Mua BID khẩn cấp - Thủ tướng đã định hướng mong muốn hướng BID vào top 25 ASEAN!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 18/04/2017.

3559 người đang online, trong đó có 1423 thành viên. 14:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17641 lượt đọc và 171 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Trong thời gian qua thị trường đánh giá BID quá tệ trong khi các thứ đều tốt cả trong khi thủ tướng định hướng BID tầm cỡ quốc gia và vươn mạnh mẽ top 25 trong tầm khu vực mà chỉ số P/E chỉ bằng 60% của thị trường chung nghĩa là rẻ mạt so với thị trường trong khi BID là BLUCHIP chính hiệu!


    http://mnews.chinhphu.vn/Story.aspx?did=303277
    Thứ bảy 15/04/2017 19:39

    Thủ tướng mong muốn BIDV hướng vào tốp 25 ngân hàng thương mại lớn nhất ASEAN
    (Chinhphu.vn) - BIDV hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam nhưng không được tự bằng lòng mà cần phải nhìn xa trông rộng, có khát vọng vươn lên, có tầm nhìn dài hạn và xa hơn nữa, Thủ tướng phát biểu.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Sáng 15/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (26/4/1957-26/4/2017).

    Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã dự buổi lễ. Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou dự và chúc mừng BIDV.

    Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng đánh giá, trải qua chặng đường lịch sử 60 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.

    Trong thời điểm khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới, với trách nhiệm và vị thế là 1 trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất, BIDV đã tham gia dẫn dắt bình ổn thị trường tài chính, ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản, ổn định hệ thống. Đặc biệt, BIDV đã chủ động, tham gia tích cực, có trách nhiệm trong việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

    Qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, vươn lên trở thành ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam với quy mô tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, có trên 1.000 chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 25.000 cán bộ, nhân viên. Ngân hàng đóng góp ngân sách hằng năm 5.000 tỷ đồng. BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại tại 6 nước, đặc biệt là tại Lào và Campuchia.

    “Hôm nay, dù đúng vào dịp Tết cổ truyền (của Lào và Campuchia-BT) nhưng sự hiện diện của Chủ tịch Quốc hội Lào và đại diện Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã cho thấy sự đánh giá cao của các nước bạn đối với BIDV”, Thủ tướng nói.

    Bước sang giai đoạn phát triển mới, trong bối cảnh đất nước có những thời cơ thuận lợi nhưng cũng rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu là sứ mệnh trọng tâm của ngành ngân hàng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hệ thống ngân hàng phải chủ động, tích cực đổi mới và hội nhập, đón bắt và tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tập trung cơ cấu lại, nâng cao năng lực quản trị tài chính, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.


    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou dự và chúc mừng BIDV. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

    Phải nâng tầm khu vực và quốc tế

    “Thời gian tới, nhiệm vụ với BIDV là phải nâng tầm cỡ để trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu khu vực, mang tầm cỡ quốc tế. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là vinh dự, tự hào của BIDV”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị BIDV làm tốt một số trọng tâm.

    Một là, về chiến lược và tầm nhìn, BIDV hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam nhưng không được tự bằng lòng, mà cần phải nhìn xa trông rộng, có khát vọng vươn lên, có tầm nhìn dài hạn và xa hơn nữa, cả thị trường trong nước và trên phạm vi khu vực, quốc tế.

    Thủ tướng đề nghị BIDV phải có chiến lược kế hoạch trung hạn, hằng năm với nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu đạt được mục tiêu này mà trước mắt nằm trong tốp 25 ngân hàng thương mại lớn nhất ASEAN.

    Hai là, nâng cao năng lực tài chính. Hiện tại vốn điều lệ của BIDV tương đương khoảng 1,5 tỷ USD, thấp hơn các ngân hàng thương mại lớn trong khu vực. Đây là một hạn chế đối với yêu cầu mở rộng, phát triển hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn theo chuẩn mực quản trị quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực. Do đó, nâng cao năng lực tài chính là nhiệm vụ ưu tiên mà BIDV phải tập trung triển khai thực hiện tốt.

    Ba là, tăng cường ứng dụng CNTT, tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

    4. Cần xác định CNTT là sức mạnh, là công cụ trọng yếu để nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh. BIDV phải tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ cốt lõi để tăng cường năng lực quản trị, xây dựng nền tảng phát triển, phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Thiết lập các kênh kinh doanh và dịch vụ mới. Đồng thời, phải chú trọng công tác bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.

    [​IMG]
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động Hạng Nhất cho BIDV. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
    Bốn là, nâng cao năng lực quản trị điều hành dựa trên chuẩn mực quốc tế. BIDV cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, tạo điều kiện cho tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

    Năm là, bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh thuần túy, BIDV cần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra. Cần bám sát các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm cung ứng đủ nguồn vốn cho các chương trình phát triển KTXH, các công trình trọng điểm quốc gia, các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời tiếp tục tham gia làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả đầu tư tại nước ngoài.

    Cần tiếp tục là ngọn cờ đầu, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở Lào và Campuchia. Phải coi đây là nghĩa vụ quốc tế, là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước giao trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hội nhập và nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, trước hết là Lào, Campuchia và Liên bang Nga.

    Sáu là, với vai trò, trách nhiệm của mình, BIDV cần tiếp tục chủ động, tích cực tham gia hiệu quả vào việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và xử lý các ngân hàng yếu kém. Trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng thương mại Nhà nước phải là một trong những đối tác chủ lực để xử lý hiệu quả vấn đề này.

    “Cuối cùng, để làm được tất cả những việc nêu trên, BIDV phải đặc biệt chú trọng xây dựng bộ máy và nguồn lực. Đây là yếu tố căn bản dẫn đến mọi thành công. Ngân hàng kinh doanh chữ tín, có con người là có tất cả. Chọn được con người tốt thì mới tạo dựng và giữ được niềm tin”, Thủ tướng phát biểu và đề nghị đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài phải là một nhiệm vụ trọng tâm của BIDV, trong đó lưu ý đến việc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 về chống suy thoái, chống tham nhũng, chống chuyển hóa, tự diễn biến.

    Nhân dịp Tết cổ truyền của Lào và Campuchia, Thủ tướng xin chúc mừng đồng chí Pany Yathotou, Chủ tịch Quốc hội Lào, các vị trong đoàn đại biểu Lào và Campuchia tham dự buổi lễ một năm mới mọi điều tốt đẹp.

    Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho BIDV.

    Cũng tại buổi lễ, BIDV đã đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Nhà nước CHDCND Lào, Huân chương Monisaraphon hạng Moha Sereivath của Quốc vương Campuchia.
    Đức Tuân



    Đồng thời kết quả kinh doanh BID tốt hơn cả năm 2015 lúc giá tận 28k!
    [​IMG]

    Năm 2016, BIDV đạt lợi nhuận trước dự phòng đạt 17.009 tỷ đồng, sau khi trích lập 9.274 tỷ đồng, tương đương gần 55% lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế còn 7.735 tỷ đồng.

    * Về nợ xấu:
    - Thép giải quyết tồn kho và đã sáng hoàn toàn thì phần nợ xấu ngành thép đã giải quyết xong.
    - Giá Cao Su tăng trưởng mạnh cuối năm 2016 đến nay nhưng nợ xấu ngành này bắt đầu giải quyết vào quí I/2017 do tính chất mùa vụ nên tạm thời quí I/2017 mới giải quyết dần.
    - Giá dầu ngành này tạm thời không vấn đề do lợi nhuận thặng dư các năm trước còn lại.
    - BĐS ngành này mặc dù năm 2016 bắt đầu ấm dần nhưng do ảnh hưởng TT200 của BTC yêu cầu bắt buộc phải chiếm 90% doanh thu mới đươc hạch toán nên tạm thời phần này từ cuối năm 2016 gần như chưa giải quyết do yếu tố đặc thù muốn bán trên 90% thì phải có thời gian nên từ quí I/2017 mới giải quyết dần.


    * Về vĩ mô Năm 2016, Kinh tế đã chính thức ổn định khi:
    - BDS ấm dần doanh nghiệp vượt qua vùng trũng của nền kinh tế.
    - Hàng hóa cơ bản tăng khá cao về giá Thép, Cao Su,...
    - Vùng khó khăn nhất của Doanh nghiệp đã qua.
    - Hầu hết doanh nghiệp tăng tốc mạnh mẽ.

    * Năm 2017 là năm kinh tế tăng trưởng khá với 2016 và BID đại diện cho sự mạnh mẽ đó khi:
    - Lạm phát đã ổn định.
    - Chỉ số GDP đặt mục tiêu 6.7% tăng khá cao so với 6.21% của năm 2016.
    - 2 Tháng đầu năm chỉ số PMI tăng tốc mạnh mẽ cao nhất 21 tháng vô địch Đông Nam Á đạt 54.2đ (trên 50 điểm là an toàn).
    - BID giờ chất hơn 2015(năm mà BID sáp nhập MHB, trước kia MHB chuyên trị về BĐS) nhiều trong khi P/E 9.27(chưa tính cổ tức) đúng ra phải phải 25-30!
    - Bắt đầu từ quí I/2017 thì TT200/ của BTC về chế độ kế toán Doanh nghiệp các doanh nghiệp phải hạch toán trên 90% mới được hạch toán doanh thu thì lúc đó tiền đổ ào ào về Bank!

    * Đỉnh cao đẳng cấp, tương lai chói sáng!
    - Đỉnh cao đẳng cấp: Năm 2016 hầu hết các bank mang tính phòng thủ lớn thì BID chủ động hỗ trợ doanh nghiệp mạnh mẽ do định hướng được tương lai dù lợi nhuận 2016 tăng cực kỳ mạnh mẽ cao nhất trong dòng Bank tăng trưởng rất mạnh so với 2015 nhưng do mục đích hỗ trợ doanh nghiệp nên BID trích lập dự phòng khủng khiếp tận 55% từ con số 17000 tỉ và giờ đây mọi thứ sáng dần thì hào quang từ thương hiệu quay lại do trong khó khăn nhất BID vẫn đồng hành cùng doanh nghiệp.

    • Năm 2016, BIDV đạt lợi nhuận trước dự phòng đạt 17.009 tỷ đồng, sau khi trích lập 9.274 tỷ đồng, tương đương gần 55% lợi nhuận thì lợi nhuận trước thuế còn 7.735 tỷ đồng.
    • Vietcombank cũng dành tới 43% trong tổng số 14.927 tỷ đồng lợi nhuận kiếm được cho trích lập, lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Vietcombank đạt 8.517 tỷ đồng.
    • Chỉ dành 37% của lợi nhuận kiếm được là 13.552 tỷ đồng, Vietinbank là ngân hàng chi thấp nhất trong khối Nhà nước chi cho khoản này.
    - Tương lai chói sáng: Khi khó khăn nền kinh tế nhất đã qua thì thương hiệu bắt đầu mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng hành cùng doanh nghiệp, phần trích lập khủng khiếp quay về và năm 2017 tăng tốc mạnh mẽ.
    • NHNN chủ trương hạ tiêu chuẩn TT39 hỗ trợ doanh nghiệp thì ngoài trích trích lập dự phòng quay về và hệ số CAR thì miễn bàn.
    • Cổ tức 8.5% năm 2016 dễ dàng hóa giải (vẫn còn 1 phương án đơn giản nhất hay nhất là tìm đối tác nâng hệ số CAR khi NHNN hiện đang nắm tận 95.28% khi có cổ đông chiến lượt)
    • Lợi nhuận trích lập khủng khiếp năm 2016 quay về cộng thêm phần kinh doanh năm 2017 thì còn gì tuyệt vời hơn.
    * Về ROOM, ETF:
    - Hiện NHNN(SBV) nắm 95.28% là tỉ trọng nắm chi phối quá lớn nên việc giảm % chi phối của NHNN là điều đương nhiên nên việc nới ROOM gần như là chắc chắn trong năm nay khi mùa ĐHCĐ đang cận kề để tìm đối tác chiến lượt mà việc ưu tiên có lẽ tính đến yếu tố chính trị nên việc chọn hiện giờ chỉ có Nhật hay Mỹ mà thôi.

    - ETF do tỉ trọng NHNN còn nắm trên 95% nên trong năm 2015 đã một lần định vị và năm nay là năm mà ETF sẽ định vị chính xác hơn khi mọi thứ đối với BID gần như hoàn hảo: Thương hiệu số 1, Giao dịch số 1, đẳng cấp số 1, tương lai số 1,....đúng với mã đại diện cho thị trường chung.

    * Từ 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện quy chế cho vay mới. Cùng thời điểm, khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính cũng có hiệu lực.

    Thông tư 39 cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    Thông tư 39 cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
    Last edited: 18/04/2017
    gerrard7557 thích bài này.
  2. tranding78

    tranding78 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    9.737
    vào CTG khỏe hơn non BID toàn bị bán khống thôi
    gerrard7557 thích bài này.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thủ tướng đã phát biểu thì thằng nào bán khống thằng đó dễ chết!
    gerrard7557 thích bài này.
  4. minhminh5018

    minhminh5018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2014
    Đã được thích:
    1.437
    Tưởng ACB mới khủng chứ?!
    gerrard7557 thích bài này.
  5. Newcomer070413

    Newcomer070413 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2015
    Đã được thích:
    180
    tụi nó chưa chết mình chết trước bác ợ hic hic, 18 về 16 rồi, muốn xỉu lưôn hahha
  6. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.278
    BID vĩ mô hơi phức tạp, ngắn hạn bắt ok đấy
  7. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    60.960
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Về vĩ mô với một đống dự phòng khi BĐS ấm hiện giờ thì họ trả nợ lúc đó BID sáng nhất rồi, bởi BĐS thì bank phải trích lập dự phòng rũi ro tận 200%.

    Trong khi BID tất cả mọi thứ đều đi đầu gần như trong mọi lĩnh vực!
    Last edited: 18/04/2017
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ngân hàng “đói” nguồn vốn tự có
    Hoàng Ngọc Khanh
    Thứ Ba, 18/4/2017, 07:33 (GMT+7)
    [​IMG]
    Các ngân hàng đã liên tục có các động thái nhằm tăng cường huy động nguồn vốn tự có. Ảnh: HẢI NGUYỄN
    (TBKTSG) - Việc huy động nguồn vốn tự có (Regulatory capital)(1) đối với các ngân hàng Việt Nam vào thời điểm hiện tại được xem là rất khó khăn. Mặc dù vậy, các ngân hàng đã liên tục có các động thái nhằm tăng cường huy động nguồn vốn tự có. Tại sao lại như vậy?

    Liên tiếp các đợt phát hành cổ phiếu, giấy tờ có giá

    Các ngân hàng có thể tăng nguồn vốn tự có theo một trong hai cách.

    Thứ nhất, tăng vốn tự có cấp 1 (Tier 1). Theo đó, ngân hàng sẽ phải phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông để tăng vốn điều lệ (Charter capital). Đáng chú ý là trường hợp của Techcombank, khi ngân hàng này vừa đưa ra kế hoạch phát hành tăng vốn thêm 5.000 tỉ đồng cho các cổ đông hiện hữu để trình tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo của VPBank cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ(2) cổ phiếu, trị giá khoảng 1.400 tỉ đồng.

    Thứ hai, tăng nguồn vốn tự có cấp 2 (Tier 2). Theo đó, các ngân hàng sẽ phải phát hành các loại giấy tờ có giá (GTCG) với các điều kiện của một khoản nợ thứ cấp. Theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), các khoản nợ thứ cấp có ba đặc điểm chính, bao gồm: (i) Có thời hạn tối thiểu là năm năm (ii) Trong trường hợp giải thể, thanh lý hoặc ngân hàng phá sản thì người sở hữu các khoản nợ thứ cấp sẽ chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác (iii) Các khoản nợ thứ cấp đều là không có tài sản đảm bảo.

    Các động thái tăng vốn tự có của một số ngân hàng trên đây được xem là những bước đi đầu tiên nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới. Theo các thông lệ quốc tế thì ngân hàng nào có hệ số CAR càng lớn sẽ càng được các cơ quan quản lý tạo điều kiện về mặt chính sách để mở rộng quy mô.
    Để tăng vốn tự có cấp 2, các TCTD có thể phát hành trái phiếu hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit - CD). Nếu như các ngân hàng hoàn toàn tự chủ động trong việc phát hành CD thì khi phát hành trái phiếu họ sẽ phải báo cáo lên Bộ Tài chính. Trong trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng(3) thì còn cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vietcombank và ACB là hai ngân hàng đã thực hiện các đợt phát hành trái phiếu với kỳ hạn 10 năm vào tháng 12-2016. Khối lượng vốn mà hai ngân hàng này lần lượt huy động được là 2.000 và 3.000 tỉ đồng. Trong khi đó, Sacombank và Nam Á đã phát hành CD với kỳ hạn bảy năm trong tháng 2 và 3-2017.

    Cửa hẹp tăng vốn tự có cấp 1

    Trong hai cách tăng nguồn vốn tự có nói trên, cách tăng vốn tự có cấp 1 thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu mà Techcombank (TCB) đưa ra được đánh giá là khó khăn hơn khi thời gian qua một số ngân hàng đã thất bại với cách này. Vì sao TCB lại chọn cửa hẹp này?

    Trước tiên, đó là việc cổ phiếu của TCB đã tăng liên tục trong vòng một năm qua, từ mức 11.000 đồng/cổ phiếu lên mức khoảng 27.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm hiện tại. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2016 và một kế hoạch hoạch đầy tham vọng cho năm 2017 là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu của TCB tăng gấp 2,5 lần.

    Tiếp đó là yếu tố TCB vẫn còn đang treo một khoản lợi nhuận chưa phân phối rất lớn trên bảng cân đối, lên tới hơn 5.000 tỉ đồng tại thời điểm 31-12-2016.

    Yếu tố cuối cùng chính là động thái của TCB trong những năm gần đây. Chưa rõ con số nợ xấu thực tế của Techcombank là bao nhiêu nhưng trong vòng năm năm qua (2012-2016), ngân hàng này đã trích lập khoảng trên 12.000 tỉ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, bình quân 2.400 tỉ đồng/năm. Đây là mức trích lập cao nhất so với các ngân hàng có cùng quy mô, như ACB trích lập 4.500 tỉ, Sacombank 5.500 tỉ, VPBank 10.900 tỉ. Với việc có đến 80% các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay có liên quan đến lĩnh vực bất động sản thì khả năng thu lợi nhuận từ việc hoàn nhập dự phòng của TCB trong tương lai là rất lớn, đặc biệt khi mà thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ổn định và bền vững hơn.

    Một mũi tên nhắm ba mục tiêu khác nhau

    Dù thực hiện với cách nào thì việc huy động nguồn vốn tự có trong thời điểm hiện tại được xem là rất khó khăn. Con số nợ xấu thực tế của từng ngân hàng là bao nhiêu vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông đã mất toàn bộ vốn khi đầu tư vào ba ngân hàng đã bị NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng. Ngoài ra, một số ngân hàng đã và đang bị NHNN kiểm soát đặc biệt do nợ xấu đã bào mòn gần như toàn bộ vốn góp của các cổ đông. Do đó, họ sẽ chỉ bỏ tiền đầu tư nếu các ngân hàng có thể đem lại một mức lợi tức kỳ vọng hấp dẫn (Return on Investment - ROI) trong tương lai.

    Mặc dù vậy, trước viễn cảnh hàng loạt quy định của NHNN nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng đã, đang và sắp có hiệu lực trong thời gian tới thì động thái tăng vốn tự có của các ngân hàng vào thời điểm hiện tại được xem là một mũi tên nhằm hướng tới ba mục tiêu khác nhau.

    Thứ nhất, theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN thì tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 60% xuống còn 50% kể từ ngày 1-1-2017 và tiếp tục giảm xuống 40% kể từ ngày 1-1-2018. Theo ước tính, trong khi 85-90% nguồn vốn huy động của các ngân hàng hiện nay là ngắn hạn (dưới 12 tháng) thì các khoản cho vay trung và dài hạn lại chiếm đến 65-70%. Do đó, các ngân hàng đã và đang gặp nhiều khó khăn để tuân thủ quy định trên.

    Chính vì vậy, trong cuộc họp giữa NHNN và 21 ngân hàng thương mại diễn ra ngày 3-4-2017 thì hầu hết các ngân hàng đều kiến nghị giãn tiến độ áp dụng quy định trên.

    Thứ hai, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn Basel 2 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. CAR của hệ thống các ngân hàng Việt Nam tính đến ngày 31-12-2016 hiện ở mức 12,8%. Con số này có thể thấp hơn nhiều nếu như tính theo chuẩn mực Basel 2. Trong khi đó, CAR của hệ thống ngân hàng Thái Lan và Indonesia theo Basel 3 lần lượt ở mức 17% và 21,4%.

    Thứ ba, có dư địa để tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Với hệ số rủi ro lên tới 200%, thì nếu các ngân hàng càng giải ngân vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì hệ số CAR càng giảm xuống. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đã và đang phát triển, việc tăng vốn tự có là một yêu cầu chính đáng của các ngân hàng.

    Các động thái tăng vốn tự có của một số ngân hàng trên đây được xem là những bước đi đầu tiên nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới. Theo các thông lệ quốc tế thì ngân hàng nào có hệ số CAR càng lớn sẽ càng được các cơ quan quản lý tạo điều kiện về mặt chính sách để mở rộng quy mô. Chính vì vậy, nhiều khả năng thị trường chứng khoán lại chuẩn bị đón một làn sóng tăng vốn mới từ các ngân hàng trong thời gian tới.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083

Chia sẻ trang này