Mua BID khẩn cấp - Thủ tướng đã định hướng mong muốn hướng BID vào top 25 ASEAN!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 18/04/2017.

6923 người đang online, trong đó có 1075 thành viên. 08:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 17645 lượt đọc và 171 bài trả lời
  1. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ưu tiên lựa chọn phương án phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có xem xét đến phương án chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện phương án.

    11 dự án còn lại an toàn chỉ có ông này phá sản và không dính dáng gì đến CTG, BID, VCB nên qua ải!


    Thoái vốn 5, cho phá sản 1 trong 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ
    Ngọc Lan
    Thứ Sáu, 28/4/2017, 21:50 (GMT+7)

    [​IMG]
    Dự án nhà máy sơ xợi Đình Vũ (Hải Phòng) sẽ được khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa rồi tìm cách bán đi. Ảnh:TL
    (TBKTSG Online)- Trong số 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ do Bộ Công Thương quản lý, Chính phủ và bộ đã hoàn tất phương án bán đấu giá một dự án. 11 dự án còn lại đều có những phương án khác nhau và phương án nào thuận lợi sẽ được thực hiện.

    12 dự án phải trả nợ hơn 55 ngàn tỉ đồng

    Bộ Công Thương vừa chính thức công bố thông tin và hướng xử lý 12 dự án chậm tiến độ, thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương quản lý.

    Danh sách này có nhóm 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón gồm nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và DAP số 2 - Lào Cai; nhóm 3 dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) gồm nhà máy NLSH Quảng Ngãi, nhà máy NLSH Phú Thọ và nhà máy NLSH Bình Phước; nhóm 2 dự án đầu tư sản xuất thép gồm nhà máy thép Việt Trung và dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy Gang thép Thái Nguyên; nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex); Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) và dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.

    Trong số 12 dự án nêu trên, tính đến nay, có sáu nhà máy đang được vận hành sản xuất, kinh doanh nhưng bị thua lỗ (gồm 4 nhà máy sản xuất phân bón, DQS và Nhà máy thép Việt Trung); ba dự án đang bị dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn (dự án sản xuất NLSH Phú Thọ; dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên; dự án nhà máy bột giấy Phương Nam); ba nhà máy đang bị dừng sản xuất do giá thành cao, thua lỗ lớn (Nhà máy sản xuất NLSH Dung Quất, nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước, nhà máy sản xuất sơ sợi Đình Vũ - PVTex).

    Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án trên là 43.673 tỉ đồng, và sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610 tỉ đồng (tăng 45,65%). Trong đó vốn chủ sở hữu là 14.350 tỉ đồng, chiếm 22,56%, vốn vay là 47.451 tỉ đồng, chiếm 74,6%; còn lại 2,84% là từ các nguồn khác. Trong tổng số vốn vay thì vốn vay các ngân hàng trong nước là 41.801,24 tỉ đồng, trong đó vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 16.858,63 tỉ đồng và vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là 6.617,24 tỉ đồng.

    Tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm 31-12-2016 là 16.126 tỉ đồng, trên tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là 3.985,14 tỉ đồng; tổng tài sản của 12 nhà máy là 57.679 tỉ đồng; tổng nợ phải trả là 55.063 tỉ đồng, trong đó nợ phải trả VDB là 10.633 tỉ đồng, nợ phải trả nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ là 4.299 tỉ đồng

    Tổng số vốn đã giải ngân của ba dự án dở dang, đang bị dừng thi công là 8.614 tỉ đồng, trên tổng nguồn thanh toán dự kiến là 13.066 tỉ đồng.

    Sau 4 tháng Chính phủ và Bộ Công Thương bắt tay vào thực hiện xử lý các tổn tại, thua lỗ ở 12 dự án, đến nay tình hình đã bớt xấu hơn trước. Cụ thể:

    Với nhóm các dự án nhà máy sản xuất phân bón:

    Hiện nay, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã vận hành sản xuất trở lại ở mức công suất 85% vào tháng 1-2017 sau gần 6 tháng dừng sản xuất. Các nhà máy đang vận hành sản xuất ổn định với phương án sản xuất kinh doanh được xây dựng theo hướng tăng cường các biện pháp quản trị doanh nghiệp, tiết giảm các chi phí sản xuất để giảm lỗ. Kết quả hoạt động trong quí 1-2017 của các nhà máy như DAP 1 - Lào Cai giảm lỗ 27%, đạm Hà Bắc giảm 1% và đạm Ninh Bình giảm 6,9%.

    Với nhà máy thép Việt - Trung (VTM):

    Từ tháng 3-2017, tình hình sản xuất kinh doanh của VTM có nhiều tiến bộ rõ rệt. Công ty đã có lãi 28,4 tỉ đồng, góp phần làm giảm bớt lỗ của quí 1-2017 xuống còn âm 39,9 tỉ đồng. Mức lỗ này so với cùng kỳ năm ngoái (lỗ 272,25 tỉ đồng) đã giảm 85%.

    Với dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên:

    Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã rút 1.000 tỉ đồng vốn góp chưa giải ngân khỏi dự án để bảo toàn một phần vốn góp nhà nước.

    Hướng ra cụ thể cho từng dự án

    Từ cuối năm 2016 đến nay, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đã ban hành 120 văn bản chỉ đạo xử lý các tồn tại ở 12 dự án này và hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình và phương án đề xuất xử lý cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và trình Bộ Chính trị.

    4 dự án đầu tư sản xuất phân bón:

    Tiếp tục tập trung thực hiện xử lý các khó khăn, vướng mắc theo các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là các giải pháp liên quan tới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án. Sau khi đã hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp (dự kiến sau năm 2018). Riêng dự án Đạm Ninh Bình phải tiến hành xử lý dứt điểm tranh chấp vướng mắc đối với hợp đồng EPC.

    Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi:

    Phương án được chọn là Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (BSR-BF) chuyển nhượng/thoái vốn tại dự án này. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương án, cần phải tính toán khởi động lại nhà máy; xử lý dứt điểm các vướng mắc với nhà thầu EPC về hạng mục xử lý nước thải để hoàn thành việc quyết toán dự án đầu tư xây dựng. Đồng thời thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước.

    Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ:

    Tìm cách chuyển nhượng, thoái vốn khỏi nơi này.

    Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước:

    PVOil chuyển nhượng hoặc thoái vốn.

    Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên:

    Tìm cách thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại công ty Tisco.

    Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai:

    Phương án xử lý là tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh với các giải pháp kèm theo là tiến hành đàm phán để sửa đổi lại hợp đồng liên doanh và điều lệ công ty, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư và sản xuất kinh doanh của dự án để nâng cao hiệu quả của toàn dự án. Thực hiện các biện pháp cải tiến trong quản trị sản xuất kinh doanh để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành Dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm.

    Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp hỗ trợ Công TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung (VTM) trong việc đàm phán sửa đổi lại hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh.

    Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ:

    Khởi động lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn theo phương thức hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất kinh doanh xơ PSF trong 2 năm và sau đó thoái vốn; hoặc phương án khác là PVTex chuyển nhượng công ty.

    Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS):

    Ưu tiên lựa chọn phương án phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có xem xét đến phương án chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện phương án.

    Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương Nam:

    Tháng 9-2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có ý kiến đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của dự án nhà máy. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện xong bước thuê tư vấn thẩm định giá khởi điểm, phương án bán đấu giá dự án và đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tổ chức bán đấu giá công khai.

    Mục tiêu của Chính phủ là sớm chấm dứt tình trạng thua lỗ hoặc hạn chế tối đa thiệt hại cho Nhà nước, phấn đấu đến hết năm 2018 tạo được chuyển biến căn bản trong xử lý tồn tại, yếu kém .

    Ngoài việc rà soát 12 dự án nêu trên, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục rà soát các dự án đầu tư trong ngành có nguy cơ kém hiệu quả kinh tế, từ đó có giải pháp phù hợp, kịp thời để tránh thiệt hại.
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ba phương án xử lý Nhà máy Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất
    13/12/2016 14:40 | THỤY KHANH
    [​IMG]
    Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất đang đứng bên bờ vực phá sản
    (VNF) - Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất đã lâm vào tình trạng phá sản. Thế nhưng ngay cả việc cho đơn vị này phá sản cũng không dễ dàng.
    Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất: 6 năm càng vớt càng chìm

    Bộ Công Thương vừa cho công bố báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những phương án xử lý những tồn tại của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS).

    Theo báo cáo của Bộ, DQS được thành lập năm 2006 bởi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC).

    Từ ngày 1/7/2010, theo chủ trương tái cơ cấu Vinashin, DQS được chuyển sang cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý.

    Theo báo cáo tài chính, tại thời điểm bàn giao ngày 30/6/2010, DQS có vốn điều lệ hơn 3.758 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 1.235 tỷ đồng và tổng khoản nợ phải trả là 7.440 tỷ đồng, riêng vay ngân hàng là 4.800 tỷ đồng (70% vay bằng ngoại tệ). Với hệ số thanh toán bằng 0,66 Công ty bị xem là mất cân đối về tài chính và không có khả năng thanh toán nợ.

    [​IMG]

    6 năm dưới quyền quản lý của PVN, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất vẫn không thoát được tình cảnh thua lỗ
    Sau khi được bàn giao, PVN đã rót cho DQS 5.095 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104 tỷ đồng để thanh toán nợ. Tuy nhiên sau 6 năm, tình hình DQS vẫn chẳng sáng sủa hơn là bao.

    Báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016 cho biết vốn điều lệ của DQS là 1.990 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả vẫn còn hơn 6.893 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 1.227 tỷ đồng.

    Ngoài ra, công ty còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.439 tỷ đồng. Do thị trường khó khăn, dự kiến doanh thu năm 2016 chỉ đạt 413,8 tỷ, lỗ 103,7 tỷ đồng.

    Báo cáo của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/2015 còn cho biết DQS đang tồn đọng 3 khoản vay lớn tại các tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC) 490 tỷ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi 528 tỷ và nhà thầu YMC-Transtech 548 tỷ.

    Không những thế, đơn vị này còn nợ phí bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay YMC-Transtech 64 tỷ, khoản nợ mà khách nợ đã ngưng hoạt động hoặc nhân viên đã nghỉ việc 7,9 tỷ, khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm 31/12/2014 âm 47 tỷ vv…

    Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất: Đâu phải cứ muốn phá sản là xong
    Tại thời điểm 31/10/2016, PVN đã có báo cáo lên Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án “trục vớt” con tàu DQS gồm: Tái cơ cấu và tiếp tục duy trì DQS là thành viên của PVN; chuyển giao nguyên trạng DQS về SBIC; hoặc cho phá sản doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, cả ba phương án này đều đang gặp phải những vướng mắc rất lớn về thủ tục, lợi ích vốn và không thể thực thi trong một sớm một chiều.

    Cụ thể, đối với phương án tái cơ cấu, PVN đánh giá, muốn thực hiện được, DQS cần phải được tiếp tục hỗ trợ xử lý các khoản vay và việc làm để đảm bảo doanh thu tối thiểu và không lỗ. Đồng thời PVN phải cam kết hỗ trợ về đầu vào cho DQS cho đến năm 2025, đảm bảo doanh thu tối thiểu 2.400 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong các năm 2014, 2015 với sự hỗ trợ tối đa của PVN và các đơn vị thành viên, doanh thu của DQS vẫn chỉ loanh quanh ở mức 900 – 1.000 tỷ đồng/năm. Dự báo trong các năm tiếp theo, khối lượng doanh thu sẽ còn giảm xuống do nhu cầu đóng mới phương tiện của PVN giảm mạnh. Do đó, PVN không thể đảm bảo cung cấp khối lượng công việc cho DQS với doanh thu tối thiểu 2.400 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2017 – 2025.

    [​IMG]

    Nếu cho phá sản Công ty TNHH MTV Công nghiêp Tàu thủy Dung Quất, PVN có khả năng không thu hồi được hơn 5.000 tỷ đồng đã đầu tư
    Đối với phương án bàn giao nguyên trạng về SBIC, PVN cho rằng giải pháp này sẽ giúp tận dụng được cơ sở vật chất và thị trường sẵn có của SBIC, duy trì được công ăn việc làm cho hơn 1.200 lao động. DQS sẽ vẫn là đơn vị nằm trong chuỗi giá trị công nghiệp đóng tàu Việt Nam và ngành đóng tàu sẽ được quy về một đầu mối để quản lý, phát triển.

    Thế nhưng, điểm mấu chốt của phương án này là PVN phải xử lý tài chính của DQS một cách sạch sẽ trước khi chuyển giao (ví dụ như trả những khoản vay tài chính ở VFC, YMC-Transtech…). Mà việc này, với PVN là một gánh nặng, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Ngoài ra tương lai DQS sau chuyển giao có thành công hay không còn phải tùy thuộc vào diễn biến thị trường đóng tàu trong các năm tới.

    Còn với phương án phá sản, Bộ Công Thương cho rằng DQS hiện đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định và tình hình thực tế. Mặt khác, nếu DQS phá sản, PVN sẽ không còn phải chịu rủi ro cho các hoạt động của đơn vị này trong tương lai.

    Tuy nhiên, việc thực hiện phá sản cũng không hề dễ. Tính toán cho thấy, việc bán tài sản DQS (có giá trị kiểm toán 5.518 tỷ đồng) khả năng chỉ thu được 1.800 tỷ đồng, thấp hơn nợ phải trả khoảng 3.700 tỷ đồng.

    Do vậy, nếu cho phá sản, khả năng PVN sẽ không thu hồi được khoản tiền đã hỗ trợ DQS trả nợ (khoảng 3.104 tỷ đồng) và phần vốn điều lệ đã góp (1.990 tỷ đồng), chưa kể còn vô số các vướng mắc phát sinh khác.

    Thực tế cho thấy, việc phá sản một doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không phải cứ quyết là được. Ví dụ nhãn tiền là các doanh nghiệp thuộc Vinashin trước đây đã được phê duyệt phá sản, song cho đến nay vẫn đang vướng mắc hàng loạt thủ tục, không thực hiện phá sản nổi.

    Chờ Thủ tướng định đoạt số phận Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất
    Trong 3 phương án được PVN đề xuất như trên, Bộ Công Thương thiên về giải pháp chuyển giao nguyên trạng DQS về SBIC – tức là trả DQS về nơi sản xuất.

    Vì thế, trong báo cáo, Bộ đã kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu phương án chuyển giao nguyên trạng DQS về SBIC (theo hình thức tăng giảm vốn giữa hai doanh nghiệp Nhà nước). Giao PVN và SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương pháp chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính, cơ chế chính sách đặc thù…

    [​IMG]

    Bộ Công Thương vẫn thiên về phương án bàn giao Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất về SBIC
    Đồng thời giao các Bộ: Công Thương, Tài chính, Giao thông Vận tải phối hợp, hỗ trợ PVN, SBIC trong quá trình xây dựng phương án, thẩm định trình Thủ tướng xem xét.

    Song song với đó là giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo SBIC nhanh chóng hoàn thành quyết toán hợp đồng EPC với YMC-Transtech; phối hợp với PVN xử lý dứt điểm việc bàn giao, quyết toán tàu 104.000 tấn theo chỉ đạo của Thủ tướng.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Dự án gang thép nghìn tỷ “đắp chiếu”: SCIC thoái toàn bộ 1.000 tỷ đồng vốn góp tại TISCO
    NGUYỄN THẢO

    09:28 29/04/2017

    BizLIVE - Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC) đã bán đi toàn bộ 100 triệu cổ phiếu của CTCP Gang thép Thái Nguyên (mã TIS) tương ứng tỷ lệ vốn góp 35,21%.
    [​IMG]
    Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 "đắp chiếu" chờ nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: TK

    Ngày 28/4 thông tin trên HNX cho biết, SCIC đã bán đi toàn bộ 100 triệu cổ phiếu TIS, tương ứng với tỷ lệ vốn góp 35,21%. Giao dịch được thực hiện vào ngày 25/4 vừa qua. Với việc thực hiện giao dịch này, SCIC không còn là cổ đông lớn của TISCO.

    Trước đó, SCIC đã có công văn gửi TISCO trước thềm Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp này đề nghị TISCO bổ sung nội dung về việc thông qua phương án rút toàn bộ vốn của SCIC theo phương thức rút vốn làm giảm quy mô vốn điều lệ.

    100 triệu cổ phần là số cổ phần TISCO phát hành riêng lẻ cho SCIC năm 2015. Sau phát hành TISCO tăng vốn điều lệ lên 2.840 tỷ đồng. Mục đích phát hành tăng vốn để thanh toán cho các hạng mục đầu tư của dự án cải tạo mở rộng giai đoạn 2.

    Tuy nhiên, dự án cải tạo mở rộng giai đoạn 2 được triển khai từ năm 2007 nhưng đến thời điểm hiện tại các hạng mục chính của dự án tại khu vực Lưu Xá vẫn chưa hoàn thành. Tổng chi phí đầu tư của dự án tới thời điểm 31/12/2016 là 4.635,5 tỷ đồng trong đó chi phí lãi vay được vốn hoá là 1.435,4 tỷ đồng.

    Báo cáo mới đây của TISCO cho biết, liên quan đến dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, tổng số vốn giải ngân cho dự án là hơn 4.563 tỷ đồng, trong đó ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là hơn 1.404 tỷ đồng, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) hơn 1.869 tỷ đồng, phía chủ đầu tư hơn 1.290 tỷ đồng.

    Theo quy định trong hợp đồng tín dụng TISCO đã ký với VDB và Vietinbank thì từ 1/1/2017 chủ đầu tư TISCO bắt đầu phải trả nợ gốc và lãi vay ân hạn, bình quân mỗi tháng 45,5 tỷ đồng cho cả 2 ngân hàng tính trên số dư nợ tính đến 30/11/2016.

    Thông tin với cổ đông trong ĐHĐCĐ mới đây của TISCO, lãnh đạo TISCO cho biết, sau khi SCIC rút vốn, có thể TIS sẽ tiếp tục có phương án phát hành để nâng vốn điều lệ. Công ty sẽ lên kế hoạch cơ cấu thêm cổ đông mới trong tương lai.
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 29/04/2017 | 10:06
    Moody’s nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam lên “tích cực”
    Moody's Investors Service vừa công bố triển vọng tín nhiệm của Việt Nam, qua đó cho thấy các kỳ vọng khả quan.
    Cụ thể, Moody’s xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành trái phiếu không đảm bảo có ưu tiên cao (senior unsecured debt) của Việt Nam ở mức B1, đồng thời thay đổi triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực”.

    http://image.*********.vn/2017/04/29/moodys1.jpg

    Sở dĩ, Moody’s đưa ra triển vọng tích cực về Việt Nam là vì:

    • Dòng FDI vào dồi dào – được thúc đẩy bởi cuộc cải cách kinh tế đang diễn ra – sẽ tiếp tục góp phần đa dạng hóa nền kinh tế và cải thiện thành quả kinh tế so với các quốc gia có cùng mức xếp hạng tín nhiệm.
    • Sự ổn định vĩ mô và môi trường bên ngoài vẫn được duy trì.
    • Tăng trưởng kinh tế lạc quan và môi trường vĩ mô ổn định sẽ giúp duy trì khoản nợ Chính phủ ở mức hiện tại.
    Đồng thời, Moody’s nâng mức trần đối với xếp hạng nợ và tiền gửi bằng đồng nội tệ của Việt Nam từ Ba1 lên Baa3. Trong khi đó, mức trần đối với xếp hạng nợ và tiền gửi bằng đồng ngoại tệ duy trì ở mức Ba2 và B2; đối với nợ và tiền gửi bằng ngoại tệ ngắn hạn ở mức “Đầu tư không tốt” (Not Prime).

    Yếu tố đầu tiên: Dòng FDI đổ vào Việt Nam sẽ cải thiện sức mạnh kinh tế

    Yếu tố đầu tiên khiến Moody’s thay đổi triển vọng là dòng FDI mạnh sẽ tiếp tục duy trì thành quả kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia khác. Dòng FDI cho phép Việt Nam đa đạng hóa nền kinh tế của mình và giành thị phần trong hoạt động thương mại quốc tế, qua đó góp phần vào triển vọng tăng trưởng GDP mạnh và bền vững.

    Sự gia tăng tính cạnh tranh và thực hiện cải cách đã hỗ trợ dòng vốn FDI ròng bình quân ở mức 5.2% GDP trong giai đoạn 2014-2016. Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do trong vài năm gần đây, qua đó thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế.

    Và nhờ có sự cải thiện trong môi trường đầu tư, Việt Nam đã tăng bậc xếp hạng lên thứ 60 trong 138 quốc gia dựa trên báo cáo về chỉ số Global Competitiveness Index giai đoạn 2016-2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới , tăng từ thứ 70 trong báo cáo năm 2013-2014. Bên cạnh đó, xét theo chỉ số Doing Business Indicators của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cũng nâng bậc xếp hạng từ thứ 99 (trong năm 2014) lên thứ 82 trong 190 quốc gia trong năm 2017.

    Dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam đã thúc đẩy việc hình thành vốn cố định, qua đó cho phép xuất khẩu nước này tăng trưởng vượt trội trong khu vực và so với các quốc gia khác. Việt Nam đã trở thành một nút thắt quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng thuộc lĩnh vực thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, khi các khoản đầu tư nước ngoài giúp đa dạng hóa nền kinh tế hướng tới hoạt động sản xuất giá trị gia tăng cao hơn. Và kết quả là, thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới gần như tăng gấp đôi, từ 0.7% (năm 2013) lên 1.2% trong năm 2016.

    Với sự cải thiện không ngừng trong cơ sở hạ tầng, sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số trong độ tuổi lao động, và việc thúc đẩy cải cách để hỗ trợ FDI của Chính phủ, Moody’s kỳ vọng Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 6.3%/năm cho tới năm 2019.

    Yếu tố thứ 2: Ổn định vĩ mô và môi trường bên ngoài

    Cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh, Moody’s kỳ vọng sự ổn định vĩ mô sẽ được duy trì.

    Được biết, thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trước năm 2012 đã đi kèm với lạm phát cao, thâm hụt lớn trong tài khoản vãng lai, biến động tỷ giá và sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản. Sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2015, lạm phát tại Việt Nam đã tăng trở lại. Cụ thể, lạm phát chạm mức 5% trong quý đầu của năm 2017, sau khi ở mức bình quân 2.7% trong năm 2016 và 0.6% trong năm 2015.

    Trong năm 2017, Moody’s kỳ vọng lạm phát sẽ ở dưới mức mục tiêu 5%.

    Bên cạnh đó, Việt Nam đã ghi nhận 6 năm liên tiếp có thặng dư trong cán cân vãng lai nhờ hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh và dòng kiều hối ổn định.

    Yếu tố thứ 3: Ổn định hóa nợ Chính phủ

    Tăng trưởng kinh tế mạnh và sự ổn định vĩ mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ổn định nợ của Chính phủ.

    Trong tương lai gần, hãng tín nhiệm này kỳ vọng nguồn thu của Chính phủ sẽ tăng cùng với đà tăng của nhu cầu nội địa và giá dầu quốc tế với điều kiện là Chính phủ Việt Nam không thông qua bất kỳ đợt cắt giảm thuế doanh nghiệp nào nữa.

    Sức mạnh tài khóa cải thiện cũng sẽ thay đổi cấu trúc tài trợ đối với nợ Chính phủ. Chính phủ đang tăng sử dụng các nguồn tài trợ bằng đồng nội tệ và nguồn tài trợ trong nước, qua đó làm giảm tỷ trọng nợ bằng đồng ngoại tệ. Tỷ lệ này đã giảm từ 49.9% (năm 2013) xuống 39.8% trong năm 2016, qua đó làm giảm sự nhạy cảm của Việt Nam với các cú sốc tỷ giá./.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thứ Bảy, 29/4/2017 07:16
    Cổ đông ngân hàng: Không chỉ là cổ tức
    [​IMG]
    Tiến trình triển khai Basel II đang chậm hơn đáng kể so với kỳ vọng

    (ĐTCK) Trao đổi với các cổ đông nhỏ lẻ tại đại hội đồng cổ đông các ngân hàng thương mại cổ phần vừa diễn ra, Đầu tư Chứng khoán ghi nhận rằng, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông hiện tại không hẳn là việc chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu, thay vào đó là kỳ vọng về một ngân hàng hoạt động minh bạch và có phương án xử lý những tồn tại rõ ràng.
    Bao giờ cho đến Basel?

    Ngày 17/3/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành văn bản 1601/NHNN-TTGSNH quy định về việc lựa chọn 10 ngân hàng thử nghiệm tiến hành tuân thủ Basel II và đặt ra 2 mốc thời gian tuân thủ dự kiến là 2015 (với phương pháp tiêu chuẩn) và 2018 (với phương pháp nâng cao).

    Theo đó, 10 ngân hàng đang thử nghiệm để áp dụng các tiêu chuẩn và hướng dẫn Basel II vào năm 2018 - 2020, bên cạnh một số ngân hàng không được lựa chọn những chủ động triển khai thử nghiệm Basel II.

    Điều các cổ đông quan tâm đó là, nếu được triển khai và áp dụng hợp lý, Basel II sẽ giúp các ngân hàng nội địa vận hành an toàn hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ nguồn lực tốt hơn cho các tài sản rủi ro thích hợp, nhằm đem lại lợi ích cho các ngân hàng và nâng cao lợi nhuận cho cổ đông.

    Bên cạnh đó, Basel II sẽ giúp cải thiện tính minh bạch với việc đề ra các yêu cầu về công bố thông tin như hồ sơ rủi ro và chính sách quản lý rủi ro. Điều này sẽ cho phép cổ đông, nhà đầu tư có đánh giá chính xác hơn về hoạt động của ngân hàng.

    Theo thông tin từ các đại hội đồng cổ đông vừa qua, để đáp ứng những yêu cầu này, các ngân hàng thương mại đã có sự chuyển biến tích cực trong việc chủ động đánh giá chênh lệch tình hình thực tại với yêu cầu của Basel II để xây dựng lộ trình triển khai và thực tế đã tiến hành một số dự án trong lộ trình. Tuy nhiên, một cổ đông chia sẻ: “Việc triển khai Basel II của một số ngân hàng dường như đang để đánh bóng hình ảnh hơn là đi vào thực chất”.

    Chia sẻ về quan điểm này, trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, một lãnh đạo cao cấp BIDV cho biết: “Để mọi bộ phận trong ngân hàng cùng thấu hiểu việc phải triển khai Basel II và phối hợp trong việc triển khai là điều không dễ dàng. Do vậy, có thể tiến trình chưa được như kỳ vọng”.

    Về vấn đề này, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng Giám đốc EY Việt Nam nhận định: “Do nhiều yếu tố, khi so sánh với kế hoạch ban đầu, rõ ràng tiến trình triển khai Basel II đang chậm hơn đáng kể so với kỳ vọng. Sự chậm trễ này phần nào do triển khai Basel gặp nhiều khó khăn hơn so với suy nghĩ ban đầu và đòi hỏi những động thái tích cực hơn nữa từ cả phía ngân hàng thương mại và NHNN”.

    Nợ xấu vẫn là nỗi nhức nhối

    Tại Đại hội đồng cổ đông 2017, Tổng giám đốc ACB Đỗ Minh Toàn cho biết, liên quan đến các khoản nợ cho vay từ 6 công ty liên quan tới “bầu” Kiên, đến nay, nợ xấu sau trích lập dự phòng là 1.500 tỷ đồng.

    Năm 2016, Ngân hàng đã thu nợ được 3.000 tỷ đồng và trích lập 1.115 tỷ đồng. Trước đó, thông tin từ ban lãnh đạo ACB, thời điểm ngày 31/12/2015, tổng nợ xấu của nhóm 6 công ty này là gần 5.800 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay gần 1.900 tỷ đồng, số dư trái phiếu 2.700 tỷ đồng và các khoản phải thu khác gần 1.200 tỷ đồng.

    Theo lãnh đạo một công ty quản lý quỹ, các hoạt động của ACB sẽ có những hạn chế chừng nào nợ xấu chưa xử lý được dứt điểm.

    Một trường hợp tương tự là Sacombank liên quan đến thương vụ sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (PNB) trước đây. Kết quả kinh doanh và chất lượng tài sản của Sacombank trong năm 2016 vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc mua lại PNB, đặc biệt là vấn đề nợ xấu sau sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 5,4% vào cuối năm 2016, mức cao nhất trong nhóm các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán và trên cả mức trung bình của toàn hệ thống.

    Hay tại Eximbank, tỷ lệ nợ xấu cũng là điều khiến cổ đông lo ngại khi tăng vọt từ mức 1,86% cuối năm 2015 lên 2,95% cuối năm 2016.

    Bên cạnh đó, một câu chuyện cũng được cổ đông quan tâm là lợi nhuận ngân hàng vẫn phụ thuộc quá lớn vào tín dụng, kể cả nhà băng lớn như BIDV hay Vietcombank. Còn đối với các ngân hàng nhỏ, lãi từ mảng tín dụng có thể chiếm đến 80 - 90%, thậm chí là bù đắp cho các hoạt động kinh doanh khác thua lỗ.

    Điều này cho thấy, nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng rất khiêm tốn, trong khi lợi nhuận đến từ tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi mặt bằng lãi suất chịu áp lực tăng như thời điểm hiện nay.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Người ta nghĩ lễ thì vui
    Còn tui nghĩ lễ lui hui buồn buồn
    Bao giờ BID mới cởi truồn
    Thì tui nghĩ lễ bớt buồn lại vui
    -------------------------------------
    <:-P<:-P<:-P<:-P<:-P
    Newcomer070413 thích bài này.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    http://cafef.vn/hang-loat-ngan-hang-bao-lai-lon-ngay-trong-quy-dau-nam-20170501200515939.chn
    Thứ 2, 01/05/2017, 08:05 PM

    Hàng loạt ngân hàng báo lãi lớn ngay trong quý đầu năm
    Đến thời điểm này, hàng loạt ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2017 với thành tích khả quan hơn so với cùng kỳ.
    Các ngân hàng quốc doanh đều có lợi nhuận trước thuế trên 2 nghìn tỷ đồng, trong đó Vietcombank đang vươn lên vị trí số 1 về lợi nhuận.

    Cụ thể, Vietcombank ghi nhận bức tranh kinh doanh khá tích cực trong quý đầu năm. Tuy nhiên do chi phí hoạt động tăng mạnh tới 33% lên 3.149 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro chỉ tăng 14,8% đạt 4.137 tỷ đồng.

    Sau khi trích dự phòng 1.400 tỷ, tăng thêm gần 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước, Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 2.736 tỷ đồng và sau thuế là 2.209 tỷ, tăng 20% so với quý đầu năm 2016.

    Quán quân lợi nhuận năm 2016 - VietinBank, trong quý I, ngân hàng kinh doanh khá tốt song chi phí hoạt động và chi phí dự phòng của VietinBank lại tăng khá mạnh. Cụ thể, chi phí hoạt động tăng 17% lên 3.114 tỷ đồng, trong khi đó ngân hàng tăng trích 43% chi phí dự phòng lên 2.064 tỷ đồng. Kết thúc quý I, VietinBank ghi nhận 2.544 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Sau thuế, lợi nhuận còn 2.039 tỷ đồng.

    Kết thúc quý đầu năm, ông lớn BIDV ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 2.277 tỷ đồng và 1.848 tỷ đồng, tăng trên 9% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động trong kỳ hơn 3,260 tỷ đồng, tăng 24% chủ yếu do tăng chi lương, phụ cấp và tăng chi về tài sản; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng xấp xỉ 2.350 tỷ đồng.

    Như vậy, điểm chung lớn nhất tại 3 ngân hàng quốc doanh đều nằm ở chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro tăng mạnh. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lại đang tiết giảm các chi phí.

    Quý I của Sacombank được cải thiện kết quả nhờ chi phí hoạt động được cắt giảm trong khi đó ngân hàng còn được hoàn nhập chi phí dự phòng 970 triệu đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 309 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế còn 210 tỷ đồng.

    Do giảm mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro cùng với thu nhập lãi thuần tăng đã khiến kết quả lợi nhuận của Techcombank đã có sự khởi sắc ngay từ quý đầu năm.

    Kết thúc quý I, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Techcombank đạt 1.324 tỷ đồng, gấp 2,2 lần kết quả cùng kỳ năm trước. Sau thuế, lợi nhuận còn 1.059 tỷ đồng.

    Tương tự, với Eximbank. Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 25% song nhờ cắt giảm mạnh chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro, Eximbank đã ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động giảm mạnh gần 20%, xuống còn 531 tỷ đồng, cùng với đó, chi phí dự phòng cũng giảm mạnh 60% còn 133 tỷ đồng đã tác động tích cực đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng. Kết thúc quý I, Eximbank ghi nhận 170 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp hơn 5 lần cùng kỳ. Sau thuế, lợi nhuận còn 136 tỷ đồng.

    Các ngân hàng nhóm nhỏ, sau khi trừ đi các chi phí, tổng lợi nhuận trước thuế của VIB trong quý I đạt 157 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Sau thuế còn 125 tỷ đồng lợi nhuận.

    Kienlongbank kết thúc quý I/2017, ngân hàng lãi trước thuế 72 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Sau thuế, lợi nhuận của Kienlongbank ghi nhận 58 tỷ đồng.

    Kết thúc quý I, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Bắc Á là 142 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Sau thuế ngân hàng ghi nhận 114 tỷ đồng.

    Dự báo về lợi nhuận ngân hàng năm nay, một vị Tổng giám đốc ngân hàng cổ phần phía Nam cho rằng bức tranh lợi nhuận sẽ tươi sáng ngay từ quý đầu năm, bên cạnh chỉ số nền tảng vẫn giữ xu hướng cải thiện tốt.

    Còn theo kết quả điều tra của Vụ Dự báo thống kê, dự kiến trong năm 2017, 89,5% TCTD kỳ vọng lợi nhuận của đơn vị tăng trưởng dương so với năm 2016, với mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống kỳ vọng đạt 13,4%, cao hơn so với mức tăng bình quân ước tính của năm 2016. Trong đó, thu nhập ròng từ lãi kỳ vọng tăng 12,74%, thu nhập ròng từ phí và dịch vụ kỳ vọng tăng 16,57%, thu nhập ròng từ hoạt động tự doanh dự kiến tăng thấp (5,25%).
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    10:00 | 01/05/2017
    Bản in Email
    M&A ngân hàng: Đâu có dễ!
    Không chỉ ở việc tăng vốn, mở rộng mạng lưới, hay nâng cao tiềm lực tài chính, muốn M&A được các bên còn phải giải quyết những tồn tại, nâng cao năng lực quản trị để hài hoà giữa hai nền văn hoá, tư duy, thành phần lãnh đạo của hai định chế tài chính.

    Sẽ có thêm những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) khi ngành NH thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020. Bởi hoạt động M&A là một trong những xu hướng để các TCTD nương tựa, cùng gỡ khó cho nhau. Và giá trị cộng hưởng mang lại từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của NH hiệu quả hơn, giá trị doanh nghiệp sau M&A cũng được nâng cao. Mặt tích cực là thế, song không phải là không có vướng mắc. Bên cạnh những thương vụ đã và đang hoàn tất, cũng có không ít những thương vụ bất thành và cả những thương vụ... “chưa biết đi đâu về đâu”.

    [​IMG]
    M&A NH cần có những chiến lược và kế hoạch chi tiết, phù hợp
    Lấy đơn cử trường hợp của VietinBank và PGBank. Ngày 14/4/2015, cổ đông của cả hai NH này đã bỏ phiếu đồng ý thông qua việc sáp nhập hai NH với nhau và dự kiến việc sáp nhập sẽ hoàn thành trong quý III/2015. Nhưng cho đến thời điểm này, sau hai năm, việc sáp nhập vẫn chưa thể tiến hành. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của VietinBank hôm 17/4, báo cáo của Ban Kiểm soát VietinBank cũng đề cập: đối với việc giao dịch sáp nhập PGBank vào VietinBank, HĐQT đã triển khai các công việc, thủ tục cần thiết theo yêu cầu và hướng dẫn của các cơ quan quản lý.

    Năm 2016, VietinBank cũng đã hoàn tất các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu và trình NHNN. Tuy nhiên sau khi xem xét, NHNN đã tiếp tục yêu cầu VietinBank thực hiện rà soát, cập nhật lại kết quả định giá cổ phiếu PGBank, tính toán và đàm phán lại về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa VietinBank và PGBank.

    Vướng mắc về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu khiến tiến trình sáp nhập PGBank và VietinBank bị kéo dài cũng là vấn đề nóng được đề cập tại Đại hội đồng cổ đông của PGBank tổ chức sau VietinBank ba ngày. Trước đó, tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa hai NH dự định ban đầu là 1:0,9 (một cổ phiếu PGBank đổi được 0,9 cổ phiếu CTG của VietinBank). Với tỷ lệ này, cổ đông bên nào cũng cho rằng mình phải chịu thiệt.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ sở hữu Nhà nước ở VietinBank là 64,5%, PGBank là 40%. Một chuyên gia tài chính cho rằng, việc M&A của hai nhà băng này vướng mắc cũng không quá khó hiểu. “Có yếu tố nhà nước, cần sự thống nhất của các bộ, ngành liên quan nên quan trọng là phải tính toán tỷ lệ hoán đổi phù hợp với lợi ích của nhà nước và cổ đông”, vị này chia sẻ.

    Cũng có ý kiến cho rằng, thương vụ PGBank sáp nhập vào VietinBank chưa chắc đã được toại nguyện. Vì hiện theo sự phân công của NHNN, VietinBank đang tiếp nhận quản lý, điều hành hai NH OceanBank và GP.Bank - hai trong số ba NH bị NHNN mua bắt buộc. Lãnh đạo một NHTMCP lại nhận thấy: việc sáp nhập PGBank vào VietinBank chưa chắc sẽ khiến VietinBank thêm nặng gánh. Bởi sau khi sáp nhập, VietinBank sẽ tận dụng được mạng lưới cơ sở của PGBank thêm cơ hội bán chéo sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh mảng NH bán lẻ, lượng khách hàng cũng tăng lên...

    Không chỉ ở việc tăng vốn, mở rộng mạng lưới, hay nâng cao tiềm lực tài chính, muốn M&A được các bên còn phải giải quyết những tồn tại, nâng cao năng lực quản trị để hài hoà giữa hai nền văn hoá, tư duy, thành phần lãnh đạo của hai định chế tài chính. Các chuyên gia cho rằng, M&A lý tưởng nhất là được dựa trên cơ sở sáp nhập một cách tự nguyện.

    Đồng ý với việc NHNN phải đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ M&A, nhưng điều cốt lõi và quan trọng hơn là việc các NH tìm được đối tác phù hợp cho mình. “Việc NHNN chỉ đạo, NHTM đặt đâu ngồi đó cũng sẽ phần nào cơ bản giải quyết được vấn đề. Nhưng nếu xét dưới cái nhìn lâu dài thì chưa đúng tính chất M&A là trở thành NH mạnh hơn từ hai tổ chức tín dụng”- một chuyên gia cho hay.

    Theo ông Phạm Hồng Hải, CEO của HSBC, sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình tái cơ cấu là rất quan trọng. Thống đốc cũng đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài sẽ tham gia nhiều hơn trong quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, theo ông Hải, đa phần các NH toàn cầu, các NH trong khu vực hiện nay đã phải tuân thủ theo Basel III - theo chuẩn mực mới cao hơn rất nhiều nên khả năng họ tham gia vào chiến lược tại các NH Việt sẽ không còn nhiều như trước đây nữa. “Chúng ta cần xem xét lại tỷ lệ sở hữu của các NĐT nước ngoài. Với tỷ lệ thấp, đa phần các NĐT nước ngoài sẽ không có nhiều mong muốn tham gia vào quá trình tái cơ cấu”, CEO này cho biết.

    Không quá chú trọng vào việc tìm kiếm cuộc “hôn nhân” có yếu tố nước ngoài, lãnh đạo một NHTM cho biết, có nhiều tổ chức, các quỹ đầu tư sẵn sàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu NH. Họ cũng sẵn sàng mời các chuyên gia, tổ chức tư vấn uy tín cùng tham gia để tái cơ cấu NH, TCTD trong nước; nâng cấp hệ thống quản trị điều hành, quản trị rủi ro chứ không nhất thiết phải làm việc với các định chế tài chính quốc tế có quy mô lớn mới đạt được mục tiêu này...
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    • 08:13 Thứ ba, 02/05/2017
    Ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn
    Theo Anh Minh - Vnexpress

    Loạt ngân hàng lớn, nhỏ vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2017 với những khoản lãi ghi nhận từ vài trăm tới hàng nghìn tỷ đồng.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2017 vừa được Vietcombank công bố, nhà băng này ghi nhận lợi nhuận sau thuế 2.209 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ.

    Một ngân hàng lớn khác là VietinBank cũng ghi nhận kết quả kinh doanh hợp nhất khá khả quan, khi đạt 2.544 tỷ đồng lãi trước thuế (tương đương tăng 5,8% so với cùng kỳ), và lãi sau thuế là 2.039 tỷ.

    Kết thúc quý đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của BIDV lần lượt đạt 2.277 tỷ đồng và 1.848 tỷ, tăng trên 9% so với cùng kỳ.

    [​IMG]

    Dù tăng chi phí hoạt động, các nhà băng lớn vẫn báo lãi hàng nghìn tỷ đồng trong quý đầu năm 2017.

    Ghi nhận các khoản lãi nghìn tỷ trong quý đầu tiên của năm, song điểm đáng chú ý là các "ông lớn" ngân hàng đều đang tăng mạnh chi phí hoạt động, trích lập dự phòng. Đơn cử, do chi phí hoạt động tăng 33% (khoảng 3.149 tỷ đồng) nên lợi nhuận thuần trước dự phòng của Vietcombank chỉ tăng 14,8%, đạt 4.137 tỷ.

    Tương tự, chi phí hoạt động trong kỳ của VietinBank là hơn 3.114 tỷ đồng (tăng gần 470 tỷ so với cùng kỳ), chủ yếu là do tăng phụ cấp, chi tài sản. Mức chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này trong kỳ trên 2.064 tỷ đồng, tăng 623 tỷ so với 3 tháng đầu năm 2016...

    Ở chiều ngược lại, các ngân hàng thương mại cổ phần lại đang tiết giảm tối đa chi phí. Nhờ đó, khoản lãi thu về tăng đột biến so với cùng kỳ.

    Hai trong số các nhà băng cổ phần vừa công bố kết quả kinh doanh quý đầu năm với những con số ấn tượng là Eximbank và Sacombank. Kết thúc quý I, Eximbank ghi nhận 170 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ và mức lãi sau khi trừ thuế còn 136 tỷ. Con số này có được là nhờ ngân hàng đã giảm mạnh chi phí hoạt động khoảng 20% (còn 531 tỷ), dự phòng rủi ro giảm tới 60% (133 tỷ).

    Cũng nhờ tiết gỉảm tối đa chi phí hoạt động, dự phòng mà Sacombank đạt được lợi nhuận trước thuế tăng gấp rưỡi cùng kỳ, 309 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 210 tỷ.

    Một nhà băng khác cũng ghi nhận mức lãi tăng so với cùng kỳ là VIB, khi đạt 157 tỷ đồng trước thuế (tăng 11%) và sau thuế là 125 tỷ.

    Theo Vụ Dự báo thống kê (Ngân hàng Nhà nước), huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng tăng bình quân 4,57% trong quý I/2017, trong đó chủ yếu là huy động VNĐ, ngoại tệ chỉ tăng nhẹ (dưới 1%). Dư nợ tín dụng toàn hệ thống dự kiến tăng khoảng 4,1%...

    Với những số lãi khả quan khi kết thúc quý đầu năm, chia sẻ với VnExpresslãnh đạo một ngân hàng cổ phần cho rằng, xu hướng dư nợ tín dụng vẫn trong đà tăng sẽ còn được phát huy và là một trong những yếu tố dự báo bức tranh lợi nhuận năm 2017 của các nhà băng sáng sủa hơn. Tuy vậy, vị này cũng lưu ý, không thể lơ là với ẩn số nợ xấu. "Dù năm qua nhiều ngân hàng tuyên bố đã mua lại được nợ từ VAMC, nhưng không phải vì thế mà bỏ qua các giải pháp để ngăn ngừa các khoản nợ hình thành trong tương lai. Một khi trở lại, việc xử lý nợ xấu sẽ tốn nguồn lực, tài chính hơn nhiều", ông cảnh báo.
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083

Chia sẻ trang này