Mở bát phiên ngày 1/7: Index giảm mạnh đó

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 30/06/2022.

1731 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 21:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31965 lượt đọc và 187 bài trả lời
  1. ddck

    ddck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2017
    Đã được thích:
    4.272
    Ấy mà đừng chọc các cụ, kẻo các cụ ngứa ngứa lại đăng đàn chém gió, rồi lái nó lại vả vờ ni sấp mặt luôn đó :))
    SuSuCaRot thích bài này.
    vd123 đã loan bài này
  2. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    127.321
    Đúng vậy , giờ các cụ Phớc hay các cụ lãnh đạo có đăng đàn thì nên chê bai TTCk tệ quá , xấu hỗ quá chứ đừng khen hay chỉ đạo gì…thì may ra nhà cái họ còn thương kéo cho tăng chút…
    Last edited: 01/07/2022
  3. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    127.321
    Thứ sáu, 1/7/2022, 20:17 (GMT+7)
    Kịch bản nào cho VN-Index 6 tháng cuối năm?
    VNDirect Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng của các công ty niêm yết trên HoSE có thể đạt 21% so với cùng kỳ trong hai năm tới.Ở kịch bản cơ sở, VN-Index có thể đạt 1.330 điểm vào cuối năm 2022 (tương đương P/E ở mức 12,5 lần). VN-Index sẽ đạt 1.500 điểm vào cuối năm 2022 (tương đương P/E khoảng 14,0 lần) ở kịch bản tích cực.


    VNDirect Research đưa ra hai kịch bản cho thị trường trong 6 tháng cuối năm. Ở kịch bản thứ nhất (kịch bản cơ sở), đơn vị này dự báo VN-Index đạt 1.330 điểm vào cuối năm 2022 (tương đương P/E ở mức 12,5 lần). Cơ sở để đưa ra kịch bản này sẽ là lạm phát của Mỹ khó có thể sớm hạ nhiệt; Fed tăng lãi suất điều hành theo kế hoạch. Lãi suất mục tiêu quỹ của Fed có thể tăng đến 3,2-3,8% vào cuối năm 2022; Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo ở mức 7,1% so với cùng kỳ (+/- 0,3% điểm); Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thể tăng lãi suất điều hành thêm 25-50 điểm cơ bản trong quý IV; Tăng trưởng EPS năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE sát với dự báo của 23% so với cùng kỳ.

    Kịch bản tích cực sẽ là VN-Index có thể đạt 1.500 điểm vào cuối năm 2022 (tương đương P/E khoảng 14 lần). Ở kịch bản này, VNDirect Research dự báo lạm phát của Mỹ có thể sớm hạ nhiệt từ cuối quý III; Kế hoạch tăng lãi suất của Fed có thể chậm lại. Lãi suất mục tiêu quỹ của Fed có thể đạt 2,8-3,2% vào cuối năm 2022; Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo vượt 7,5% so với cùng kỳ; NHNN không thể tăng lãi suất điều hành trong năm 2022; Tăng trưởng EPS năm 2022 của các công ty niêm yết trên HoSE có thể vượt dự báo.

    VNDirect Research đưa 5 luận điểm đầu tư. Thứ nhất, ngành dịch vụ sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm 2022. Với việc Việt Nam mở cửa trở lại ngành du lịch từ giữa tháng 3 năm 2022, nhu cầu liên quan đến dịch vụ lưu trú và ăn uống, du lịch và giải trí đang trên đà phục hồi mạnh mẽ. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, lưu trú-ăn uống, lữ hành và giải trí được đánh giá cao trong nửa cuối năm 2022.

    Thứ hai, ai sẽ được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng? Ngân hàng, công ty bảo hiểm và nhóm doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt sẽ được hưởng lợi trong môi trường lãi suất tăng. Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng ngân hàng là đại diện tốt nhát cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

    Thứ ba, kịch bản giá hàng hóa cơ bản có thể đảo chiều trong 6 tháng cuối năm? VNDirect Research kỳ vọng giá hàng hóa sẽ có sự phân hóa, trong đó giá thép, phân bón, sữa bột nguyên kem, ngô, đường… sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022. Sự đảo chiều của giá hàng hóa, đặc biệt là thực phẩm, sẽ báo hiệu cho mức tăng trưởng lợi nhuận cao của các doanh nghiệp sản xuất sữa và thực phẩm.

    Thứ tư, đầu tư công tăng tốc trong nửa cuối năm 2022. Đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những tháng tới nhờ những nỗ lực gần đây của chính phủ vá sự đảo chiều của giá vật liệu xây dựng.

    Cuối cùng là luận điểm phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng. Ngành năng lượng Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn do các ưu tiên của Chính phủ nhằm duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế vĩ mô và tính bền vững của môi trường. Với quy mô và tiến độ nhanh hơn dự kiến của quá trình chuyển đổi năng lượng này, đơn vị nghiên cứu tin rằng các cổ phiếu điện và nhà phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ vượt trội trong vài năm tới.
    --- Gộp bài viết, 01/07/2022, Bài cũ: 01/07/2022 ---
    VCI hum nay CE chắc do chuẩn bị chi cổ tức 30%https://fireant.page.link/SfW5PX3oAjx18hVK9
  4. khuto

    khuto Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2010
    Đã được thích:
    826
    Đoạn này cứ dòng chứng mà lướt! VCI quá đẳng
    SuSuCaRot thích bài này.
  5. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.923
    Chúc mừng bé Su
    SuSuCaRot thích bài này.
  6. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    74.808
    Quá chuẩn!
    Xơi đc mấy chục điểm rồi.

    Bên CS, từ lâu các bác ý mua hỗ trợ, bán kháng cự - cho nên giờ này tiền ko vào nữa, nhưng bán ko mạnh.
    Loay hoay như này chưa rõ hồi lên cao hay lại xuyên thủng đáy?
    Vietnhat68 thích bài này.
  7. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.028
    Ngon rồi. Đang ôm 76 gần tuần rồi.
  8. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.028
    Ngân hàng hé lộ bức tranh lợi nhuận 6 tháng đầu năm
    Tác giả Hà Tâm / baodautu.vn

    11h30 4/7/2022

    Nửa đầu năm 2022, lợi nhuận của một số ngân hàng tăng 20-30%, thậm chí có ngân hàng dự báo lãi tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
    Tuy nhiên, lợi nhuận nửa cuối năm của các ngân hàng sẽ kém sáng sủa hơn, tùy thuộc vào mức độ tăng lãi suất cũng như room tín dụng.

    Nhiều ngân hàng lãi lớn

    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - quán quân lợi nhuận của hệ thống ngân hàng, dự báo có mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá sau 2 năm chấp nhận giảm lãi hỗ trợ khách hàng.

    Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho hay, 5 tháng đầu năm nay, ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận 30%. Tín dụng phục hồi mạnh mẽ trong khi huy động Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tiếp tục tăng ấn tượng, giúp Vietcombank tăng trưởng lợi nhuận cao. Hiện nay, Vietcombank là một trong số ít ngân hàng trên thị trường chưa tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay.

    Ngoài Vietcombank, lãnh đạo nhiều ngân hàng TMCP ước tính lợi nhuận nửa đầu năm nay tăng 20-40%, thậm chí có ngân hàng tăng trưởng bằng vài lần. Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) ước tính, nửa đầu năm nay, Eximbank đạt khoảng 1.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 2,7 lần cùng kỳ năm ngoái, riêng lợi nhuận trước thuế trong quý II/2022 của ngân hàng này tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

    Nền kinh tế phục hồi tốt hậu Covid-19 (GDP quý II/2022 tăng 7,72%, cao nhất trong 10 năm qua), tín dụng tăng mạnh so với cùng kỳ, cộng với hoạt động kinh doanh ngoài lãi tăng trưởng tốt, áp lực trích lập dự phòng rủi ro giảm, giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt.

    Riêng trong quý II/2022, Công ty Chứng khoán Yuanta dự báo, lợi nhuận sau thuế ngân hàng mẹ của 27 ngân hàng niêm yết có khả năng tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Yuanta ước tính thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng quý II/2022 sẽ tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 (mức tăng thấp hơn quý I/2022 do trong quý vừa qua hầu hết các ngân hàng đều đã cạn room tín dụng). Thêm vào đó, thu nhập phí quý II/2022 ước tính tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, doanh thu bancassurance có thể thấp do hoạt động cho vay kém sôi động. Ngoài ra, chi phí hoạt động ước tăng khoảng 15%.

    [​IMG]
    Triển vọng lợi nhuận cả năm 2022 vẫn sáng sủa

    Động lực tăng trưởng của các ngân hàng nửa đầu năm nay là tín dụng bán lẻ, đặc biệt là cho vay mua nhà. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), tỷ trọng tín dụng bán lẻ các ngân hàng niêm yết đã tăng từ mức 31% năm 2015, lên mức 45% tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý I/2022, trong đó các sản phẩm cho vay mua nhà, mua ô tô, tài chính tiêu dùng đều ghi nhận mức tăng tích cực.

    Ngân hàng vẫn sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận lạc quan năm nay. Nhưng trong năm 2023 sẽ có sự phân hóa rõ rệt về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.

    Triển vọng tăng trưởng 6 tháng cuối năm của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào room tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp thời gian tới. VCBS dự báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp room tín dụng cho các ngân hàng ngay đầu quý III/2022, song Yuanta lại cho rằng, Ngân hàng Nhà nước có thể dời việc cấp room sang tháng 8 để tiếp tục theo dõi lạm phát.

    Tuy vậy, cũng như các năm trước, nhóm ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao, nợ xấu thấp, có mô hình quản trị rủi ro tốt (tuân thủ các chuẩn mực Basel II, Basel III, IFRS 9…), thực hiện tốt trách nhiệm hỗ trợ nền kinh tế (miễn giảm lãi suất và phí, tham gia tái cơ cấu 3 ngân hàng OceanBank, GPBank, VNCB) như Vietcombank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, TPBank, MSB... được dự đoán sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao. Ngược lại, các ngân hàng mạnh tay cho vay bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua có thể bị hạn chế room tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải.

    Ngoài room tín dụng, yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm 2022 là lãi suất. Hiện nay, 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước vẫn giữ nguyên mặt bằng lãi suất huy động, còn lại 100% ngân hàng TMCP tư nhân đều đã tăng lãi suất huy động. Trong khi đó lãi suất cho vay chưa thể tăng ngay mà có độ trễ nhất định. Điều này sẽ làm biên lãi thuần (NIM) của các ngân hàng nửa cuối năm có nguy cơ giảm, ngoại trừ một số ngân hàng duy trì được tỷ lệ CASA cao.

    Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi gia tăng tỷ trọng chiếm trung bình 27% trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng với đóng góp chủ yếu từ thu nhập dịch vụ cũng giúp các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận tích cực.

    Ẩn số nợ xấu năm nay cũng được coi là sẽ tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang thảo luận về việc có tiếp tục gia hạn Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) về cơ cấu nợ hay không. Thông tư 14 hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2022, nếu không được gia hạn, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng lên. Dù vậy, các chuyên gia phân tích của VCBS cho rằng, thời gian qua, các ngân hàng TMCP đã tăng trích lập dự phòng cho nợ cơ cấu, nên ngay cả khi Thông tư 14 không được gia hạn, áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng cũng sẽ không quá lớn.

    Nhìn chung, theo đánh giá của các chuyên gia, ngân hàng vẫn sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận lạc quan năm nay. Dù vậy, trong năm 2023 sẽ có sự phân hóa rõ rệt về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.

Chia sẻ trang này