MSN!!! Theo mô hình AB=CD đáy 54.x; Theo sóng Symmetry đáy 50. 80% MSN sẽ đảo trend

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hermes, 14/12/2019.

2489 người đang online, trong đó có 995 thành viên. 21:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12525 lượt đọc và 84 bài trả lời
  1. SGABE

    SGABE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2016
    Đã được thích:
    1.622
    Mua bán sáp nhập không đơn thuần là phép tính cộng kết quả kinh doanh. Trong mỗi thương vụ, yếu tố thường được các bên quan tâm chính là giá trị cộng hưởng (Synergy), đây là khoản mà bên nhận chuyển nhượng thường phải trả thêm ngoài giá trị định giá tài chính riêng lẻ trong sổ sách.

    Trong thương vụ MCH (MSN) - VCM (VIC), giá trị cộng hưởng phần nào được thể hiện qua chiến lược phát triển tiếp theo của hai tập đoàn. Tuy nhiên đây chỉ là ý chí chủ quan của các bên tham gia, còn lại nhà đầu tư phải đặt ra nhiều câu hỏi hơn trong các thương vụ, vì mối quan tâm trọng yếu của họ vẫn là giá cổ phiếu và kế hoạch tăng trưởng. Đó cũng là vấn đề có thể MSN phải đối mặt với những câu hỏi của nhà đầu tư khi hoàn tất thương vụ sáp nhập với các chuỗi bán lẻ của VIC.

    Trong thương vụ sáp nhập đình đám của các công ty do 2 tỉ phú đô la sở hữu gần đây thì việc lật lại lịch sử tài chính của VIC hay VCM được nhiều nhà đầu tư thực hiện để đánh giá tương quan và dòng tiền.

    Với số liệu từ báo cáo tài chính VIC cho thấy dù mảng bán lẻ đang tăng trưởng tốt về doanh thu, vượt mức 1 tỉ đô la trong 9 tháng đầu năm nay, tuy nhiên mảng này chưa hề có lãi kể từ thời điểm chính thức vận hành năm 2014. Thậm chí, tổng số lỗ trước thuế lũy kế 5 năm lên tới con số gần 17.400 tỉ đồng. Số lỗ tỷ lệ thuận với đà tăng doanh thu của VIC trong mảng bán lẻ. Nhìn lại kết quả kinh doanh năm 2018, doanh thu tăng 47% thì số lỗ cũng tăng tới 35%. Trong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu bán lẻ của VIC tăng 70% tương ứng mức lỗ tăng 11%.

    Việc tăng trưởng các khoản lỗ hàng năm có thể là hệ quả của gia tăng điểm bán với tốc độ cao của VIC. Trong 2 năm qua tập đoàn này đã thâu tóm lần lượt Fivimart, Shop&go... để mở rộng điểm bán tối đa. Trong khi đó các điểm bán mới để đạt được mức hòa vốn không phải là điều dễ dàng. Điểm tích cực nhất trong thời gian qua là việc tăng trưởng doanh thu trên từng điểm bán của Vinmart đang vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành. Cụ thể Vinmart tăng trưởng 14%, Vinmart+ tăng 19%. Điều này đủ để khích lệ tinh thần MSN khi sở hữu 2 thương hiệu trên trong thời gian tới.

    Nhìn trên tổng quan của cả tập đoàn VIC thì bán lẻ vẫn chưa khi nào thoát lỗ kể từ lúc VIC lấn sân sang mảng này. Nhưng nhìn cận cảnh hơn về công ty quản lý trực tiếp các cửa hàng bán lẻ là VCM - Vincomerce thì nhiều nhà đầu tư ngạc nhiên với con số báo lãi lên đến 7.600 tỉ đồng sau thuế. Con số này cũng giúp VCM lọt vào top 50 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam năm 2018.

    Theo số liệu kết quả kinh doanh, VCM năm vừa rồi đạt doanh thu thuần hơn 19.000 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp khoảng 13%. Trong đó con số doanh thu hoạt động tài chính gần 14.200 tỉ đồng nâng mức lãi thuần của công ty này đạt 8.200 tỉ đồng, bất chấp chi phí tài chính trong đó có cả lãi vay tăng mạnh. Khoản lãi sau thuế 7.600 tỉ đồng vượt trội so với mức lỗ 1.400 tỉ đồng năm 2017. Năm 2019, nhiều khả năng VCM sẽ tiếp tục có thêm khoản doanh thu tài chính lớn đến từ việc bán 51,4 triệu cổ phiếu công ty mẹ VIC cho Tập đoàn SK (Hàn Quốc). Với mức giá bán 113.000 đồng/cổ phiếu, VCM có thể thu về hơn 5.800 tỉ đồng.

    Nhìn lại 2 năm qua, có thể thấy VCM - Vincomerce liên tiếp ghi nhận các khoản chi phí tài chính và ráo riết tái cơ cấu với việc nhập và tách các đơn vị thành viên. Nhiều nhà đầu tư đang đặt vấn đề VCM đang được dọn dẹp sạch sẽ các khoản lỗ, tận dụng triệt để doanh thu tài chính trước khi về MCH. Trong khi đó hoạt động kinh doanh thực tế mảng bán lẻ của VIC vẫn chưa đạt được điểm hòa vốn, đây sẽ là vấn đề MSN có thể phải đối diện với nhà đầu tư sau khi hoàn tất thương vụ.
  2. SGABE

    SGABE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2016
    Đã được thích:
    1.622
    Trong thương vụ này, một pháp nhân mới được thành lập là sự kết hợp giữa hai bên tạo nên Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ qui mô lớn nhất Việt Nam. Phương thức sáp nhập thông qua việc thỏa thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty Vincomerce và Công ty Vineco cho Masan Consumer Holding. Một thương vụ M&A chưa cho thấy rõ về giá trị thực tế giao dịch cũng khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi. Dù trước đó, Quĩ đầu tư thuộc Chính phủ Singapore (GIC) đã định giá Vinmart và Vinmart+ cao hơn cả Bách Hóa Xanh (chuỗi này đã đạt được điểm hòa vốn).

    Giá trị cộng hưởng (Synergy) có thể nhìn thấy trước mắt thông qua chiến lược phát triển của hai tập đoàn này có thể tìm tận dụng được những lợi thế của nhau. Hệ thống của Vincomerce có độ phủ lớn nhất Việt Nam. Đối với doanh nghiệp hàng tiêu dùng như MSN thì việc có được chuỗi phân phối sẽ kiện toàn được mắt xích cuối cùng trong hệ sinh thái của mình. Nếu nhìn xa hơn thì MSN có thể loại được đối thủ cạnh tranh ra khỏi kệ hàng của Vinmart, nhất là trong bối cảnh công ty thịt mát (MML) đang được MSN thúc đẩy lên sàn mới đây.

    Tuy nhiên, như đã nói trên, trong nhiều năm hoạt động, quy mô cửa hàng bán lẻ của Vinmart tăng trưởng nhưng khoản lỗ cũng tăng theo trên báo cáo tài chính của tập đoàn VIC. Trong khi đó kết qua kinh doanh chi tiết của Vinmart và Vinmart+ vẫn chưa được công bố chi tiết. Điều này cũng đặt ra sự lo ngại cho nhiều nhà đầu tư bình luận rằng MSN có thể phải “gánh” thêm phần lỗ từ hoạt động bán lẻ trực tiếp. Tất nhiên, số liệu trong báo cáo tài chính chưa nêu rõ đầy đủ chi tiết, và cũng khó lòng có con số chính xác về kết quả kinh doanh của riêng siêu thị VinMart và VinMart+ vì nhiều khoản doanh thu và chi phí trùng lặp với nhiều mảng khác.

    Trước mắt nhà đầu tư sẽ quan tâm giá trị của thương vụ bao nhiêu nếu không mua bán bằng tiền mặt mà thông qua hoán đổi cổ phiếu. Cơ cấu cổ đông ra sao. Vấn đề tiếp theo đối với chuỗi bán lẻ này là gì khi nhiều nhà phân tích cho rằng lỗ trên doanh số của Vinmart đang khoảng 10%, con số này với ngành bán lẻ không phải dễ dàng để san lấp.

    Trong bối cảnh đó, giá cổ phiếu MSN của Masan đã có những chuỗi ngày tồi tệ khi giảm liên tiếp xuống mức giá 55.000 đồng. Triển vọng trong ngắn hạn mù mờ khi giá trị cộng hưởng từ thương vụ M&A chưa thể hiện trong ngắn hạn đã có sự chiết khấu vào thị giá và cần thời gian để phản ánh triển vọng M&A trung dài hạn vào kết quả kinh doanh.
    --- Gộp bài viết, 15/12/2019, Bài cũ: 15/12/2019 ---
    Bác đọc bài viết trên tôi thấy là cô đọng nhất đấy.
  3. whitewood

    whitewood Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2019
    Đã được thích:
    829
    Em bắt nhẹ một ít giá 58. Tuần sau sẽ có hồi. Lãi là sút ngay sau đó tiếp tục nghe ngóng;;)
  4. SGABE

    SGABE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2016
    Đã được thích:
    1.622
    Đồng giá rồi bác.
  5. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.769
    MSN đánh chuẩn quá, ngoài sức tưởng tượng
  6. maulanh26

    maulanh26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2016
    Đã được thích:
    229
    Nay NN mua ròng lần đầu tiên
    Hết cung bán. Xác nhận đáy
  7. Hermes

    Hermes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/10/2014
    Đã được thích:
    41.769
    Bác đọc tiêu đề và coi chart 2 cái đường line màu xanh đó. Thấy lái đánh đúng kịch bản ko?
  8. maulanh26

    maulanh26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2016
    Đã được thích:
    229
    Like mạnh Hermes
    Nay Tây mua ròng như này thì xác nhận
  9. ThePhenomenalOne

    ThePhenomenalOne Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2018
    Đã được thích:
    1.165
  10. Chot_Loi_Non

    Chot_Loi_Non Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    445
    Tây tạm nghỉ tay rồi :D

Chia sẻ trang này