LPB - Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi big_hand, 10/12/2017.

2309 người đang online, trong đó có 923 thành viên. 17:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3817 lượt đọc và 31 bài trả lời
  1. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.987
    Tăng trưởng lợi nhuận 61% trong 9T/2017 nhờ thu nhập lãi thuần tăng mạnh. Tăng trưởng cho vay đạt 19,1% và NIM cải thiện giúp thu nhập lãi thuần tăng 43,1%. Doanh thu của LPB phụ thuộc nhiều vào thu nhập lãi, trong khi thu nhập phí chỉ chiếm 1,1% của tổng thu nhập và các hoạt động khác vẫn ghi nhận lỗ. Khoản lỗ đến từ trích lập dự phòng cho chứng khoán đầu tư, tuy nhiên khoản lỗ này có quy mô nhỏ so với thu nhập lãi (~5,6% thu nhập lãi thuần). Thu nhập từ đầu tư cải thiện giúp giảm bớt khoản lỗ so với giai đoạn 9T/2016.

    NIM tăng 0,18% nhờ cho vay bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ. NIM tăng từ 3,5% trong năm 2016 lên 3,8% trong 9T/2017, do tập trung đẩy mạnh cho vay bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm như cho vay hưu trí, cho vay cán bộ công nhân viên chức. Với mạng lưới phòng giao dịch bưu điện rộng lớn, LPB đang mở rộng hoạt động tới vùng nông thôn và nhắm đến tầng lớp khách hàng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng ở những khu vực này để đẩy mạnh cho vay.

    Chất lượng tài sản tốt thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp và tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) cao. Tại thời điểm cuối Q3/2017, LPB là ngân hàng thứ 4 với NPL thấp nhất (ở mức 1,19%) và là ngân hàng thứ 3 với tỷ lệ LLR cao nhất (đạt 105,3%) trong các ngân hàng niêm yết ở Việt Nam. LPB đã luôn giữ tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, thậm chí trong giai đoạn khủng hoảng ngân hàng trước đây, mặc dù tỷ lệ nợ xóa hàng năm thấp, chỉ 0,1% của dư nợ bình quân.

    Tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) thấp cho phép tăng trưởng cho vay cao nhưng dư địa để mở rộng cho vay đang thu hẹp. Do tích cực đẩy mạnh cho vay trong những năm vừa qua, tỷ lệ LDR đã tăng từ 45,4% cuối năm 2014 lên mức 71,4% hiện tại, chúng tôi dự báo tăng trưởng cho vay sẽ chậm lại, nhưng LPB vẫn có thể duy trì mức tăng trưởng 18% trong năm 2018, tương đương với mức tăng trưởng chung của ngành.

    LPB đang giao dịch ở mức thấp hơn so với các ngân hàng tương đương mặc dù các giá trị cơ bản tốt. Ở mức giá thị trường hiện tại, LPB đang giao dịch ở mức P/B 1 lần so với trung bình các ngân hàng khác là 1,4 lần. P/B dự phóng năm 2017 và 2018 lần lượt là 0,9 lần và 0,8 lần, và đây là mức định giá khá thấp so với ngành.
    SeaNgo thích bài này.
  2. conluack

    conluack Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2014
    Đã được thích:
    4.400
    ôi bac minh chủ tịch họ duong nhà mình..nhiều lúc muốn qua thămbacs xem sức khoẻ tốt ko tiện thể nhờ bác khai sáng cho cái thang cháu mang dòng máu của dương văn minh này ma ngại quá=))=))
  3. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.987
    Họ Dương giờ chỉ còn là dĩ vãng thôi bro.
  4. conluack

    conluack Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2014
    Đã được thích:
    4.400
    ơ hay duong công minh đang ôm cả him
    lam lien viet stb sao lại dĩ vãng cụ ..đầu tàu vẫn đang cố kéo cả họ đấy bác ..con cháu có vấn đè gi thi đến trụ sợ ..con trai bác sẵn sàng tiếp chuyện..cơ mà mình bất tài chag dám gặp=))=))
  5. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.987
    LPB chạy chấp thị trường.
    --- Gộp bài viết, 11/12/2017, Bài cũ: 11/12/2017 ---
    Cổ đông LPB đâu hết rồi.
  6. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.496
    Lntt 1700 tỷ. EPS hơn 2k. PE = 6, quá thấp. Chỉ cần PE bằng SHB thì em nó giá 16 rồi.
  7. big_hand

    big_hand Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2014
    Đã được thích:
    27.987
    LPB nay là điểm mua đẹp đó,
  8. cakiem060512

    cakiem060512 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    6.496
    Cổ tức 15% đối với ngân hàng là quá ngon rồi.
  9. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.552
    LPB múc ngon . có game đấy bác
  10. newbyby

    newbyby Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Đã được thích:
    11.552
    Ngân hàng, vốn ngoại và làn sóng thứ hai bắt đầu
    Theo Minh Đức/ Vneconomy

    Làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt bắt đầu hình thành sau hai thập kỷ.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Cuối tuần này, khi trả lời VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy sự sốt ruột: mọi mặt đã sẵn sàng để nâng tầm hoạt động, chỉ còn chờ duy nhất việc bán vốn cho nước ngoài.

    Trong khi đó, với cơ chế chủ động và năng động của ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, với sự thay da đổi thịt nhanh chóng, các thương vụ lớn đang diễn ra sôi động.

    Làn sóng thứ hai

    Cuối tuần qua, ngày 7/12, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) ký xong hợp đồng bán 4,99% vốn sau phát hành cho Quỹ đầu tư PYN Fund Management (Phần Lan), trị giá gần 40 triệu USD.

    Hẳn sẽ có những cái nhíu mày trên thị trường, khi tính ra nhà đầu tư ngoại đã trả tới khoảng 30.000 đồng/cổ phần trong thương vụ trên, mức giá đầu tư vào một ngân hàng vừa khắc phục xong tình trạng lỗ âm vốn và đang cho hướng hồi phục nhanh gần đây.

    Mặt khác, thực tế nhiều năm qua, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần khác của Việt Nam từng lên kế hoạch bán vốn cho nước ngoài, nhưng đến nay vẫn chưa thể hiện thực, chưa nói đến mức giá bán được cao như vậy.

    Trước TPBank, thương vụ nổi bật hơn với quy mô lớn hơn gắn với kết quả IPO của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), hồi tháng 5 vừa qua. Với gần 50 nhà đầu tư nước ngoài đặt mua tới gấp bốn lần lượng chào bán, VPBank đã thu về 250 triệu USD.

    Giá bán của VPBank cũng ở mức cao tại thời điểm đó, lên tới 39.000 đồng/cổ phần. Đây cũng là mốc tham chiếu cho cổ phiếu VPB của ngân hàng này chào sàn HOSE cuối tháng 7 vừa qua. Độ cao của nó đến mức, ở phương diện giá, VPBank đã chào sàn không thành công vì giá cổ phiếu sụt giảm ngay sau đó và mất một thời gian dài mới tiếp cận lại được mức 39.000 đồng.

    Nhưng ở khía cạnh thu hút vốn ngoại, phải sau chục năm, VPBank mới là trường hợp đầu tiên của khối ngân hàng tư nhân Việt Nam tạo được thành công với quy mô 250 triệu USD đó, đặc biệt là mức thặng dư qua giá bán.

    Song, với những gợi mở bước đầu, quy mô đợt IPO của VPBank có thể sẽ xếp sau kế hoạch của Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank).

    HDBank cho biết chuẩn bị bán 20% cổ phần trong đợt IPO cho các nhà đầu tư nước ngoài, với kỳ vọng thu về 300 triệu USD. Và ngay lập tức, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã "soi" đây dự kiến là vụ IPO lớn thứ hai trong lịch sử ngân hàng Việt Nam (sau Vietcombank với 463 triệu USD năm 2007), nếu thành công sẽ là cơ sở để nâng điểm tín nhiệm…

    Với những thương vụ và kế hoạch trên, sau hai thập kỷ, làn sóng thứ hai của vốn ngoại chảy vào các ngân hàng Việt Nam đang định hình. Trước đó, những năm 2006 - 2008, làn sóng thứ nhất đã từng cho thấy quy mô lớn và mở rộng với hàng chục thương vụ.

    Con đường ngắn nhất

    Trong kế hoạch trên, nếu thành công như tính toán, HDBank thu về hơn 6.600 tỷ đồng. Ngay lập tức, tấm đệm vốn cho ngân hàng tăng mạnh, cùng sức hấp dẫn của phần thặng dư.

    Trong đánh giá mới đây, Moody’s cũng nhấn mạnh đến giá trị trên, ở khía cạnh bù đắp và gia tăng vốn cấp 1 cho ngân hàng, trong điều kiện và xu hướng gia tăng tín dụng.

    Hay trước đó, IPO bán vốn cho nước ngoài thành công, VPBank cũng nhanh chóng tạo được bộ đệm mà lãnh đạo ngân hàng này cho rằng ít nhất trong hai năm tới họ không phải lo đến chuyện tăng vốn.

    Làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt đang mở ra cơ hội và giá trị cụ thể như vậy. Vì nó là con đường ngắn nhất.

    Bởi lẽ, với thị trường trong nước, để một lúc thu hút thành công quy mô 5.000 - 6.000 tỷ như những thương vụ trên, thậm chí trên 10.000 tỷ ở ngân hàng lớn, tình huống trở nên hạn chế về nguồn tiền và đối tác.

    Thứ nhất, quy định đã rõ, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước "lắm tiền" với trào lưu đầu tư vào ngân hàng giai đoạn trước đây đã bị chặn lại.

    Thứ hai, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, hiện đã được luật hóa, là nguồn vốn đầu tư lô lớn như trên vào ngân hàng phải là tiền thật, không được vay mượn, phải chứng minh được nguồn gốc.

    Như trên, trao đổi với VnEconomy, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho rằng, bán cho nhà đầu tư nước ngoài với lô lớn để tăng vốn đang là lựa chọn duy nhất và con đường ngắn nhất. Bởi trong nước rất khó để tìm được tổ chức rót cả chục nghìn tỷ tiền thật tham gia được.

    "Tại Vietcombank, mọi cái đều đã sẵn sàng, để vận hành theo tiêu chuẩn Basel 2 một cách thực chất. Chỉ còn lại duy nhất việc tăng vốn qua bán cho nhà đầu tư nước ngoài, để nâng hệ số an toàn vốn (CAR), cho vốn cấp 1 chứ không phải hạn chế ở vốn cấp 2", ông Thành nói.

    Hơn một năm qua Vietcombank đã chuẩn bị phương án và cơ chế. Đến nay, trường hợp Quỹ đầu tư GIC của Singapore không phải là lựa chọn duy nhất. Cơ chế mở, được giá, khi được phép Vietcombank lập tức thông báo chào và "khớp" ngay với những nhà đầu tư trả giá hợp lý.

    Hiện Vietcombank vẫn đang chờ bước cuối cùng của cơ chế thông qua, để sẵn sàng nhập cuộc làn sóng thứ hai này.

    Và dự kiến, cùng với những cơ chế đó, "ông lớn" Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng sẵn sàng tìm kiếm nhà đầu tư và nhập cuộc trong thời gian tới.

    Từ diễn biến 2017, triển vọng nối tiếp ở Vietcombank, BIDV… trong 2018, làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt dự báo sẽ tiếp tục mở rộng.

    Một mặt, làn sóng này tiếp thêm nguồn lực mới và lớn cho hệ thống. Mặt khác, nó phản ánh sức khỏe và sức hấp dẫn của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cải thiện rõ hơn sau giai đoạn khó khăn 2011 - 2016.

Chia sẻ trang này