Liệu các Bác có thinking và hành động

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bucha9999, 03/06/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3312 người đang online, trong đó có 1324 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 317 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. bucha9999

    bucha9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Liệu các Bác có thinking và hành động

    E hy vọng quỹ ĐT vì người nghèo của Bác Loi Cu sẽ có hiệu quả trong những trường hợp này...
    ======================
    "Em muốn bị lừa bán..."
    Chủ nhật, 3/6/2007, 14:41 GMT+7

    Tôi nhận được thư của Bùi Thị Lại, con gái của chị Bạch Thị Luận, nhân vật chính trong bài ?oNgười đàn bà 30 năm không có Tết và cuốn nhật ký bằng thơ? đã được báo chí đăng tải cách đây mấy năm. Tôi giật mình khi Lại viết: ?oEm muốn bị lừa bán để cứu chị mình?...

    Người đàn bà 30 năm không có Tết
    Lai1.jpg
    Chị Bạch thị Luận (Ảnh VNN)

    Tôi biết Lại không có vấn đề gì về thần kinh, vậy mà ý nghĩ của Lại nghe ?ođiên? quá. Tôi đọc kỹ bức thư và hồi tưởng câu chuyện về chị Bạch Thị Luận trước đây để cố tìm câu trả lời.

    ?oNgười đàn bà 30 năm không có Tết? Bạch Thị Luận, từ khi bước chân về nhà chồng đã khổ. Người chồng là một thương binh nặng, không làm được gì giúp gia đình, đã vậy lúc lên cơn thần kinh lại đánh vợ con một cách hung dữ và vô cảm.

    Những cơn thần kinh ngày càng dày thêm khiến chị Luận và mấy đứa nhỏ thường phải đi ?otỵ nạn? ở túp lều rách nát ngoài cánh đồng, có lúc đói rét đến lả đi, phải lê vào nhà người dưng xin chút cơm thừa. Chị Luận 30 năm không có Tết thì Bùi Thị Lại cũng khoảng 20 năm chẳng biết đến hương vị của thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh...

    30 năm sống cuộc đời ?odu mục? ngay trên chính quê hương mình, chị Luận đã viết những dòng nhật ký bằng thơ ghi lại những năm tháng tận khổ: ?oNgủ trộm nhà kho làng/ Xưa là bãi tha ma/ Có hôm sét đánh sụt/ Một mảng ngói trong nhà...? Hay: ?oNhiều năm đói kinh khủng/ Đói lay lắt nắng sương/ Không nhà, màn, chăn chiếu/ Nhìn năm con quá thương?.

    Sau khi bài báo về hoàn cảnh của gia đình chị Luận được đăng tải, nhiều bạn đọc hảo tâm đã gửi tiền giúp đỡ. Cùng lúc đó, chính quyền xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây đã trợ giúp 4,5 triệu đồng xây cho gia đình chị một ngôi nhà tình thương.

    Ba năm trôi qua, cứ tưởng gia đình này đã thoát khỏi cảnh éo le. Nào ngờ... trong bức thư của Lại, dòng chữ như oằn xuống bởi những tâm sự trĩu nặng...

    "Đời em chỉ toàn nước mắt"

    Trong thư, Lại viết: ?oCó lẽ bần cùng lắm em mới dám nói những điều mà trong đầu em đã chất chứa ba năm qua. Thật sự trong ba năm qua, em không tâm sự với ai cả. Lúc nào, cũng chỉ một mình em gặm nhấm nỗi đau. Em cảm thấy mình là một con người xấu số từ lúc sinh ra và cả đến lúc chết.

    Ngày còn nhỏ, em phải lao động vất vả, quá sức lại không có cơm để ăn nên bây giờ mới bị kiệt sức. Đợt em đi Hà Nội làm thuê, tối đến tranh thủ gánh phân thuê, mỗi gánh chỉ 300đ. Đang gánh phân thuê chẳng may bị bật cái đòn gánh, phân đổ vào đầu, về tắm mãi mà vẫn không sạch mùi anh ạ. Đến lúc ấy mới nghĩ sao mà mình ?ocực? vậy?

    Anh biết không, ngày còn bé, có hôm em còn đi rứt từng cái nõn dứa ở bờ rào để ăn. Đến lúc mẹ cho đi học thì niềm vui sướng tràn ngập trong lòng em. Em cảm thấy cuộc sống của em từ đây có thể tươi sáng hơn. Vừa đi học lại phải đi cắt cỏ trong rừng bán lấy tiền đong gạo để nấu cháo. 12 giờ trưa chạy từ rừng về nhà. Mà rừng nào có gần, tới 5- 6 cây số chạy bộ, lại không có cơm ăn, về nhà chỉ kịp uống một ca nước lã đầy để lấy sức đi học.

    Đi cấy cũng thế, mang cả cặp đi, đến trưa các bạn về nhà ăn cơm, thay quần áo, tắm rửa, còn em thì ở ruộng đi luôn đến trường. Tối đi học về lại ra ruộng nhổ mạ tới 11 giờ đêm mới được ngủ. Ngủ cũng chẳng được, nằm trên cái chõng nó cứ kêu cót ca cót két. Cuộc sống của em từ trước đến giờ toàn nước mắt thôi...?.

    Những nỗi cơ cực của cô ít nhiều tôi đã được nghe nói. Điều khiến tôi day dứt là vì sao cô lại muốn mình bị bán...

    Tôi gọi vào số máy điện thoại được ghi trong thư (số máy nhà ông cậu Lại), mời cô gái này ra Hà Nội để tìm hiểu.

    Sáng sớm, Lại đi xe buýt ra đợi tôi ở chùa Quán Sứ. Lại đi đôi dép lê, gót chân đầy vết nứt, gương mặt trông nhàu hơn 3 năm trước. Đôi mắt Lại buồn và dường như luôn nhìn xuống đất.

    Ngồi trong quán cafe, Lại ngượng ngùng: ?oSau khi được những người hảo tâm và chính quyền địa phương giúp đỡ, gia đình em làm được một ngôi nhà 2 gian lợp mái tôn ở góc vườn. Mẹ con em sống yên ổn được một thời gian ngắn thì bị bố đòi một gian để nuôi gà. Chấp nhận sống chung với gà, vậy mà bố vẫn không buông tha, đòi mẹ trả lại tiền. Vay mượn trả lại tiền rồi cũng chẳng xong. Mẹ em phải sống vạ vật, không được ở trong ngôi nhà được xây lên bởi lòng nhân ái của cộng đồng. Đến nay, mẹ đã trải qua hơn 36 túp lều rồi?.

    Tôi bảo với Lại rằng, bất luận nguyên nhân gì chẳng có ai đồng tình với nguyện vọng kỳ lạ của Lại. Lại cúi đầu: ?oNgay cả em ngồi nghĩ lại cũng thấy giận mình vì ý nghĩ đó. Nhưng hiện em chưa có cách nào khác, chuyện dài lắm...?

    Theo chị tới đảo Hải Nam
    Lai.jpg
    Lại vừa khóc vừa viết nguyện vọng kỳ lạ của mình

    Vào những năm 90 của thế kỷ trước, cô thôn nữ Bùi Thị Nhớ ?" hoa khôi của thôn Đoan Nữ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây vẫn sống trong cảnh ăn đói mặc rét và thường xuyên phải nếm trải những trận đòn của người bố chịu di chứng của cuộc chiến để lại. Tuổi mười tám, mù chữ vì không được đi học, Nhớ chỉ mong một ngày thoát ra khỏi luỹ tre làng.

    Một hôm có gã trai làng bên rủ Nhớ vào miền Nam làm công nhân, lương tháng mấy chỉ vàng. Nghe bùi tai, Nhớ theo gã đi ngay. Chuyến xe bịt bùng đêm ấy không chạy vào Nam mà nhắm hướng cửa khẩu Móng Cái. Tại biên giới, Nhớ trở thành một món hàng bị bán đi bán lại ba lần và điểm đến cuối cùng là miền heo hút ở đảo Hải Nam. Nhớ phải làm vợ một người đàn ông ngớ ngẩn đã 40 tuổi.

    Thời gian thấm thoắt đã 9 năm, bỗng một ngày nọ Nhớ trở về làng. Người mẹ cứ ôm mãi đứa con đã trở nên tiều tuỵ xơ xác mà khóc. Nhớ kể về cuộc sống địa ngục ở đảo vắng xứ người, về người chồng già gần như câm lặng và hai đứa con thơ. Muốn ở lại, nhưng nỗi nhớ con cồn cào đã khiến người mẹ trẻ này lại cất bước về nơi mình đã từng bị lừa bán. Lần ra đi này có cả Lại.

    Vượt đường bộ, đường biển trong đêm tối, hai chị em tới vùng quê heo hút của đảo Hải Nam. Chỉ ở được 1 ngày, Lại khóc đòi về. Nơi Lại ở thuộc vùng dân tộc ít người, rừng núi hiểm trở bao quanh, suốt ngày vượn hót chim kêu.

    Không thể trở về, tiền đâu? Lại bắt đầu làm việc như một lực điền. Trồng sắn, trồng ngô, trồng cà, trồng đậu... Làm lụng vất vả mà ăn uống thì: ?oEm ở bên đó được một năm, một tháng, nhưng chỉ được ăn 2 bữa cơm có cá, 2 bữa có thịt. Còn lại toàn khoai sắn, rau dưa và cháo loãng?.

    Tình cờ Lại quen một người đàn bà Việt Nam quê ở Thanh Hoá, hay qua lại nơi này. Thấy tình cảnh của Lại như vậy, chị ta hỏi: ?oEm có muốn được nhiều tiền mà không phải vất vả thì đi với chị?. ?oĐi đâu ạ?? - ?oĐi làm tiền?. ?oLàm tiền là làm gì?? Lại ngơ ngác hỏi. Người đàn bà quê Thanh Hoá cười, tưởng Lại giả vờ hỏi, nên ?obỏ qua?, chỉ nói: ?oNếu muốn thì chị dẫn đi, làm tiền giỏi thì mỗi tháng được khoảng 1 triệu đồng?. Lại từ chối, không đi vì chẳng biết ?olàm tiền? là gì.

    Lại cúi mặt, hỏi tôi câu hỏi chưa được trả lời của mấy năm trước: ?oLàm tiền là làm gì hả anh??. Lần này Lại cũng không được trả lời.

    Người đàn bà quê Thanh Hóa thấy Lại sống khổ quá, thương tình dẫn cô gái này về cửa khẩu Móng Cái. Trước khi đi, chị gái cầm tay Lại, khóc rấm rứt: ?oEm làm thế nào cho mẹ con chị về quê với??. Từ cửa khẩu Móng Cái, Lại năn nỉ lái xe khách cho đi nhờ về quê.

    Phải làm sao bây giờ?

    Trở về với mấy sào ruộng khoán, Lại phải gánh vác toàn bộ công việc đồng áng. Bố đau yếu, mẹ đi ?oăn mày cửa Phật? ở chùa Bồ Đề, hai thằng em bỏ học lêu lổng. Một mình Lại đi cày, đi bừa, đi cấy, đi gặt, làm cỏ, bỏ phân... Hai thằng em chỉ làm giúp khi Lại mua thuốc lá cho chúng hút.

    Có những hôm ngâm mình dưới nước lạnh suốt cả ngày, Lại tím tái muốn ngất. Nhiều bữa trời nắng tưởng chừng sôi cả nước, tay Lại không cầm nổi cuốc, nhưng phải cắn răng làm cho đến tối mịt. Về nhà lại phải giặt một chậu ngất ngư quần áo, nấu cơm và ăn trong ánh sáng nhờ nhờ của bóng điện quả nhót.

    Lao lực như vậy, nhưng làm ruộng bây giờ chỉ mong lấy công làm lãi cũng khó. Vừa rồi em gặt được 1,5 tấn thóc, xúc bán đi để trả tiền sản lượng và tiền phân đạm là gần hết, chỉ trừ lại 1 tạ để ăn. 1 tạ làm sao đủ cho 4 miệng ăn trong nửa năm??.

    ?oEm vừa nghèo, vừa xấu, đã thế lại mắc nhiều chứng bệnh quái ác. Đi khám, bác sỹ nào cũng bảo: bệnh nhiều vì lao lực quá, phải nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Nhưng nghỉ ngơi thì ai làm cho? Ngay cả mấy nghìn bạc mua thuốc cũng không có, lấy gì mà ăn bồi dưỡng. Nhưng cho dù có ai bảo em điên thì em vẫn muốn sang đảo Hải Nam, kể cả biết mình bị lừa bán?. ?oVì sao? ? - Tôi hỏi.

    Lần đầu tiên Lại ngẩng mặt lên, chậm rãi nói: ?oEm muốn sang đó để thừa cơ đưa chị và các cháu em về. Em đã thông thuộc đường sá và biết cách làm thế nào để trốn về Việt Nam. Em muốn sang nhưng không có tiền, người ta lừa bán mình thì mình mới đi sang được bên đó. Nhưng để bị lừa với người như em cũng khó đấy. Chị em đẹp còn cao giá, chứ em xấu thế này ai lừa??.

    Tôi nói với Lại rằng bị lừa bán là một cái gì đó hết sức khủng khiếp, là hang hùm miệng sói. Tại sao Lại không ở nhà chăm chỉ làm ăn?

    Lại bảo: ?oEm biết. Nhưng cùng lắm người ta bán em cho một người đàn ông để làm vợ chứ gì, biết đâu điều đó tốt cho em. Trong sâu thẳm lòng em luôn khao khát một mái ấm gia đình, được làm vợ làm mẹ. Nhưng con gái gần 30 tuổi như em là ế chắc rồi, ai thèm lấy em làm vợ? Em biết ý định kỳ lạ của mình sẽ làm nhiều người buồn. Mẹ con em sống đến ngày hôm nay là nhờ sự đùng bọc yêu thương của nhiều người. Nhưng em biết phải làm sao bây giờ được??

    Có lẽ đã lâu rồi tôi không nghe một câu chuyện nào buồn như vậy.
    ==============================
  2. bucha9999

    bucha9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Đã được thích:
    0
    FOR U AND FOR ME
    Những "sói con" không gia đình
    Thứ sáu, 1/6/2007, 11:24 GMT+7

    Không dễ gì gặp được đám trẻ bụi. Có khi tận 1h sáng chúng còn tất bật lượm ve chai. Ban đầu, những chú "sói" con này thường "xù lông" đối phó, có khi cũng rất chảnh chọe.

    Nhưng khi đã bắt quen thì chúng đỡ dè dặt hơn. Có một góc sâu mà chẳng "sói" con nào muốn động đến, hoặc để ai đó nhìn thấy - chúng là những đứa trẻ không nhà, hay đúng hơn, không gia đình.

    soicon1.jpg

    Cặm cụi bới rác trước các công trình đang xây dựng.

    Một tuổi thơ nhọc nhằn

    "Ước mơ gì à? Một chỗ ngủ đêm ngon lành, đủ ăn là okie salem" - Tuyền nói. Mắt trong như 2 hòn bi ve, da sậm như chiếc bánh chocopie đêm nào cũng nằm tưởng tượng. Cái chữ lóng "okie salem" hình thành từ dân anh chị Sài Gòn mấy chục năm trước đây, giờ vẫn thịnh hành. Nó tiêu biểu cho nét khí khái, xuề xoà của người Sài Gòn, sao cũng được miễn đừng khổ quá là "okie salem".

    Cha ruột chết vì xìke khi Tuyền chuẩn bị ra đời, dượng kế cũng vì xìke mà lìa đời, 3 năm trước mẹ cô cũng xộ khám vì bán hàng trắng, khi thằng út mới được vài tháng tuổi. 14 tuổi, Tuyền có cái nhìn của một người trưởng thành, trưởng thành đến sắc lẹm để nuôi bằng được bà ngoại và 3 thằng em lay lắt cùng một lời thề "Ai còn mơ tới ma tuý, ra đường mà ở".

    Khu Tôn Đản, quận 4 bấy lâu vẫn là điểm nóng về ma tuý. Bao nhiêu người xộ khám vì nó, bao nhiêu mạng người vì nó để rồi một sáng cho người ta hốt xác trên khu chợ hôi mùi bùn, Cầu Mống, đem đi. Tuyền thấy hết, thấy từ cha mẹ, từ bạn chung xóm, từ lũ trẻ lang thang giống mình bị giật thót vì ma tuý. Nhà cô nghèo, nghèo đến nỗi một gói xôi chia 5, một ổ bánh mì ướt nước mưa người ta ném ra đường cũng lượm lên mà ăn, nhưng giờ thì cả nhà không dám "rờ" vào cái chất trắng ấy nữa.

    Ai hằng ngày đi qua con đường Bến Chương Dương - khúc gần với Bến Nhà Rồng - vẫn thấy một hình ảnh quen thuộc với một đầu bạc cùng hai đầu xanh ngày ngày cặm cụi bới rác ngay trước vài công trình đang xây dựng. Một ngày mưa nắng ngang nhau, kiếm được 60.000đ là hết cỡ. "Như thế này thì gia đình em dư sức nằm trong danh sách hộ nghèo được trợ cấp rồi mà?". "Ai cấp, làm gì có hộ khẩu mà được cấp?" - một câu hỏi ngược như thể đã trả lời đến cả vạn lần.

    "Tháng này giá nhà lên nữa, sao giờ Tuyền?" - ngoại tuổi hơn 70, tay lượm nốt bịch snack trong đống rác lâu ngày, mắt ngước nhìn con cháu. "Dẹp, lên nữa là xuống cầu ở, mệt" - Tuyền trả lời, mắt ráo hoảnh vẫn nhìn vào đống rác, tay bới bới, miệng vẫn nói chuyện. Để ý, sẽ thấy những câu nói của cô bé này chẳng có bao giờ có chủ ngữ.

    Nhà nhỏ như mái lều, gồm 1 bàn gỗ có đèn dầu phía trên, gỗ bốn vách, đêm mưa to nghe rõ như thể đang tắm ngoài trời. Một tháng thuê "3 xị" (300.000đ) trong một con hẻm ăngten trên đường Tôn Đản (Q.4). Đêm ngủ bằng đèn dầu cùng những tiếng chửi thề đến sáng của đám trẻ bụi đời ngủ vắt trước hiên nhà. 14 tuổi, Tuyền quyết định hết mọi việc trong nhà. 14 tuổi, Tuyền không có nhiều bạn bè, không có một thần tượng ca nhạc và cũng chưa bao giờ nuôi một ước mơ cao hơn nồi cơm phả khói mỗi 6h chiều.

    Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (LĐTBXH) đưa ra vào năm 2003, thì TPHCM có khoảng 9.000 trẻ lang thang không phân loại và con số này có thể thay đổi vào mỗi thời điểm. Nhưng gần 15 năm nay, cô bé Nguyễn Thị Ngọc Tuyền dường như chưa bao giờ lọt tên ra ngoài danh sách. Cô cùng 3 đứa em nhỏ ngày nào cũng lang thang tìm kế sinh nhai. Ngoại già yếu, cũng không thể đành lòng nằm nhà chờ 4 đứa cháu nhỏ cơ cực. Cả nhà cùng đi, cùng lang thang và ước mơ thì vẫn cứ lơ lửng ở trên cao.

    Những con đường tha hương

    Thời nào Sài Gòn cũng lắm người nhập cư. Và trong đội quân tha hương ấy không thiếu những đứa trẻ bỏ quê, bỏ gia đình ra đi tìm một cuộc đời đỡ vất vả hơn. Dũng cũng thế, nhưng hoàn cảnh khốn khổ hơn. Quê Thanh Hoá - học đến lớp 3, cả nhà không còn ai sau một trận bão. Vào Sài Gòn hơn một năm, được đem vào nhà tình thương nuôi dưỡng. Quá 3 tháng thì trốn. "Phải trốn chú ạ, cháu không hoà nhập được, hầu như ngày nào cũng bị đánh. Làm sai, đánh.

    Thấy bất công, mách cô cũng bị đánh hội đồng. Bán vé số được bao nhiêu cũng bị bọn nó trấn hết" - Dũng kể lại. Ngày bán vé số, trưa ngủ dọc đường, tối về chọn một góc quen thuộc trong công viên mà yên giấc. Mắt lấm lét, không dám giao du với ai, sợ bị trấn lột, thấy ai nhìn chằm chằm là bỏ chạy.
    soicon2.jpg

    Tìm kiếm ước mơ từ những đống gạch vụn.

    Hai ngày một lần tìm đến các công trường xây dựng xin tí nước tắm, quần áo không quá 2 bộ, chân trần không có nổi đôi dép để mang. "Cháu chỉ mơ ước có đủ ăn trước mắt, giá vé số tăng cao nên ít người mua, dạo này đã giảm xuống lại, nhưng phải một thời gian nữa mới mong có tiền lời nhiều. Đến lúc đó mới dám tính đến chuyện thuê nhà" - Dũng bộc bạch.

    Không giống như Dũng, Huy từ Phú Yên vào đây với số vốn dành dụm gần triệu. Bỏ tiền mua được chiếc xe đạp, ngày ngày đạp hơn 30 cây số đi nhặt ve chai. Cuộc sống của cậu chỉ diễn ra chiều về khuya, nơi các quán nhậu đèn mở tưng bừng và lon bia quăng tới tấp. Tốt thì ngày lời 40.000đ, còn không có khi chỉ được 10.000đ.

    "Mặt mũi con sáng sủa thế, sao không đi học thêm, ở phường không có sao?" - hỏi để mong nhận một câu trả lời sáng sủa. Nhưng "Không chú ạ, con học dốt lắm". Công việc của Dũng thường kết thúc vào 4h sáng, đạp thêm 30 cây số bỏ ve chai cho một vựa ở Gò Vấp. Sau đó, về ngủ trong một ngôi nhà có gần 20 mảnh đời giống nhau, tháng mất gần 200.000đ tiền trọ.

    Ước mơ nào?

    Hiện ở thành phố có rất nhiều nhà tình thương, trung tâm nuôi dạy, trại trẻ mồ côi... đón nhận trẻ em lang thang, cơ nhỡ... Nhưng đến thời điểm này, hầu như tất cả không thể cáng đáng hết nổi số lượng đang có trong thực tế. Trong số 9.000 trẻ không phân loại mà Bộ LĐTBXH đưa ra vào năm 2003, thì đến nay những trẻ thuộc diện lang thang nhập cư đều đã được động viên hồi gia gần một nửa.

    Số còn lại đang được tiếp tục phân loại, nhưng theo bà Hoa - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐTBXH thành phố thì "vẫn chưa có đủ kinh phí để khảo sát thực tế và mọi việc đang diễn ra cũng chỉ mới ở mức phỏng đoán mà thôi".

    Trong một báo cáo nghiên cứu năm 2005 của bà Dương Kim Hồng - nghiên cứu viên tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) về "Trẻ đường phố Việt Nam" - có dẫn chứng "Báo cáo thống kê hàng năm của Bộ LĐTBXH chỉ ra rằng, số trẻ đường phố tăng lên hàng năm khá nhiều. Vào năm 1997, tổng số trẻ lang thang đường phố là 13.377 trẻ, năm 1998 là 19.047 trẻ và năm 2001 là 21.016 trẻ. Những con số này cho thấy số trẻ đường phố mới, xuất hiện hàng năm nhiều hơn số lượng trẻ từ bỏ cuộc sống trên hè phố, hoặc những đối tượng không còn được coi là trẻ đường phố nữa khi các em đã trưởng thành".

    Một mặt khác, khi những trẻ đủ tuổi trưởng thành và được tái hoà nhập xã hội, thì hầu như mặt bằng xã hội đã cản trở khá nhiều tới quá trình hoà nhập của họ. Ơ trung tâm Tam Bình, có những người sau một thời gian hoà nhập đã xin về lại trường để làm bất cứ công việc gì, vì không tìm được việc làm. Và không thiếu những người - vì hoà nhập quá khó khăn - nên đã trở lại con đường tệ nạn.

    Những đứa trẻ lang thang hôm nay và những người lớn ngày mai, nếu không có một sự thay đổi gạch ngang, thì cuộc sống của họ vẫn chỉ nuôi ước mơ không lớn hơn dạ dày. Và cái gạch ngang ấy - để giải quyết được không chỉ từ phía họ - mà còn là sự quan tâm hơn của xã hội.

    Tuấn Anh - cậu trai 6 tuổi, em của Tuyền - bảo rằng "Con còn ước mơ sẽ có thật nhiều nhà cao tầng được xây thêm, càng cao sẽ càng có nhiều xà bần và phế liệu cho tụi con tìm kiếm". Đến bao giờ ước mơ của chúng mới cao được hơn những ngôi nhà chọc trời, và đến bao giờ gương mặt trẻ thơ của chúng không lấm bụi vôi, đất sét?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này