Mua BID khẩn cấp - Thủ tướng đã định hướng mong muốn hướng BID vào top 25 ASEAN!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 18/04/2017.

194 người đang online, trong đó có 77 thành viên. 05:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17642 lượt đọc và 171 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Giờ chỉ có tôi với bác ra quán lề đường uống coffe bắp rang cho rẽ,....:(
    Newcomer070413 thích bài này.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 08:36 Thứ tư, 26/04/2017
    Quốc Cường Gia Lai bán dự án Phước Kiển thu khoảng 1.300 tỷ tất toán nợ vay với BIDV
    [​IMG]
    Duy Khánh

    (NDH) Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) cho biết ngày 31/03/2017 vừa qua đã nhận số tiền tạm ứng 50 triệu USD từ đối tác là Công ty Cổ phần Đầu tư Sunny Island (Sunny) để tất toán nợ vay với BIDV Quang Trung.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Đây là nội dung thuộc mục sự kiện quan trọng trong năm tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2016 của QCG vừa công bố.

    Trước đó, ngày 15/10/2016, QCG cho biết đã ký kết với Công ty Sunny một biên bản thỏa thuận ghi nhớ, theo đó QCG sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển của Quốc Cường cho Sunny.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, do dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng và hai bên đang trong quá trình đàm phán về việc chuyển nhượnng nên tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, Quốc Cường và Sunny đã thanh lý biên bản nêu trên.

    Việc chuyển nhượng dự kiến hoàn tất trong năm tài chính 2017. Số tiền 50 triệu USD (ứng với khoảng 1.300 tỷ đồng) QCG đã nhận của Sunny sẽ được dùng để cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai khi việc đàm phán và chuyển nhượng được hoàn tất.

    Công ty Cổ phần Đầu tư Sunny Island có vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trụ sở chính tại số 8 Nguyễn Huệ quận 1 TP HCM, người đại diện pháp luật là bà Chang Ly.

    Tính đến cuối năm 2017, QCG đang có tổng nợ phải trả 4.209 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, khoản vay lớn nhất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chính nhánh Quang Trung trị giá 1.376,6 tỷ đồng đáo hạn ngày 31/03/2017. Được biết, trong khoản nợ đáo hạn này có 1.086,8 tỷ là tài trợ cho dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
    Newcomer070413 thích bài này.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    08:36 | 26/04/2017
    Bản in Email
    Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu: Khoanh vùng điểm nóng của hệ thống NH
    Xử lý nợ xấu càng chậm tổn thất nền kinh tế càng không thể đo đếm được. Mà xử lý nợ xấu của các TCTD hiện tại đang gặp nhiều vướng mắc lớn; Thứ nhất là vấn đề lãi dự thu. Thứ hai là xử lý tài sản đảm bảo; và thứ ba là quyền của chủ nợ đang bị yếu thế.

    [​IMG]Không thể trì hoãn việc xử lý nợ xấu
    [​IMG]Khi nhìn nhận về nợ xấu đã thay đổi
    [​IMG]Tái cơ cấu và xử lý nợ xấu: Cần bước đi mạnh mẽ, lộ trình hợp lý
    [​IMG]Tăng quyền xử lý tài sản bảo đảm cho TCTD và VAMC
    [​IMG]
    Ông Lê Xuân Nghĩa
    Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đến sự cần thiết và tính cấp bách của việc sớm ban hành khuôn khổ pháp lý riêng mang tính chuyên ngành để cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu. Quyết nghị sau phiên họp này, NHNN tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, chỉnh lý hoàn thiện theo hướng xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD và các luật có liên quan trình đồng thời Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

    Vì sao phải cấp bách ban hành ngay nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu thay vì Luật Hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia để hiểu rõ hơn về chủ trương này.

    Tại sao cần phải có nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu, thưa ông?

    Xử lý nợ xấu càng chậm tổn thất nền kinh tế càng không thể đo đếm được. Mà xử lý nợ xấu của các TCTD hiện tại đang gặp nhiều vướng mắc lớn; Thứ nhất là vấn đề lãi dự thu. Thứ hai là xử lý tài sản đảm bảo; và thứ ba là quyền của chủ nợ đang bị yếu thế.

    Để giải quyết được những vấn đề lớn này, một nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu là cần thiết để tập trung xử lý có trọng tâm, trọng điểm. Dự thảo Nghị quyết đã đưa ra những giải pháp “đánh trúng” điểm cốt yếu trong xử lý nợ xấu của các NH. Trong dự thảo nghị quyết có những quy định hỗ trợ các NHTM xử lý dần lãi dự thu khi cho phép giãn thời gian xử lý tối đa là 10 năm. Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất để các NHTM có thời gian thực hiện tăng thêm vốn điều lệ, củng cố được nền tảng tài chính hiện đang rất yếu và dãn tiến độ trích lập DPRR. Đấy là điều các NH đang ở nhóm trung bình trở xuống đều quan tâm.

    [​IMG]
    Một nghị quyết riêng về xử lý nợ xấu là cần thiết để tập trung xử lý có trọng tâm, trọng điểm
    Việc cho phép NH xử lý dần lãi dự thu tác động mạnh đến xử lý nợ xấu. Như tôi biết, có những tài sản trước đây thế chấp vay NH hơn trăm tỷ nhưng bây giờ nếu bán đi chỉ khoảng vài chục tỷ đồng. Nếu bán tài sản này, NH đó lỗ ngay vài chục tỷ đồng. Lãi dự thu giảm chuyển thành nợ xấu. Với một NH kinh doanh cả năm chỉ lãi vài chục tỷ thì chỉ cần xử lý một tài sản như vậy coi như lỗ luôn, buộc họ phải tiếp tục hạch toán lãi.

    Quy định như vậy có tác động mạnh đến hạch toán làm cho NH mạnh dạn xử lý nợ xấu. Tình trạng lãi giả lỗ thật cũng biến mất, đưa họ về thực tế. Đồng thời hạn chế thất thoát cho NH. Bởi có một thực tế, NH không dám bán nhưng cũng không dám thu hồi tài sản về. Con nợ tiếp tục sử dụng tài sản để cho thuê, kinh doanh, con nợ thu lợi nhuận, còn NH lại thiệt.

    Đối với vấn đề xử lý tài sản đảm bảo, lâu nay theo quy định hiện hành NH vẫn xử lý, tuy không được nhiều do quy định hiện còn nhiều vướng mắc… Dự thảo Nghị quyết này sẽ giải quyết được những trở ngại trên thông qua các quy định chặt chẽ, giao trách nhiệm tới từng cơ quan liên quan hỗ trợ TCTD thu hồi, xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, theo tôi Dự thảo Nghị quyết cần bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề để cho việc xử lý nợ xấu được trôi chảy hơn.

    Cụ thể, Dự thảo Nghị quyết nên bổ sung những quy định gì thưa ông?

    Theo tôi, ngoài quyền thu hồi, phát mại, cần phải tăng quyền của chủ nợ trong việc tổ chức đấu giá mới tạo điều kiện cho nhà kinh doanh trên thị trường mua bán nợ thực hiện mua bán dễ dàng. Ví dụ, nếu đầu thầu, đấu giá tài sản không thành công, chủ nợ có quyền đơn phương đấu giá. Trong trường hợp phải kiện ra toà, toà sẽ áp dụng trình tự rút gọn cho chủ nợ giúp cho thời gian xử lý nợ được rút ngắn.

    Vấn đề nữa, theo quy định tại Thông tư 39, trong trường hợp phát mại tài sản không đủ trả gốc và lãi, con nợ vẫn tiếp tục phải trả nợ. Quy định này cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, cần xem xét lại. Theo quan điểm của tôi, con nợ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số tài sản đảm bảo vì giá trị tài sản, giá trị khoản vay, tỷ lệ vay đều do NH định giá.

    Thị trường mua bán nợ được đánh giá là kênh xử lý nợ xấu khá hữu hiệu. Vậy tại sao tại Việt Nam vẫn chưa thể phát triển được thị trường này, thưa ông?

    Lâu nay, nhiều nhà đầu tư muốn mua lại nợ từ VAMC lẫn NHTM nhưng họ vướng mắc thực trạng tài sản đảm bảo không rõ ràng, không “sạch”. Có những TSĐB chưa giải phóng mặt bằng nhưng NH vẫn buộc phải lấy về nhận nợ, có những tài sản tranh chấp về quyền sở hữu… dẫn đến thực trạng một TSĐB nhiều chủ nợ, nhiều con nợ.

    Để hình thành thị trường mua bán nợ có thanh khoản thì điều kiện tiên quyết tài sản phải sạch tức là hồ sơ pháp lý trong sạch, hiện trạng không tranh chấp, thủ tục mua bán sang tên đổi chủ nhanh… Thời gian tới, theo tôi, các NHTM và VAMC cần phải phân loại TSĐB với mức độ rủi ro khác nhau. Gói nào “gọn” để riêng xử lý trước. Gói nào còn khiếm khuyết để riêng tiếp tục bổ sung xử lý sau này. Với cách làm này sẽ tạo một lượng lớn hàng hoá sạch giúp người đi buôn trên thị trường mua bán nợ đắt hàng hơn khi cung - cầu gặp nhau.

    VAMC cũng đang kỳ vọng khi tăng vốn sẽ thực hiện mua bán nợ theo giá thị trường. Nhưng việc này có vẻ không dễ?

    Đúng vậy. Tôi cho rằng, VAMC đang vấp phải khó khăn cả về thể chế lẫn nguồn lực. Hiện tại, VAMC đang là cơ quan hành chính nhà nước không phải là cơ hạch toán kinh doanh thực sự. Vì vậy, quy định chức năng nhiệm vụ quy chế hoạt động VAMC không đủ mạnh để giải quyết nhanh các khoản nợ. Và đồng thời cũng không đủ thông thoáng để họ tiến hành mua bán nợ theo phương thức kinh doanh.

    Chính vì lẽ đó, nếu tiếp tục duy trì VAMC thì phải giải quyết pháp nhân cho VAMC như là một tập đoàn công ty TNHH một thành viên theo phương thức hạch toán kinh doanh hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường. Như vậy, những khoản nợ VAMC mua bằng TPĐB được họ xử lý theo cơ chế thị trường. Tức là chấp nhận mua bán có lãi - lỗ. Có những món nợ chấp nhận bán lỗ chứ không phải món nào cũng phải lãi. Nhưng tổng số nợ mua vào bán ra đảm bảo có lãi. Để giải quyết được vấn đề trên theo tôi, quan trọng nhất là tạo cơ chế cho VAMC.

    Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện có nghị quyết này thì việc phát mại tài sản thu hồi nợ vẫn còn gặp nhiều vấn đề. Chắc chắn hình thành thị trường mua bán nợ còn gặp nhiều trở ngại lớn trừ khi có Luật bổ sung sửa đổi các luật liên quan đến TSĐB thì mới có thể giải quyết dứt điểm vấn đề xử lý nợ xấu.

    Xin cảm ơn ông!
    Newcomer070413 thích bài này.
  4. Newcomer070413

    Newcomer070413 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2015
    Đã được thích:
    180
    haiz, BID giờ tuỳ lái rồi cụ, bao nhiêu tin tức cũng không ăn thua ahahhaah
  5. Pham Van Duy

    Pham Van Duy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2014
    Đã được thích:
    292
    Mẹ kiếp bán BHS, LDG mua BID. Xui xẻo nhất Hose
    romero235 thích bài này.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Lệnh vào đùng đùng mà éo biết lên k,...
    Newcomer070413 thích bài này.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 13:48 Thứ tư, 26/04/2017
    Quỹ nước ngoài: Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã minh bạch hơn
    Theo Bá Ước - Nguồn CityAM/nhipcaudautu.vn

    Quỹ T. Rowe Price Frontier Markets Equity sẽ tiếp tục đầu tư vào ngân hàng, bất động sản và xây dựng, và chú ý hơn tới ngành tiêu dùng.

    Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm của ông Oliver Bell, giám đốc danh mục đầu tư tại T. Rowe Price Frontier Markets Equity, vốn là quỹ đầu tư chuyên về thị trường cận biên:

    Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và đang có những sự thay đổi lớn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm mạnh thời gian qua. Đây là một trong những trọng điểm đầu tư của quỹ T. Rowe Price Frontier Markets kể từ giữa năm 2014.

    [​IMG]

    Gần đây, chúng tôi đã tham dự hội nghị đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, nơi chúng tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều công ty, chuyên gia trong ngành, cũng như đại diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

    Gần 200 nhà đầu tư nước ngoài và khoảng 200 nhà đầu tư trong nước đã tham dự hội nghị này. Việt Nam đã trở lại trên bản đồ đầu tư thế giới và ai cũng đều nói rằng đây là một điểm đến hàng đầu châu Á, dù vẫn còn một số rủi ro.

    Nền kinh tế vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng

    Nền kinh tế Việt Nam đã có 5 năm tăng trưởng ổn định và tương lai vẫn rất hứa hẹn, với mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm 2017. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng, với ngành điện tử là lĩnh vực thu hút vốn chủ chốt, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất lớn. Điều đáng chú ý là 70% kim ngạch xuất khẩu hiện nay của Việt Nam là đến các doanh nghiệp FDI, với Samsung Electronics chiếm 30%.

    Lạm phát đang tăng lên, nhưng vẫn dưới 5%. Về mặt lịch sử, lạm phát luôn là chỉ báo cho một đợt vỡ bong bóng tiềm năng, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao chỉ số này. Và nền kinh tế này cũng có nhiều điểm yếu. Thâm hụt tài khóa đang ở mức 6% GDP, trong khi tỷ lệ nợ trên GDP là 65% đã chạm trần của chính phủ, do đó,chính phủ Việt Nam đang nỗ lực phối hợp để kiềm chế tỷ lệ này.

    Việc Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị trì hoãn là một điều không may, nhưng tới nay thì nó cũng chưa có tác động thực sự lên nền kinh tế. Có chăng việc TPP không được Mỹ thông qua có thể có tác động trong dài hạn, do so với các thị trường cận biên khác thìmô hình tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận thị trường Mỹ và các nước phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam đã có những cuộc đàm phán về các hiệp định thương mại song phương các nước như Mỹ, vì vậy chúng ta không nên quá lo ngại.

    Chú ý vào mảng bất động sản

    Một trong những lý do chúng tôi gia tăng tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam khoảng giữa năm 2014 là vì có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường bất động sản đã chạmđáy. Điều thú vị bây giờ là sau gần ba năm, phân khúc cao cấp nhất của thị trường bất động sản hiện đang có dấu hiệu thừa cung.

    Tuy nhiên, nếu xét tới nhân khẩu học, có thể thấy quá trình đô thị hóa đang thu hút khoảng 1 triệu người đến các thành phố lớn mỗi năm. Tuổi trung bình của người dân là dưới 31, với 45 phần trăm dân số dưới 30 tuổi. Điều này tạo ra nhu cầu rất mạnh ở phân khúc trung bình và thấp củathị trường bất động sản.

    Phân khúc cao cấp sẽ bị thừa cung, nhưng các nhà đầu tư có vẻ khá lạc quan vào thời điểm này. Tuy nhiên, lãi suất vay mua nhà đã tăng cao hơn, khoảng từ 7% đến 10%, so với với lợi suất cho thuê tương đối thấp (khoảng 6%), điều này có thể tạo ra áp lực cho phân khúc cao cấp.

    Hệ thống ngân hàng đã minh bạch hơn

    Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng là một mối lo, nhưng trong chuyến đi này tôi đã được trấn an rằng những vấn đề của quá khứ đang được xử lý. Mọi người đã trở nên trung thực hơn. Một trong những ngân hàng mà chúng tôi gặp gỡ cho biết tỷ lệ nợ xấu (NPLs) có thể là khoảng 17% vào lúc cao điểm. Ba năm trước họ đã nói với chúng tôi rằng con số này chỉ là 5 %.

    Kết quả là thị trường chứng khoán đã rất hoan nghênh những ngân hàng công khai tỷ lệ nợ xấu của mình, khi giá cổ phiếu các ngân hàng này đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều ngân hàng trong số này hiện có nợ xấu khoảng 2% - một con số tích cực so với trước.

    Tình hình lợi nhuận thì khả quan, tăng trưởng tín dụng tăng khoảng 18% trong năm ngoái và dự kiến sẽ ở mức tương đương trong năm nay. Tuy nhiên, dòng chảy của tín dụng sẽ được thay đổi. Trong quá khứ, phần lớn dòng tín dụng này hướng đến các doanh nghiệp nhà nước, nhưng bây giờ nó đang chuyển hướng sang ngành bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tận dụng lợi thế của ngành tiêu dùng còn rất nhiều tiềm năng.

    Ngành tiêu dùng tăng trưởng mạnh hơn

    Chính người tiêu dùng Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư. Chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam hiện đang ở mức khá tốt, do GDP bình quân đầu người tăng lên, lương tăng và việc đi vay tiêu dùng cũng dễ dàng hơn. Điều này giúp thúc đẩy ngành dịch vụ, vốn đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

    Cho đến nay, chúng tôi đã hưởng lợi từ những ngành như ngân hàng, bất động sản và xây dựng. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục đầu tư vào những mảng này, nhưng chúng tôi cũng có thể đầu tư một ít vào mảng tiêu dùng. Chúng tôi đã tìm ra một vài công ty tiềm năng cho mảng này, có thể là những cổ phiếu có vốn hóa nhỏ nhưng mang lại cơ hội tốt trong dài hạn.

    Nhìn chung, đây là một chuyến đi tích cực, nhưng tôi có thể thấy rủi ro chắc chắn sẽ tăng lên - liên quan đến yếu tố chu kỳ kinh tế và định vị thị trường, đặc biệt là với các quỹ nước ngoài. Tuy vậy, hiện tại vẫn còn rất nhiều động lực trong nền kinh tế và của một số công ty nhất định để chúng tôi tiếp tục dốc lực đầu tư vào Việt Nam.
    Newcomer070413 thích bài này.
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Với SCB thì vốn hóa chỉ bằng 2/5 BID mà chỉ bán 50% tối thiểu có 700 triệu USD nếu 100% thì 1.4 tỉ USD còn BID nếu bán chắc phải 3.5-4 tỉ USD quá!
    • 11:32 Thứ hai, 24/04/2017
    SCB sẽ bán 50% cổ phần với giá tối thiểu 700 triệu USD
    Theo Thu Hương - Trí thức trẻ/Bloomberg

    Tổng Giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn cho biết SCB đang đàm phán với 6 nhà đầu tư, bao gồm các ngân hàng, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm đến từ Na Uy, Indonesia, Đài Loan và Trung Quốc.

    Bloomberg đưa tin ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ chấp thuận cho phép bán 50% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đang đặt mục tiêu thu hút được tối thiểu 700 triệu USD.

    Tại đại hội cổ đông vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ngân hàng lớn thứ 5 trong hệ thống tính theo tổng tài sản, cho biết đang đàm phán để bán cổ phần cho 1 nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn huy động được sẽ giúp củng cố các sản phẩm tài chính mà SCB cung cấp cũng như giúp đẩy tăng tốc độ xử lý nợ xấu. Theo Tổng Giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, SCB có kế hoạch bán hơn một nửa cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu mới.

    [​IMG]

    “Chúng tôi đang tìm kiếm 1 đối tác không chỉ rót tiền vào ngân hàng mà còn có chung tầm nhìn với SCB”, ông Văn trao đổi với phóng viên Bloomberg. “Quan trọng hơn, chúng tôi cần 1 đối tác sẽ giúp các khách hàng hoàn thành những dự án bất động sản của họ để rút ngắn thời gian xử lý nợ xấu của ngân hàng”.

    Ông Văn cũng cho biết SCB đang đàm phán với 6 nhà đầu tư, bao gồm các ngân hàng, quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm đến từ Na Uy, Indonesia, Đài Loan và Trung Quốc. Đầu năm nay đã có 1 quỹ đầu tư ngoại (ông Văn không nêu tên cụ thể) đề nghị mua 15% cổ phần của SCB. Ngoài ra ngân hàng cũng đang kỳ vọng sẽ tiến xa hơn trong các cuộc đàm phán với 2 nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Quốc và Indonesia.

    Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television hồi tháng 1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố dự định tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam (hiện tối đa là 30%) để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống. Tuy nhiên khi đó Thủ tướng đã chỉ ra Ocean Bank là 1 ngân hàng yếu kém mà Chính phủ sẵn sàng bán cho nhà đầu tư ngoại.

    Theo ông Văn, SCB sẽ trình bản kế hoạch bán cổ phần lên Ngân hàng Nhà nước xin phê duyệt vào đầu năm sau và dự định sẽ hoàn tất thương vụ vào khoảng giữa năm 2018. Ngân hàng sẽ thua 1 ngân hàng quốc tế làm tư vấn, nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng trước tiên thương vụ này phải được Thủ tướng phê duyệt.

    Việc bán cổ phần cũng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch lên sàn sau năm 2019, thời điểm quá trình tái cấu trúc SCB (được bắt đầu từ năm 2012) hoàn tất.

    Ông Alan Pham, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital, đây là bước đi rất quan trọng để cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam. “SCB có thể nhận được nguồn vốn lớn để giải quyết vấn đề nợ xấu, đồng thời nhà đầu tư cũng có thể cung cấp cho SCB các công nghệ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến, đa dạng hóa khả năng giao dịch và quản lý ngoại hối”.

    Tuy nhiên, ông Văn cũng chia sẻ hệ thống pháp luật hiện hành khiến các nhà đầu tư ngoại gặp khó khi mua cổ phần ngân hàng Việt Nam. Theo luật, các ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty cho thuê tài chính nước ngoài muốn thâu tóm từ 10% vốn điều lệ của 1 ngân hàng nội trở lên thì phải có tổng tài sản tối thiểu ở mức 10 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài khác muốn mua cổ phần ngân hàng Việt Nam cũng phải có vốn đăng ký trong năm trước khi chào mua đạt tối thiểu 1 tỷ USD.

    Ông Văn cho rằng chuẩn Basel III với những yêu cầu mới về quản lý vốn cũng là 1 rào cản khiến các ngân hàng ngoại giảm đầu tư vào các ngân hàng ở thị trường mới nổi. “Các quy định về tài sản và vốn đăng ký của Việt Nam là 1 rào cản đối với các ngân hàng nước ngoài muốn đầu tư”, ông nói.

    Được thành lập năm 2012, là kết quả hợp nhất giữa 3 ngân hàng SCB, ngân hàng Đệ Nhất và ngân hàng Tín Nghĩa, giúp giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức 7,25% của năm 2012 xuống còn 0,68% tính đến cuối năm 2016. SCB đặt mục tiêu thu hồi 1.500 tỷ đồng nợ quá hạn trong năm nay.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu BID

    CTCK Vietcombank (VCBS)

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) đã tổ chức ĐHCĐ thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 2.052 tỷ đồng từ 2 nguồn (i) Phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động 1.026 tỷ đồng (3%) và (ii) Phát hành riêng lẻ cho không quá 20 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức với tổng giá trị 1.026 tỷ đồng (3%).

    Chưa có thông tin về giá phát hành, nhưng cổ phiếu của cả 2 đợt sẽ được hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Theo đó, thứ nhất BID sẽ tăng vốn được 1 phần, giúp cải thiện hệ số CAR (đang ở mức thấp – cuối năm 2016 là 10,19%) để tăng trưởng trong năm nay. Thứ hai, việc phát hành riêng lẻ giúp BID tăng tỷ lệ free float (1 trong số chỉ tiêu quan trọng để được thêm vào danh mục đầu tư của 2 quỹ ETF ngoại). Tỷ lệ free float hiện tại là 3,45%, sẽ tăng lên thành 9,2% - đáp ứng đủ điều kiện tối thiểu là 5% sau 1 năm tới, khi lượng ESOP và cổ phiếu phát hành thêm được phép giao dịch tự do.

    Kế hoạch kinh doanh 2017 là 7.750 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tương đương mức thực hiện 2016), trong đó huy động vốn dự tính tăng 16,5%, tín dụng tăng không quá 16%. Tính đến hết quý I, ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh khá khả quan với 2.277 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất (tăng 9,6% so với cùng kỳ, hoàn thành 29,4% kế hoạch), tăng tín dụng 4,8%, huy động vốn 5,01%.

    Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh cả năm sẽ chỉ ở mức tương đương hoặc tăng nhẹ so với kế hoạch năm, do áp lực trích lập trái phiếu và nợ tiềm tàng tại BID vẫn ở mức cao, và ngân hàng không có nhiều dư địa tăng trưởng tín dụng khi hệ số CAR ở mức thấp.

    Dự kiến giá trị sổ sách BID cuối năm 2017 (tính theo kế hoạch năm) là 14.513 đồng/cp. Với giá đóng cửa 16.300 đồng, BID đang giao dịch với PB forward 1,12 lần (so với mức trung bình ngành 1,2).

    Mặc dù việc đủ điều kiện vào danh mục đầu tư của 2 quỹ ETF có thể đem hiệu ứng tích cực phần nào cho giá cổ phiếu ở 1 số thời điểm, chúng tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng vài năm tới khá hạn chế khi BID tập trung giải quyết nợ xấu. Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với BID.
    Newcomer070413 thích bài này.

Chia sẻ trang này