Múc giá có thể phá vỡ tăng trưởng sản xuất dầu đá phiến Mỹ ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungpm, 29/11/2014.

1774 người đang online, trong đó có 709 thành viên. 21:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 3344 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    Last edited: 29/11/2014
    hoguom2010 thích bài này.
    thaont_2008 đã loan bài này
  2. hoguom2010

    hoguom2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2013
    Đã được thích:
    4.720
    nói PUTIN giải quyết tình hình Ucraina gấp, giá dầu sẽ lên thôi
  3. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    Cuộc chiến giá này có thể khiến Mỹ phải nhượng bộ
  4. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    Giá WTI hiện nay không đe dọa sản xuất dầu đá phiến
    Các nhà phân tích cho rằng đà suy giảm của dầu thô hiện nay vẫn chưab tác động làm chậm sản lượng dầu thô đá phiến ở Mỹ.



    Dầu thô đang rớt xuống mốc mà một số công ty dầu khí lớn đã hạ dự báo đầu tư. Phải tốn nhiều chi phí hơn để bơm dầu từ các tầng đá phiến ở Mỹ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới và giá có thể sẽ chạm ngưỡng buộc các nhà khai thác cần phải cắt giảm sản xuất dầu.

    Phó chủ tịch Jim Burkhard của HIS trong một bản tuyên bố phát hành hôm thứ Năm tuần trước đã viết: “Trong khi giá dầu thấp hiện nay đang thách thức các khoản đầu tư mới, các phân tích của HIS cho thấy rằng phần lớn triển vọng tăng trưởng nguồn cung tại Mỹ năm 2015 vẫn duy trì mức kinh tế ở 70 usd/thùng cho West Texas Intermediate.”

    Dữ liệu tuần trước từ EIA cho thấy sản lượng dầu thô nội địa Mỹ trong tuần kết thúc ngày 14/11 đã ở mức 9 triệu thùng/ngày, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013.

    Hợp đồng tương lai của WTI cho thấy mức giá bình quân trên 77 usd/thùng trong suốt năm 2015. Theo HIS tính toán, sản lượng dầu thô từ đá phiến của Mỹ có thể tăng 700.000 thùng/ngày năm tới dựa theo kịch bản giá trên. Đó sẽ làm tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với năm nay, nhưng vẫn tương đối đáng kể .

    Một báo cáo khác từ Platts cho biết sản lượng khai thác dầu từ đá phiến ở Mỹ đã tăng 4,5% trong tháng 10.

    Giám đốc bộ phận phân tích của Platts Jack Weixel, trong email thông báo đã viết: “Chúng tôi tin rằng phải mất một khoảng thời gian kéo dài cũng như áp lực xuống giá kéo dài để có thể có một tác động lên tốc độ khai thác và con số sản xuất năm 2015.”

    HIS cho rằng mức giá có thể phá vỡ tăng trưởng sản xuất dầu đá phiến Mỹ nằm trong phạm vị từ 50 usd đến 69 usd/thùng.

    Nguồn: xangdau.n
  5. baodai_king

    baodai_king Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/11/2014
    Đã được thích:
    6.111
    Không nhượng bộ đưoc. Nga sẽ phải nhượng bộ. Nếu đồng rúp kéo tiếp. Putin sẽ khó ngồi yên. Nếu ktế không phục hồi thì bọn tư bản nga sẽ dọn putin
  6. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    Nói chung Nga sẽ không chịu chết một mình
    hungpm đã loan bài này
  7. tuanha1210

    tuanha1210 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    509
    Khí đá phiến sét liệu có lấn át dầu mỏ?

    Mới đây các chuyên gia tổ chức nghiên cứu IHS dự đoán sẽ xảy ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Theo ước tính của họ, trữ lượng khí đá phiến sét là rất lớn và có thể làm rung chuyển thị trường hàng hóa.

    Các chuyên gia của IHS nêu lên hơn 20 mỏ có triển vọng về khí đá phiến sét trên thế giới với trữ lượng khoảng 175 tỷ thùng, gấp bốn lần dự trữ ở Bắc Mỹ, tập trung nhiều nhất ở Nga, Argentina và Algeria. Một số nhà phân tích từng dự báo rằng, sự phát triển các nguồn tài nguyên độc đáo này có thể dẫn đến sự sụt giá năng lượng.

    [​IMG]
    Đá phiến sét có thay được dầu mỏ?

    Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ lại đưa ra con số dự đoán hoàn toàn khác. Bộ này cho rằng, Nga hiện là quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng dầu đá phiến, khoảng 75 tỷ thùng dầu quy đổi. Mỹ xếp ở vị trí thứ hai với 58 tỷ thùng và Trung Quốc xếp thứ ba với 32 tỷ thùng quy đổi. Các chuyên gia Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu đá phiến trên thế giới là 345 tỷ thùng tại 42 nước khảo sát, chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng dầu có thể khai thác trên toàn thế giới và đủ để đáp ứng nhu cầu trong hơn một thập kỷ.

    Hiện nay Nga đang phát triển hai mỏ khí đá phiến sét thử nghiệm. Theo các chuyên gia, vấn đề chính là cho đến nay không có công nghệ nào hiệu quả để có thể sản xuất loại dầu khí khó khai thác này. Hoa Kỳ khai thác 1/3 lượng khí đốt của mình tại các mỏ đá phiến sét, đã trải qua hai thập kỷ và mất gần 30 tỷ USD để tạo ra phương pháp khai thác. Các chuyên gia Đại học Harvard dự báo riêng sản lượng khai thác dầu từ đá phiến của Mỹ đến năm 2017 mới có thể đạt 5 triệu thùng/ngày.

    Theo chuyên gia Gennady Schmal, giá thành khí đá phiến sét ở Mỹ là khoảng 170-180 USD cho mỗi nghìn mét khối. Bởi vậy, việc sử dụng khí thiên nhiên chỉ có lợi trong vùng lân cận các mỏ này, vì có thể tránh chi phí vận chuyển bổ sung. Trong khi đó, giá thành khí đốt truyền thống khai thác ở Siberia là khoảng 20-25 USD. Điều này có nghĩa là khí đá phiến sét chắc chắn sẽ gặp khó trong vấn đề cạnh tranh giá cả ở tương lai gần.


    Vì vậy, đa số chuyên gia nhận định khai thác khí đá phiến sét chỉ nên thực hiện khi giá dầu trên thị trường lên quá cao và rằng, trong mọi trường hợp, việc khai thác khí đá phiến sét sẽ không làm giảm giá trong thị trường dầu khí.

    Danh Nguyễn Tổng hợp
  8. tuanha1210

    tuanha1210 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    509
    UN: Cơn khát năng lượng đe dọa tài nguyên nước

    Saturday, March 22, 2014 0:18

    Sản xuất năng lượng sẽ ngày càng nặng gánh hơn với tài nguyên nước trong các thập niên tới. Trong lúc đó 1 tỉ người đã thiếu cả điện và nước, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

    “Đang có tiềm năng mâu thuẫn ngày càng lớn giữa sản xuất điện với các nhóm người dùng nước và các tính toán cho môi trường,” theo Báo cáo Phát triển Nước Thế giới Liên Hợp Quốc ra ngày thứ sáu 21/3. Báo cáo tập trung vào nước và năng lượng, với kết luận 90% sản xuất điện “dùng nhiều nước”.

    Sản xuất khí và đá phiến dầu cùng với nhiên liệu sinh học “có thể đưa ra rủi ro đáng kể” tới các nguồn nước. Nó khiến nhà sản xuất năng lượng mâu thuẫn với nông dân, nhà máy nước, đơn vị cung cấp nước và dịch vụ vệ sinh.

    [​IMG]

    Khai thác đá phiến sử dụng phân rã thủy lực, dùng nước để hút dầu và khí lên

    Các nhu cầu liên quan tới nước của sản xuất năng lượng đã tăng gấp ba từ 1995, theo GE Water. Nhu cầu điện được dự báo sẽ tăng ít nhất là 2/3 nữa vào 2035 do tăng trưởng dân số.

    Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở, các công tơ đo thông minh, và công nghệ sạch sẽ giúp bảo tồn tài nguyên. “Hàng tỉ gallon nước bị rò rỉ mỗi ngày, và cần năng lượng để làm sạch và vận chuyển nước,” theo Sensus, nhà phát triển hệ thống công tơ nước Mỹ. “Khi nước bị lãng phí, năng lượng cũng lãng phí theo.”

    Công nghiệp năng lượng “cần phải hiểu là nếu họ không tính tới nước, họ sẽ gặp vấn đề,” theo Michel Jarraud, người đứng đầu cơ quan Nước Liên Hợp Quốc. “Nguồn nước đã là một yếu tố giới hạn với các dự án năng lượng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Á.”

    Nhu cầu song song Nước-Năng lượng

    Lời cảnh báo này của Liên Hợp Quốc đưa ra trước ngày Nước Thế Giới, bắt đầu từ 21/3 tại Tokyo. Sự bùng nổ ngành năng lượng đá phiến ở Mỹ đã làm dậy lên mối lo về rủi ro của việc phân rã thủy lực (hydraulic fracturing). Quá trình này sử dụng khối lượng nước lớn để hút dầu và khí từ đá phiến nên có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước địa phương và gây áp lực lên nguồn cung.

    Tuy nhiên, dù mang lại nhiều triển vọng, khí đá phiến và phương pháp phân rã thủy lực không phải là phương pháp thần diệu giúp giải quyết nhu cầu năng lượng trong tương lai gần. Hơn nữa, phương pháp khai thác này có thể mang lại nhiều tác động tiềm ẩn cho môi trường, không chỉ là tác động tới nguồn nước.

    Phân rã thủy lực là một phương pháp khai thác tiêu tốn nước vì nước là thành phần chiếm đến 80% lượng chất lỏng dùng trong quá trình khai thác. Hiện nay, việc thiếu những định nghĩa thống nhất trong đánh giá về sử dụng nước trong quá trình phân rã là một yếu tố gây cản trở cho việc đưa ra số liệu chính xác.

    Năm 2009, Hội đồng Bảo vệ Nguồn nước ngầm Hoa Kỳ đã công bố lượng nước trung bình cần sử dụng để khoan và hút một giếng khí đá phiến là từ khoảng 8.000-15.000 m3 để có được về 300 xe tải dầu. Theo báo cáo năm 2011 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), lượng nước sử dụng cho khai thác đá phiến tại Mỹ có thể lên đến 530 triệu m3, tương đương 1/5 tổng lượng nước tiêu thụ của Thụy Điển năm 2010.

    Khó có thể dự đoán được lượng nước tiêu tốn trên toàn cầu cho ngành khai thác khí đá phiến khi nhiều quốc gia đang bắt đầu đầu tư vào ngành này. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn nước ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các khu vực đã trong tình trạng thiếu nước.

    Hơn nữa, ngoài nguồn nước nước, quá trình phân rã thủy lực còn sử dụng hóa chất. Chính vì vậy, có nhiều vấn đề cần được đánh giá cẩn trọng để xác định được các nguy cơ mà hóa chất được sử dụng có thể tác động lên môi trường và con người: Những hóa chất này có hại cho sức khỏe và môi trường hay không? Có thể xảy ra trường hợp hóa chất bị rò rỉ ra gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh bao gồm cả nguồn nước? Điều gì sẽ xảy ra khi các khoáng chất và các chất có phóng xạ được dùng để phân rã ngấm trở lại mặt đất?

    Mặc dù còn nhều tranh cãi về những tác động tiềm tàng của phương pháp khai thác này, đến nay cũng đã có một vài nghiên cứu trả lời những câu hỏi trên.

    Nghiên cứu gần đây của ĐH Missouri cho thấy trong khoảng 700-800 loại hóa chất sử dụng trong quá trình phân rã thủy lực, nhiều loạt bị liệt vào danh sách các hóa chất gây rối loạn hóc-môn. Những hóa chất này tác động đến hệ nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, sinh dục và quá trình trao đổi chất của cơ thể, có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc gây bệnh ung thư.

    Mối lo ngại về việc khí methan và các hóa chất khác có thể rò rỉ đến nguồn nước cũng được chứng minh bởi một nghiên cứu mới được Viện Hàn Lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS) công bố năm 2011. Theo đó, có bằng chứng cho thấy nguồn nước ở khu vực giàn khoan khí đá phiến thuộc miền Bắc Pennsylvania và một phần New York đã bị ô nhiễm. Tại đây, 85% giếng nước uống qua kiểm tra có chứa lượng methan cao. Nguồn nước bị ô nhiễm do hậu quả từ phương pháp phân rã cũng được xác nhận ở nhiều bang khác của Hoa Kỳ.

    Thật hiếm có những chuyển biến về công nghệ có thể mang lại những thay đổi đột phá cho sự phát triển của loài người. Nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng loài người có lẽ đã có những lựa chọn khác nếu ở thời điểm đó nếu họ có được kiến thức và nguồn thông tin như hiện nay. “Cuộc cách mạng khí đá phiến” có thể là một sự chuyển biến như thế. Tuy nhiên, lần này, chúng ta có thông tin cần thiết và biết cách làm gì để những lựa chọn hôm nay không đặt gánh nặng lên vai các thế hệ mai sau.

    Lợi ích của khí tự nhiên nói chung và khí đá phiến nói riêng là rất lớn nên khó có thể từ bỏ khai thác quy mô lớn. Tuy nhiên, những lựa chọn khác như tiếp tục đầu tư và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo còn có thể mang lại lợi ích còn lớn hơn nhiều. Nếu khí đá phiến là con đường được lựa chọn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngắn và trung hạn, điều cần làm là giảm thiểu các tác động tiêu cực của chúng đến mức tối đa. Khi đó, hoạch định chính sách thận trọng, minh bạch thông tin và giám sát là những yếu tố cấp thiết.
    --- Gộp bài viết, 29/11/2014, Bài cũ: 29/11/2014 ---
    Nga mới có trữ lượng dầu đá phiến lớn nhất, Mỹ thì hơn về công nghệ nhưng sx cái em này giá thành quá cao, ô nhiễm quá lớn.... nên ko khả thi trong tương lai gần. Túm lại hăm he nhau thôi....
    tuankhanh99 thích bài này.
  9. hungpm

    hungpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2010
    Đã được thích:
    5.671
    Cáo buộc dầu đá phiến của Hoa Kỳ gây ô nhiễm

    [​IMG]
    Có một số quốc gia phản đối việc sử dụng loại dầu đá phiến như ở Romania. Trong ảnh các nhà hoạt dộng cho Hoa Bình Xanh đang chặn cổng vào nơi đặt dàn khoan thăm dò tại làng Pungesti cơ sở Chevron
    Venezuela cáo buộc dầu đá phiến của Hoa Kỳ là tác nhân gây ô nhiễm cho môi sinh và sẽ trở thành thảm họa cho trái đất.
    ongthientuanha1210 thích bài này.
  10. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.443
    Nghĩa là chi phí SX dầu năm trong vùng 50-70$ tùy công nghệ tiềm lực TC và trữ lượng + chất lượng dầu thô.
    Giá phải trên 70$ thì các cty mới tiếp tục đầu tư thêm để khai thác.

Chia sẻ trang này