Múc CP đường chờ QĐ áp thuế Chống bán phá giá và trợ cấp đường Thái

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 01/12/2020.

2647 người đang online, trong đó có 1058 thành viên. 16:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2067 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Việt Nam điều tra kép mía đường nhập khẩu từ Thái Lan
    21/09/2020 19:19 GMT+7
    3 công ty thép VN yêu cầu điều tra thép Trung Quốc nghi trốn thuế nhập khẩu
    [​IMG]
    Ngành mía đường trong nước yêu cầu được bảo hộ trước sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan - Ảnh: NCĐT

    Bộ Công thương cho hay, thực hiện cam kết của Việt Nam trong ASEAN liên quan tới việc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo WTO, Việt Nam đã bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN kể từ ngày 1-1-2020.

    Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, đạt gần 950.000 tấn, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019, trong đó lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỉ lệ chủ yếu, ước gần 860.000 tấn, trong khi cùng kỳ năm 2019 là 145.000 tấn và cả năm 2019 chỉ khoảng 300.000 tấn.

    Trong khi đó, theo đại diện ngành sản xuất trong nước, lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành mía đường trong nước. Sản lượng đường mía trong nước niên vụ 2019-2020 ước tính chưa tới 800.000 tấn, sụt giảm so với 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018-2019.

    Chưa kể, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng đã cung cấp và chứng minh được sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào VN và Chính phủ Thái Lan đã và đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của người nông dân và ngành sản xuất mía đường.

    Trước mắt, Bộ Công thương cho hay sẽ thực hiện điều tra theo đúng quy định của pháp luật để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước trước các hành vi phản cạnh tranh tới từ bên ngoài.

    Đồng thời, bộ có thể áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa bị áp thuế trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời.

    Do đó, Bộ Công thương khuyến nghị các tổ chức, cá nhân trong quá trình ký kết hợp đồng nhập khẩu, phân phối, kinh doanh, sử dụng hàng hóa bị điều tra cần lưu ý về khả năng có thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước.
    chimsedimua_23 thích bài này.
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Nghi vấn bán phá giá đường nhập, ngành đường lại kêu cứu vì khó cạnh tranh?
    01/12/2020 12:47 GMT+7
    [​IMG]
    Hội thảo Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam

    Thông tin được đưa ra tại hội thảo Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới, do Bộ Công thương và Hiệp hội nông dân Việt Nam tổ chức ngày 1-12 tại Hà Nội.

    Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho hay ngành mía đường chấp nhận hội nhập, và thực tế cho thấy năng suất, trình độ sản xuất của ngành không thua kém các nước. Tuy vậy, lượng đường nhập khẩu từ đầu năm đến nay đạt tới 1,3 triệu tấn, chủ yếu từ Thái Lan.

    Đáng chú ý là giá bán đường nhập ngoại ở Việt Nam còn thấp hơn cả giá mua mía tại Thái Lan, nên ông Lộc cho rằng đang có sự không có sòng phẳng và công bằng hội nhập. Thực tế này dẫn tới, hàng chục nhà máy sản xuất bị phá sản, dừng hoạt động, khiến cho diện tích trồng mía của người dân giảm.

    Việc nhập khẩu đường với giá rẻ khiến người nông dân và các nhà máy đường gặp khó. Bà Đoàn Thị Yến (Phú Yên) - nông dân trồng mía - cho biết hiện trồng 60 ha mía, song từ 2016 đường nhập lậu vào làm giá giảm mạnh, nhà máy phải giảm giá mua.

    "Người trồng mía không có lãi, bị lỗ vốn nên phải giảm diện tích trồng, phải bỏ đất hoang, người dân phải bỏ xứ. Chúng tôi mong mua được giá tối thiểu 900 đồng/kg, hỗ trợ lãi suất, ngăn chặn đường nhập lậu" - bà Yến đề nghị.

    Ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần mía đường Sóc Trăng, cũng cho hay diện tích đất trồng mía của tỉnh liên tục giảm, năm 2017 là 8.400 thì đến năm 2020 chỉ còn 2.400 ha. Sản lượng thu mua cũng giảm, từ 426.000 tấn giảm còn 140.000 tấn. Người nông dân trồng mía liên tục bị lỗ, chỉ cố gắng duy trì hòa vốn để hoạt động.

    "Diện tích mía vụ 2020 - 2021 giảm 20%, nên thu mua giảm tương ứng, do ảnh hưởng hàng nhập lậu, gian lận thương mại, chủ yếu là đường Thái Lan nhập khẩu. Do đó hàng không bán được, tiền không có, hàng tồn kho cao, có vụ chỉ bán 10%, chạy ăn từng bữa, chạy lương và bảo hiểm cho người lao động" - ông Hiếu nói.

    Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), mặc dù kéo dài bảo hộ thêm hai năm, song ngành vẫn gặp khó khăn khi sản lượng nhập khẩu tăng đột biến. Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28 với các giải pháp cơ cấu vùng trồng, cơ cấu nhà máy, sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nên Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra hai nhóm mặt hàng đường, nên tới đây kỳ vọng có thể có biện pháp bảo hộ cho doanh nghiệp và người nông dân hợp lý.

    Tuy vậy, ông Hải cũng cho rằng, sự chuyển biến của ngành đường chưa rõ ràng, trong khi nhiều ngành như ôtô vươn lên mạnh mẽ. "Chúng tôi cũng chưa thấy có sự cố gắng vươn lên để liên kết và đổi mới thực sự vượt qua hội nhập. Do đó, đây là thời điểm cần thiết, cấp bách để giúp ngành đường đi lên, góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội" - ông Hải nói.
  3. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Gửi câu hỏi điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm mía đường từ Thái Lan
    Tác giả Hiếu Minh

    07/10/2020 16:50

    Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) vừa cho biết đã gửi bản câu hỏi điều tra cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài mà Cơ quan điều tra biết và Chính phủ Thái Lan để trả lời bản câu hỏi điều tra.
    Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h00 ngày 13/11/2020 (theo giờ Hà Nội).

    Vụ việc liên quan là trường hợp vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan (Mã số vụ việc: AD13-AS01).

    Ngày 21/9 vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.


    Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, Cơ quan điều tra đề nghị tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài có liên quan và Chính phủ Thái Lan tham gia, hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình điều tra. Nội dung bản trả lời sẽ là căn cứ để Cơ quan điều tra xem xét và đưa ra kết luận điều tra của vụ việc.

    Theo Cục phòng vệ thương mại, trong trường hợp Cơ quan điều tra không nhận được thông tin trả lời đúng hạn của các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài và Chính phủ Thái Lan hoặc trong trường hợp thông tin cung cấp không chính xác, không đầy đủ theo yêu cầu thì Cơ quan điều tra sẽ sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra kết luận theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương.

    Các thông tin, số liệu cung cấp trong quá trình trả lời bản câu hỏi của Cơ quan điều tra và quyền tiếp cận thông tin vụ việc của các bên liên quan trong quá trình điều tra sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về bảo mật thông tin tại Điều 11 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

    “Cách thức trả lời các phần trong bản câu hỏi, số lượng phải nộp, hình thức nộp và thời hạn nộp được hướng dẫn chi tiết trong Bản câu hỏi dành cho doanh nghiệp và Bản câu hỏi dành cho Chính phủ Thái Lan. Do đó, Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp và cơ quan có thẩm quyền đọc kỹ hướng dẫn trước khi trả lời và nộp bản trả lời đúng thời hạn”, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến cáo.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Cổ phiếu ngành mía đường: Chu kỳ tăng đã đến?
    Chuyên mục: Chứng khoán
    [​IMG]
    Ngành đường có tính chu kỳ cao. Giống như các loại hàng hóa khác, biến động giá đường trên thị trường phụ thuộc vào cung và cầu của hàng hóa này qua từng giai đoạn. Tuy nhiên trong khi nguồn cầu tăng trưởng khá ổn định qua các năm thì sản lượng cung mía lại biến động mạnh mỗi 4 – 6 năm/lần do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết EL Nini và La Nina. Điều này tạo nên tính chu kỳ cao cho giá đường đạt đỉnh sau mỗi 4 – 6 năm.
    [​IMG]
    Niên vụ 2020 – 2021 dự báo thâm hụt 3,5 triệu tấn đường. Theo tổ chức Đường quốc tế ISO, thị trường đường niên vụ tới có thể sẽ thiếu hụt 3,5 triệu tấn đường, nhiều hơn 2,8 triệu tấn so với dự báo trước đó do sản lượng tại các nước sản xuất mía đường lớn gồm Thái Lan, Ấn Độ và EU đều giảm so với đánh giá gần nhất bởi Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia tái phong tỏa. Trong khi đó nhu cầu được dự báo tăng tăng thêm 2,9% so với niên vụ trước lên 174,6 triệu tấn. Sự thiếu hụt nguồn cung đường sẽ là yếu tố thúc đẩy giá đường thế giới tăng trong niên vụ 2020 – 2021.
    [​IMG]
    Giá đường trong nước biến động cùng chiều với giá đường thế giới. Nhu cầu đường tại Việt Nam khoảng 2 triệu tấn/năm, trong khi đó sản lượng niên vụ 2019 – 2020 chỉ đạt 769 nghìn tấn, cùng với 600 nghìn tấn đường từ niên vụ trước thì cung trong nước chỉ đáp ứng 68,5% nhu cầu. Tuy nhiên do Việt Nam chịu ảnh hưởng từ đường Thái, đường lỏng từ Trung Quốc và Hàn Quốc nên giá đường khiến thị trường đương bị dư cung và giá biến động theo giá đường thế giới và giá xuất khẩu đường của Thái Lan.
    [​IMG]
    Điều tra tự vệ đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan giúp giá đường hồi phục. Việt Nam nằm cạnh Thái Lan, một trong những nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Với việc đường Thái nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ giúp cho giá bán thấp hơn nhiều so với giá đường tại Việt Nam, điều này thúc đẩy nạn nhập lậu đường từ quốc gia này. Đặc biệt khi ATIGA có hiệu lực từ 2020 khiến lương đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam trong 8T.20 lên tới 860 nghìn tấn, gấp 5,9 lần cùng kỳ năm trước khiến giá đường trong nước tiếp tục đi xuống trong T7+8, trái chiều với sự hồi phục của giá đường thế giới. Tiêu thụ đường của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do kinh doanh dưới giá vốn. Tháng 10.20, Bộ Công thương ra quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan, hiện tượng bán phá giá để dành thị phần đã chấm dứt và đường sản xuất từ mía trong nước đã tiêu thụ được. Giá đường theo đó cũng hồi phục theo giá đường thế giới và đang thiết lập mặt bằng giá mới tốt hơn niên vụ trước đó, theo VSSA.
    [​IMG]
    Biến động lợi nhuân của doanh nghiệp mía đường phụ thuộc lớn vào giá đường. Hiện các doanh nghiệp mía đường kinh doanh chủ yếu là đường trắng và đường tinh luyện, trong khi các phụ phẩm chưa được đẩy mạnh phát triển dẫn đến việc LNST của ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi biến động của giá đường trên thị trường. Giá đường niện vụ 2009 – 2010 và 2016 – 2017 tăng mạnh do tình trạng thâm hụt ngành đường đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh đường tăng trưởng mạnh LNST. Do đó với kỳ vọng giá đường tăng trở lại trong niên vụ 2020 – 2021, KQKD của các doanh nghiệp trong ngành dự báo sẽ có sự tích cực.
    [​IMG]
    Cổ phiếu cần quan tâm
    1. LSS lợi thế sở hữu khách hàng công nghiệp lớn
    LSS là doanh nghiệp sản xuất đường tinh luyện lớn nhất tại miền Bắc. Hơn 80% sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ bởi các khách hàng công nghiệp lớn, do đó ít gặp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác và đường nhập khẩu giá rẻ
    Cơ cấu tài chính an toàn. LSS có cơ cấu tài chính khá an toàn, tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản trong niên vụ 2019/20 đạt 19,4%, thấp hơn so với mức trung bình 36,2% của các doanh nghiệp mía đường niêm yết. LSS sử dụng chủ yếu vay nợ ngắn hạn để phục vụ nhu cầu vốn lưu động.
    Rủi ro phân tán nguồn lực vào các lĩnh vực chưa hiệu quả. Tính đến cuối Q3.2020, LSS có 231 tỷ chi phí đầu tư dở dang, trong đó chủ yếu là ở các lĩnh vực ngoài ngành mía đường như Dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 30.4 tỷ đồng, Công viên sinh thái tre luồng Tam Thanh 149 tỷ và nhà máy chế biến sữa gạo lứt giàu protein. Các dự án được triển khai từ năm 2015 nhưng hiện vẫn chưa đem lại hiệu quả cho công ty.
    2. SLS chi phí nguyên liệu thấp, có thể cạnh tranh với đường Thái
    Giá thành sản xuất đường của SLS ở mức thấp hơn trung bình ngành khoảng 26% nhờ (1) giá mua mía nguyên liệu rẻ, (2) điều kiện thổ nhưỡng có lợi cho việc trồng mía (3) hiệu quả sản xuất được đẩy mạnh sau khi nâng cấp dây chuyền sản xuất từ vụ 2016/17. Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của SLS trong giai đoạn 2013 - nay đạt trung bình 20%, cao hơn nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp mía đường niêm yết khác. Với giá thành thấp và chất lượng sản phẩm tốt, SLS có khả năng cạnh tranh với cả đường nhập khẩu từ Thái Lan.
    Rủi ro. Tỷ trọng phải thu/doanh thu ở mức cao cho thấy SLS đang bị chiếm dụng vốn từ khách hàng. Cần lưu ý khi các khách hàng này là các công ty thương mại đường có liên quan tới cổ đông lớn.
    3. SBT vị thế đầu ngành, tập trung vào các sản phẩm cao cấp.
    Với lợi thế về quy mô, khả năng luyện đường thô, thương hiệu và hệ thống phân phối, SBT tiếp tục giữ vững vị thế đầu ngành đường Việt Nam trong niên vụ 2019/20 với thị phần 46%.
    Cơ hội xuất khẩu đường sang EU trong dài hạn. Theo EVFTA, quy định hạn ngạch xuất khẩu 20.000 tấn đường các loại và 400 tấn đường đặc biệt từ Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế. Hiện EU đang có xu hướng sử dụng sản phẩm cao cấp như đường organic, đường ăn kiêng, đường có bổ sung thêm dưỡng chất… Đây là những sản phẩm có giá bán cao, tỷ suất lợi nhuận đạt từ 35 – 40%. Do đó SBT với việc sở hữu ~12 nghìn ha vùng nguyên liệu tại Lào đủ điều kiện để sản xuất đường organic sẽ có thể được hưởng lợi từ hiệp định này.
    Sản phẩm ít gặp cạnh tranh với đường Thái nhờ các sản phẩm đường đạt chất lượng cao, SBT ít gặp phải cạnh tranh tại phân khúc kênh công nghiệp là các khách hàng lớn và quen thuộc với yêu cầu khắt khe về chất lượng đường thành phẩm.
  5. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    ĐBQH: Làm rõ ai chống lưng cho đường nhập lậu?
    Chuyên mục: Pháp luật
    [​IMG]
    Bà Phạm Thị Thu Trang - ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đề nghị xử lý "đến nơi đến chốn" vấn đề chống lưng cho đường lậu.

    Theo Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần xem xét có hay không từ trước đến nay vấn đề đường nhập lậu và ai là người chống lưng.
    Phát biểu tại Hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới", ông Nguyễn Hồng Vân – ĐBQH tỉnh Phú Yên cho biết: Chúng ta tham gia ATIGA từ 1/1/2020 nhưng đã rốt ráo kêu gọi từ năm ngoái. Thế nhưng, đến tháng 7/2020, Chính phủ mới ban hành Chỉ thị 28 về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới nhằm đảm bảo điều kiện cạnh tranh công bằng cho ngành đường và nông dân trồng mía.
    "Tôi cho rằng, động thái này là quá muộn. Cũng như các chính sach khác, Chính phủ rất quyết liệt nhưng các bộ ngành, địa phương vẫn diễn ra rất chậm. Như gói hỗ trợ 62.000 tỷ, 3 – 4 tháng trời vẫn không có ai tiếp cận được", ông Vân đánh giá và nhấn mạnh, chúng ta phải làm quyết liệt và làm ngay mới có thể cứu được ngành mía đường.
    [​IMG]
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Bộ Công Thương khởi xướng điều tra như "tia sáng cuối đường hầm" với ngành mía đường Việt Nam
    Chuyên mục: KT vĩ mô
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam

    Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan đã mang lại “tia sáng cuối đường hầm” đối với ngành mía đường Việt Nam.
    Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam tại Hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới" do Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương cùng phối hợp chỉ đạo, giao cho Cục Phòng vệ Thương mại và Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức sáng nay (1/12).
    Ngành mía đường không có sự cạnh tranh công bằng
    Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Lộc – Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, vụ mía 2019-2020 là vụ sản xuất đầu tiên của ngành đường Việt Nam trong bối cảnh thực hiện cam kết ATIGA. So sánh với các quốc gia trồng mía chính trong khối ASEAN có thể thấy một số điểm tích cực.
    Ông Lộc dẫn chứng: Về trình độ sản xuất mía, Việt Nam hoàn toàn tương đương với các nước khác trong khu vực. Thậm chí trong cùng điều kiện thời tiết không thuận lợi (khô hạn) Việt Nam vẫn có năng suất cao hơn Thái Lan là quốc gia dẫn đầu về năng suất mía trong khu vực. Một số khu vực trồng mía của Việt Nam còn có mô hình sản xuất hàng đầu trong ngành mía đường thế giới với mức năng suất > 10 tấn đường/ha như vùng cù lao Dung, câu lạc bộ 200 tấn vùng Phụng Hiệp. - Về trình độ chế biến Việt Nam ở trình độ cao hơn Philippines và Indonesia.
    Về trình độ sản xuất, mía của Việt Nam hoàn toàn tương đương với các nước khác trong khu vực.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết ATIGA đối với ngành đường từ 01/01/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và mức thuế chỉ 5%. Ông Lộc cho biết, ngay lập tức một khối lượng đường kỷ lục đã tràn vào thị trường Việt Nam.
    Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, sau khi trừ đi lượng đường đã xuất theo loại hình SXXK số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884,285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước.
    Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%). Không những thế, lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma đều có xuất xứ từ Thái Lan (vì bản thân các nước này không đủ mía để sản xuất cho nhu cầu nội địa và đều nhập khẩu từ Thái Lan để có cơ sở phát chứng thư CO form D) khiến tổng đường nhập khẩu có nguồn gốc Thái Lan là 1,083,876 tấn, chiếm 97,7%. Sau 11 tháng, lượng đường nhập từ Thái Lan vào Việt Nam đã lên tới 1,3 triệu tấn.
    Đáng chú ý, theo dữ liệu trên giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện từ Thái Lan vào Việt Nam chỉ có 334 USD/tấn. Ông Lộc cho rằng, giá bán đường xuất khẩu nêu trên rõ ràng không chỉ cao hơn hẳn giá đường bán trong thị trường nội địa Thái Lan mà còn thấp hơn cả chi phí mía trong đường (niên vụ 2019-2020 chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan là 9,13 mía/đường – chi phí mía trong đường là 410 USD/tấn).
    "Điều này càng làm nổi rõ hơn tính chất phá giá của loại đường Thái Lan khi tràn vào thị trường Việt Nam. Rõ ràng là có sự không công bằng trong cạnh tranh trong ngành mía đường. Mặc dù là một quốc gia trong ASEAN 6 và đã thực thi ATIGA từ 2010, nhưng nghị quyết của chính phủ Thái Lan vào tháng 3/2020 đã cho thấy bằng chứng về việc đường bị cấm nhập khẩu vào Thái Lan, có nghĩa là không có chuyện thương mại tự do trong lãnh vực đường suốt những năm vừa qua" ông Lộc nhấn mạnh.
    Bộ Công Thương khởi xướng điều tra như "tia sáng cuối đường hầm" với ngành mía đường Việt Nam
    Ông Lộc nhìn nhận: Một khối lượng đường kỷ lục với giá rẻ đã tràn vào và hoàn toàn làm chủ thị trường. Dưới tác động của dòng thác đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã bị dìm xuống mức thấp nhất trong khu vực, thấp hơn giá thành sản xuất. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.
    Trước thực tế kể trên, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 14/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới nhằm đảm bảo điều kiện cạnh tranh công bằng cho ngành đường và nông dân trồng mía.
    Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan.
    "Động thái này ngay lập tức đã có tác động tích cực, giá đường trong nước đã hồi phục. Bộ Công Thương mới khỏi xướng điều tra thôi nhưng cũng đã mang lại "tia sáng cuối đường hầm" đối với ngành mía đường Việt Nam", ông Lộc nhấn mạnh
  7. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    --------


    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------


    Số: 28/CT-TTg

    Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2020



    CHỈ THỊ

    VỀ TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI

    Qua 25 năm xây dựng và thực hiện chương trình “Một triệu tấn đường”, ngành mía đường Việt Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo việc làm cho hơn 35 vạn hộ nông dân, chủ động được nguồn đường sản xuất trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

    Trong những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương luôn quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế để ngành mía đường phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo (Thông báo số 77/TB-VPCP ngày 07 tháng 6 năm 2018) về áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường. Sau 2 năm thực hiện, dù đã nhiều cố gắng, ngành mía đường vẫn còn đối diện với những thách thức, cụ thể: (i) Tổ chức sản xuất trong nước chưa theo kịp yêu cầu của thị trường, giá thành sản xuất đường cao nên khó cạnh tranh với các nước trong khu vực, nhất là khi giá đường xuống thấp, nhiều nhà máy không đảm bảo được giá mua mía hợp lý cho nông dân; (ii) Việc cơ cấu lại các nhà máy đường còn chậm, ứng dụng khoa học công nghệ và áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất chưa đạt hiệu quả; (iii) Tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn gia tăng, diện tích trồng mía bị thu hẹp; (iv) Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho tiêu thụ đường mía sản xuất trong nước.

    Trong thời gian tới, quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành mía đường là chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế một cách bình đẳng với tinh thần độc lập, tự cường; chấp nhận chuyển đổi một số vùng sản xuất mía không hiệu quả và cơ cấu lại các nhà máy đường thua lỗ, yếu kém theo quy luật kinh tế thị trường; hình thành vùng nguyên liệu mía gắn với nhà máy sản xuất đường đảm bảo hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Ngành mía đường cần tận dụng triệt để các lợi thế để phát huy năng lực, như: (i) Các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và bà con nông dân luôn quyết tâm giữ ổn định và phát triển mía đường; (ii) Nhiều vùng có lợi thế đối với cây mía còn nhiều dư địa để tổ chức lại sản xuất, nâng cao hiệu quả trồng mía, giảm giá thành sản xuất đường; (iii) Nhu cầu tiêu thụ đường trên thế giới dự báo vẫn còn tăng lên; (iv) Sản xuất điện, phân bón, ethanol, thức ăn chăn nuôi từ các phụ phẩm mía đường còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, ngành mía đường cần nhìn nhận thẳng thắn, phân tích thấu đáo các thách thức, yêu cầu đang đặt ra để có các giải pháp phù hợp nhằm cơ cấu thực chất hoạt động sản xuất, kinh doanh; tập trung cải thiện năng suất, chất lượng mía nguyên liệu; nâng cao năng lực chế biến và khả năng cạnh tranh của các nhà máy sản xuất đường; phát triển ngành mía đường phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

    Với quan điểm chỉ đạo trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các doanh nghiệp mía đường tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan:

    a) Khẩn trương xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp trên cơ sở Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.

    b) Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí hàng năm cho công tác nghiên cứu giống mía mới và hỗ trợ triển khai dự án giống mía ba cấp ở vùng sản xuất mía trọng điểm; đẩy mạnh cơ giới hóa, thủy lợi hóa những vùng mía tập trung; nghiên cứu sản xuất, chế biến để đa dạng hóa các sản phẩm từ cây mía và từ phế phụ phẩm trong sản xuất đường.

    c) Phối hợp với các địa phương và nhà máy đường xây dựng các mô hình cánh đồng mía lớn được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng trồng mía tập trung gắn với phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

    d) Rà soát, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về: (i) Sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất mía; (ii) Chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm trong sản xuất mía, đường và quản lý đường nhập khẩu; (iii) Nghiên cứu áp dụng biện pháp thanh, kiểm tra sản xuất đường tại nước xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Rà soát Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu nhằm đảm bảo tính minh bạch về chữ đường, giá mía trong quan hệ mua bán mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân.

    đ) Nghiên cứu đề xuất bổ sung cây mía vào nhóm cây trồng thuộc đối tượng hỗ trợ bảo hiểm khi xảy ra thiên tai gây ảnh hưởng đến người nông dân trồng mía theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

    2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan:

    a) Chủ động theo dõi, kịp thời đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế.

    b) Hình thành cơ sở dữ liệu đồng bộ, chính xác về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại.

    c) Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm đường phù hợp với tình hình mới.

    d) Phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ xem xét, sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, trong đó nghiên cứu đề xuất nâng mức phạt tiền có tính răn đe cao và hình thức phạt bổ sung đối với các trường hợp vận chuyển mặt hàng đường nhập lậu.

    đ) Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh đường và chất tạo ngọt.

    3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

    Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên dành nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mía đường; xem xét thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo quy định hiện hành.

    4. Bộ Tài chính:

    a) Định kỳ hàng quý và đột xuất khi có yêu cầu cung cấp cho Bộ Công Thương số liệu xuất nhập khẩu các sản phẩm đường để kịp thời phục vụ công tác quản lý.

    b) Chủ trì, chỉ đạo lực lượng Hải quan phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép, gian lận thương mại mặt hàng đường, quản lý chặt hình thức nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và xuất xứ nguồn gốc hàng hóa nhằm ổn định, phát triển lành mạnh thị trường đường trong nước.

    c) Chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Hiệp hội mía đường Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các cơ quan có liên quan xem xét, nghiên cứu việc áp dụng chính sách thuế theo lộ trình phù hợp đối với đồ uống có chứa các loại đường có hại cho sức khỏe.

    5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

    Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xem xét sự cần thiết, tính khả thi của việc bổ sung hoạt động kinh doanh sang chiết, phối trộn đóng gói mặt hàng đường vào danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại các văn bản có liên quan.

    6. Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tăng cường chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại quyết liệt hơn; xử lý nghiêm cán bộ liên quan đến bảo kê nhập khẩu đường trái phép.

    7. Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp để triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ ngành mía đường phát triển bền vững trong hội nhập kinh tế quốc tế.

    8. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    a) Rà soát, xây dựng vùng sản xuất mía đường tập trung, có chính sách khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía và quy trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành mía ở những vùng có lợi thế; hướng dẫn hỗ trợ nông dân trồng mía chuyển đổi sang cây trồng khác tại những vùng trồng mía không đạt hiệu quả.

    b) Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể để phát triển mạnh các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất mía liên kết với nhà máy đường; đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển mô hình khuyến nông, xây dựng cánh đồng lớn gắn với thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất mía; có biện pháp hiệu quả ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán, vi phạm hợp đồng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ mía.

    c) Ưu tiên nguồn vốn của địa phương để hỗ trợ phát triển cơ giới hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hoàn thiện tổ chức sản xuất mía và chuỗi sản xuất đường.

    9. Hiệp hội Mía đường Việt Nam và các doanh nghiệp mía đường:

    a) Chủ động xây dựng Đề án Cơ cấu lại các doanh nghiệp mía đường theo hướng đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ và tập trung đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

    b) Theo dõi thu thập thông tin tình hình sản xuất, kinh doanh đường trong nước để đề xuất, phối hợp với Bộ Công Thương trong việc xem xét điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

    c) Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong việc hỗ trợ liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác mía phù hợp tới hộ nông dân, hợp tác xã nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành mía nguyên liệu.

    d) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng mía nguyên liệu; minh bạch về chữ đường, giá mía nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân trồng mía, duy trì nguồn nguyên liệu ổn định.

    đ) Tập trung đầu tư nâng cấp công nghệ tiên tiến trong sản xuất đường, sản phẩm cạnh đường và sau đường; xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc để giúp ngăn chặn hành vi buôn lậu đường.

    10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị này./.
    Last edited: 01/12/2020
  8. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Tạo lập thị trường cạnh tranh công bằng cho ngành mía đường
    14:32 | 01/12/2020
    Bộ Công Thương khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường nhập khẩu từ Thái Lan, mang lại “tia sáng cuối đường hầm” đối với ngành mía đường Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các giải pháp. Liên kết, đổi mới, và quyết tâm của chính các doanh nghiệp mới là giải pháp quan trọng giúp ngành mía đường vượt qua cơn sóng hội nhập này.
    Điêu đứng vì đường cát nhập lậuTrước sức ép hội nhập, mía đường Việt mong được cạnh tranh “sòng phẳng”Đề nghị hợp tác đầy đủ điều tra chống bán phá giá đường
    Nhằm trao đổi, thảo luận, tìm ra những giải pháp để đảm bảo phát triển ngành mía đường một cách bền vững, giúp tạo lập thị trường cạnh tranh, công bằng, nâng cao năng lực ngành mía đường trong nước cũng như lợi ích bền vững cho người nông dân trồng mía, sáng ngày 1/12, Trung ương Hội nông dân Việt Nam và Bộ Công Thương cùng phối hợp tổ chức Hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới”.

    Nhiều nhà máy đóng cửa

    Sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 01/01/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

    [​IMG]
    Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,3 triệu tấn trong 10 tháng năm 2020. Ngoài ra, giá đường nhập khẩu cũng rất thấp, gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía.

    Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía cũng rất thấp, khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ.

    Chia sẻ tại Hội thảo, nông dân trồng mía Trần Thị Yến (Phú Yên)- cho hay, cây mía không còn tạo ra lợi nhuận kinh tế lớn, người nông dân trồng mía không thu được lãi, thậm chí là lỗ vốn, dẫn đến buộc phải giảm diện tích trồng mía hoặc bỏ đất hoang. Đã có nhiều trường hợp người trồng mía bỏ xứ đi làm thuê hoặc không có công ăn việc làm ổn định.

    Ông Đỗ Văn Thảo (nông dân trồng mía từ Kon Tum) cũng khẳng định, việc giá đường xuống thấp kéo theo giá mía nguyên liệu tụt mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh tế cho người dân trồng mía. Dù doanh nghiệp có đưa ra một số biện pháp hỗ trợ người nông dân trồng mía nhưng mức giá quá thấp vẫn gây sức ép lớn lên ngành mía đường.

    Nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019-2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020-2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. So với niên vụ 2019-2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

    Ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía Đường- cho hay, Hiệp hội Mía Đường Việt Nam đã có đầy đủ cơ sở dữ liệu để xác định đường nhập khẩu có nguồn gốc từ Thái Lan là đường phá giá và được trợ cấp để bán phá giá ra thị trường nước ngoài (theo các định nghĩa của quy tắc thương mại của WTO). Đồng thời có bằng chứng rõ ràng về đường nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cũng như có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

    Ông Nguyễn Văn Lộc phân tích, theo dữ liệu trên, giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện chỉ có 334 USD/tấn. Giá bán đường xuất khẩu nêu trên rõ ràng không chỉ cao hơn hẳn giá đường bán trong thị trường nội địa Thái Lan mà còn thấp hơn cả chi phí mía trong đường (niên vụ 2019-2020 chỉ tiêu chế biến của ngành đường Thái Lan là 9,13 mía/đường - chi phí mía trong đường là 410 USD/tấn). Điều này càng làm nổi rõ hơn tính chất phá giá của đường Thái Lan khi tràn vào thị trường Việt Nam.

    Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Hiếu - Tổng Giám đốc Công ty mía đường Sóc Trăng kiến nghị, Chính phủ và các bộ ngành thực hiện quyết liệt vấn đề chống buôn lậu, hàng giả và chống gian lận thương mại. Bộ Công Thương cần điều tra và sớm áp dụng biện pháp chống bán phá, trợ cấp với sản phẩm đường từ các nước khác, nhất là từ Thái Lan để tạo sân chơi cạnh tranh công bằng lành mạnh, để tạo điều kiện doanh nghiệp thu mua giá mía của người dân được cao hơn. Đề nghị các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các công ty trồng, sản xuất mía vay bằng tín chấp nhưng chỉ tín chấp một phần tài sản, không tính lãi với các khoản vay đầu tư như giống, nguyên liệu và nhân công.….

    Phòng vệ thương mại chỉ là một giải pháp

    Trước những khó khăn của ngành mía đường, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường. Gần đây nhất là ngày 14/7/2020, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-TTg về triển khai các giải pháp phát triển ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới.

    [​IMG]
    Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ
    Liên quan đến giải pháp về phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại - Bộ Công Thương cho biết, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2466/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Bên cạnh đó, tháng 6/2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1715/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. "Động thái này ngay lập tức đã có tác động tích cực, giá đường trong nước đã hồi phục. Bộ Công Thương mới khỏi xướng điều tra thôi nhưng cũng đã mang lại "tia sáng cuối đường hầm" đối với ngành mía đường Việt Nam", ông Lộc nhấn mạnh.

    Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thông tin, hiện tại, cả hai vụ việc đều đang trong quá trình điều tra. Trong thời gian tới, khi có kết quả điều tra và chứng minh được vi phạm của đường nhập khẩu thì chúng ta có thể áp dụng các công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người nông dân trồng mía.

    Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải, tình trạng ngành Mía đường Việt Nam hiện nay cũng một phần có thể bắt nguồn từ việc chúng ta được bảo hộ quá dài (15 - 20 năm) và sự chuyển biến của ngành mía đường trong tiến trình hội nhập chưa thấy rõ. Trên thực tế, không chỉ có ngành đường hội nhập mà còn có ngành thép, ngành ô tô, ngành chăn nuôi… và các ngành hàng này đều có những thời điểm phải đối diện với khó khăn. Như đối với ngành ô tô, cách đây 3 năm, chúng ta cũng phải mở cửa cho ngành này với mức thuế nhập khẩu 0% (trong khi ngành mía đường mức thuế nhập khẩu là 5%). Qua thời điểm khó khăn, đến nay, đã hình thành những doanh nghiệp ô tô thực sự mang thương hiệu Việt Nam. Do đó, sự liên kết, đổi mới, và quyết tâm của chính các doanh nghiệp sẽ là giải pháp quan trọng giúp ngành mía đường vượt qua cơn sóng hội nhập này.

    Nguyễn Hạnh
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    Hơn 880.000 tấn đường giá rẻ tràn vào Việt Nam trong 10 tháng, Thái Lan chiếm gần 90%
    14:34 | 01/12/2020
    Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp.

    Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết ngày 1/12 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới”.

    Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội nông dân Việt Nam, cho biết sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 1/1/2020.

    Theo đó, không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

    Kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan đối với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh, đạt xấp xỉ 1,3 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2020.

    Ngoài ra giá đường nhập khẩu cũng rất thấp, gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước.

    Theo số liệu thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Sau khi trừ đi lượng đường đã xuất, số lượng đường nhập khẩu tại thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn.

    Số liệu này còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước. Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỉ lệ chủ yếu là 87,67%. Lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng.

    Dưới tác động của “dòng thác” đường giá rẻ tràn vào thị trường trong nước, giá đường thị trường nội địa của Việt Nam đã giảm xuống mức rất thấp, từ đó dẫn đến giá mía của Việt Nam cũng rất thấp.

    Giá mua mía thấp khiến nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây chính là nguyên nhân khiến diện tích mía nguyên liệu trong niên vụ vừa qua suy giảm trầm trọng.

    Theo đó, nếu như trước đây, cả nước có 40 nhà máy mía đường hoạt động thì trong niên vụ 2019/2020 chỉ còn 29 nhà máy mía hoạt động. Niên vụ 2020/2021, dự báo sẽ là một năm tiếp tục nhiều khó khăn với ngành mía đường Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

    So với niên vụ 2019/2020, dự kiến sẽ có thêm 4 nhà máy đường gồm Sơn Dương, Nông Cống, Vạn Phát và Phổ Phong tiếp tục đóng cửa do không đảm bảo nguồn nguyên liệu, hoạt động không có hiệu quả.

    Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư kí Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho hay ngành mía đường Việt Nam đã bị thiệt hại nặng nề từ các năm trước do gian lận thương mại đường nhập lậu, với đường nhập lậu chính là loại đường phá giá xuất phát từ Thái Lan.

    Trong khi các nước sản xuất mía đường khác trong ASEAN bao gồm Thái Lan, Philippines và Indonesia dù đã hoàn thành việc thực thi cam kết ATIGA từ năm 2010 và 2015, nhưng thực tế vẫn áp dụng các biện pháp quản lí để bảo vệ ngành mía đường của họ.

    Theo ông Lộc, Chính phủ các nước này vẫn đóng vai trò quyết định trong việc trợ giá, bảo vệ chặt chẽ thị trường nội địa và không để đường nhập khẩu giá rẻ trên thị trường quốc tế được tự do tiêu thụ tại thị trường nội địa.

    Mặc dù đã thực hiện dỡ bỏ hàng rào thuế quan và hạn ngạch như cam kết, cho phép cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp được nhập khẩu đường, nhưng chính phủ Thái Lan không cho phép nhập khẩu đường, còn Indonesia và Philippines chỉ cho phép nhập đường tương ứng với sản lượng thiếu hụt trong nước và chỉ cho phép đường nhập khẩu được đưa vào thị trường sau khi đã kết thúc vụ ép mía.

    Không những vậy, theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, tại ba nước này, nông dân trồng mía được hỗ trợ thông qua các khoản trợ cấp trực tiếp, gián tiếp và hệ thống chia sẻ lợi nhuận với nhà máy nhằm bảo đảm thu nhập ổn định từ cây mía.

    Điều đó có nghĩa giá đường cao thì người nông dân sẽ được hưởng lợi lớn nhất (vì tỉ lệ nông dân có thể lên tới 66-70%). Đó là chưa kể đến việc các nhà sản xuất mía đường trong nước được hưởng lợi đầy đủ từ các khoản vay có lãi suất thấp và các khoản trợ cấp đầu vào như tất cả các ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Đường nhập khẩu bán phá giá của Thái Lan đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, cũng như có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    15.999
    E nào cũng ngon
    Tôi chọn SLS
    Ưu điểm:
    - Tận Sơn la có giá mía nguyên liệu thấp do chi phí nhân công và lợi nhuận dân tộc rẻ
    - Là doanh nghiệp đường duy nhất ngành đường Miễn thuế TNDN (cực lợi thế)
    - Dây truyền nhà máy mới mở rộng đưa vào đc vài năm hoạt động tốt, hiện đại cho sản phẩm tốt
    - Luôn trả cổ tức tiền mặt cao hiện với giá như hiện nay tỷ lệ cổ tức/giá >10 % quá ngọt (năm 2019 trả 70% tiền)
    - Nợ vay để trả cho đầu tư dây chuyền mới còn không nhiều
    Nhược điểm:
    - Giá cao bà con F0 nghĩ đắt (do con này ko chia tách, BV tận 59k rồi, EPS rất cao)
    - Số nợ phải thu với cổ đông liên quan khá lớn (cái này ko đáng ngại xem lại lịch sử thì ko có gì quan ngại)

Chia sẻ trang này