Làm gì để bảo vệ cổ đông thiểu số

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kieponline1, 12/08/2007.

1607 người đang online, trong đó có 642 thành viên. 19:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2543 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. kieponline1

    kieponline1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Làm gì để bảo vệ cổ đông thiểu số

    Làm gì để bảo vệ cổ đông thiểu số

    Cổ đông nhỏ luôn yếu thế hơn các cổ đông khác là một thực tế hiện nay. Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề xuất một số biện pháp bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số.

    Khoảng trống luật pháp

    Theo ông Cung, bảo vệ cổ đông thiểu số là một trong những vấn đề cơ bản trong quản trị công ty. Vì vậy, pháp luật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chú trọng khá nhiều đến việc bảo vệ cổ đông thiểu số, nhất là trong Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán cũng như các văn bản hướng dẫn. Luật cũng đã quy định khá đầy đủ quyền của các cổ đông, nhất là các cổ đông thiểu số, những công cụ và cơ chế mà cổ đông có thể thực hiện để bảo vệ lợi ích của mình.

    Để bảo vệ được lợi ích của các cổ đông thiểu số, trước hết phải dựa vào số lượng thông tin mà họ tiếp cận được, chất lượng của các thông tin và thời điểm, tính kịp thời của thông tin mà họ có thể nhận được và từ đó phân tích để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Đồng thời lợi ích còn phụ thuộc vào năng lực của các nhà đầu tư. Liệu nhà đầu tư có khả năng phân tích đánh giá những thông tin có được để từ đó đầu tư một cách thích hợp hay không.

    Về pháp luật đã quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên, xét về mặt công bố thông tin so với những thông lệ tốt nhất thì ta mới chủ yếu chú ý đến thông tin quá khứ, những thông tin công bố định kỳ về báo cáo tài chính hàng quý, những thông tin đột xuất mà công ty phải công bố, những giao dịch nội bộ mà công ty phải công bố theo quy định của Thông tư số 38/2007-TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK.

    Riêng những thông tin đánh giá về tương lai của công ty như nhóm thông tin về HĐQT và nhóm thông tin về đánh giá của HĐQT về tương lai quản trị của công ty, thì hiện nay còn thiếu và pháp luật chưa yêu cầu.

    Thông tin tương lai

    Hiện theo thông lệ quốc tế tốt nhất, có hai nhóm thông tin về tương lai rất quan trọng đối với nhà đầu tư.

    Thứ nhất, nhóm thông tin về đánh giá của HĐQT như: về thay đổi thị trường sản phẩm, thị trường đầu ra của công ty, những tác động của thị trường vốn và những yếu tố khác.

    Thứ hai nhóm thông tin về HĐQT như: thành viên HĐQT có sở hữu bao nhiêu phần trăm trong công ty và những công ty khác, năng lực kinh nghiệm của HĐQT, ai giới thiệu vào HĐQT. Những thông tin này rất quan trọng, không những giúp nhà đầu tư đánh giá được năng lực của đội ngũ HĐQT, mà còn đánh giá được tính khách quan, công bằng, vô tư không thiên vị trong hoạt động kinh doanh.

    Đối với các nhà đầu tư thiểu số, hai nhóm thông tin về tương lai rất quan trọng. Bởi có như vậy thì mọi giao dịch của công ty kể cả giao dịch chuyển nhượng cổ phần của thành viên HĐQT mới có thể đánh giá được một cách minh bạch và công bằng. Trong khi đó trong giới đầu tư hiện nay năng lực phân tích chưa đáp ứng được nhu cầu như kỳ vọng. Họ có thể còn thiếu hiểu biết về cách thức, công cụ cơ chế để có thể tự bảo vệ lấy lợi ích của mình.

    Ba giải pháp

    Trong hoàn cảnh còn nhiều ?olỗ hổng? luật pháp, để bảo vệ chính quyền lợi của mình, theo các chuyên gia cần tập trung ba giải pháp.

    Thứ nhất, các nhà đầu tư thiểu số cần hợp lại với nhau, kiến nghị thay đổi bổ sung vào những quy định, những công cụ mà qua đó có thể bảo vệ lợi ích của họ.

    Ví dụ, luật không cấm khi HĐQT chuyển nhượng cổ phần của mình ra cho người khác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa chuyện này thì có thể bổ sung vào điều lệ công ty quy định là: các thành viên HĐQT trong giai đoạn nhiệm kỳ được chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người khác, nhưng phải được sự chấp thuận của HĐQT về số lượng, thời điểm được chuyển nhượng để đảm bảo sự chuyển nhượng đó không gây bất ổn, thay đổi cung cầu một cách quá mức, có thể làm hại lợi ích của cổ đông thiểu số.

    Thứ hai, họ có thể tập hợp nhau lại thành Câu lạc bộ của nhà đầu tư thiểu số, nhằm trao đổi, học hỏi kinh nhiệm lẫn nhau, cùng nhau góp tiếng nói chung, nâng cao sức mạnh của mình.

    Thứ ba, khi bỏ tiền ra họ phải hiểu biết, nếu chưa hiểu biết thì phải đi học hỏi, đặc biệt là nâng cao khả năng phân tích, đánh giá thông tin, các yếu tố có thể tác động đến khoản đầu tư của mình và từ đó đề ra quyết định đầu tư một cách hợp lý. Một khi cổ đông nhỏ nắm chắc được luật pháp thì cổ đông lớn ắt phải dè chừng.

    Hiện ý tưởng thành lập Câu lạc bộ các cổ đông thiểu số đang được Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) nghiên cứu và xây dựng. Theo định hướng thì Câu lạc bộ sẽ là nơi tập hợp các cổ đông thiểu số, cùng nhau trao đổi thông tin, kiến thức, cùng nhau khởi kiện nếu bị vi phạm quyền lợi... Ý tưởng này có thể dần dần tìm kiếm thêm nhiều người, tăng thêm lực lượng, nhưng cách làm này vẫn mang tính chất tự phát, tự nguyện không chính thức. Để hoạt động của các câu lạc bộ nay có hiệu quả hơn, cần phải có vai trò ?obà đỡ? của các cơ quan chức năng, thông qua xây dựng các chế tài phù hợp, khuyến khích các thành viên liên kết để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình

    http://www.*********.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=47231&ChannelID=113
  2. demcodon1

    demcodon1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Đã được thích:
    0
    sao không đề cập đến công ty nào vậy?
  3. star_seeker

    star_seeker Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Em ủng hộ. Up lên cho mọi người cùng xem.

Chia sẻ trang này