Mua lúc này là yêu.................

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BIXI-99, 19/04/2014.

6775 người đang online, trong đó có 1022 thành viên. 17:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1894 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.023
    1. Không mua khối ngoại múc hết-Mua là yêu Tổ quốc
    2. Không mua khi đồng nghiệp vào đường cùng thì lương tâm cắt dứt - Mua là yêu đồng bào
    3. Không mua khi giá rẻ sẽ đẩy DN vào đường khó-Mua là yêu Doanh Nghiệp
    4. Không mua khi đang đi vào vùng đáy thì mất cơ hội-Mua là yêu nghề.
    5. Không mua khi cầm tiền thì tiền sẽ rơi-Mua là yêu giá trị đồng tiền
    6. Không mua mà cứ lấy tiền xài dễ sinh tật hao của-Mua là yêu gia đình
    .......................................Sau khi suy nghĩ cân đong đo đếm tuần sau quyết tâm bắt đầu mua.....~o)~o)~o)
    NBN, lovon, CHYMEN3195 người khác thích bài này.
    NBN đã loan bài này
  2. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.023
    Kinh tế Việt Nam: Chờ đợi “cú nhảy vọt lịch sử"
    Những khó khăn đang phải đối mặt khiến Việt Nam ngày càng "hụt hơi" trong việc bắt kịp tốc độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, nếu nỗ lực, kinh tế Việt Nam chưa hết hy vọng cất cánh.
    http://image.*********.vn/2014/04/19/kinh-te.jpg
    Nếu cải cách mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam còn nhiều khả năng phát triển.
    Tăng trưởng chuyển động ngược chiều

    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2013, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,4% và là năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000. Nghiên cứu của GS.TS Trần Thọ Đạt, Phó Hiệu trưởng Đại học kinh tế quốc dân đánh giá: Từ năm 2008 đến nay là thời kì có nhiều xáo động về kinh tế vĩ mô do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam không chỉ suy giảm về tốc độ tăng trưởng mà đã bộc lộ rõ những yếu kém và bất ổn, thể hiện ngay từ sự lúng túng, bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô...

    So sánh với các nước ASEAN-5 (Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam), tốc độ tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 2011-2012 tương đương với Philippines, thấp hơn Indonesia và Malaysia, cao hơn Singapore và Thái Lan. Tuy nhiên, ngoại trừ Singapore, trong giai đoạn này, tất cả các nước ASEAN-5 đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn trước (2008-2010) trong khi tăng trưởng của Việt Nam lại suy giảm qua hai giai đoạn trên và đến giai đoạn cuối 2012 nằm ở mức thấp nhất kể từ năm 2000. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét: Từ 2005-2007, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cao vượt trội. Nhưng từ 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm dần trong khi các nước trong khu vực tăng lên.
    Diễn biến này báo hiệu tình trạng suy giảm và trì trệ kéo dài. Ước tính tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt dưới 6%, không đạt mục tiêu đề ra là 7%.

    Đánh giá tại một hội thảo về nửa chặng đường phát triển kinh tế 2011-2015 vào tháng 9-2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thẳng thắn nhìn nhận: “Trong khi phần lớn các nước trong khu vực đã lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng thì tại Việt Nam, sự phục hồi còn chậm. Xét về mặt tuyệt đối, khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực đang ngày một cách xa”.

    TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương cho rằng: Cần đưa nền kinh tế quay trở lại tăng trưởng cao và bền vững. Mấy năm nay tăng trưởng giảm, chưa có dấu hiệu phục hồi rõ nét, từ đó tụt hậu ngày càng xa hơn về thu nhập bình quân đầu người so với các nước xung quanh. Chúng ta có tăng trưởng năng suất tương đối cao so với tỉ lệ các nước nhưng tăng trưởng tuyệt đối giành được vẫn thấp hơn các nước.

    Mặt khác, năng suất lao động hiện nay rất thấp, chỉ bằng 12-13% của Nhật Bản, 35% của Thái Lan, 54% Trung Quốc, bằng một nửa Indonesia. Rõ ràng để tạo ra "bước vọt" về kinh tế, chúng ta đang rất yếu. Chúng ta tự hào khi giai đoạn 1995-2007 tăng trưởng 7,5%/năm. Nhưng mức tăng trưởng đó chỉ duy trì được 10 năm trong khi các nước khác có tới 30 năm liền tăng trưởng cao hơn nữa. Điều này cho thấy Việt Nam còn rất lâu nữa mới sánh được với nhiều nước trong khu vực.

    Còn cơ hội phát triển

    Trên thế giới hiện nay, các nước đang phát triển chiếm số đông và không ít nền kinh tế vẫn còn phải đương đầu với những khó khăn do tình trạng kém phát triển, đời sống dân cư thấp, nạn đói, mù chữ, bệnh tật dày vò cuộc sống con người. Nhưng cũng đã có không ít những tấm gương phát triển kinh tế thần kỳ, nhanh chóng vươn lên đuổi kịp các nước công nghiệp phát triển về nhiều mặt chỉ trong vòng vài ba thập kỷ. Điển hình nhất trong số này phải kể đến Hàn Quốc, Singapore… trong những thập niên cuối thế kỷ XX và nước Trung Quốc hiện đại (từ khi cải cách mở cửa đến nay).

    Vậy Việt Nam có khả năng làm nên một điều kì diệu nữa hay không khi hiện tại nền kinh tế đang đầy khó khăn? Những yếu kém như tảng đá nặng níu giữ Việt Nam cất cánh đã được giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước chỉ ra rõ ràng từ nhiều năm qua như thể chế yếu kém, tăng trưởng thiếu chiều sâu, nguồn lực phân bổ dàn trải... GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách quốc gia Nhật Bản đã cảnh báo mạnh mẽ rằng: Nếu không khắc phục những yếu kém, Việt Nam có thể sẽ mãi ở mức thu nhập trung bình và không thể công nghiệp hóa theo đúng nghĩa.

    Tuy nhiên, vẫn còn có thể tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thay đổi tình thế. Không phải ngẫu nhiên, mới đây Ngân hàng ANZ dự đoán năm 2050 sự cất cánh kinh tế của châu Á sẽ chịu sự chi phối của 10 nền kinh tế chính ở châu Á. Việt Nam là 1 trong số 10 nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến cả châu Á lẫn nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.

    Theo TS Trần Đình Thiên, Việt Nam có các điều kiện cần để thực hiện "cú nhảy vọt lịch sử" để rút ngắn khoảng cách phát triển, tiến kịp thế giới. Dù không thể sốt ruột, nhưng yêu cầu về thời gian tận dụng thời cơ lại rất khắc nghiệt. Cho nên cần định rõ lộ trình tận dụng thời cơ để tiến vượt bằng lộ trình công nghiệp hóa đến năm 2020 gồm 2 bước. Bước 1 ráo riết chuẩn bị các điều kiện và năng lực, chuẩn bị điều kiện cất cánh. Bước 2 bùng nổ phát triển, cất cánh và tăng tốc.

    TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng: Các phân tích kinh tế gần đây cho thấy, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được thành công như những nền kinh tế trong khu vực đã biến thành Các nước công nghiệp mới - (NICs) một khi xây dựng được một thể chế hỗ trợ phát triển. Một trong những cơ sở tiền đề ấy là kinh tế Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển lớn.

    Thời gian vừa qua, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế có tỷ lệ vốn đầu tư/GDP cao trên thế giới. Nếu so với một số nền kinh tế có tỷ lệ đầu tư thấp hơn nhưng tăng trưởng khá cao thì có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nếu cải thiện được hiệu suất đầu tư.

    Cùng quan điểm này, GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản cho rằng: Hiện tại Việt Nam phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại. Do đó mục tiêu chính sách quan trọng nhất là cần tạo ra đà tăng trưởng mới mà không phụ thuộc đơn thuần vào mở rộng số lượng đầu vào lao động, số lượng DN, cơ hội thương mại, đầu tư trong nước, FDI, ODA hay dòng tài chính. Các yếu tố đó cần chuyển dịch từ việc dựa trên số lượng để hướng tới tăng trưởng dựa trên chất lượng.
    NBN, CHYMEN319buitrongphuong thích bài này.
    NBN đã loan bài này
  3. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.305

    7.
    8.
    9.
    Uống cà phê gì mà lắm thế, uống thế là mất ngủ đấy ...............................Mua cổ phiếu dồi, thì lấy đâu tiền mua cà phê ........:))
    BIXI-99 thích bài này.
  4. buitrongphuong

    buitrongphuong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2013
    Đã được thích:
    333
    Bố này là đảng viên cộng sản có khác.
    BIXI-99 thích bài này.
  5. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.023
    Casumina khánh thành nhà máy Lốp xe tải toàn thép Casumina Radial
    [​IMG]

    Nhà máy lốp xe tải toàn thép Casumina Radial được xây dựng trên diện tích hơn 120.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng gần 70.000 m2.
    Sau gần 2 năm khởi công xây dựng nhà máy, hôm nay, ngày 19/4/2014 Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (mã chứng khoán: CSM) chính thức làm lễ khánh thành và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất lốp xe tải toàn thép Casumina Radial. Đây là nhà máy thứ hai của Casumina ở tỉnh Bình Dương.





    Đến dự lễ khánh thành có Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Phía Bộ Công thương có ông Lê Dương Quang-Thứ trưởng Bộ Công thương. Phía Vinachem có ông Phùng Hà-Tổng cục trưởng. Và nhiều khách mời khác.

    Hôm nay (19/4) cũng là ngày kỷ niệm 38 năm thành lập của Casumina. Công ty đặc biệt có nhiều biến chuyển từ hồi cổ phần hóa năm 2005. So với thời điểm đó thì doanh thu của Casumina đã đạt tăng trưởng gấp 2 lần, đạt 3.134 tỷ đồng và đạt tăng trưởng lợi nhuận 10 lần lên 481 tỷ đồng.



    Nhà máy lốp xe tải toàn thép Casumina Radial được xây dựng trên diện tích hơn 120.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng gần 70.000 m2. Nhà máy có công suất 1 triệu lốp xe/năm, với tổng vốn đầu tư 3.380 tỷ đồng (tương đương 160 triệu USD).

    Dự án tọa lạc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn với vùng nguyên liệu và có hệ thông giao thông vận tải khá thuận lợi nối từ Bình Dương đến Tp.HCM, các bến cảng lớn của Đồng Nai và Sài Gòn, sân bay Quốc tế Long Thành trong tương lai.

    Theo Casumina, Nhà máy ra đời trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế thị trường, phát triển công nghệ xanh, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, hạn chế biến đổi khí hậu…

    Thời gian thực hiện xây dựng nhà máy qua 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1 đạt công suất sản xuất 350.000 lốp xe/năm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; giai đoạn 2, triển khai từ nay đến cuối năm 2015, nâng công suất sản xuất lên 600.000 lốp xe/năm; giai đoạn 3, triển khai từ cuối năm 2015 đến năm 2017, nâng công suất sản xuất lên 1 triệu lốp xe/năm.

    Casumina cũng cho biết, việc đầu tư xây dựng nhà máy lốp xe tải radial toàn thép sẽ tạo thêm doanh thu hàng năm cho Casumina gần 5.000 tỷ đồng khi toàn bộ dự án hoàn thành, nộp ngân sách nhà nước trên 500 tỷ đồng và tạo việc làm mới cho 1.200 lao động.

    Buổi lễ khánh thành cũng chứng kiến sự ký kết đầu tiên của Casumina Radial với đối tác đầu tiên của dự án này-Apolo International:



    [​IMG]
    NBN thích bài này.
  6. saphi nguyen

    saphi nguyen Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    14/03/2014
    Đã được thích:
    83
    Liều ăn nhiều...ko vấn đề gì cả...
    NBN thích bài này.
    NBN đã loan bài này
  7. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.023
    Uống nhiều quá trằn trọc vắt tay lên trán.....quyết định mua:-ss nhưng với liệu lượng ~o)~o)~o) thoai
    EDS.COM thích bài này.
  8. duypho83

    duypho83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2014
    Đã được thích:
    4.239
  9. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.305

    Mình nhất quyết đứng ngoài, ......đợi Bixi ra quyết định cuối cùng ..............rồi tính sau,....:))
    BIXI-99 thích bài này.
  10. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.023
    Không Đảng nhưng mà Tốt@-)
    EDS.COM thích bài này.

Chia sẻ trang này