Mua BID khẩn cấp - Thủ tướng đã định hướng mong muốn hướng BID vào top 25 ASEAN!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 18/04/2017.

1431 người đang online, trong đó có 572 thành viên. 09:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17643 lượt đọc và 171 bài trả lời
  1. suorange22

    suorange22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    127
    Quốc Cường Gia Lai nhận tạm ứng 50 triệu USD trả nợ BIDV

    Quốc Cường Gia Lai vừa nhận khoản tạm ứng tương đương 1.130 tỷ đồng từ một doanh nghiệp mới thành lập để tất toán khoản nợ gốc và lãi vay cho dự án khu dân cư Phước Kiển.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán vừa được Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã CK: QCG) công bố, giữa tháng 10/2016, doanh nghiệp này ký kết bản ghi nhớ với Công ty cổ phần Đầu tư Sunny Island về việc chuyển nhượng 100% quyền sở hữu toàn bộ dự án Phước Kiển (huyện Nhà Bè). Đây là dự án tâm huyết của Quốc Cường Gia Lai, được triển khai từ năm 2008 và dự kiến đưa ra sản phẩm, mang lại nguồn thu ổn định trong giai đoạn từ nay đến 2020.

    Tuy nhiên, hai bên đã thanh lý biên bản này sau đó không lâu do dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng và tiếp tục đàm phán phương án mới. Đến cuối tháng 3 năm nay, công ty mới nhận tạm ứng tổng cộng 50 triệu USD từ Sunny Island để tất toán nợ vay với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quang Trung. Dự kiến số tiền này được cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai khi hai bên hoàn tất việc đàm phán.

    Theo thông tin của Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, đối tác của Quốc Cường Gia Lai mới thành lập từ giữa tháng 2/2017 với tổng vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, đồ gỗ xây dựng, dịch vụ lưu trú ngắn ngày, khai thác và buôn bán khoáng sản.

    [​IMG]
    Quốc Cường Gia Lai nhận tạm ứng để giải quyết khoản nợ và lãi vay nghìn tỷ.

    Ngoài khoản tạm ứng này, trong năm qua, Quốc Cường Gia Lai còn nhận tạm ứng không lãi suất của từ các cổ đông cho mục tích tài trợ vốn lưu động. Tổng số tiền ước tính hơn 700 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như Loan và con gái cho mượn hơn 383 tỷ đồng.

    Hiện Quốc Cường Gia Lai đã thanh toán toàn bộ nợ gốc 1.376 tỷ đồng và lãi vay 251,8 tỷ (trong tổng số 452,6 tỷ đồng) như đã cam kết. Phía ngân hàng cũng đồng ý đề nghị giảm phân nửa lãi vay còn lại. Tuy nhiên, do chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nên công ty chưa điều chỉnh giảm lãi và hàng tồn kho liên quan đến dự án Phước Kiển trong báo cáo tài chính hợp nhất.

    Năm 2016, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.588 tỷ đồng và 44,8 tỷ, tăng mạnh so với năm trước. Trong đó, doanh thu bán bất động sản tăng gấp 5 lần năm trước, đóng góp đến 84,5% vào tổng doanh thu của công ty.

    Theo giải trình của ban lãnh đạo Quốc Cường Gia Lai, doanh thu tăng đột biến, nhất là trong quý IV (chiếm 46% doanh thu cả năm), chủ yếu đến từ thương vụ chuyển nhượng đất nền dự án Hải Châu được công ty mua lại của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai hồi đầu năm. Bên cạnh đó, việc thanh lý toàn bộ khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Du lịch Hoàng Cường và Công ty TNHH Bất động sản 2 tháng 9 cũng giúp công ty ghi nhận thêm 100 tỷ đồng doanh thu tài chính, gấp 18 lần năm trước.

    Phương Đông


    Source: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-...ng-50-trieu-usd-tra-no-ngan-hang-3576233.html
  2. suorange22

    suorange22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    127
    16/05/17 cổ tức BID 7% tiền mặt
  3. luongquocviet1974

    luongquocviet1974 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2014
    Đã được thích:
    1.874
    --- Gộp bài viết, 27/04/2017, Bài cũ: 27/04/2017 ---
    Tin chính xác không bác, chưa thấy đăng nhỉ, thấy lúc họp chỉ bbỏ là quý 2/2017 chia nhưng chưa nói rõ ngày nào
  4. suorange22

    suorange22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    127
    chính xác hay không tới ngày đó kiểm chứng, có gì đâu xoắn.
  5. Newcomer070413

    Newcomer070413 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/02/2015
    Đã được thích:
    180
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Nắm BID mấy tháng nay đúng là đắng lòng quá,...
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 29/04/2017 | 08:20
    Bộ Công Thương đã thoái vốn 5 dự án trong 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ
    Bộ Công Thương vừa chính thức công bố thông tin và hướng xử lý 12 dự án chậm tiến độ, thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương quản lý.
    Theo đó, không chỉ dừng lại ở 5 dự án bước đầu được báo cáo với Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Ban Chỉ đạo đã xác định 12 dự án/doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương để xem xét, đánh giá gồm: Nhóm 04 dự án đầu tư sản xuất phân bón: Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và DAP số 2 - Lào Cai; Nhóm 03 dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH): Nhà máy NLSH Quảng Ngãi, nhà máy NLSH Phú Thọ và nhà máy NLSH Bình Phước; Nhóm 02 dự án đầu tư sản xuất thép: Nhà máy thép Việt Trung và dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên; Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex); Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS); Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.

    Trong số 12 Dự án/nhà máy trên (sau đây gọi là Dự án), tới thời điểm hiện nay, có 06 nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh nhưng bị thua lỗ (gồm 04 nhà máy sản xuất phân bón; DQS; và Nhà máy thép Việt Trung); 03 Dự án đang bị dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn (Dự án sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam); 03 nhà máy đang bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ - PVTex).

    Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 Dự án trên là: 43,673.63 tỷ đồng, và sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên: 63,610.96 tỷ đồng (tăng 45.65%). Trong đó, vốn chủ sở hữu là: 14,350.04 tỷ đồng, chiếm 22.56%; vốn vay là: 47,451.24 tỷ đồng, chiếm 74.6%; còn lại 2.84% là từ các nguồn khác.

    Trong tổng số vốn vay, vốn vay các ngân hàng trong nước 41,801.24 tỷ đồng, trong đó vay Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) là: 16,858.63 tỷ đồng và vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là: 6,617.24 tỷ đồng.

    Tổng số lỗ luỹ kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31/122016 là: 16,126.02 tỷ đồng, trên tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là: 3,985.14 tỷ đồng; Tổng tài sản của 12 nhà máy là: 57,679.02 tỷ đồng; Tổng nợ phải trả là: 55,063.38 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả VDB là: 10,633.43 tỷ đồng và nợ phải trả nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là: 4,299.83 tỷ đồng.

    Tổng số vốn đã giải ngân của 03 Dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8,614 tỷ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13,066 tỷ đồng.

    Song song với quá trình rà soát, đánh giá, xử lý các dự án như nêu trên, trong thời gian qua, với tinh thần khẩn trương, tập trung xử lý ngay những khó khăn, vướng mắc ở từng dự án theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Ban Chỉ đạo, đến nay kết quả bước đầu xử lý ở một số dự án đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể như sau:

    - Với nhóm các dự án nhà máy sản xuất phân bón: Hiện nay, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã vận hành sản xuất trở lại ở mức công suất 85% vào tháng 1 năm 2017 sau gần 6 tháng dừng sản xuất. Các nhà máy đang vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường các biện pháp quản trị doanh nghiệp, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ. Kết quả hoạt động trong quý I năm 2017 của các nhà máy, đặc biệt là nhà máy DAP số 1 - Lào Cai, đạm Hà Bắc đã thực hiện tiết giảm chi phí sản xuất, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu đạt và vượt kế hoạch, đồng thời thực tế chi phí biến đổi khi sản xuất các sản phẩm của các nhà máy đã giảm so với trước (DAP 1 - Lào Cai giảm 27%; đạm Hà Bắc giảm 1% và đạm Ninh Bình giảm 6.9%).

    - Với nhà máy thép Việt - Trung (VTM): Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 1 và tháng 2 năm 2017 vẫn ghi nhận lỗ. Tuy nhiên, sang tháng 3 năm 2017, tình hình sản xuất kinh doanh của VTM có nhiều tiến bộ rõ rệt, sản lượng sản xuất, tiêu thụ quặng sắt và phôi thép đều tăng cao, chất lượng cải thiện hơn và Công ty đã có lãi 28.4 tỷ đồng, góp phần làm giảm bớt lỗ của quý I năm 2017 xuống còn âm 39.9 tỷ đồng trên tổng doanh thu đạt 1,165.5 tỷ đồng (bằng 140% so với cùng kỳ năm 2016). Mức lỗ này so với cùng quý I năm 2016 (lỗ 272.25 tỷ đồng) đã giảm 85%.

    - Với Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên: Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo, các cơ quan đơn vị đã phối hợp với Tổng công ty cổ phần Thép Việt Nam và Hội đồng quản trị Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO) hoàn tất việc rút 1.000 tỷ đồng vốn góp của Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khỏi Dự án theo đúng quy định của pháp luật để bảo toàn một phần vốn góp nhà nước tại Dự án này.

    Một số Phương án xử lý cụ thể đối với từng dự án

    - Đối với 04 Dự án đầu tư sản xuất phân bón: Phương án xử lý là tiếp tục tập trung thực hiện xử lý các khó khăn, vướng mắc theo các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là các giải pháp liên quan tới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Dự án. Sau khi đã hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp (dự kiến sau năm 2018). Riêng dự án Đạm Ninh Bình phải tiến hành xử lý dứt điểm tranh chấp vướng mắc đối với hợp đồng EPC.

    - Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi: Có 2 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF) chuyển nhượng/thoái vốn tại Công ty và Phương án 2: Tái cơ cấu lại Công ty nhiên liệu sinh học miền Trung. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất lựa chọn Phương án 1: BSR-BF chuyển nhượng/thoái vốn tại Công ty. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương án, cần phải thực hiện các công việc sau: (1) Tính toán khởi động lại nhà máy; (2) Xử lý dứt điểm các vướng mắc với nhà thầu EPC về hạng mục xử lý nước thải để hoàn thành việc quyết toán Dự án đầu tư xây dựng nhà máy; (3) Thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước.

    - Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ: Có 4 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Tiếp tục triển khai Dự án với nhà thầu PVC; Phương án 2: Tiếp tục triển khai Dự án, thanh lý hợp đồng với nhà thầu PVC để tìm nhà thầu khác; Phương án 3: Dừng triển khai Dự án, phá sản Công ty và Phương án 4: PVOil chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất lựa chọn Phương án 4: PVOil chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án.

    - Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước: Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Tạm dừng nhà máy và vận hành trở lại khi thuận lợi; Phương án 2: Cho thuê tài chính - Bán tài sản và Phương án 3: PVOil chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi..., đề xuất lựa chọn Phương án 3: PVOil Chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án.

    - Đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên: Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án, bao gồm: Phương án 1: Bán Dự án; Phương án 2: Kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư góp vốn đầu tư Dự án và Phương án 3: Thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu TISCO. Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất lựa chọn Phương án 3: Thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại TISCO.

    - Đối với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai: Đối với Dự án này, phương án xử lý là tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án với các giải pháp kèm theo: (1) Tiến hành đàm phán để sửa đổi lại hợp đồng liên doanh và điều lệ Công ty, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư và sản xuất kinh doanh của Dự án để nâng cao hiệu quả của toàn Dự án; (2) Thực hiện các biện pháp cải tiến trong quản trị sản xuất kinh doanh để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành Dây chuyền cán thép 500,000 tấn/năm.

    Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp hỗ trợ VTM trong việc đàm phán sửa đổi lại Hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh.

    - Đối với Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ: Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với Dự án này: Phương án 1: Khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn. Phương án này được thực hiện theo hai kịch bản: (1) Hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái vốn hoặc (2) tự vận hành sản xuất kinh doanh; Phương án 2: PVTex chuyển nhượng Công ty; Phương án 3: Phá sản Công ty theo luật định.

    Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, đề xuất xem xét, lựa chọn Phương án 1: Khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn theo phương thức Hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái vốn hoặc Phương án 2: PVTex chuyển nhượng Công ty.

    - Đối với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS): Có 3 phương án được xem xét để xử lý đối với doanh nghiệp này, bao gồm: Phương án 1: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ; Phương án 2: Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật và Phương án 3: Tiếp tục tái cơ cấu Công ty DQS.

    Trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố: tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi..., đề xuất xuất ưu tiên lựa chọn Phương án 2: Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có xem xét đến Phương án 1: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện phương án.

    - Đối với Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương Nam: Tháng 9 năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có ý kiến đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của Dự án Nhà máy. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện xong bước thuê tư vấn thẩm định giá khởi điểm, phương án bán đấu giá Dự án và đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tổ chức bán đấu giá công khai Dự án./.
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ 7, 29/04/2017, 09:22 AM

    VCBS: Những nhóm ngành triển vọng để đầu tư trong quý 2/2017
    “Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn ngoại tiếp tục là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho thị trường trong quý 2, đặc biệt trong các nhịp điều chỉnh khi cơ hội mua vào ở vùng giá thấp xuất hiện”.- VCBS nhận định.
    CTCK VCBS vừa công bố báo cáo chiến lược quý 2. Theo các chuyên gia, việc VN-Index từng bước chinh phục những đỉnh cao mới với tín hiệu đồng thuận tại nhiều phân lớp cổ phiếu cho thấy cơ sở của đợt tăng vừa qua tương đối vững. Nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực vẫn được duy trì khiến xác suất xảy ra nhịp giảm sâu không cao, mặt bằng giá mới có thể sớm được hình thành.

    Trong bối cảnh thị trường có thể đón nhận nhiều diễn biến giằng co với trạng thái phân hóa mạnh giữa các phân lớp cổ phiếu, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư sàng lọc kỹ càng và chú trọng tới các yếu tố nội tại của mỗi doanh nghiệp. Trong đó, nhóm doanh nghiệp đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi và còn nhiều dư địa tăng trưởng sẽ có ưu thế để thu hút dòng tiền.

    Bên cạnh đó, mặc dù xu thế dịch chuyển theo dòng tại các nhóm ngành có thể không rõ ràng như những giai đoạn trước, VCBS đánh giá một số nhóm vẫn sở hữu triển vọng khả quan hơn so với phần còn lại của thị trường, bao gồm:

    Nhóm ngân hàng: Lợi nhuận ngân hàng tiếp tục chứng kiến sự phân hóa khi những NHTM đã tích cực tái cấu trúc sẽ có triển vọng lợi nhuận khả quan. Bên cạnh đó, những câu chuyện về tái cơ cấu, sáp nhập tại nhóm Ngân hàng yếu kém tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.

    Nhóm Hạ tầng cơ sở - Vật liệu xây dựng: Xu hướng đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn còn lại của năm để hỗ trợ tăng trưởng giúp nhóm Hạ tầng cơ sở được hưởng lợi. Kéo theo đó, triển vọng tại nhóm VLXD cũng ở mức khả quan, mặc dù sẽ khó có đột biến như thời điểm cùng kỳ.

    Nhóm thực phẩm tiêu dùng: Làn sóng đầu tư mạnh từ các NĐT nước ngoài tại ngành nghề bền vững với triển vọng tăng trưởng ổn định đang là yếu tố chủ đạo giúp duy trì mặt bằng định giá cao ở nhóm này.

    Nhóm dầu khí: Diễn biến của nhóm này phụ thuộc lớn vào biến động giá cả Dầu thô thế giới. Trong bối cảnh các biến động cung – cầu trong ngắn hạn vẫn là yếu tố chi phối chính, nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược giao dịch ngắn hạn tại nhóm này.

    Theo VCBS, động thái nâng lãi suất của FED vào cuối năm ngoái và Quý 1 sẽ cần thêm thời gian để tạo nên ảnh hưởng đối với TTCK Việt Nam. Trong khi đó, định hướng nới lỏng tiền tệ được duy trì tại nhiều khu vực kinh tế khác, đặc biệt là châu Á, nhiều khr năng sẽ kéo dài xu thế mua ròng từ phía các NĐT nước ngoài.

    Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết cùng hoạt động nới room, thoái vốn đang diễn ra mạnh mẽ sẽ giúp NĐT ngoại có nhiều lựa chọn để tham gia vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, yếu tố đột biến từ VNM trong quý 1 nhiều khả năng vẫn được duy trì khi F&N Dairy Investment chưa thể nâng tỷ lệ sở hữu tới mức mong muốn.

    “Chúng tôi kỳ vọng dòng vốn ngoại tiếp tục là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho thị trường trong quý 2, đặc biệt trong các nhịp điều chỉnh khi cơ hội mua vào ở vùng giá thấp xuất hiện”.- VCBS nhận định.
  10. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    60.966
    Sau lễ BID vọt qua 17 luôn

Chia sẻ trang này