Mua hay Bán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinhngoc, 24/02/2014.

3815 người đang online, trong đó có 415 thành viên. 15:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 647 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. vinhngoc

    vinhngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    231
    Hiện nay các thông tin hỗ trợ đang đưa ra từ 2 quan điểm Mua và Bán
    1. Nên Bán:
    Theo thông tin mới đưa ra từ trang Cafe đưa ra thì áp lực chốt lời đang ra tặng mạnh
    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tuần qua đã có sự thăng hoa nằm ngoài dự kiến của nhiều nhà đầu tư khi chỉ số VN-Index bứt phá từ mốc 550 điểm lên 570 điểm.
    Phiên giao dịch ngày 11/2/2014 đánh dấu kỷ lục mới được thiết lập về thanh khoản với hơn 260 triệu cổ phiếu được mua bán trên cả hai sàn HNX và HSX. Dòng tiền chảy mạnh vào thị trường đến cả từ nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Các quỹ ETF liên tục huy động được vốn mới do tạo nên được thặng dư giữa thị giá và giá trị tài sản ròng (NAV).

    Sự hấp dẫn của chứng khoán Việt Nam đối với các quỹ ETF là rất rõ ràng khi năm 2013 lợi suất của các quỹ này lên tới 28,3%. Trong khi lợi suất đầu tư ở các thị trường khác trong khu vực đều thấp hơn: ở Trung Quốc là 11,2%, Hàn Quốc: 9,9%, Singapore: 4,8%, Philippines: 0,5%.

    Đồng thời, sự đánh giá về các yếu tố vĩ mô Việt Nam của các tổ chức nước ngoài đã có sự cải thiện nhất. Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch nhận định kinh tế trong nước đã chạm đáy và trên đà hồi phục, với dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2014 là 5,7%, năm 2015 là 5,9%.

    Sức cầu tiêu dùng còn chững lại nhưng các chỉ số nền kinh tế vẫn cho thấy xu hướng ổn định. Ngành bán lẻ đạt 11,9% so với 8,5% cùng kì năm trước, đột biến là mức tăng của nghành du lịch và dịch vụ đạt 22,9%.

    Chỉ số sản lượng công nghiệp PMI đạt 52,1 điểm cho thấy sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất. Hơn nữa, mức tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất cũng đã giảm đáng kể, và đây là tốc độ giảm hàng tồn kho nhanh nhất kể từ tháng 2/2013. Bên cạnh đó, số lượng các đơn đặt hàng mới cao hơn so với cùng kỳ là một tín hiệu tích cực. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) vẫn được duy trì và gia tăng.

    Tỷ giá USD/ VND ở mức ổn định trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực đều mất giá nhanh và mạnh so với USD bởi làn sóng rút vốn đầu tư nước ngoài. Các yếu tố chính hỗ trợ cho tỷ giá USD/ VND chính là dòng vốn FDI, lượng tiền kiều hối và sự cải thiện của cán cân thương mại.

    Mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 1/2014 là chỉ đạt 0,5%; trong đó, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,82% so với tháng 12/2013. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước giảm 0,98% (cùng kỳ giảm 0,53%). Như vậy, cả tín dụng và huy động tiền gửi đều giảm mạnh hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân một phần đến từ lý do trong dịp Tết nhu cầu thanh toán chi trả đột biến nên người dân và doanh nghiệp tập trung rút tiền để thanh toán chi trả, không vay để đầu tư nên tín dụng tăng thấp.

    Nhìn chung, kịch bản tín dụng năm 2014 được dự báo sẽ không khác nhiều so với năm 2013: chậm chạp trong 6 tháng đầu, dần cải thiện vào quý 3 và sang tới quý 4 thì tăng đột biến. Kế hoạch tăng trưởng cho cả năm của toàn hệ thống được NHNN đưa ra là từ 12-14% nhưng có thể điều chỉnh để phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

    Trong ngắn hạn, áp lực điều chỉnh qua mỗi phiên sẽ lớn dần do giá nhiều cổ phiếu đã ở mức cao. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc có thể chốt lời ở những mã đã có lợi nhuận và gia tăng tỷ trọng tiền mặt trong danh mục.

    Lại có thông tin về TPP sẽ không đạt được kết quả
    Đàm phán TPP đã đi đến giai đoạn cuối cùng
    Ngày 22/2, tất cả bộ trưởng kinh tế của 12 nền kinh tế tham gia đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tập trung tại khách sạn Grand Copthorne, Singapore bắt đầu nhóm họp vòng đàm phán đầu tiên trong năm 2014.
    >>> Dệt may chạy đua với TPP
    >>> Vào TPP, nhiều CEO DNNN “bỏ của chạy lấy người”
    >>> Đàm phán TPP: Nút thắt ở các mặt hàng chiến lược
    >>> Doanh nghiệp trong nước còn lơ mơ về TPP


    Các nhà phân tích nhận định đàm phán TPP đã đi đến giai đoạn cuối. Vòng đàm phán lần này sẽ có những tiến triển tích cực song khả năng để đi đến thỏa thuận cuối cùng là không lớn.

    Theo các nhà phân tích, việc Mỹ vẫn có cơ quan xúc tiến thương mại là trở ngại lớn nhất. Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa thống nhất được về các vấn đề nông sản và ôtô cũng là yếu tố rất quan trọng.

    Thủ tướng Singpore Lý Hiển Long trong lần trả lời truyền thông Trung Quốc gần đây tiết lộ, các cuộc đàm phán đang tiến rất gần với việc hoàn tất thỏa thuận.

    Tiến sỹ Deborah K.Elms, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các vấn đề đàm phán và thương mại, thuộc Viện nghiên cứu S. Rajaratnam, cũng đồng ý với quan điểm trên, song không tin vào khả năng cuộc đàm phán lần này sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng.

    Bà Deborah K.Elms cho biết: "Nhiều nước cho rằng Mỹ sẽ mang quyền xúc tiến thương mại đến vòng đàm phán lần này, tuy nhiên họ đã không làm được việc đó...... Nếu Quốc hội Mỹ cuối cùng không bảo đảm việc hoàn thành dự luật trên thì các nước cũng không thể đặt các vấn đề nhạy cảm nhất lên bàn đàm phán."

    [​IMG]
    Tàu Container cập Cảng quốc tế ở Tokyo ngày 10/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

    Quyền xúc tiến thương mại là một cơ chế đàm phán nhanh liên quan đến việc Quốc hội Mỹ thẩm định các hiệp định thương mại. Một khi Quốc hội thông qua dự luật này, chính phủ lập tức có quyền đàm phán về các hiệp định thương mại, Quốc hội không có quyền sửa đổi nội dung mà chỉ đưa ra phán quyết chấp nhận hoặc phủ quyết chúng.

    Đầu tuần này, tại Tokyo, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành đàm phán song phương. Song phía Nhật Bản ngày 21/2 cho biết việc đạt được một thỏa thuận giữa hai bên còn rất xa. Nhật Bản muốn đưa hàng ngàn sản phẩm của mình vào năm nhóm sản phẩm miễn thuế, cụ thể là gạo, lúa mỳ , thịt bò, gia cầm, các sản phẩm sữa và đường. Trong 20 năm qua, những bất đồng về thương mại ôtô giữa Mỹ-Nhật cũng chưa được giải quyết.

    Tuy nhiên, bà Eric Williams tin rằng đàm phán lần này vẫn sẽ có tiến bộ. Các nước tham gia đàm phán đã có những thảo luận và tham vấn trong nước. Việc các Bộ trưởng lần này đích thân tham gia cũng có một tác động tích cực. Cũng theo bà Eric Williams, ngay cả khi vòng đàm phán này không thể đạt được thỏa thuận cuối cùng thì cũng có không vấn đề gì nghiêm trọng, các Bộ trưởng nên tính tới tương lai của TPP.

    Các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng diễn ra ở Singpore tháng 12/2013 cũng kết thúc mà không đạt được kết quả như đặt ra. Các bên đàm phán lần này lại có mặt tại Singapore để tiến hành các cuộc đàm phán kín trong 4 ngày, từ 22-25/2.

    Đàm phán TPP là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nền kinh tế tham gia vào đàm phán TPP, gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản.
    2. Thông tin hỗ trợ nên Mua

    Bơm gói tín dụng 100.000 tỷ vào bất động sản bằng cách nào?

    [​IMG]

    [​IMG]

    TIN MỚI
    [​IMG]Trầy trật vay tiền mua nhà
    Novaland xác lập “cuộc chơi mới” ở thị trường bất động sản?
    BĐS tuần 3 tháng 2: Thị trường chờ đợi "sức nóng" từ gói tín dụng 100.000 tỷ đồng
    Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở dự kiến thành lập có thể phát hành tới 100.000 tỷ trái phiếu để phát triển nhà ở xã hội, và khoảng 60.000 tỷ để mua lại các khoản vay nhà ở đủ điều kiện.

    Hiện nay nhu cầu về nhà ở vẫn rất lớn. Theo thống kê sơ bộ hiện trên cả nước có tới 3.742 dự án nhà ở, khu đô thị nhưng chỉ có khoảng 167 dự án nhà ở xã hội, với tổng vốn đầu tư trên 24.000 tỷ, trong khi nhu cầu vốn cho hơn 3.700 dự án lên tới 3,5 triệu tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường đang tập trung nhiều vào nhà ở thương mại, giá cao. Nhu cầu về nhà ở xã hội theo Bộ Xây dựng hiện nay cả nước cần tới hơn 1 triệu căn nhà, chỉ riêng tại 2 thành phố lớn cần trên 240.000 căn, trong khi đó hiện chỉ có 124 dự án đang triển khai đáp ứng khoảng 78.700 căn.

    Qua thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, giá trị hàng tồn kho BĐS hiện nay vào khoảng hơn 94.458 tỷ đồng, giá trị trung bình mỗi căn hộ khoảng 1,5 tỷ đồng và nhà thấp tầng khoảng 1,8 tỷ đồng. Như vậy hàng tồn kho còn nhiều, và chủ yếu ở phân khúc giá cao.

    Do vậy, theo bản báo cáo đánh giá tác động của Đề án thành lập “cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở” là rất cần thiết để tạo cơ chế vốn trung và dài hạn cho thị trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu về nhà ở an sinh xã hội còn cao hiện nay.

    Việc thành lập Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở là việc thực hiện giải pháp tạo cơ chế huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho lĩnh vực nhà ở, giải quyết nhu cầu nhà ở cho các nhóm đối tượng xã hội.

    Mô hình hoạt động của cơ quan này dưới hình thức là một Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở, có vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 3.000 tỷ đồng. Cơ chế hoạt động của Ngân hàng này có thể huy động vốn ODA, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, huy động nguồn vốn hợp pháp khác, tái cho vay thế chấp nhà ở, mua lại các khoản vay thế chấp nhà ở đủ điều kiện từ các định chế tài chính,…

    Tái cho vay phát triển nhà ở xã hội và mua lại các khoản vay thế chấp nhà ở đủ điều kiện chính là 2 phương án kinh doanh mà Đề án thành lập Ngân hàng này đưa ra. Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở sẽ phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh cho các ngân hàng thương mại (kỳ hạn 10 năm), dùng nguồn vốn này tái tài trợ cho các khoản vay phát triển nhà ở xã hội mà các ngân hàng thương mại cấp cho khách hàng (tổ chức, cá nhân đủ điều kiện vay). Ước tính lượng trái phiếu mà Chính phủ bảo lãnh phát hành mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, tổng lượng phát hành trong 5 năm khoảng 100.000 tỷ.

    Theo báo cáo đánh giá này, dòng vốn 100.000 tỷ này được Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở dùng là kênh dẫn vốn vào lĩnh vực an sinh xã hội về nhà ở khi đó sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, nội thất,…gia tăng thu nhập cho người lao động và doanh nghiệp, điều tiết dòng vốn đưa vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

    Đối với việc mua lại các khoản vay đủ điều kiện: Nguồn vốn để thực hiện điều này được thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có nghĩa là Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở phát hành trái phiếu cho ngân hàng thương mại. Sau đó, dùng nguồn tiền này mua lại các khoản vay nhà ở đủ điều kiện từ các ngân hàng thương mại.

    Sau 5 năm hết kỳ hạn trái phiếu, Ngân hàng tái cho vay thế chấp nhà ở bán lại các khoản vay này cho chính ngân hàng thương mại. Ước tính lượng trái phiếu phát hành mỗi năm khoảng 30.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm từ 2014 đến 2015.

    -
    Giải pháp có thể triển khai nhanh hơn là nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối với các lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối.

    Ngày 21/02/2014, UBCK Nhà nước tổ chức “Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2014”. Tại Hội nghị, chủ tịch UBCK Nhà nước – ông Vũ Bằng – đã đề xuất các giải pháp để kích cầu, khơi dòng vốn trong và ngoài nước.

    Theo đó, đối với dòng vốn nước ngoài, việc làm đầu tiên là nghiên cứu, xây dựng chương trình, giải pháp để nâng hạng TTCK Việt Nam trên bảng phân loại MSCI (từ hàng Frontier Market đến Emerging Market).

    Giải pháp có thể triển khai nhanh hơn là nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối với các lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Như vậy, UBCK sẽ trình Bộ ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định thay thế QĐ55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ sở hữu của nhà nước ngoài trên TTCK Việt Nam (sau khi Quyết định 55 được ký ban hành)

    Ngoài ra là các giải pháp như đàm phán với ESMA (cơ quan quản lý các TTCK châu Âu) để ký MOU và cơ chế phối hợp, giám sát, hỗ trợ thu hút vốn đầu tư từ các quỹ đại chúng của châu Âu; Tích cực tham gia và triển khai các nội dung, chương trình của IOSCO sau khi đã là thành viên. Tiếp tục áp dụng các nguyên tắc của IOSCO dành cho cơ quan quản lý thị trường như là các thông lệ về quản lý và nghiên cứu đề xuất nâng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng tại các doanh nghiệp niêm yết có tỷ lệ sở hữu lớn do Nhà nước nắm giữ.

    Đối với dòng vốn trong nước, UBCK sẽ phối hợp với Ngân hàng nhà nước rà soát, điều chỉnh, từng bước tháo gỡ, thiết lập cơ chế quản lý, giám sát kênh dẫn vốn đầu tư từ ngân hàng sang TTCK bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng, hạn chế sở hữu chéo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK, hỗ trợ quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được thực hiện minh bạch, lành mạnh, an toàn.

    Bên cạnh đó là việc xây dựng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cho các loại hình quỹ mở (quỹ ETF, quỹ đầu tư BĐS, công ty đầu tư chứng khoán); khuyến khích thành lập các loại hình quỹ đầu tư mơi nêu trên. Hỗ trợ các thành viên thị trường trong công tác đào tạo, phổ cập kiến thức, nâng cao nhận thức của công chúng đầu tư về các loại hình quỹ đầu tư.

    UBCK cũng đề xuất xây dựng quy định hướng dẫn hoạt động các quỹ hưu trí tự nguyện (MOF), quỹ hưu trí bổ sung (MoliSA); Nghiên cứu xây dựng quy định thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp giải thể, phá sản các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

    Một giải pháp nữa, đó là sẽ hoàn chỉnh quy định về giao dịch (sửa đổi Thông tư 74 về hướng dẫn giao dịch trên TTCK). Phối hợp với Vụ Chính sách thuế - BTC hoàn thiện Thông tư sửa đổi, bổ sung về phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại UBCKNN; về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bán đấu giá cổ phần, bảo đảm phù hợp vào thực trạng thị trường.

    Đồng thời với những giải pháp trên, việc nâng cao ý thức tự giác về nghĩa vụ công bố thông tin của nhà đầu tư cũng sẽ được đẩy mạnh. Bên cạnh đó UBCK sẽ xem xét bổ sung số liệu tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết (bên cạnh tổng số cổ phiếu đang lưu hành) nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư làm cơ sở tham chiếu để tính toán mức tỷ lệ phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin.

    Từ những thông tin trái chiều ở trên hiện nay các NĐT không biết nên mua hay bán và câu trả lời đã diễn ra trong phiên sáng nay 24/02/2014 giao dịch cả trên 2 sàn đang trầm lắng

    Theo ý kiển chủ quan của em thì Sáng nay là cơ hội để mua vào những cổ phiếu chưa tăng nóng trong thời gian qua (em thì ngắm được em DCS) và mình tin thị trường Chiều nay sẽ bùng phát tăng trở lại sau 3 ngày có tín hiệu điều chỉnh

    Đó là ý kiến của em các cụ đọc và cho ý kiến để mọi người tham khảo nên Mua hay Bán nhé
    Last edited by a moderator: 24/02/2014
    betterday82 thích bài này.
  2. vinhngoc

    vinhngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    231
  3. vinhngoc

    vinhngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    231
  4. vinhngoc

    vinhngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    231
  5. Ongchu2015

    Ongchu2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2014
    Đã được thích:
    2.667
    Nắm giữ và chờ mua. Mình khuyên chân thành đó!
  6. vinhngoc

    vinhngoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2013
    Đã được thích:
    231
    Như hôm qua mình đã nói về kịch bản thị trường và nó đã diễn ra như đúng mình dự kiến : http://f319.com/threads/mua-hay-ban.476129/ . Sáng nay thị trường bị giảm điểm là do hôm qua bộ trưởng Bộ Xây Dựng khẳng định là không có gói 100.000 Tỷ http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/b...100-nghin-ty-dong-2014022411480200310ca43.chn
    Nên đã tạo ra tâm lý lo sợ của NĐT trong buổi sáng . Theo mình đây là cơ hội mua các cổ phiếu cơ bản, chưa tăng trong thời gian qua

    Theo dự kiến của mình thị trường cuối giờ sáng nay sẽ hồi phuc. Nên hãy tranh thủ luc này để mua thêm cp cơ bản giá rẻ

Chia sẻ trang này