Lilama xuất khẩu thiết bị lò hơi sang Ấn Độ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanglong010, 09/08/2007.

3524 người đang online, trong đó có 1409 thành viên. 13:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 504 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Lilama xuất khẩu thiết bị lò hơi sang Ấn Độ

    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=38&newsid=766&lang=


    Lilama xuất khẩu thiết bị lò hơi sang Ấn Độ (2007-08-09 10:08:29)

    Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) vừa xuất khẩu 3.000 tấn thiết bị lò hơi cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Barh STPP của Ấn Độ.

    Đây là lô hàng đầu tiên trong tổng số 31.000 tấn thiết bị với trị giá lên tới 45 triệu USD, trong hợp đồng đã được ký kết giữa Lilama và Công ty PJSC TKZ ?oKrasny Kotelshchik? của Nga, nhà thầu chính cho dự án nhiệt điện này.

    Lilama cho biết, đây là là hợp đồng chế tạo thiết bị cơ khí xuất khẩu lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam, do Công ty Chế tạo Thiết bị và Đóng tàu Hải Phòng (Lisemco) thuộc Lilama đảm nhận chế tạo chính.

    Mỗi tháng tiếp theo Lilama sẽ xuất 3.000 tấn thiết bị và dự kiến tới tháng 8/2008 toàn bộ số thiết bị nói trên sẽ được xuất cảng.

    Lisemco cũng đã chế tạo thiết bị cho các dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW, Nhà máy Xi măng Thăng Long công suất 2,3 triệu tấn/năm, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ngoài ra, Lisemco đã có nhiều hợp đồng chế tạo thiết bị với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Ốtxtrâylia./.
  2. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=38&newsid=767&lang=


    Thử lý giải tình hình thị trường chứng khoán hiện tại (2007-08-09 10:30:01)

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong tình trạng được cho là ảm đạm. Nhiều chuyên gia kinh tế, tư vấn chứng khoán đưa ra những nhận định đa dạng, nhiều chiều để phân tích nguồn cơn, căn nguyên tình trạng này, thậm chí với những lý lẽ trái chiều nhau.

    Có những ý kiến căn cứ theo ?ohệ quy chiếu? là mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, cho rằng thái độ của họ ảnh hưởng đến chiều hướng lên xuống của thị trường.

    Lại có những ý kiến dựa vào ?ohệ tọa độ? của tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cho rằng tin tức về việc nhiều công ty, doanh nghiệp nhà nước chủ chốt của nền kinh tế đang có kế hoạch chuẩn bị lên sàn làm cho nguồn cung có khả năng tăng đột biến, là nguyên nhân dẫn đến các cổ phiếu đang hiện diện trên sàn giao dịch chứng khoán mất sức hấp dẫn.

    Vài ý kiến khác dựa vào ?ohình học phẳng? của tình trạng đầu cơ, thao túng cổ phiếu chứng khoán, cho rằng đó là nguyên nhân dẫn đến sự thất thường của thị trường mới mẻ này. Chưa kể những ý kiến quy cho sự điều chỉnh về quản lý của nhà nước là nguyên nhân làm thị trường tụt dốc? Hầu như mọi ý kiến đánh giá đều căn cứ trên cơ sở thực tiễn nhưng chưa đầy đủ để vẽ nên một bức tranh thực tế về thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại.

    Xin thử bàn thêm từ một khía cạnh khác. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN), với khu vực kinh tế tư nhân hết sức sôi động, phát triển mạnh mẽ, đến mức việc thành lập và giải thể xí nghiệp, doanh nghiệp xoay nhanh như chong chóng.

    Trong cái guồng máy sôi sục ấy, lẽ đương nhiên nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hầu như không bao giờ đủ. Thị trường chứng khoán ra đời nhằm đáp ứng cái nhu cầu về tài chính gần như vô tận đó. Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán hết sức tự nhiên, hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường TBCN, để đáp ứng cho khu vực kinh tế tư nhân.

    Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của chúng ta, vào thời điểm hiện tại, khu vực kinh tế tư nhân đứng thứ ba về quy mô ?" sau khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng là khu vực kinh tế đang có tốc độ phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp và hiệu quả.

    Tuy nhiên, khu vực kinh tế tư nhân vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực hạn chế, trình độ và công nghệ đang ở giai đoạn hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

    Một điều quan trọng là số lượng doanh nghiệp tư nhân trên sàn giao dịch chứng khoán không nhiều, mặc dù đây chính là nơi tìm kiếm nguồn vốn cho nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam hết sức mới mẻ. Quy mô và tính chất của nó phù hợp với sự phát triển hợp lý của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

    Trong khi đó, lại có những động thái mong muốn phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nhanh và mạnh mẽ như thời gian vừa qua, khí thế phải tương tự như các thị trường chứng khoán lâu đời của các nền kinh tế TBCN phát triển. Đó chỉ là mong muốn, có thể nói là chưa phù hợp thực chất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Có ý kiến còn tiếc nuối sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán vừa qua, mà không thấy rằng sự phát triển như con ngựa bất kham ấy là điều bất bình thường.

    Việc hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo ?osân chơi?, nguồn tiếp vốn, tài chính cho khu vực kinh tế tư nhân là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện nay của chúng ta. Hãy để cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tác động sự gia tăng, phát triển, kể cả sự tồn tại của thị trường chứng khoán.

Chia sẻ trang này