, bảo vệ nhà đầu tư của các cơ quan quản lý, trong đó có giải pháp cảnh báo qua các phương tiện thông tin đại chúng, là biện pháp cấp thiết. Vấn đề là cách thức được sử dụng để kiểm soát, điều tiết thị trường chứng khoán có phù hợp và có đúng theo thông lệ hay không.

    Ở các thị trường chứng khoán phát triển, khi thị trường quá nóng, ngoài việc triển khai các kênh truyền thông để giáo dục những nhà đầu tư mới về các rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán, người ta có cơ chế ?ongắt mạch tự động?, tức là tạm dừng giao dịch khoảng 15-30 phút để nhà đầu tư có thời gian bình tĩnh, cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định. Một giải pháp nữa là với những cổ phiếu tăng quá nóng và có những biểu hiện bất thường là các sở giao dịch đều yêu cầu các công ty niêm yết phải công bố thông tin theo yêu cầu.

    Đừng ?otranh? phần việc của các chuyên gia

    Cũng cần phải lưu ý thêm là, theo tập quán của các nước, nhà báo chỉ nên đưa tin về kết quả giao dịch, còn bình luận, phân tích là chuyện của các chuyên gia có tay nghề, có bằng cấp trong lĩnh vực chứng khoán. Ngay cả trong báo cáo phân tích của các chuyên gia chứng khoán, người ta cũng rất thận trọng, khi đưa ra các nhận định và bao giờ cũng có tiểu mục loại trừ trách nhiệm (disclaimer) để khẳng định rõ ràng rằng những ý kiến đó chỉ có giá trị tham khảo, còn quyết định là của nhà đầu tư. Điều bất bình thường ở thị trường chứng khoán VN hiện nay là sự xuất hiện ngày càng đông các cây bút bình luận chứng khoán không chuyên trên các báo. Sự ?ora quân? đồng loạt của các báo, đài được tiến hành như một ?ochiến dịch? trong một khoảng thời gian tương đối dài để đưa tin, bình luận về các động thái của thị trường, nhưng không ai phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì về những lời bình luận, phán đoán đã đăng báo đó! Nếu không kịp thời chấn chỉnh hiện tượng này thì nguy cơ lặp lại kịch bản của năm 2001 là chuyện có thật.

    Sự trồi sụt của thị trường chứng khoán là chuyện hết sức bình thường, nhờ đó các chuyên gia phân tích chứng khoán mới còn đất dụng võ.

    Hồi đó, khi thị trường ngấp nghé ngưỡng 570 điểm, vô số lời cảnh báo về một nguy cơ giá ?obong bóng? của cổ phiếu đã được đưa ra và như mọi người đều biết, phải mất gần 4 năm sau, chính thức là đến tháng 4-2006, thị trường mới thực sự hồi phục.

    Nếu những bất cập nói trên và những bất cập khác trong việc quản lý thị trường sớm được khắc phục, môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn, với vị thế mới của VN trên trường quốc tế cùng những chuyển biến tốt đẹp gần đây trong quan hệ Việt - Mỹ, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư của các nước đang tiếp tục rót vào thị trường chứng khoán VN như hiện nay, không có lý do gì để hoài nghi về một tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán VN.

    Hồ Công Hưởng (Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Hoàng Gia
  4. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Ngày 29/06/2007, 17:32
    CP ngân hàng: Cần có đủ thông tin để quyết định chính xác


    Cuộc trao đổi với ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược NH-NHNN Việt Nam về hiện trạng giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường và triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng trong thời gian tới.


    Thưa ông, vì sao CP hai NH trên sàn lại xuống?



    Thời gian gần đây TTCK giảm giá, có phiên mức giảm khá lớn - trên 4,5%. Chiều hướng này được dự báo từ trước do mức cung CK tăng nhanh trong khi cầu tăng chậm hơn. Mức tăng cung 6 tháng đầu năm 2007 gấp 6 lần cả năm 2006, trong khi cầu chỉ tăng xấp xỉ 4 lần.



    Một lượng khá lớn vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK bị kẹt do thủ tục chuyển tiền quá phức tạp. Nhu cầu nội địa cũng giảm mạnh do một số NH TMCP hạn chế cho vay kinh doanh CK theo quyết định của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên so với mức giảm giá trung bình của TTCK thì CP niêm yết của hai NH thương mại đã giảm nhiều hơn.



    Lý do có thể là giá CP của hai NH này đã tăng khá nhanh trong giai đoạn trước đó và các NH này đã hết room dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chưa kể, cầu đầu tư vào khu vực NH bị chia sẻ cho các NH TMCP dự kiến thành lập mới, các NH đang tăng vốn và các NH quốc doanh chuẩn bị cổ phần hóa.



    Ông đánh giá như thế nào về việc cổ phiếu NH trên thị trường OTC đang sụt giá nhanh chóng và mất tính thanh khoản?



    Thị trường OTC chịu tác động giảm giá mạnh nhất do thị trường này phụ thuộc chủ yếu vào các nhà đầu tư nội địa. Tuy nhiên do thị trường OTC của Việt Nam chưa được quản lý hiệu quả nên chưa trở thành một thị trường đầu tư tin cậy. Ở nhiều nước, các doanh nghiệp niêm yết không hẳn đã là doanh nghiệp lớn, còn CP các doanh nghiệp trên thị trường OTC thì rất lớn và đông hơn nhiều.



    Đặc biệt trong lĩnh vực NH, ở các nước có số lượng NH nhiều thì số NH niêm yết thường chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ ở Cộng hòa Liên bang Đức có khoảng trên 3.500 NH nhưng chỉ có vài chục NH niêm yết trên TTCK Frankfurt. Vì vậy thị trường OTC luôn là thị trường quan trọng nếu được quản lý tốt, chỉ có giá cả, số lượng mua bán hoàn toàn thỏa thuận (không đấu giá).



    Ông có thể nói gì với nhà đầu tư về triển vọng của CP NH trong thời gian tới?



    Việc giảm giá CP CK, trong đó có CP NH là một xu hướng chung của thị trường và xu hướng này có thể kéo dài đến cuối năm do dự kiến cung sẽ vẫn tăng nhanh, trong khi cầu đang yếu đi, nhất là cầu nội địa. Cầu nước ngoài vẫn còn rất lớn và dự kiến lượng cầu chủ chốt trong dài hạn. Do vậy đây có thể là giai đoạn khó khăn của các nhà đầu tư ngắn hạn, nhất là đầu tư bằng vốn vay ngân hàng.



    Vào lúc này bất cứ liệu pháp quản lý nào làm yếu thêm cầu thị trường (kể cả biện pháp thuế) có thể làm cho nhiều nhà đầu tư ngắn hạn và một số NH (đang cho vay kinh doanh CK nhiều) sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng. Tuy nhiên những thông tin tôi biết được trong thời gian gần đây rất tập trung vào khu vực tài chính. Những tập đoàn tài chính lớn, những tập đoàn công nghiệp đều có nhận định là thị trường tài chính Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh và họ sẽ đầu tư vào lĩnh vực này để hỗ trợ cho các doanh nghiệp của họ phát triển lâu dài ở Việt Nam.



    Riêng thị trường OTC, Nhà nước đang chuẩn bị ban hành các quy chế quản lý thị trường OTC, có thể hy vọng thị trường này sẽ được hiểu đúng, có điều kiện phục hồi nhanh và hoạt động thực sự hiệu quả. Trong trường hợp đó, giá CP trên thị trường OTC sẽ biến động gần hơn với thị trường chính thức và tính thanh khoản sẽ cao hơn nhiều so với hiện nay.



    Theo ông, thời điểm này nhà đầu tư có nên đầu tư vào CP NH?



    Để đầu tư chiến lược thì cần đầu tư vào CP NH có độ tin cậy cao. NH đang được đánh giá là một trong những lĩnh vực đang phát triển nhanh nhất hiện nay của Việt Nam, là lĩnh vực đang có nhiều cơ hội hợp tác quốc tế và cũng là lĩnh vực có mức độ quản trị rủi ro chặt chẽ, an toàn và hiệu quả. Do đó, các nhà đầu tư chiến lược có thể lựa chọn CP NH như một trong những danh mục đầu tư quan trọng nhất.



    Tuy nhiên, trong ngắn hạn các nhà đầu tư cần lưu ý những hạn chế nhất định: Các NH đang tăng vốn mạnh, vì vậy cung về CP thường rất lớn, có thể ảnh hưởng đến độ ổn định giá CP trên thị trường. Một điểm cần chú ý khác là các NH quốc doanh lớn đang cổ phần hóa. Đây là những NH có tổng giá trị tài sản chiếm tới 75% tổng tài sản của ngành NH. Việc cổ phần hóa được chia thành nhiều bước nên sẽ có tình trạng cứ mỗi lần các NH này phát hành CP mới thì giá cả trên thị trường sẽ biến động. Các nhà đầu tư ngắn hạn cần có đầy đủ thông tin về tiến trình tăng vốn của các NH để có quyết định đầu tư chính xác
  5. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Ngày 29/06/2007, 17:13
    ?oĐầu tư vào VN: Chuyên nghiệp vẫn chưa đủ?



    Đã có mặt ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay, nói tiếng Việt rất sõi, rất am hiểu tình hình kinh tế Việt Nam, nhưng những diễn biến trên TTCK trong thời gian gần đây vẫn là điều chưa lường hết với Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital (ảnh). Ông đã trò chuyện với phóng viên về TTCK Việt Nam.


    Là người có kinh nghiệm TTCK Việt Nam, ông nghĩ gì qua hai cuộc IPO lớn là Đạm Phú Mỹ và Bảo hiểm Bảo Việt khi giá chào bán CP ở thị trường OTC không cao. Thậm chí Bảo Việt được chào bán dưới giá đấu thắng thấp nhất?



    Theo tôi thì cung cầu phải cân đối nhau, thật ra TTCK Việt Nam còn quá non trẻ (gần 7 năm) và chỉ thực sự sôi động khoảng 3 năm nay. Chúng ta cần phải có quy trình phân tích và đánh giá giá trị doanh nghiệp, nhưng hiện nay chúng ta chưa đủ dữ liệu để khai thác và dự báo. Như tổng vốn đầu tư, tích lũy được bao nhiêu, GDP hàng năm? Do vậy có khi nhu cầu của nhà đầu tư trong nước tăng vọt, nhưng họ đầu tư theo phong trào hay cảm tính ta cũng không có cơ sở rõ ràng.



    TTCK Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều quỹ đầu tư nước ngoài. Theo ông, sự cạnh tranh của các quỹ sẽ như thế nào?



    Chắc chắn sẽ có cạnh tranh nhưng vấn đề nằm ở đâu và như thế nào.

    Cạnh tranh giữa các định chế tài chính là tốt, từ đó sự bất cập sẽ dần ít đi, người huy động vốn và người đầu tư sẽ có nhiều chọn lựa. Về góc độ CK, giá CP sẽ thực hơn đối với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Do cạnh tranh, các quỹ đầu tư phải cố gắng quyết liệt hơn, nghĩ ra nhiều cách làm năng động hơn.



    Vậy Dragon Capital có giảm thị phần khi Việt Nam ngày càng có nhiều quỹ?



    Gần đây đã có mặt nhiều quỹ đầu tư nước ngoài, nhưng những nhà đầu tư mới này cần có thời gian để đánh giá doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó khả năng phân tích đánh giá và tầm nhìn của nhiều tổ chức cũng khác nhau. Thường quỹ đầu tư nước ngoài đưa ra tầm nhìn từ 3 đến 5 năm, rồi đánh giá cơ hội đầu tư và khả năng lợi nhuận để xem đủ sức hấp dẫn họ hay không mới quyết định đầu tư. Lợi nhuận có thể không cao lắm nhưng họ phải tin tưởng chắc chắn. Cơ hội đầu tư trong tương lai còn được dựa theo phân tích SWOT. Mỗi một người có cách đánh giá và định giá khác nhau cũng như quan điểm khác nhau nên đã tạo ra thị trường. Do vậy thị giá CP Đạm Phú Mỹ và Bảo hiểm Bảo Việt đang được định giá theo thị trường. Nói một cách khác, đầu tư vào Việt Nam chuyên nghiệp vẫn chưa đủ.



    Cuối cùng thì việc phát hành chứng chỉ VFMVF1 cũng thành công, dư luận cho rằng những thay đổi xoành xoạch về phương án phát hành có ?obàn tay? của Dominic ?



    Rõ ràng tôi là người có liên quan, theo quan điểm phương Tây: dựa theo lý thuyết quản trị, người phát hành có trách nhiệm cố gắng tăng vốn chào bán ở mức giá cao nhất có thể được. Ví dụ thị giá hiện tại là 100.000 đồng, nhưng giá phát hành nằm ở mức 99.000 đồng, khi ấy nhà đầu tư gần như không bị thiệt, buộc họ phải tham gia tăng vốn. Nhưng thị trường Việt Nam thì khác, ý kiến chung không ủng hộ giá cao. Nhà đầu tư Việt Nam quan niệm khi tăng vốn thì giá phát hành nằm ở mệnh giá là tốt nhất, vì họ không phải chi ra thêm nhiều tiền. Nhưng bản chất tăng vốn lại khác, khi thị giá 100.000 đồng cộng với giá phát hành thêm ở mệnh giá 10.000 đồng, suy ra 2 chứng chỉ giờ có tổng giá là 110.000 đồng và khi điều chỉnh giá sẽ chỉ còn 55.000 đồng. Do kinh nghiệm, sức mua và không tự tin khi mua ở giá cao, nên nhà đầu tư trong nước không ủng hộ việc này. Riêng VFM điều chỉnh giá là vì có phương án riêng cho mình, nhưng do yếu tố tâm lý của nhà đầu tư, buộc phải quay lại phương án ban đầu. Bài học rút ra từ vấn đề này là không nên điều chỉnh giá và cần có phương án phát hành vốn thận trọng hơn.



    Ông có đầu tư kinh doanh CP cho riêng mình không ?



    Riêng bản thân tôi không có khoản đầu tư riêng, nhưng tôi cũng như các anh em trong ban điều hành công ty đều có tham gia đầu tư trong quỹ VF1 và Dragon. Xét cho cùng nếu cá nhân tôi kinh doanh CP cho mình thì tâm lý sẽ không được thoải mái khi mua bán CP.



    Vậy ông có tiếc khi mình bỏ lỡ nhiều cơ hội?



    Tôi nghĩ đây là cái giá phải trả cho những người làm trong nghề tránh những vấn đề phức tạp phải giải quyết sau này.


    ]
  6. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Ngày 29/06/2007, 17:04
    Văn phòng cho thuê tại TP.HCM: ?oKhủng hoảng thừa? trong tương lai?



    Hai cao ốc văn phòng cho thuê trên đường Nguyễn Huệ, quận 1
    Đó là nhận định của ông Ngô Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty CP Địa ốc ACB (ACBR) về tương lai của thị trường văn phòng cho thuê tại TP.HCM. ?oChỉ tính riêng khu vực quận 1 và quận 3, trong vòng 3 năm tới sẽ có thêm khoảng 400.000m² văn phòng loại A, gần 200.000m² văn phòng loại B? được tung ra thị trường cho thuê. Chúng tôi dự báo rằng rất có thể tại TP.HCM sẽ có cuộc ?okhủng hoảng thừa? văn phòng cho thuê trong tương lai không xa? ?" ông Thái nói.


    Hiện tại: sốt và đắt



    Giá thuê văn phòng tại TP.HCM đang đứng ở vị trí thứ 45/50 của các thị trường cho thuê BĐS đắt đỏ nhất thế giới và xếp thứ 14 trong 50 thị trường có tốc độ phát triển văn phòng cho thuê nhanh nhất toàn cầu? Đó là kết quả điều tra tính đến hết quý 1-2007 về thị trường giá cho thuê văn phòng toàn cầu tại 176 quốc gia có văn phòng cho thuê mà Công ty CB Richard Ellis (CBRE) mới công bố.



    Thực tế, tại TP.HCM cho thấy, các cao ốc văn phòng cho thuê mọc lên đến đâu, hết ngay đến đó. Theo nghiên cứu của ACBR, hiện thị trường này đang rất ?ohot? dẫn đến hiện tượng sốt văn phòng cho thuê. Dù giá thuê đang ở mức cao, từ 35USD đến 40USD/m² văn phòng loại A ?" từ 25USD đến 30USD/m² văn phòng loại B và 16USD/m2 văn phòng loại C, nhưng tỷ suất lấp đầy các dự án văn phòng cho thuê đang ở mức lý tưởng, trên 95%. Chỉ tính riêng ở khu vực trung tâm thành phố, tỷ suất lấp đầy là: 100% đối với văn phòng loại A (79.869m²), 98% đối với văn phòng loại B (128.452m²) và tỷ lệ này là 95% với hệ thống văn phòng loại C (79.482m²).



    Giá thuê đắt nhưng hiện tại cung vẫn chưa đủ cầu do làn sóng đầu tư vào TP.HCM đang tăng mạnh. Hệ thống các cao ốc cho thuê như: Diamon Plaza, Lancaster, Capital Palace... dù mới khai trương hay hoạt động trở lại sau sửa chữa cũng đều kín chỗ trước khi tung ra thị trường cho dù giá thuê khá cao. Ngoài ra, hệ thống biệt thự tại khu vực trung tâm thành phố dùng làm văn phòng cho các công ty nước ngoài thuê đang ở mức giá? ?otrên trời? khiến các doanh nghiệp tìm cách ?odạt? ra các quận xa trung tâm để thuê trụ sở. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Kim Chi, Giám đốc sản phẩm Công ty KAO Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) cho biết: ?oSuốt từ năm 1997 đến nay công ty chúng tôi thuê văn phòng tại biệt thự 224 Điện Biên Phủ, quận 3. Nay giá thuê cao quá không chịu nổi, tháng 7/2007 tới, chúng tôi đành dời về tòa nhà E-TownII trên đường Cộng Hòa (Tân Bình) để thuê nhằm giảm chi phí?.



    Tương lai: nên đầu tư theo hướng nào?



    ?oCác dự án xây dựng văn phòng cho thuê đang mọc lên với một tốc độ khá cao. Ngoài khu vực quận 1 và quận 3 thì tại các khu vực như: quận 2, quận 4, quận Bình Thạnh và khu vực đô thị mới Thủ Thiêm sẽ mọc lên rất nhiều các dự án xây dựng văn phòng cho thuê trong tương lai gần? ?" ông Ngô Duy Thái, Tổng giám đốc ACBR nhận định. Đó là những tín hiệu đáng mừng hay đáng lo? Theo ông Thái, đó là tín hiệu vui trong hiện tại nhưng chưa hẳn đã là điều khả quan trong tương lai gần, nhất là với các nhà đầu tư nhỏ, lẻ.



    Vẫn theo ông Thái phân tích: Với các dự án đầu tư đã đi vào hoạt động như The Manor, Miss Ao Dai, E-Town, Metro Pollitan? dù giá thuê khá cao nhưng hầu như họ đã thu hồi vốn hoặc sẽ thu hồi vốn trong vòng từ 2 đến 3 năm tới. Bên cạnh đó, hàng loạt cao ốc văn phòng cho thuê đang mọc như: Financial Tower (quận1), Vietcombank Tower (quận 1), Kumho (quận 1), ACBA Office Building (quận 3), Điện lực Tower (quận 1), BIDV Tower (quận 1)? và hàng loạt dự án tại Thủ Thiêm, quận 2, quận 4 sẽ mọc lên trong vòng 2 năm tới sẽ chiếm lĩnh thị phần lớn trong thị trường cho thuê văn phòng và chắc chắn chủ đầu tư sẽ thu hồi vốn nhanh trong vòng vài năm. Liệu có chuyện sau khi thu hồi vốn, họ sẽ giảm giá văn phòng cho thuê để đảm bảo tỷ suất lấp đầy? ?oĐiều này là hoàn toàn có thể xảy ra và cũng hợp với cơ chế thị trường theo quy luật cung cầu? - ông Thái nói.



    Vậy trong tương lai nên đầu tư các cao ốc văn phòng cho thuê theo hướng nào? Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng: ?oVới những dự án sẽ triển khai mà vẫn chưa khởi công và chỉ có thể đưa vào sử dụng sau năm 2012, tôi cho rằng các nhà đầu tư nên chọn hướng xây dựng cao ốc văn phòng kết hợp với căn hộ cho thuê cao cấp để đạt hiệu quả kinh tế cao?. Quan điểm của bà Loan cũng là suy nghĩ của rất nhiều chuyên gia BĐS mà chúng tôi tham khảo. Như vậy, rất có thể đầu tư văn phòng cho thuê kết hợp căn hộ cho thuê cao cấp là hướng đi mới trong thị trường cao ốc văn phòng TP.HCM trong tương lai


    ]
  7. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    ''''Đón sóng'''' VN-Index



    NĐT ngày nay đã không còn "chơi" hoàn toàn theo kiểu "lướt sóng" bằng những cổ phiếu hiện có
    (ĐTCK-online) Mặc dù thị trường tiếp tục điều chỉnh xuống, giá cổ phiếu chịu sức ?onén? buộc phải giảm từ từ nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn nắm bắt được cơ hội kiếm lời. Đáng nói là cách ?ochơi? của họ không hoàn toàn theo kiểu ?olướt sóng? bằng những cổ phiếu hiện có.


    Theo giới quan sát, nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường như STB, PVD, VNM, SAM, REE? đã không còn hấp dẫn nhà đầu tư ngắn hạn. Kiểu chơi ?olướt sóng? bằng hai tài khoản khác nhau đối với hàng blue-chip không còn thuyết phục bởi nhà đầu tư bị ứ đọng vốn khá lâu, nhất là khi họ mua cổ phiếu ở giá đỉnh trong tháng. Thay vào đó, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận cắt lỗ để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Nhóm cổ phiếu có thị giá thấp được họ quan tâm, trong đó ưu tiên những cổ phiếu có thông tin tốt về hoạt động kinh doanh, về phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ.

    Theo nhà đầu tư Lê Khắc Tiến, người đã phải chia vốn đầu tư từ các blue-chip sang nhóm cổ phiếu có thị giá thấp, thì việc cơ cấu lại danh mục đầu tư bắt nguồn từ sức ép về vốn. ?oTrước nguy cơ không thể cầm cố cổ phiếu để vay vốn và xu hướng thị trường ở thế giằng co, việc ?obỏ trứng vào nhiều rổ? là cần thiết. Đây cũng là tâm lý của nhiều người, các cổ phiếu có thị giá thấp vô tình được nhiều người quan tâm. Do đó, mức dao động giá cao và nhanh hơn nhóm hàng blue-chip?, anh nói. Cũng theo anh Tiến, điển hình ở nhóm cổ phiếu này là những mã cổ phiếu ở sàn TP. HCM như BBT, LBM, BTC?

    Giám đốc một công ty chứng khoán tại TP. HCM cho biết, nhóm cổ phiếu blue-chip bị xao nhãng và thay vào đó là cổ phiếu có thị giá thấp chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index. Vấn đề là nguồn vốn dành cho thị trường không tăng, thậm chí còn có nguy cơ giảm đi. Cũng theo vị giám đốc này, động thái của các nhà đầu tư trước tình trạng thiếu vốn có thể giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường. Việc mở rộng danh mục đầu tư trong thời điểm này là cơ hội ?ođón lõng? khả năng kiếm lời khi thị trường tăng trở lại.

    Theo một chuyên viên tư vấn, phân tích kỹ thuật trong những phiên giao dịch cuối tháng 6 cho thấy, sự giằng co của VN-Index đã ở cuối chu kỳ. VN-Index khó thể giảm xuống mức dưới 1.000 điểm bởi yếu tố tâm lý của nhà đầu tư, nhất là khi diễn biến của thị trường trong năm 2007 có nhiều điểm giống như năm 2006. Vào thời điểm tháng 6/2006, thị trường cũng không sáng sủa với nhiều thông tin xấu. Tuy nhiên, đến quý III/2006, thị trường bất ngờ bùng phát. Mặt khác, sự giằng co chỉ số trong tháng 6 vừa qua cũng đã khá căng thẳng. Nếu như VN-Index trong ngày 1/6 được coi là ?ođỉnh? của tháng (1.086 điểm) thì 2 ngày cuối tháng được coi là ?ođáy? vì chỉ dao động ở mức 1.024 - 1.025 điểm. Mức giảm chỉ hơn 60 điểm/tháng và dao động lên xuống tới 5 lần, do đó VN-Index khó thể xuống sâu hơn
  8. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    CP ngân hàng: ?oMùa vàng? có trở lại?



    Liệu cổ phiếu ngân hàng có trở lại "mua vàng" như trước đây?
    (ĐTCK-online) Cổ phiếu ngân hàng mất dần sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư kể từ đầu năm 2007, do sự huy động vốn qua thị trường chứng khoán (TTCK) đang trở thành ?omốt? của rất nhiều doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính lại đang đặt ra một tương lai về một ?omùa vàng? của cổ phiếu ngành ngân hàng, lĩnh vực được xem là ?ohot? trong suốt năm 2006.


    Lý do khiến một số nhà đầu tư hy vọng vào sự thăng hoa trở lại của cổ phiếu ngành ngân hàng là tình trạng các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên ?ono nê? trước các đợt phát hành dồn dập của DN. Diễn biến thị trường thời gian gần đây cho thấy, lượng cung cổ phiếu đang tiếp tục tăng nhanh, khiến các nhà đầu tư bị ?ongợp?. Dự kiến, số công ty nhà nước được phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm nay có số vốn điều lệ lên đến 130.000 tỷ đồng. Xu hướng cổ phần hóa và tăng vốn của các DN tư nhân cũng sẽ thu hút một lượng vốn lên đến 60.000 tỷ đồng.

    Bên cạnh đó, sắp tới, còn khá nhiều DN muốn tham gia TTCK, sẽ thu hút một lượng vốn lớn từ nhà đầu tư trong nước. Riêng các trường hợp IPO vừa qua của Đạm Phú Mỹ và Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam cũng đã ?ongốn? của thị trường khoảng 1 tỷ USD. Ngoài ra, các ngân thương mại cổ phần vẫn không muốn từ bỏ ý định tăng vốn điều lệ và trong năm nay, khả năng nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ thu hút không dưới 10.000 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu, chưa tính đến số tiền thu về từ việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược. Trước những động thái này, giới chuyên môn cho rằng, TTCK đang có nhu cầu rất lớn về vốn, song nguồn vốn trong nước khó có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.

    Theo phân tích của một chuyên gia kinh tế, chính sự ?ođuối sức? của các nhà đầu tư sẽ khiến cơ hội huy động vốn của DN qua TTCK không còn dễ dàng như trước và điều này mở ra cơ hội cho ngành ngân hàng khi các DN sẽ lại phải tính đến bài toán vốn qua kênh truyền thống: vay vốn ngân hàng. Mặc dù sự quay ngược này chưa thể diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng rõ ràng, thời điểm này đang được nhiều nhà đầu tư đánh giá là khá tốt để gom cổ phiếu ngân hàng.

    Nhìn lại diễn biến giá cổ phiếu ngành ngân hàng thời gian gần đây, rõ ràng, cổ phiếu ngân hàng đã mất giá khá nhiều. Cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã mất giá khoảng 20% trong thời điểm từ giữa tháng 5 cho đến đầu tháng 6. Sau khi chia tách cổ phiếu vào đầu tháng 6, cổ phiếu này lại tiếp tục mất giá thêm khoảng 10%. Ngoài thị trường tự do, cổ phiếu của nhiều ngân hàng thương mại thậm chí đã sụt giá chỉ còn 50% so với thời điểm cuối năm 2006. Cổ phiếu nhiều ngân hàng thương mại khác đều đang ở mức giá thấp
  9. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    Hướng dẫn cho vay, cầm cố CK: Đã kết thúc những vướng mắc?
    09:10'' AM - Thứ sáu, 29/06/2007

    Ngày 28/6, (2 ngày trước khi Chỉ thị 03 có hiệu lực), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có công văn số 7021/NHNN-CSTT hướng dẫn việc thực hiện khống chế dư nợ cho vay kinh doanh CK dưới 3%/tổng dư nợ với lộ trình thực hiện được quy định cụ thể, chi tiết.

    Lộ trình vẫn chưa phù hợp

    Theo hướng dẫn, các TCTD có tỉ lệ dư nợ cho cho vay kinh doanh CK ở dưới mức dưới 3% đến 1.7.2007 (ngày Chỉ thị 03 có hiệu lực thi hành) thì thực hiện đúng quy định của Chỉ thị 03.

    Đối với các TCTD có tỉ lệ dư nợ cho vay kinh doanh CK ở mức 3% trở lên thì thực hiện việc thu hồi nợ và giảm dư nợ, chậm nhất đến ngày 31.12.2007 phải đảm bảo tỉ lệ ở mức dưới 3% tổng dư nợ. Việc xây dựng lộ trình như vậy có thể được xem là giải pháp làm giảm áp lực đối với TCTD và TTCK.

    Theo ông Nguyễn Danh Trọng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ: "Với lộ trình này, từ nay đến hết năm các NH căn cứ vào tỉ lệ này vẫn cứ tiếp tục cho vay. NH nào cho vay vượt thì thu nợ nhiều hơn cho vay. Các NH cũng sẽ xem xét các mức độ rủi ro mà cho vay, chẳng hạn như vay mua suất CP Bệnh viện Bình Dân như vừa rồi là "chết".

    Tuy nhiên, theo ý kiến của một TGĐ NHTMCP, lộ trình như vậy vẫn chưa phù hợp với thực tiễn. Các NH cho vay kinh doanh CK thường ký hợp đồng tín dụng với khách hàng các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và cao nhất là 12 tháng. Từ thời điểm 1.7 đến 31.12.2007 chỉ còn 6 tháng, vậy những hợp đồng 12 tháng sẽ giải quyết thế nào? Nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng là NH bội ước với khách hàng.

    Bình luận khác từ một chuyên gia của NHNN cũng cho rằng nên có lộ trình phù hợp với hoạt động tín dụng của các NH, có thể kéo dài hơn, thậm chí đến năm rưỡi. Nếu ép lộ trình sẽ gây khó khăn về thanh khoản cho một số NH đã vượt mức cho vay kinh doanh CK quá cao vì những NH này lại thường là các NH nhỏ, quản trị rủi ro hạn chế.

    Vẫn siết việc ứng trước tiền bán

    Điểm mới trong văn bản là làm rõ giới hạn 3% không áp dụng đối với các đối tượng: CTCK, TCTD, người lao động trong Cty nhà nước mua cổ phần lần đầu khi chuyển thành Cty cổ phần. Tuy nhiên điểm khá "thất vọng" và dư nợ cho vay vẫn tính cả việc ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán CK.

    Theo ý kiến phản hồi của nhiều NĐT, đây là quy định quá chặt chẽ. Với các quy định hiện tại, các CTCK quản lý toàn bộ tài khoản của NĐT. Với giao dịch bán, sau khi đã bán thành công thì chắc chắn 3 ngày sau tiền sẽ về tài khoản và CTCK "con" có thể cắt trả nợ trả cho NH "mẹ" và mức rủi ro gần như không có.

    Nếu tính cả loại cho vay này vào mức khống chế sẽ gây ra nhiều hạn chế. Thứ nhất, việc "cộng gộp" này sẽ làm tăng đáng kể mức dư nợ cho vay vì hầu như CTCK trực thuộc nào cũng cung cấp dịch vụ này.

    Thứ hai, mức độ linh hoạt trong giao dịch của NĐT giảm xuống vì quy định T+3 thực chất là T+4 vì TTCK chỉ hoạt động buổi sáng. Thứ ba, các CTCK và NH cũng bị hạn chế cung cấp một dịch vụ đem lại tiện ích cho khách hàng.

    Liên quan đến hoạt động giám sát nhằm đảm bảo tính thực thi của chỉ thị, tại văn bản hướng dẫn, NHNN đã yêu cầu các TCTD rà soát lại chính xác số dư nợ tính đến ngày 30.6.2007 và báo cáo lên NHNN trước ngày 10.7.2007.

    Công tác báo cáo sẽ được tiến hành định kỳ hàng tháng để thanh tra NHNN tiến hành đánh giá tình hình cho vay. Thanh tra NHNN cũng sẽ thường xuyên giám sát chặt chẽ đối với TCTD có tỉ lệ dư nợ cho vay kinh doanh CK so với dư nợ của TCTD đó từ 10% trở lên.
  10. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.743
    VN có sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật Bản

    29/06/2007 -- 6:16 PM

    Hà Nội (TTXVN) - Theo một quan chức chính phủ Nhật Bản phụ trách xúc tiến thương mại, từ đầu năm tới nay, văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội luôn tấp nập các đoàn doanh nghiệp của cả Nhật Bản và Việt Nam đến tìm hiểu triển vọng kinh doanh và tìm kiếm đối tác.



    Chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2007, số lượng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác trực tiếp đến gặp JETRO để tìm hiểu thông tin về cơ hội đầu tư tại Việt Nam và kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản đã bằng khoảng 70% so với cả năm 2006, ông Kenjiro Ishiwata, trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam cho biết.



    Theo ông Ishiwata, Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản bởi bên cạnh sự ổn định về chính trị, an ninh xã hội, Việt Nam có một nền kinh tế phát triển nhanh với dân số đông và bình quân GDP trên đầu người đang gia tăng. Sự chăm chỉ và tay nghề cao của công nhân Việt Nam cũng là một nhân tố hứa hẹn cơ hội đầu tư đầy tiềm năng tại Việt Nam.


    Riêng năm 2006, đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức kỷ lục 1,06 tỷ USD, trong tổng số hơn 10 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tăng gần gấp 2,5 lần so với mức 437 triệu USD năm 2005.

    Văn phòng JETRO cho biết tính đến tháng 5/2007, hơn 5,17 tỷ USD vốn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam đã được giải ngân, tăng 7,26% so với mức 4,8 tỷ USD tính đến cuối tháng 12 năm 2006 và cao hơn so với mức tăng chung của tổng FDI được giải ngân của Việt Nam trong cùng giai đoạn là 6,74%.

    ?Điều này chứng tỏ cam kết và quyết tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản khi quyết định đầu tư vào Việt Nam,? ông Ishiwata bình luận.

    Nhiều công ty Nhật đang hoạt động tại Việt Nam đã quyết định tăng vốn, mở rộng sản xuất. Nidec, tập đoàn sản xuất ổ cứng máy tính hàng đầu thế giới, đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy mới tại Khu chế xuất Tân Thuận và có kế hoạch từ nay đến năm 2010 sẽ tiếp tục dành 1 tỷ USD xây dựng các nhà máy tại Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn Canon sau 5 năm hoạt động cũng đã tăng vốn từ 76 triệu USD lên 306 triệu USD xây dựng 3 nhà máy sản xuất tại Hà Nội và Bắc Ninh.

    Sự phát triển của các công ty đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều công ty thương mại tổng hợp chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển.

    Mitsui Việt Nam, tiền thân là văn phòng đại diện cho Mitsui Tokyo từ năm 1991, tuy mới được chính phủ Việt Nam cấp phép thành lập tháng 12 năm ngoái, nhưng cũng đã đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 1 tỷ USD trong vòng 2 đến 3 năm tới sau khi đi vào hoạt động.

    Ông Ken Ozeki, Tổng giám đốc Công ty TNHH Mitsui Việt Nam, cho biết mục tiêu này là hiện thực xét trên nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam đối với dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh của Mitsui.

    ?oTriển vọng cho việc kinh doanh của chúng tôi tại Việt Nam rất lớn,? ông Ozeki khẳng định. "Việt Nam giờ đây được coi là khu vực đầu tư trọng điểm đối với tập đoàn Mitsui Tokyo, công ty mẹ của Mitsui Việt Nam, trong tương lai"./

Chia sẻ trang này