LDG !!!!!!! Doanh nghiệp BDS đang vào thời điểm Vàng của sự phát triển !!!!!!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi namoon, 23/05/2017.

3472 người đang online, trong đó có 1388 thành viên. 14:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 640203 lượt đọc và 4297 bài trả lời
  1. Huongchan

    Huongchan Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    12/05/2017
    Đã được thích:
    24
    Lâu lắm rồi mới thấy bác xuất hiện @You Me >:D:D<:drm1:drm1
  2. tuanhin

    tuanhin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2017
    Đã được thích:
    3.114
    Con này thì để đấy cuối năm mở ra thôi
    phuhao thích bài này.
  3. phuhao

    phuhao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    3.140
    Anh em không nhìn thấy chân sóng BĐS đang hiện ra à: DXG, LDG, TDH...
  4. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
    https://join.skype.com/KqsRPfJTY9ol
    Mình tạo group skype trao đổi thông tin đầu tư, dự án liên quan đến cặp đôi DXG- LDG nhé

    Nhiều tin vĩ mô về gói bơm tiền, nới lỏng chính sách tiền tệ
    - Gói bơm tiền NHNN
    - Giữ nguyên kế hoạch tăng trưởng tín dụng 6.7%
    - Tăng cung tín dụng 20%
    -> Dòng cổ phiếu hưởng lợi trong thời gian sắp tới là BDS, Ngân hàng, Chứng khoán nhé
    phuhao thích bài này.
  5. luckymanluckyman

    luckymanluckyman Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/03/2017
    Đã được thích:
    1.613
    Định hướng, Trong vòng 05 năm 2017 – 2022, LDG sẽ trở thành một Tập đoàn đầu tư bất động sản và dịch vụ du lịch hàng đầu Việt Nam với chiến lược “phát triển dự án BĐS xanh gắn liền với du lịch, dịch vụ giải trí”
    - LDG sẽ tập trung đẩy mạnh, xây dựng và phát triển theo mô hình Holding, đồng thời sẽ đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm đất nền, sản phẩm phố chợ, phố thương mại, căn hộ chung cư, ... phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân;

    KẾT QUẢ KINH DOANH TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG:
    - Theo đó, doanh thu thuần quý 2/2017 đạt gần 198 tỷ đồng – tăng 104%, trong đó doanh thu từ hoạt động bất động sản là 151 tỷ đồng – tăng 86% và hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ đạt 61,4 tỷ đồng – tăng 241%. LDG đạt 81 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.

    TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ
    - LDG sẽ thực hiện chiến lược phát triển tăng trưởng tập trung vào 04 mảng:
    1./ Hoạt động đầu tư phát triển cụm nhà ở, khu dân cư, đất nền (đóng góp 20-40% doanh thu)
    - Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và bán các dự án hiện có như Viva City, Sakura Valey, Giang Điền nhằm tối ưu hóa dòng tiền cũng như thực hiện bàn giao cho khách hàng để đảm bảo doanh thu lợi nhuận cho năm 2017 – 2018; Ngoài ra, trong giai đoạn 2017 – 2018, LDG cũng sẽ thực hiện tập trung đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại các dự án mới sẵn có như dự án Suối Son (19 ha), Tân Thịnh (23 ha), Dự án Phước Tân (17.8 ha), Pearl Island (40.2 ha) để bảo bảo doanh thu lợi nhuận cho LDG trong 2018 -2019;
    - LDG sẽ phát triển và sở hữu quỹ đất sạch từ 500 – 1.000 hecta tại các khu vực tỉnh thành kinh tế trọng yếu như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà rịa Vũng tàu, Phan Thiết, Nha trang, Các tỉnh thành thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Phú Quốc, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Nam
    2./ Hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch (10% cơ cấu doanh thu)
    - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khai thác tại 02 khu du lịch hiện có là Giang Điền (39 ha) và khu du lịch Suối mơ (30 ha) để tối đa hóa lượng khách đến 02 khu du lịch
    - Tìm kiếm và phát triển thêm từ 2 - 3 khu du lịch tại các khu vực kinh tế trọng yếu
    3./ Hoạt động đầu tư phát triển bất động sản nghĩ dưỡng (đóng góp 20% doanh thu)
    - Trong năm 2017, LDG sẽ tìm kiếm các các đối tác uy tín để hợp tác phát triển khu du lịch biệt thự nghĩ dưỡng cao cấp Grand Word;
    - Thâu tóm quỹ đất sạch để phát triển cho chiến lược sở hữu từ 2-3 Resort tại Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng
    4./ Hoạt động đầu tư phát triển khu căn hộ chung cư (40% doanh thu)
    - LDG sẽ tập trung phát triển dòng sản phẩm nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhà ở xã hội với giá bán dưới 1 tỷ đ/căn tại các quận ngoại thành của TP.HCM, Khu vực Đồng Nai, Bình Dương;
    - Trong giai đoạn 2017 – 2022, LDG sẽ chỉ tập trung phát triển các dự án có quy mô từ 1 ha – 2 ha/dự án, đồng thời trong giai đoạn này LDG sẽ thực hiện tích lũy và sở hữu quỹ đất sạch mục tiêu là từ 50 ha – 100 ha

    ĐỊNH GIÁ VÀ CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ:
    - Nhiều khả năng LDG sẽ đạt được kế hoạch LN 2017 là 250 tỷ LNST, tương ứng EPS pha loãng = 2k4. Với mức giá quanh 15 hiện tại PE=6, rất rẻ so với trung bình ngành và doanh nghiệp BĐS cùng phân khúc PE= 10-12. LDG có thể đạt mức định giá phù hợp 26 trong thời gian tới
    - Về dòng tiền, gần 18tr cp thưởng cổ tức LDG sẽ về trong ngày 9.8.2017, pha loãng khoảng 20%, có thể tạo cung tiềm ẩn cho LDG. Đánh giá đây là cơ hội mua cp giá tốt
    - DXG đã thông qua việc mua 25,5 triệu cổ phiếu LDG với giá 10.000 đồng/cp, điều này cho thấy đánh giá cao về triển vọng công ty của BLĐ doanh nghiệp trong tương lai
    - Tin đồn, LDG sẽ thoái Grand World ngay trong năm nay, có thể mang lại lợi nhuận đột biến trên 1000 tỷ, thúc đẩy tăng trưởng giá cp.
    - Với lịch sử đầu cơ khá mạnh của LDG và DXG, đây là cp NĐT cần theo trend xu hướng của thị trường chung, không đi ngược thị trường
    phuhao thích bài này.
  6. chungkhoan111

    chungkhoan111 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/01/2016
    Đã được thích:
    621
    Không LÌ và LIỀU không ăn được nhiều - LÌ và LIỀU cộng với NGU thì chỉ có CHÁY tài khoản.
    *** Lì và Liều mua FIT của mấy thánh đâu. Nay làm tý HAI. Có lãi rồi.
    :-$[-([-([-(
  7. AD2014

    AD2014 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/04/2017
    Đã được thích:
    2.065
    Grand World mà đột biến 1.000 tỷ hả bác? Được thế thì LDG lên 100 hả Bác!?
  8. taukhongso

    taukhongso Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    458
    [​IMG]

    Ôi LDG, tiền nhiều quá
  9. phuhao

    phuhao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    3.140
    Xu hướng thị trường nhìn dưới góc độ tăng trưởng tín dụng – Bơm tiền & ngành nghề hưởng lợi
    Tháng Tám 19, 2017

    Nhiều NĐT, kể cả NĐT có kinh nghiệm vẫn chưa rõ ràng đo lường TTTD (tăng trưởng tín dụng) liên quan đến thị trường chứng khoán (TTCK). Trong bài viết này BSG góp phần quan trọng cùng NĐT nhìn nhận về chính sách tiền tệ liên quan với dòng tiền trên thị trường. Những kinh nghiệm này đã đi với BSG suốt nhiều năm qua.

    Với nhiều NĐT non kinh nghiệm có thể thấy là một trong những biến động của Vĩ mô, là một trong nhiều chính sách quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của thị trường. Với vĩ mô nếu am hiểu có thể cho biến diễn biến của dòng tiền trong dài hạn. Trong quá khứ đã có nhiều chính sách làm rung chuyển thị trường như chỉ thị 03. Hay nợ xấu giai đoạn 2011-2016.

    Nhiều NĐT đọc cái bài viết của BSG mà không hiểu, đọc không kỹ, không hiểu rõ dẫn đến cứ nghĩ về một CP để kiếm tiền, thay vào đó tập trung nghiên cứu sâu hơn, lập kế hoạch rõ ràng, tầm soát lại… để thành công. NĐT không nên hiểu cách phản cảm như vậy.

    Bài viết mới khác:

    Đối chứng cùng kỳ: Cách hiệu quả cao để tầm soát CP tăng giá sau mỗi quý


    M2
    [​IMG]

    • Với VN không công bố thông tin một cách chính xác từ đó dẫn đến chúng ta do lường sẽ sai số nghiêm trọng, dụ này là một trong những vấn đề khó với chuyên gia. BSG đo lường dựa trên 2 tiêu chí định tính và định lượng. Phỏng đoán theo kinh nghiệm được áp dụng vào, từ đó có thể khắc phục phần nào. Và VN làm vậy làm cho con người VN trở nên yếu thế đi…mà chúng ta đang nhận lấy.
    • Biểu đồ trên chúng ta thấy khi Thủ tướng lên nhậm chức, 2007 cung tiền rất lớn đột biến chưa từng có trong hàng chục năm qua. NHNN đã dùng tiền VND để mua vào một lượng khổng lồ USD (khoản 17 tỷ USD từ FII) đã gây nên tình trạng tiền quá dư thừa.
    • Tác dụng kéo tiền trong dân của 2007 đẩy chỉ số VNI tăng lên kỷ lục 1.173 điểm
    2008 cắt, nghiêm cấm cho vay chứng khoán

    [​IMG]

    • Chúng ta thấy NHNN ra chỉ thị 03 (cấm cho vay) vào lúc đó và cung tiền giảm rất mạnh vào 2 khoản là chứng khoán & BĐS.
    • TTTD 2008 đột ngột giảm sâu kéo VNI giảm mạnh
    • Trong biểu đồ VNI & M2 chúng ta thấy M2 giảm nhanh tất nhiên kéo VNI giảm nhanh.
    Như vậy chúng ta thấy rõ dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán 2005-2007 rất quan trọng, tỷ lệ thuận với TTTD, cung tiền M2. Đặc biệt 2007 có sự tham giá của NĐTNN đổ tiền USD vào qua lớn với chỉ khoản vài chục công ty niêm yết nên tạo ra cơn chấn độn của VNI năm đó. Cũng nhờ sự hiểu biết và nghiên cứu sâu bản thân BSG cũng thoát vùng bão của bạo bệnh dòng tiền ngay sau đó vì chỉ thị 03. Đây là một trong những bài học điển hình của lịch sử TTCK VN. Trong tương lai có thể cấp độ không lớn như 2007-2008 nhưng sẽ xảy ra liên miên trong nhiều chu kỳ kinh tế.

    [​IMG]

    • Chúng ta thấy 2006 đến 2007: Sức hấp thủ của nên kinh tế quá kém, điều này lý giải nền kinh tế chụp giựt như thế nào? Và trọng tâm nằm ở đâu. Rõ ràng rằng sốt đất là nguyên nhân lấp đầy cho tăng trưởng tín dụng, nó chiếm phần quá lớn trong chất lượng tăng trưởng kinh tế mà ngày nay chứng ta chứng kiến. Ở đây nền kinh tế sản suất, dịch vụ kém hấp thụ vốn. Một cơn sốt đất và TTCK tín dụng được đẩy cao bất thường trong một thời gian rất ngắn => Bài học là kết quả, hậu quả, hệ quả 2008-2009 mà kinh tế phải gánh chịu.
    • Xuốt cả năm 2007 và phần lớn năm 2008: Chúng ta lại chứng kiến yếu kém trong quản lý kinh tế…Khi tín dụng tăng vượt qua huy động rất xa, và vượt qua cũng xa với cung tiền M2. Nhất thiết nó phải kéo về điểm cân bằng vào đầu năm 2009. Lúc này kinh tế trở nên rất khó khăn bởi phụ thuộc quá lớn vào kênh BĐS.
    • 2009 gói hỗ trợ lãi suất bá đạo của CP: Một gói kích thích kinh tế vô lý với hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD. Năm này tạo ra cách biệt lớn là có thể vay tiền từ gói kích thích này đi gửi tiết kiệm trở lại và vẫn tạo ra chênh lệch có lãi. Thời gian hỗ trợ ngắn không mang tính chiến lược => Tất nhiên hậu quả là nền kinh tế dồn vào tài sản rủi ro. Một lần nữa quản lý kinh tế quá yếu kém lại gánh trên vai công đồng. Một cách biệt bất thường quá lớn giữa huy động, cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng. người ta lại đổ sô vào TTCK & kênh BĐS. Kết quả là cơn bùng phát VNI và giá BĐS mà hậu quả của nó còn để nợ xấu đến ngày này khoản 600.000 tỷ, lớn hơn cả vốn điều lệ toàn hệ thống ngân hàng.
    • Kết quả là 2011-2012 cả 3 chỉ số trên bám nhau, kéo nhau về đáy 2013. VNI cũng từ đó kéo về đáy 2013 và trong năm 2011 thị trường giảm từ từ não nề kéo dài suốt cả năm. Rõ ràng M2, TTTD có liên quan mật thiết đến VNI và đặc biệt với BĐS với nên kính tế VN.
    • Vào đầu 2013 chúng ta thấy sự cách biệt ngược đã diễn ra: Nợ xấu chủ yếu là BĐS đã kéo nền kinh tế thừa tiền nhưng không cho vay được vì tìm khách hàng có đủ chuẩn cho vay họ lại không cần vay. Còn những công ty muốn vay thì chím ngập trong nợ BĐS. Với TTCK hậu quả nợ xấu cũng diễn ra khá dài từ 2010 đến cả 2016. Một số công ty chứng khoán đến 2017 này vẫn chưa trích lập hết.
    [​IMG]

    • Trong phần này quý NĐT nên tìm hiểu thêm trong kinh tế vĩ mô…
    • BSG chỉ nhấn mạnh rằng CPI có nhiều tham số nhưng TTTD cao mà không kèm chất lượng tăng trưởng kinh tế tất yếu CPI bị một sức ép rất lớn. Như 2008 là một ví dụ, do hậu quả của 2006-2007 để lại
    • Rồi đến 2010 chúng ta thấy có khi gửi tiết kiệm lên đến 21%/năm không một nền kinh tế nào có thể chịu nhiệt và hậu quả từ 2011 đến nay là do quản lý kinh tế yếu kém từ 2007 đến 2010 để lại.
    • Trong 2010 đến 2011 chúng ta thấy CP tác động bởi yếu tố của 2009 để lại là vô cùng lớn khi mà chất lượng tăng trưởng kinh tế sản xuất dịch vụ không có chỉ nhờ vào BĐS và cụng nợ xấu lớn hơn vốn điều lệ ngân hàng.
    Để hiểu rõ hơn tác động của BĐS tín dụng và TTTD chung, chúng ta sẽ nhìn thấy bất cân xứng như thế nào? Tất hiên hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn.

    [​IMG]

    • Nhìn vào 2007 chúng ta thấy VNI của TTCK hút tiền đến cỡ nào? và BĐS lép vế
    • Sau cơn sốt đất đó thì 2008 Tín dụng BĐS lại đột biến
    • Nhờ gói cho vay 2009 BĐS lên ngôi mạnh mẽ đột biến 2010
    Hình dưới đây trong nhiều năm trước BSG cũng đã viết chủ đề này

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhược điểm của nền kinh tế thâm hụt thương mại

    • VN không có sức mạnh mềm của nền kinh tế từ đó đồng VN không có giá trị…do thâm hút thương mại, quản lý đất nước kém cỏi nhất thế giới dẫn đến tích lũy quốc gia không có. Người dân ngày càng cơ cực hơn, máu của dân ngày càng cạn kiệt.
    • Chúng ta có thể hiểu một bát phở hôm nay là 30.000 đồng thì 15 – 20 năm sau bát phở cũng chỉ 30.000 đồng…lúc đó sức mạnh mềm của kinh tế VN mới cải thiện.
    • Quản lý yếu kém, tham nhũng và tàn phá đất nước là nguyên nhân chính.
    • Làm sao để có được thì chịu, buộc chúng ta chỉ cần biết chúng ta nên làm gì, khi nào cho chính chúng ta mà thôi.
    [​IMG]

    [​IMG]

    • Quay lại vấn đề của 2016-2017
    • Chúng ta thấy rõ ràng TTTD lên con số gần 20% và VNI cũng tiến theo
    • 2017 tiếp tục là một năm như vậy, nhức mức độ sẽ lớn hơn 2016 là do dồn nén + tính chu kỳ và chúng ta thấy 6 tháng 2017 VNI mạnh mẽ hơn
    [​IMG]

    Thật chất nợ xấu lên đến con số 600.000 tỷ, chúng ta sẽ nói ở phần sau, tuy nhiên tốc độ xử lý nợ xấu còn phụ thuộc vào chiêu trò của quản lý kinh tế nữa. Những nó đồng thuận chiều với VNI và tăng trưởng tín dụng sẽ có lợi hơn

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    • Diễn biến kinh tế của các ngành có phần đi vào tăng trưởng chất lượng hơn thời kỳ trước, do sợi dây kinh nghiệm được rút, dù sợi dây này là dà vô hạn với VN
    • Chúng ta thấy TTTD 2016 ở mức 19% nhưng CP thấp, điều này cũng chưa kiểm chứng được là do hấp thụ của nền kinh tế, rõ ràng 2016 là năm hàng hóa cơ bản giảm sâu. Có tác dụng kéo CPI lớn hơn là do quản lý kinh tế. Điều này không cho phép chúng ta nghĩ rằng quản lý kinh tế đã tốt hơn.
    • Rõ ràng BĐS tốt lên mạnh mẽ trong 2016 và đầu năm 2017, tác dụng kéo của nó là làm giảm nợ xấu nhanh. Đồng thời kéo nền kinh tế hấp thụ vốn trong dài hạn. Như vậy chúng ta chưa có bằng chứng nào giải thích rằng 5-10 năm sau bát phở vẫn 30.000 đồng.
    Nhờ vào các bản trên chính phủ có thêm bơm tiền với tốc độ lớn hơn để đẩy TTTD lên 22-23% trong năm 2017
    • Tổng thu ngân sách không đủ chi thường xuyên => hậu quả của bộ máy bào mòn dân
    • Để đạt tăng trưởng kính tế 6.7% và chiêu giải quyết nợ xấu có thể tiền được bơm thêm 700.000 tỷ đến hết 2017 này và kéo kinh tế tăng trưởng đạt con số trên.
    • Rủi ro lớn nhất là CP ở mức thấp vùa qua là do giá hàng hóa cơ bản ở mức thấp. Nhưng gần đây giá hàng hóa cơ bản ( đầu vào sản suất tăng cao đột biến từ nguyên liệu này đến nguyên liệu khác). Chúng ta sẽ bàn sau này…Sức ép CPI có thể quay lại vào 2018 hay 2020 chúng ta sẽ quan sát.
    • Nếu cung tiền lớn ra nền kinh tế với lãi suất được kéo xuống đồng thời, thì chắc chắn m2 tăng lên nhanh chóng, lúc đó TTCK lại có cơ hội bùng phát vào tháng 9 trở đi và chu kỳ năm sau. Nhưng hậu quả hệ quả thì chưa thể lường hết.
    • Có cả 3 khả năng xảy ra đồng thời ở đây là nền kinh tế hấp thụ như thế nào, từ đó dẫn đến LNST doanh nghiệp tăng lên, và phần không nhỏ chảy vào BĐS để chính phủ đạt cả 2 mục tiêu là giải quyết nợ xấu + tăng trưởng kinh tế. Phần thứ là là chảy vào TTCK
    • Riêng BSG không tin tưởng cao lắm cho toàn bộ hấp thụ vốn này vào nên kinh tế sản suất, dịch vụ, mà sẽ biến tướng vào BĐS, tiêu dùng và chứng khoán tăng lên đáng kể.
    • Thế giới họ dùng biện pháp tiền tệ kéo rất dài torng một chu kỳ, có thể 5-10 năm và thúc ép vào chất lượng tăng trưởng. Còn VN giải quyết bài toán trước mắt là bù đắp thiếu hụt từ dầu khí, và giải quyết nợ xấu cùng đạt tăng trưởng kinh tế cho nhiệm kỳ đầu…quan trọng cục nợ xấu người ta muốn giải quyết để sau đó đun sau quy định để bó hẹp lại chuẩn của ngành ngân hàng.
    • Một điều BSG nhìn thấy tối là có thể thêm mục tiêu nữa là cổ phần hóa thoái vốn doanh nghiệp ra tư nhân. Lòng tham của nhà nước thay vì giải quyết chất lượng bằng thu càng nhiều tiền càng tốt là một sai lầm lớn, hậu quả và kiệt quệ dễ dần đến trong các năm sau như 2020 chẵn hạn.
    • Điểm sáng hiếm hoi là chính phủ đã nhận thấy sức mạnh của TTCK dùng vốn dài hạn và ngân hàng chỉ cung cấp vốn ngắn hạn, đó là cốt lõi trong dài hạn.
    Như vậy ngành nào sẽ hưởng lợi trong quý 3-4
    • Với giá hàng hóa tăng cao như hiện nay có thế cục bộ trong 1-2 quý sản suất trong nước được lợi do tồn kho mang lại, ví dụ thép lên giá 13.000 đồng ký trong khí tháng trước chỉ là 11.000 đồng kg, nhưng quý 4 và 1 năm sau chịu tác động lớn từ giá nguyên liệu. Nhìn chung sản suất hàng hóa chịu sức ép lớn trong dài hạn.
    • Những công ty có đầu vào ngày càng rẻ, đặc biệt lợi thế vì dụ GAS, hay PTB, khai khoáng ví dụ cát, đá…lại hưởng lợi trong quá trình sản xuất ra
    • BĐS thường có doanh thu và LN dồn về 2 quý cuối năm nên có thể gia tăng lợi nhuận mạnh mẽ
    • Với nhóm thương mại liên quá giá đầu vào được hưởng lợi nhờ tồn kho và chênh lệch giá tăng nhanh trong ngắn hạn.
    • Nhóm tài chính được lợi khá lớn nhờ tăng trưởng tín dụng và dòng tiền như ngân hàng, chứng khoán, tuy nhiên sẽ biến động lớn do mang tính thị trường và dòng tiền biến động.
    Quan điểm của BSG vẫn là tầm soát với 5 loại CP đáng quan tâm nhất trong sau quý tiếp theo từ tháng 9 đến tháng 11 năm nay
    [​IMG]

    Từ đó chúng ta tìm ra CP hơn là ngành nghề. Tất nhiên càng trong ngành nghề cũng tốt.

    Đây là một bài viết rất quan trọng, kinh điển và lượng kiến thức có thể dùng trong dài hạn, nhất là biến động kinh tế vĩ mô, cho phép chúng ta tránh họa hay nhận diện những cơ hội mới.

    Chúc NĐT thành công
    songgiotinhdoi, jimysonAK10000 thích bài này.
    phuhao đã loan bài này
  10. he_ro

    he_ro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2015
    Đã được thích:
    7.987
    LDG ngon sao NN không nhảy vào mua bác @namoon nhỉ ? NN nắm LDG có 2.7% trong khi TDH, NLG, KDH NN mua kín room

Chia sẻ trang này