MSB update MBS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi doanngocthao1701, 08/11/2021.

1532 người đang online, trong đó có 612 thành viên. 20:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4146 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.096
    Khuyến nghị mua cổ phiếu MSB với giá mục tiêu 32.400 đồng/CP

    CTCK MB (MBS)

    Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ trong 9 tháng đầu năm 2021 của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB – sàn HOSE) với động lực chính đến từ khoản thu nhập hoạt động dịch vụ tăng gấp 5 lần so với 9 tháng đầu năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 3,200 tỷ đồng, vượt 26% so với kế hoạch đã đặt ra. Định giá cổ phiếu ở mức 32.400 đồng/cổ phần, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu MSB.

    Thông tin cập nhật: Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ. Thu nhập lãi thuần của 9 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng 37.6% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Thu nhập ngoài lãi tăng 107% với động lực chính đến từ khoản thu phí Bancasurannce từ Prudential diễn ra trong quý II/2021. Kết quả kinh doanh vượt trội 9 tháng đầu năm được đánh giá cao.

    Chất lượng tài sản cải thiện. Tỉ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với quý II, ở mức 1,95%. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 6 điểm cơ bản (0,06%) so với quý II cùng năm.

    Tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao và ổn định. Tỉ lệ CASA được duy trì trên 20% trong nhiều năm. Trong quý III, tỷ lệ CASA tăng lên 30%, tăng 253 điểm cơ bản so với quý II và 713 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái.

    Tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021. Vốn điều lệ của MSB sẽ được tăng lên trên 15.000 tỷ đồng, hơn 3.000 tỷ đồng trong năm nay. Nguồn vốn tăng thêm được tin rằng sẽ giúp MSB quản trị rủi ro cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc sau này

    Những vấn đề còn tồn tại, thách thức: Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra, tỉ lệ bao phủ nợ xấu của MSB hiện tại vẫn thấp hơn nhiều ngân hàng. Chi phí dự phòng được dự báo trong các quý sau có khả năng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của MSB

    Định giá cổ phiếu: Tại mức giá hiện tại 24.600 đồng/ cổ phiếu, chúng tôi khuyến nghị mua với cổ phiếu MSB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 32.400 đồng/ cổ phiếu phương pháp kết hợp R/I và P/B.
    Rolex4646Sakuravnjapan thích bài này.
  2. Sakuravnjapan

    Sakuravnjapan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2021
    Đã được thích:
    3
    12 tháng cơ á bác? Gần nhất target 1, 2 là bn bác? Và trong bao lâu?
  3. diquathoigian

    diquathoigian Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/10/2014
    Đã được thích:
    11.606
    KLB 24, NVB 29 cho nên đồng ý MSB tăng giá lên 32. Duyệt. Cho thực hiện ngay trong tháng 12 :D
  4. TigerAnGiang

    TigerAnGiang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2018
    Đã được thích:
    2.491
    VPB chú ý chú ý, nay mai gần 2 tỷ cp về TK, nó mà tăng là xác định vô trend nhé ... 44 là ít :))
  5. cuongnv1201

    cuongnv1201 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2018
    Đã được thích:
    319
  6. dongvu1

    dongvu1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2021
    Đã được thích:
    661
  7. mmocong

    mmocong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2021
    Đã được thích:
    100
    325 triệu cổ phiếu chuẩn bị giao dịch ù té sớm thôi ace ơi.
    TT Chim sợ cành cong Cứ mua T3 80% nđt Lỗ thanh khoản giảm -- TT vùng nhậy cảm. Nên tìm cổ tốt mua đợi báo cáo quý 4 thôi. ACE xem trong vide.
  8. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.096
    Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu MSB của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 23.000 đồng/cổ phiếu (từ 28.400 đồng).

    Nguyên nhân đến từ các yếu tố sau: (1) loại trừ khoản thu nhập từ việc thoái vốn FCCOM ra khỏi dự báo của chúng tôi, (2) giảm P/B mục tiêu xuống 1,3 lần (từ 1,5 lần), để phản ánh dư nợ tương đối cao của ngân hàng đối với các chủ đầu tư bất động sản.

    Trong ngắn hạn, chúng tôi giữ quan điểm tích cực đối với MSB với lợi nhuận trước thuế tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2022 (tăng 48% so với cùng kỳ) do mức nền so sánh tương đối thấp của nửa cuối năm 2021, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% trong nửa cuối năm 2022 và khả năng được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

    Trong 6 tháng đầu năm 2022, MSB công bố lợi nhuận trước thuế đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 6,9% so với cùng kỳ), mặc dù quý 2/2022 chỉ đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ.

    Nếu không bao gồm khoản phí trả trước từ hợp đồng bancassurance được ghi nhận một lần trong quý 2 năm 2021, lợi nhuận cốt lõi trong quý 2/2022 tăng 395% so với cùng kỳ.

    Tăng trưởng thu nhập lãi thuần nhảy vọt 39,5% so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng được duy trì ở mức cao (tăng 8,5% so với đầu năm), trong khi thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ.

    Chất lượng tài sản được cải thiện vượt kỳ vọng của chúng tôi (tỷ lệ nợ xấu giảm 29 điểm cơ bản xuống còn 1,5%), giúp ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng tín dụng là 115 tỷ đồng trong quý 2/2022. Tuy nhiên, hoạt động thanh lý tài sản gán xiết nợ có kết quả không khả quan đã phần nào tác động đến lợi nhuận của MSB trong 6 tháng đầu năm 2022.
  9. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.096
    Bất chấp giãn cách xã hội, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB – sàn HOSE) năm 2021 đạt 23.1%, thuộc top 25% ngân hàng có tăng trưởng tín dụng mạnh nhất. Chiến lược mạng lưới phân phối đa kênh, hoàn thiện kênh đối tác, và các kênh bán trực tiếp là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

    Hơn nữa, chiến lược phát triển hệ sinh thái số, kênh số và chiến lược chuỗi cũng sẽ tạo động lực tăng trưởng tín dụng cho MSB trong tương lai. Trong năm 2022, ngân hàng tiếp tục hai dự án chiến lược gồm thay mới Core-banking và xây dựng nhà máy số.

    Vào ngày 3/3/2021, MSB đã hoàn thành việc gia hạn hợp đồng bancassurance độc quyền với Prudential trong vòng 15 năm. Dự kiến, hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng đều 30% qua các năm cho MSB, chưa tính phí trả trước.

    Đến gần cuối tháng 8/2022, NHNN chưa có động thái nới room tín dụng. Do đó, chúng tôi điều chỉnh giảm tăng trưởng tín dụng năm 2022 của MSB còn 20%. Chúng tôi cho rằng xu hướng tăng lãi suất sẽ diễn ra nhanh chóng hơn vào nửa cuối năm 2022. Qua đó, duy trì ước tính NIM của MSB sẽ đạt 3,68%, không đổi so với năm 2021.

    Do tăng trưởng tín dụng của MSB được kỳ vọng sẽ chậm lại trong năm 2022, sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi điều chỉnh giảm giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MSB còn 29.500 đồng/CP. Dù vậy, nhờ các yếu tố nội tại của ngân hàng và sự cải thiện chất lượng tài sản, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu MSB.
  10. doanngocthao1701

    doanngocthao1701 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/12/2013
    Đã được thích:
    2.096
    Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB – sàn HOSE) có lợi thế chi phí vốn thấp khi sở hữu tỷ lệ CASA cao và cơ cấu vay liên ngân hàng cũng ở mức cao trong hệ thống. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và trái phiếu chính phủ cũng như giúp giảm chi phí vốn của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí huy động giảm mạnh và tỷ lệ CASA cải thiện khi nền kinh tế phục hồi trở lại cũng là yếu tố hỗ trợ cho chi phí vốn thấp của ngân hàng.

    Chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs dưới sự tư vấn của McKinsey mang đến sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trong kế hoạch tài chính từ năm 2023 – 2027, MSB cũng đặt ra mục tiêu tổng tỷ trọng của khách hàng cá nhân và SMEs không nhỏ hơn 60% tổng dư nợ. Với tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ, kỳ vọng MSB có thể mở rộng NIM cũng như thu hút thêm CASA và thu nhập dịch vụ trong tương lai.

    Tầm nhìn chuyển đổi số: Từ năm 2018, dưới sự tư vấn của McKinsey và BCG, MSB đã đẩy mạnh đầu tư cho số hóa nhằm bắt kịp với mô hình kinh doanh hiện đại của hệ thống ngân hàng thế giới. Việc chuyển đổi số không những giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động mà còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, từ đó đóng góp vào kết quả kinh doanh trong những năm sau.

    Tiềm năng của FCCOM: Việt Nam là thị trường màu mỡ cho mảng tài chính tiêu dùng với cơ cấu dân số vàng. Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tận dụng cơ hội này, MSB có thể đẩy mạnh dư nợ tiêu dùng thông qua kết hợp với ngân hàng số TNEX khi nền kinh tế dần hồi phục.

    BVSC kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động của MSB năm 2023, 2024 lần lượt đạt 12.822 tỷ đồng (tăng 20,0% so với năm trước) và 14.748 tỷ đồng (tăng trưởng 15%); lợi nhuận trước thuế đạt 6.210 tỷ đồng (tăng trưởng 7,3%) và 7.740 tỷ đồng (tăng trưởng 24,6%).

    BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho MSB với mức giá mục tiêu là 16.700 đồng/cp, tương đương mức lợi suất 18,4%.

    Rủi ro: Bối cảnh vĩ mô thế giới vẫn còn nhiều bất định có thể tác động tiêu cực đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Mảng kinh doanh trái phiếu Chính phủ (TPCP) có thể không mang lại kết quả tốt như các năm trước khi MSB đã hiện thực hóa lợi nhuận trong năm 2022 và 2023.
    Rolex4646 thích bài này.

Chia sẻ trang này