Một số thông tin hữu ích về hiệp định thương mại tự do EVFTA

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Dung_Trump, 18/02/2020.

301 người đang online, trong đó có 120 thành viên. 05:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3156 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. Dung_Trump

    Dung_Trump Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    1.777
    - EU là một nền kinh tế rộng lớn với 27 thành viên có quy mô GDP khoảng 18000 tỷ USD, xuất khẩu Việt Nam sang EU năm 2019 đạt khoảng 41,5 tỷ USD và chỉ có 40% trong tổng số mặt hàng xuất khẩu sang EU được hưởng thuế 0%.

    - Ngay sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu với khoảng 85,6% số dòng thuế tuơng đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU. Sau 7 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực thì gần như 100% hàng hóa xuất khẩu sẽ được ưu đãi mức thuế 0%.

    - Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).

    Hai nội dung chính của hiệp định EVFTA cần quan tâm đó là thương mại hóa và thương mại đầu tư

    * Về thương mại hóa đó là sự cắt giảm thuế đối với các hàng hóa của VN khi xuất khẩu vào thị trường EU

    - Đối với dệt may thì 42,5% thuế xuất khẩu (nguyên liệu dệt) của VN sẽ được miễn thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và 100% sau 3-7 năm. Điều kiện được miễn thuế đó là chứng minh được nguồn gốc xuất xứ (từ vải trở đi) phải được sản xuất ở VN hoặc từ các nước có hiệp định FTA chung với EU như Hàn Quốc, Nhật Bản...

    EU là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 của VN (sau Mỹ) giá trị xuất khẩu năm 2018 là 4,1 tỷ USD, thị phần may mặc VN trong tổng kim ngạch nhập khẩu của châu Âu chỉ 3% cho nên dư địa của dệt may xuất khẩu vào thị trường Châu Âu là rất lớn khi hiêp định có hiệu lực

    Trong số các doanh nghiệp dệt may đang niêm yết trên sàn thì cơ cấu xuất khẩu vào thị trường EU trên tổng các thị trường xuất khẩu của các cty như sau:

    TNG chiếm 58%, MSH chiếm 30%, GMC chiếm 41%, VGG chiếm 17% và May10 chiếm 32%

    - Đối với thủy sản thì EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của VN (sau Mỹ) trong đó tôm là ngành được hưởng lợi nhất khi mà Châu Âu là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng hơn 20%. Xuất khẩu tôm Việt sang EU năm 2019 đạt gần 690 triệu USD và tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành năm 2018 là 1,44 tỷ usd. Hai doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào EU là FMC và MPC

    * Về thương mại đầu tư có 1 nội dung quan trọng đó là dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

    Tiêu chí để chọn là: sạch nợ xấu, hoạt động tín dụng cốt lõi và đáp ứng các tiêu chuẩn của NHNN

    - FTA là động lực chính phát triển BĐS KCN, Theo đó, các KCN của Việt Nam càng thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, thúc đẩy nhu cầu đối với BĐS công nghiệp trong nước. EVFTA cho thấy cam kết của Chính phủ đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo tại châu Á. Hoạt động thương mại song phương chắc chắn sẽ tăng và kéo theo đó là tăng nguồn vốn FDI. Theo ghi nhận của Savills, trong quá trình đợi hiệp định được kí kết, số lượng yêu cầu từ khách hàng EU cũng đã tăng lên.

    * Các ngành bị ảnh hưởng là dược phẩm, sưã, chăn nuôi

    Trước mắt để hiệp định có hiệu lực cần chờ Quốc Hội VN phê chuẩn thông qua vào tháng 7/2020 cũng như chờ các đơn đặt hàng mới từ thị trường EU, như vậy phải chờ đến Q4/2020 các doanh nghiệp xuất khẩu VIệt Nam mới bắt đầu hưởng lợi.
    laosunhotuoiVuthanhnguyen thích bài này.
  2. Homico

    Homico Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2018
    Đã được thích:
    178
    TNG chiếm 58%, MSH chiếm 30%, GMC chiếm 41%, VGG chiếm 17% và May10 chiếm 32%
    executiveDung_Trump thích bài này.
  3. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.564
  4. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    14.699
    Nó chiếm kim ngạch xuất khẩu chứ chắc gì đủ điều kiện hưởng mức thuế theo khuôn?
    Dung_Trump thích bài này.
  5. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.564
    Họ viết thế rồi mà còn ko chịu đi tìm hiểu. Định người khác dâng tận miệng nữa sao??;;);;)
  6. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.536
    2 ngân hàng cho evfta : acb, tcb
    Dung_Trump thích bài này.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.752
    Bác kia nói đúng đấy dệt may đòi hỏi xuất xứ đầu vào mà 4 thằng kia đều không đạt cả đâu :)
    Dung_Trump thích bài này.
  8. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    sao ko đạt, yêu cầu chỉ cần mua vải ở VN, HQ, Nhật là ok chứ có yêu cầu phải sx vải đâu mà ko đạt pro
  9. boyness

    boyness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/09/2014
    Đã được thích:
    1.348
    còn ô tô nhập khẩu từ EU thì sao bác ?
  10. merc2009

    merc2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    733
    đây chính xác là vấn đề giúp tăng trưởng dệt may và thủy sản thời gian tới mà nhiều bác cứ cố vẽ vời ong vẽbướm như kiểu nó ko có gì. Làm kinh doanh thì vấn đề thị trường là quan trọng nhất mà thị trường chuẩn bị rộng mở thì cớ gì lo ngại còn mấy thứ nguyên phụ liệu nó chắc chắn sẽ tăng trưởng theo sau để đáp ứng nhu cầu thị trường

Chia sẻ trang này