LHG ngôi sao bất động sản Khu công nghiệp đang lên

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Alibaba1964, 16/09/2020.

2489 người đang online, trong đó có 995 thành viên. 22:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2967 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    SSI Research: "Giá đất KCN Việt Nam thấp hơn 30-40% so với Indonesia, Thái Lan, dự báo tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2020 và 2021"
    THỨ 4, 16/09/2020, 14:31
    [​IMG]
    Sao phải "mổ đục thủy tinh thể" khi thị lực có thể hồi phục?
    thoaihoadiemvang.vn Tài trợ

    [​IMG]
    SSI Research vừa công bố báo cáo triển vọng ngành BĐS Khu công nghiệp trong nửa cuối năm 2020 và dự báo năm 2021.

    Theo SSI Research, do các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam bị giảm xuống mức rất thấp, đã có sự trì hoãn đáng kể trong thời gian qua liên quan đến việc chốt hợp đồng thuê với nhà đầu tư do sự tạm dừng các chuyến thăm quan thực địa và làm gián đoạn quá trình đàm phán.

    Tuy nhiên, vào đầu tháng 9, chính sách miễn trừ yêu cầu về kiểm dịch mới đối với các chuyên gia và nước ngoài và nhà đầu tư đã giúp giải tỏa phần nào tình trạng trên. Trước khi có quyết định miễn trừ, phần lớn hoạt động cho thuê KCN của các chủ đầu tư đều rất khiếm tốn trong 6 tháng đầu năm 2020.

    Mặc dù thông tin về việc miễn trừ mới là một tin đáng mừng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng tần suất các chuyến bay vẫn ở mức rất thấp và ước tính các chuyến bay tới Việt Nam chỉ đạt 5.000 chuyến trong tháng 9. SSI Research tin rằng vấn đề này sẽ vẫn là một yếu tố kéo dài quyết định đàm phán và đầu tư đến ít nhất là 6 tháng cuối năm 2020, có thể dẫn đến diện tích thuê mới theo khu vực giảm 12% so với cùng kỳ.

    Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 2 gần đây có thể đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượt khách đến và đi tại Việt Nam với số liệu cụ thể vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên việc dỡ bỏ chính sách giãn cách xã hội vào đầu tháng 9 khiến mọi chuyện dần tích cực hơn. Nhưng một trong những điểm vẫn còn tồn tại là khó khăn hiện hữu trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng vẫn gây nên sự thiếu hụt nguồn cung tổng quỹ đất có thể cho thuê của các KCN.

    SSI Research ước tính nguồn cung quỹ đất có thể tăng nhẹ 5% trong 6 tháng cuối năm 2020. Về mặt bằng giá đất KCN, SSI Research ước tính giá thuê tăng 10% so với cùng kỳ ở miền Nam và trong khoảng 7-8% so với cùng kỳ ở miền Bắc trong 6 tháng cuối năm 2020.

    [​IMG]

    Với những yếu tố trên, SSI Research ước tính lợi nhuận ròng của các công ty KCN mà trong danh sách nghiên cứu đạt 4,9 nghìn tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận ròng của SZC ước tính giảm mạnh -63% so với cùng kỳ do không có khách hàng mới. Lợi nhuận ròng của D2D ước tính giảm 68% so với cùng kỳ do doanh thu ghi nhận từ việc bán các khu dân cư Lộc An thấp hơn. Lợi nhuận ròng 6 tháng cuối năm 2020 của BCM ước tính giảm 56% so với cùng kỳ do thiếu hụt các nhà đầu tư thuê đất mới tại KCN Bàu Bàng mở rộng.



    Trong khi đó, LHG có thể sẽ cho thuê 10ha từ KCN Long Hậu 3, với giá cho thuê là 120 USD/m2 đối với mỗi chu kỳ dự án (+14% so với cùng kỳ), nâng lợi nhuận ròng ước tính trong 6 tháng cuối năm 2020 lên 83 tỷ đồng (+53% so với cùng kỳ). Về NTC, SSI Research ước tính doanh thu 6 tháng cuối năm 2020 có thể đạt 300 tỷ đồng (+2,8% YoY) và lợi nhuận ròng có thể đạt 155 tỷ đồng (+49% YoY), giả định công ty sẽ cho thuê ~10 ha đất KCN NTC3 trong Q4/2020 với mức giá cho thuê là 90 USD/m2 đối với mỗi chu kỳ dự án.

    Triển vọng tích cực trong năm 2021

    Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các doanh nghiệp bắt đầu khẩn trương đa dạng hóa hoạt động sản xuất. Quá trình này đã bắt đầu diễn ra và đẩy mạnh trong những năm gần đây, trong đó Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này.

    SSI Research đánh giá trong năm 2020 khi đại dịch lắng xuống, sẽ có nhu cầu lớn về khu công nghiệp của Việt Nam đối với các công ty đã chuẩn bị chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Do đó, nhu cầu về đất KCN sẽ tiếp tục có nhiều triển vọng trong năm 2021.

    Xu hướng chuyển dịch đáng kể cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra rất có thể sẽ được thúc đẩy mạnh hơn sau Covid. Một số tập đoàn lớn đã lên kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam như Microsoft, Google, Panasonic, Sharp, Foxconn,…


    [​IMG]

    Chính sách khuyến khích đầu từ FDI cho các dự án của Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam cũng có thể tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng sản xuất sang Việt Nam như Shin-Etsu Chemical, HoYa Coporation, Matsuoka, Meiko Electronics, Yokowo, và Nikkiso… Hầu hết các công ty này đã có cơ sở sản xuất tại miền Bắc.

    [​IMG]

    Theo SSI Research, các yếu tố hỗ trợ chính cho khu công nghiệp trong thời gian tới bao gồm (1) Quy hoạch các khu công nghiệp mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021-2025 có thể giúp tăng diện tích các KCN mới trong tương lai, đặc biệt là đối với các KCN lớn có tổng diện tích đất từ 1.000 ha trở lên, có thể đáp ứng nhu cầu về đất của các tập đoàn FDI lớn; (2) Cải thiện cơ sở hạ tầng như đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, cao tốc Dầu Dây Phan Thiết, cao tốc Bắc Nam, cảng Cái Mép Thị Vải, cảng Gemalink giúp kết nối thuận tiện hơn cho các KCN và (3) Giá đất KCN tại Việt Nam thấp hơn khoảng 30% -40% so với Indonesia và Thái Lan, đây có thể là một lợi thế thu hút FDI. Do đó, giá đất KCN năm 2021 ước tính tiếp tục tăng 7-8% ở miền Nam và 5-6% ở miền Bắc.

    [​IMG]

    Về lợi nhuận năm 2021, SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế của BCM đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (+36,6% YoY), nhờ (i) gia tăng hoạt động cho thuê đất tại KCN Bàu Bàng mở rộng và KCN Cây Trường; (ii) lợi nhuận từ việc bán đất ở tại Thành phố mới Bình Dương; và (iii) cổ tức từ công ty liên doanh liên kết (636 tỷ đồng).

    Đối với GVR, SSI Research ước tính công ty đạt 19,3 nghìn tỷ đồng (+8,7% YoY) doanh thu và 4,9 nghìn tỷ đồng (+8,8% YoY) lợi nhuận sau thuế vào năm 2021. Đối với KBC, lợi nhuận sau thuế năm 2021 ước tính là 898 tỷ đồng (+13,8% YoY). Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của SZC ước tính tăng 12% YoY, đạt 202 tỷ đồng.

    Minh Anh
    Theo Trí Thức Trẻ
    Từ giờ đến cuối năm lợi nhuận của LHG không ngừng gia tăng, đà tăng của cổ phiếu LHG đang còn rộng mở. Trong tháng 9 vượt 30, cuối năm sẽ tăng lên 50 là chắc chắn. Mua và nắm giữ.
  2. Tad98

    Tad98 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    1.508
    LHG đang đi vào vùng bán rồi, rất nhiều NDT đang xếp hàng chốt lời
  3. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    Bán là bán thế nào, mai tăng rực rỡ nhé.
  4. Tad98

    Tad98 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/05/2017
    Đã được thích:
    1.508
    Có thể mai tăng tí nhưng giảm cả vài tuần sau đó
  5. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    LHG ra tin rồi anh em, công ty chứng khoán MBS gọi điện giục mua khẩn trương
  6. Opal

    Opal Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Đã được thích:
    3.911
    Bác ơi LHG tin gì ạ? thanks!
  7. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    Các khu công nghiệp đón sóng đầu tư
    THỨ 4, 23/09/2020, 10:22
    Sóc Trăng sắp có khu công nghiệp tổng vốn đầu tư 1.230 tỷ đồng

    Một số khu công nghiệp đang đẩy mạnh tiếp cận khách hàng tiềm năng qua hình thức online và chuẩn bị sẵn sàng các nền tảng để đón dòng đầu tư mới
    [​IMG]
    Đau thần kinh sau đột quỵ: nhận biết và cải thiện thế nào?
    nattoenzym.dhgpharma Tài trợ

    [​IMG]
    Đưa chúng tôi tham khảo nội dung chuẩn bị cho buổi xúc tiến online sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) thực hiện vào cuối tháng này, bà Lâm Diệu Tâm Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kizuna JV (sở hữu 3 khu công nghiệp (KCN) Kizuna tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), khoe nhiều khách hàng là doanh nghiệp (DN) Nhật, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ… rất quan tâm 2 mô hình mới của Kizuna là nhà xưởng chung cư và nhà xưởng hoàn chỉnh.

    Tích cực "chào hàng" online

    "Từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu tác động bởi dịch Covid-19 nhưng đội ngũ Kizuna lại làm việc bận rộn hơn trước. Các kênh thông tin với khách hàng vẫn được duy trì và phát triển sang hình thức trực tuyến. Cùng với đó, dự án nhà xưởng hoàn chỉnh và nhà xưởng chung cư cũng được gấp rút hoàn thiện để sẵn sàng đón DN" - bà Tâm Hiếu cho hay.

    [​IMG]
    Dự án nhà xưởng cao tầng của Công ty CP Kizuna JV tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đang trong quá trình hoàn thiện


    Theo bà Tâm Hiếu, nếu trước đây công ty phải trực tiếp gặp các tổ chức tài chính, hiệp hội, nhà đầu tư nước ngoài hoặc bay ra nước ngoài để tham gia hội nghị, chương trình xúc tiến đầu tư của họ để giới thiệu về Kizuna thì nay, mọi thứ đều được chuyển tải đến khách hàng thông qua mạng internet. Các hiệp hội, tổ chức tài chính nước ngoài vẫn đều đặn tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm trực tuyến liên quan đến đầu tư vào Việt Nam, hoạt động hỗ trợ DN chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang thị trường khác.

    "Chúng tôi kết nối với họ, cung cấp những thông tin cụ thể nhất về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư ở Việt Nam cùng các "sản phẩm" của Kizuna (nhà xưởng, dịch vụ, hạ tầng, ngành nghề muốn thu hút đầu tư, những DN đang hoạt động trong KCN…) và nhận được sự quan tâm tích cực từ phía khách hàng. Website của công ty cũng được cập nhật nhiều thông tin, hình ảnh về mặt bằng KCN cho nhà đầu tư tìm hiểu. Rất nhiều khách hàng sau khi xem thông tin đã gửi email, điện thoại trao đổi với Kizuna nhiều lần và hẹn khi Việt Nam mở cửa trở lại sẽ trực tiếp qua khảo sát. Có DN dược phẩm nước ngoài đã ký thỏa thuận giữ xưởng để thuê 2 tầng của khu nhà xưởng chung cư sau khi tìm hiểu và được tư vấn qua mạng" - bà Tâm Hiếu tiết lộ.

    Một số KCN khác cũng bước đầu tiếp cận khách hàng tiềm năng qua hình thức trực tuyến. Chẳng hạn, KCN Long Hậu (Long An) đã tài trợ một số sự kiện online của các tổ chức, hiệp hội DN nước ngoài; KCN Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP HCM) cũng đầu tư hơn cho tiếp thị online. Bà Lê Bích Loan, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM, xác nhận tỉ lệ DN truy cập website để tìm hiểu về môi trường đầu tư ở Khu Công nghệ cao có tăng trong thời gian qua.


    [​IMG]
    [​IMG]

    Theo các DN kinh doanh KCX-KCN, tiếp thị online đang là xu hướng, dịch Covid-19 thúc đẩy quá trình này nhanh hơn. Đặc biệt, so với hình thức xúc tiến đầu tư truyền thống, xúc tiến đầu tư online giúp tiết kiệm chi phí cho cả nhà đầu tư và nhà cung cấp mặt bằng, dịch vụ bởi 2 bên chủ yếu trao đổi qua mạng internet, không phải tốn chi phí đi lại, ăn ở, khảo sát… nhiều lần như cách truyền thống. Ngoài ra, cách làm này còn giúp lan tỏa thông tin trên mạng internet nên khách hàng biết đến nhiều hơn.

    Khẩn trương bổ sung quỹ đất


    Nêu thực tế đất trống của các KCX-KCN ở TP HCM còn quá ít, không đủ để các nhà đầu tư mới tìm hiểu, đăng ký nên có tiếp thị cũng bằng thừa, đại diện Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM (Hepza) cho biết mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng thu hút đầu tư 8 tháng đầu năm vào các KCX-KCN tại TP đã đạt chỉ tiêu cả năm 2020 là 500 triệu USD. Trong đó, ngoài các dự án đầu tư mới quy mô lớn của DN nước ngoài, nhiều DN hiện hữu cũng tăng quy mô vốn. Trong đó, dự án của Công ty SG Logistics (vừa nhận giấy chứng nhận đầu tư ngày 1-9) chiếm gần 1/5 và của Tập đoàn Công nghiệp BW chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư thu hút trong năm 2020 tại các KCX-KCN TP.

    Từ nay đến cuối năm, các KCX-KCN trên địa bàn TP tiếp tục thu hút đầu tư có chọn lọc, xúc tiến thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp trọng yếu, có hàm lượng công nghệ cao và ít thâm dụng lao động, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp…

    [​IMG]
    [​IMG]
    "Hiện quỹ đất sạch đã hết, Hepza đang cố gắng bổ sung quỹ đất mới trong năm 2020-2021. Cụ thể, Hepza theo dõi, thúc đẩy, phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các KCN mới và mở rộng như Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng, Lê Minh Xuân mở rộng, Lê Minh Xuân 2, Hiệp Phước 3, Vĩnh Lộc 3... Cùng với đó, sớm tháo gỡ những vướng mắc của KCN đang hoạt động nhưng còn quỹ đất thu hút đầu tư như KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 về xác định nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước" - đại diện Hepza nói, đồng thời cho biết thêm UBND TP đã trình Chính phủ xem xét cho TP thành lập KCN mới ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh với quy mô diện tích 380 ha.

    Mới đây, lãnh đạo UBND TP HCM cũng đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp Hepza, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện liên quan rà soát lại quy hoạch các KCX-KCN báo cáo đề xuất giải pháp tạo quỹ đất thu hút đầu tư. TP cũng giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP hoàn chỉnh Đề án Phát triển hạ tầng công nghiệp TP HCM 2020-2045 dựa trên Quy hoạch phát triển công nghiệp TP đến năm 2010, có tính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt. Theo đó, phải đưa ra được giải pháp cho việc điều chuyển một số KCN-KCX thành KCN hiện đại, ứng dụng khoa học - công nghệ cao (tự động hóa, sử dụng kỹ thuật rô-bốt, các phần mềm và công nghệ thiết kế, điều khiển chuyên dụng…).

    Khó giảm giá thuê

    Một báo cáo mới của Công ty nghiên cứu thị trường JLL cho thấy mặc dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng tỉ lệ lấp đầy của các KCN bình quân 2 quý đầu năm 2020 vẫn tăng đến 84% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 2 quý còn lại, tỉ lệ bất động sản công nghiệp cho thuê cũng sẽ giữ mức tăng trưởng lớn hơn so với cùng kỳ năm 2019.

    Tuy nhiên, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL, cho rằng do khó khăn trong việc bồi thường, giải tỏa mặt bằng lẫn tác động của Covid-19, một số quỹ đất cho thuê tại TP HCM không thể ra mắt. Việc khan hiếm nguồn cung càng trở nên rõ rệt hơn khi các KCN đang dần được lấp đầy và quỹ đất mới bị trì hoãn. Nhu cầu cao, nguồn cung hẹp là hai yếu tố tác động trực tiếp làm cho thị trường bất động sản công nghiệp trở nên có giá, kéo theo giá thuê có chiều hướng tăng. Trong quý II/2020, JLL ghi nhận sự tự tin của chủ đầu tư trong việc nâng giá đất lên trung bình 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn ổn định ở mức 3,5-5 USD/m2/tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn 3-5 năm.

    Đại diện Hepza cho rằng bài toán giá thuê đất công nghiệp quá cao chỉ có thể giải quyết khi nguồn cung quỹ đất công nghiệp gia tăng. Trong khi nguồn cung vẫn khan hiếm như hiện tại thì khó mong mặt bằng giá hạ nhiệt.

    SSI Research: Lợi nhuận doanh nghiệp khu công nghiệp có thể giảm 23% trong nửa cuối năm
    Theo Thanh Nhâ
    --- Gộp bài viết, 23/09/2020, Bài cũ: 23/09/2020 ---
    Lần này LHG sẽ vượt 30
  8. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    Lần bày LHG vượt 30 một cách thuyết phục, không mua nhanh lại tiếc nuối
  9. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    LHG lực mua bắt đầu mạnh dần
  10. Alibaba1964

    Alibaba1964 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2018
    Đã được thích:
    1.075
    Hôm nay đừng kìm hãm đà tăng của LHG

Chia sẻ trang này