M&A Phan Vũ & FCM - Mối lương duyên với Fecon

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi manukita1, 14/08/2018.

4353 người đang online, trong đó có 410 thành viên. 11:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 43275 lượt đọc và 482 bài trả lời
  1. manukita1

    manukita1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    1.583
    1. Phan Vũ
    http://www.phanvu.vn/

    Hiện nay, nói đến cọc nền móng là nói đến Phan Vũ. Đạt được thành quả đó là nhờ sự chắt chiu, sáng tạo và phấn đấu không ngừng của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên Tập đoàn Phan Vũ xuyên suốt hơn 20 năm qua.

    Từ một doanh nghiệp chỉ chuyên sản xuất và cung ứng cọc bê tông ly tâm, sau 20 năm, Phan Vũ đã phát triển thành một Tập đoàn nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực sản xuất và thi công cọc bê tông nền móng, Phan Vũ là doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường Việt Nam.

    Đến năm 2010, Phan Vũ đi thêm một bước tiến lớn với việc hợp tác với Tập đoàn Japan Pile Nhật Bản. Theo đó, Japan Pile trở thành cổ đông chiến lược và lớn nhất của Phan Vũ. Từ đó Japan Pile bắt đầu chuyển giao công nghệ thi công cọc tiên tiến nhất của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.

    Đến năm 2015, Phan Vũ đã kết hợp cùng với Japan Pile (Nhật Bản) và V.J Pile (Myanmar) chính thức thành lập Asia Pile Holdings Corporation với trụ sở chính tại Tokyo - Nhật Bản. Asia Pile Holding là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cọc bê tông nền móng trên phạm vi toàn châu Á.

    Hiện nay, Tập đoàn Phan Vũ đã phát triển được 11 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực chính: Sản xuất và cung ứng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực, cấu kiện bê tông các loại; Sản xuất và cung ứng sản phẩm tấm tường, sản phẩm xây thô; Thi công cọc nền móng, thi công hạ tầng dân dụng và công nghiệp; Thủy điện. Hệ thống nhà máy của Tập đoànPhan Vũ trải dài từ miền Bắc (Hà Nội, Hải Dương), miền Trung (Quảng Bình, Quảng Ngãi) cho đến miền Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ).

    Phan Vũ từng có tham vọng niêm yết trên HOSE từ 2010: http://cafef.vn/thi-truong-chung-kh...dang-ky-niem-yet-tai-hose-201009270548423.chn

    2. FCM
    http://s.cafef.vn/hose/FCM-cong-ty-co-phan-khoang-san-fecon.chn
    I. Kết quả kinh doanh 2017: Doanh thu thuần 2017 của FCM đạt 779 tỷ, tăng 12%YoY (đạt 139% KH). Nếu loại bỏ phần 130 tỷ doanh thu bất thường từ hoạt động thương mại tại dự án Nhiệt điện Long Phú, doanh thu FCM đạt 649 tỷ, giảm 6%YoY và đạt 116% kế hoạch.

    Doanh thu suy giảm chủ yếu do (1) thị trường xây dựng ở miền Trung kém khả quan và (2) thị trường cọc bê tông cạnh tranh khốc liệt.

    Lợi nhuận sau thuế 2017 của FCM đạt 30 tỷ, giảm 26%YoY (đạt 108% KH).

    Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn doanh thu do: (1) Cạnh tranh làm giá bán cọc bị giảm (-4%YoY); và (2) Các chi phí tăng cao, trong đó chi phí thép tăng 15-20% và chi phí vận chuyển tăng 127%YoY (57 tỷ).

    II. Kế hoạch kinh doanh 2018:
    Kế hoạch của FCM khả thi do sự khởi sắc của thị trường xây dựng miền Trung, các dự án lớn được triển khai ở vị trí địa lý thuận lợi giúp giảm chi phí vận chuyển (chiếm ~7% doanh thu trong 2017), tăng khả năng sinh lời.

    Chi tiết kế hoạch:  Doanh thu thuần 700 tỷ (-10%YoY), nếu loại bỏ các khoản bất thường, kế hoạch doanh thu của FCM tăng 5%;  Lợi nhuận sau thuế 34 tỷ (+12%YoY).

    3. Mối lương duyên:
    http://www.phanvu.vn/truyen-thong/tin-hoat-dong/phan-vu-va-fecon-ky-ket-thoa-thuan-hop-tac-toan-dien
    Ngày 09/8/2018, Tập đoàn Phan Vũ và Công ty Cổ phần FECON đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về phát triển kinh doanh, nghiên cứu phát triển công nghệ mới và hợp tác đầu tư.

    Thỏa thuận hợp tác toàn diện này là cái bắt tay mạnh mẽ giữa Phan Vũ - doanh nghiệp sở hữu những công nghệ tiên tiến bậc nhất và quy mô lớn nhất tại Việt Nam trong sản xuất và thi công cọc bê tông ly tâm ứng suất trước, và FECON - đơn vị hàng đầu về năng lực thi công nền móng. Theo đó, sự hợp tác toàn diện sẽ tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến thi công nhằm nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu chi phí và tiến độ thực hiện các dự án. Đồng thời, tăng năng lực cạnh tranh của cả hai đơn vị và mang lại lợi ích kinh tế cho khách hàng.
    [​IMG]
    Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Phan Khắc Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phan Vũ chia sẻ: "Điểm mạnh của Phan Vũ và lợi thế của FECON sẽ giúp cả hai bên cùng phát triển với mạng lưới các nhà máy cọc được phủ dày khắp cả nước, chất lượng dịch vụ khách hàng sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Phan Vũ tin tưởng rằng, chất lượng cọc của Phan Vũ, công nghệ thi công tiên tiến của FECON, cùng với độ mở của thị trường như hiện nay, hai công ty sẽ tạo ra một liên kết chắc chắn, từ cơ sở vật chất, con người đến mạng lưới đối tác trong và ngoài nước”.

    4. M&A và niêm yết cửa sau

    Bước 1. FCM xin phê duyệt của ĐHCĐ về việc lựa chọn cổ đông chiến lược (bước này thực chất là xin chấp thuận cho Phan Vũ được mua trên 51% cổ phần của FCM).
    http://feconmining.com.vn/vi/quan-h...ve-to-chuc-dhdcd-bat-thuong-nam-2018-257.html
    Nội dung họp: lựa chọn cổ đông chiến lược là doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực mạnh về tài chính và kinh nghiệm chuyên sâu về ngành cọc. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông chiến lược tối thiểu 51%, tương đương 20,91 triệu cổ phần trở lên.

    Bước 2.
    Tại ĐHCĐ ngày 10/9/2018 tới đây, việc lựa chọn CĐ chiến lược sẽ được thông qua (chắc chắc được thông qua vì tỷ lệ nắm giữ của Fecon & các bên liên quan tại FCM hơn 51%). Giá thỏa thuận là giá tương ứng với giá trị sổ sách của FCM tại thời điểm 30.6.2018 là 11.390đ/cp.

    Bước 3. (sẽ cập nhật vụ niêm yết cửa sau này trong thời gian tới)

    4. Phân tích & khuyến nghị
    Việc Phan Vũ thâu tóm FCM sẽ tạo thế độc quyền trong thị trường cọc tại cả hai miền (Nam & Bắc), cắt giảm chi phí cho Phan Vũ khi thực hiện các hợp đồng ở miền Bắc và ngược lại. Với Fecon, việc tập trung nguồn lực vào các mảng chính (nền móng, công trình ngầm) cũng như các dự án nhiệt điện tại Nam Trung Bộ.

    Ngắn hạn: OUTPERFORM đối với FCM với giá mục tiêu 11.390đ/cp
    Dài hạn: ...(sẽ phân tích tiếp khi có cập nhật về niêm yết cửa sau).

    Mời các cụ @xmenhpvn @Lucyfer @XDlethuan1979 @Despacito
    Last edited: 14/08/2018
    nqd93cn, Butchep01, AdagioT3 người khác thích bài này.
    hamanhquandhxd1983manh880 đã loan bài này
  2. manh880

    manh880 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/08/2017
    Đã được thích:
    124
    Chủ thớt cho em xin thông tin thêm về ẻm với
  3. manukita1

    manukita1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    1.583
    cụ cần thông tin về FCM hay Phan Vũ?
    Butchep01 thích bài này.
  4. bibonmua

    bibonmua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2017
    Đã được thích:
    5.082
    ý bác nói là đầu tư FCN đúng ko?
  5. merchanh

    merchanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2007
    Đã được thích:
    522
    http://m.cafef.vn/1-km-tau-dien-nga...thi-phat-trien-ben-vung-20180808110211082.chn

    1 km tàu điện ngầm tại Việt Nam tốn khoảng 100 triệu USD, nhưng sẽ là bài toán giúp các đô thị phát triển bền vững

    THỨ 4, 08/08/2018, 11:01
    [​IMG]

    [​IMG]

    Đất có thể ‘đẻ’ nhờ không gian ngầm

    Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi trong khai thác không gian ngầm, Singapore đã chứng minh được rằng ‘đất có thể đẻ ra’ khi mở rộng thêm được 25% đất đai trong 2 thế kỷ qua nhờ khai thác được không gian thứ tư – không gian ngầm.

    Ở Singapore, không gian ngầm thật sự là một loại tài nguyên vô giá. Điều đó hoàn toàn đúng khi Hiệp hội quốc tế về sử dụng không gian ngầm và hầm ITA thậm chí còn khẳng định "khai thác không giam ngầm là phương cách duy nhất để đô thị có thể phát triển bền vững trong sự đi lên của nhân loại".

    Từ kinh nghiệm thế giới, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển không gian ngầm. Tuy nhiên do chi phí xây dựng một công trình ngầm rất lớn (khoảng 100 triệu USD/km), nên cần phải có những tính toán phù hợp để tích hợp các chức năng của công trình.

    Theo ông Ánh, giá thành của một công trình ngầm sẽ phụ thuộc vào việc nó được xây dựng đơn mục tiêu hay đa mục tiêu. "Nếu một công trình ngầm đơn mục tiêu sẽ rất đắt, còn đa mục tiêu thì có thể giảm 3/4 chi phí thực hiện, thậm chí chi phí bằng không nếu tích hợp vào đó nhiều chức năng và chia sẻ không gian ngầm" – KS Đào Huy Ánh nói.

    Ông Ánh dẫn ví dụ: Ở Malaysia họ thiết kế hệ thống ngầm gồm 3 tầng ( Smart Tunnel) với tầng ngầm là cống, 2 tầng trên là 2 đường ô tô đi ngược chiều nhau, khi mưa lụt sẽ đóng từng tầng một. Mực nước vừa phải, đóng tầng hầm, ô tô vẫn chạy tốt, nếu mực nước quá cao, bộ phận điều khiển sẽ đóng cả 2 đường ô tô. "Bất kỳ công trình ngầm nào cũng phải tích hợp đa mục tiêu, còn ở Việt Nam hiện chưa tính đến phương án này" – KS Đào Huy Ánh nhận định.

    Việt Nam sẽ có những công trình ngầm lớn

    Tại Hội nghị Hà Nội 2018 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển diễn ra 17/6, Hà Nội đã công bố dự án đầu tư bãi đỗ xe ngầm đầu tiên bằng nguồn vốn xã hội hoá tại Cung thể thao Quần Ngựa (quận Ba Đình) với công suất 2.500 ôtô và khoảng 5.000 xe máy; sâu 5 tầng; diện tích 1,8 ha. Đây mới chỉ là một trong số những dự án bãi đỗ xe ngầm đang được nghiên cứu ở Hà Nội.

    Cũng tháng 6, trong một cuộc họp của thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Công TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, Trung tâm Hà Nội có ba điểm ngập cố hữu là Đường Thành, ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm) và phố Nguyễn Khuyến (Đống Đa). Chỉ cần lượng mưa khoảng 100mm/2h là ngập.

    Để giải quyết bài toán này, phương án được đưa ra là xây dựng hồ ngầm tại khu vực chợ Hàng Da với công suất chứa 2.000m3 nước. Chi phí xây dựng hồ ngầm thoát nước dự kiến là 25 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Công ty thoát nước Hà Nội, công nghệ thi công hồ ngầm này rất phổ biến ở Nhật Bản và mang lại hiệu quả cao. TP HCM đã thử nghiệm, tuy nhiên chỉ là hồ nhỏ thể tích 100 m3. Công nghệ hồ này có ưu điểm thi công nhanh gọn và trả mặt bằng như cũ cho phương tiện qua lại.



    Cũng trong tháng 6, cả 2 nhánh hầm trong đoạn metro ngầm đầu tiên của Việt Nam thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM (Bến Thành – Suối Tiên) đã hoàn tất việc khoan hầm bằng robot, đánh dấu mốc quan trọng trong việc chinh phục và sử dụng không gian ngầm tại Việt Nam.
    --- Gộp bài viết, 14/08/2018, Bài cũ: 14/08/2018 ---
    Ngầm hoá đô thị là xu hướng tất yếu
  6. Saigon12

    Saigon12 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Đã được thích:
    988
    FCM kinh doanh dưới giá vốn Phan Vũ có vậy không
  7. manh880

    manh880 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/08/2017
    Đã được thích:
    124
    E cần thông tin về FCM thớt, em cũng đang tìm hiểu về mảng bê tông này thấy khá là hot
  8. manukita1

    manukita1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    1.583
    FCM chứ cụ. Lãi 100% trong ngắn hạn.
    Butchep01 thích bài này.
  9. Saigon12

    Saigon12 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Đã được thích:
    988
    phan vũ nghe nói nợ nần nhiều đang khó khăn
  10. manukita1

    manukita1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/10/2008
    Đã được thích:
    1.583
    [​IMG]

    Soi kỹ thì thấy doanh số mờ mờ cả vài ngàn tỷ đó bác.
    Butchep01 thích bài này.

Chia sẻ trang này