MWG: Cuộc chiến cửa hàng bán lẻ sắp có minh chủ mới quy về 1 mối nhờ BHX

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi neverlost, 30/06/2018.

1252 người đang online, trong đó có 500 thành viên. 08:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 155207 lượt đọc và 1150 bài trả lời
  1. neverlost

    neverlost Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2014
    Đã được thích:
    2.318
    Vnindex đau thương, tàn sát dã man quá kể từ khi khi em tính nghỉ về chăn vịt luôn nhưng nhìn MWG và PNJ đã về vùng giá hấp dẫn mới, và những chuyển biến mới của 2 DN này (của nó chứ so với Vnindex vẫn chát sẽ giảm tiếp) nên lại nhón bàn phím mua. Nay lập pic này mong 2 con đó chiến thắng được VNindex suy giảm trong thời gian tới thử, và đánh dấu 1 chương mới của MWG trước khi chuẩn bị tiến vào đại mở rộng BÁCH HOÁ XANH khắp 2 đầu đất nước.
    ( Khi nào ms D, mr T oan toàn, có thông cáo báo chí thì em làm tiếp topic PNJ) Đợi em nhé @HUNGHTC
    Vingroup, Thế Giới Di Động làm gì trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi?
    Không hề lép vế trước các ông lớn ngoại trong cuộc chiến cửa hàng tiện lợi, thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước vẫn là người làm chủ thị trường nhờ lợi thế hiểu người dùng.
    Buổi chiều tan tầm, đoạn đường chỉ dài 800 m của đường Dương Đình Hội (quận 9) không đông khách mua sắm. 3 cửa hàng tiện lợi sát vách nhau cùa CoopFood, SatraFoods và Vinmart+ mỗi nơi vài khách tất bật mua thực phẩm. Satrafoods đã bắt trúng tâm lý khách hàng khi chia từng phần rau củ, thịt cá với lượng nhỏ vừa đủ bữa ăn cho gia đình đô thị ít người, nên khá được lòng khách.

    CoopFood có lợi thế thương hiệu gắn bó với người dân TP.HCM nhưng vẫn là cách buôn bán cũ: Nhiều khách ngần ngại ôm bó rau to đặt lên, để xuống. Trong khi đó, Vinmart+ có cửa hàng rộng, thoáng nhưng chưa đông khách ghé thường xuyên, vì non trẻ.


    Chị Kim Phương (một nhân viên văn phòng ở quận 3) cho biết hơn 1 năm nay mình hiếm khi đi chợ để mua thịt cá rau củ, mà chọn cửa hàng tiện lợi vì gần nhà, giá cũng phù hợp lại được mua hàng khuyến mãi.

    CUỘC ĐỔ BỘ VỀ NGOẠI THÀNH
    Ở TP.HCM, không chỉ khu vực trung tâm mà cửa hàng tiện lợi đang mọc dày đặc ở các quận vùng ven. Trong khi nội thành dày đặc cửa hàng của các nhà bán lẻ Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan thì CoopFood (Saigon Co.op), VinMart+ (Vingroup), SatraFoods (Tổng công ty thương mại Sài Gòn), Bách Hóa Xanh (Thế Giới Di Động) đang tấn công các quận, huyện ngoại thành như Bình Tân, Tân Phú, quận 9, quận 12, Thủ Đức, Hóc Môn...

    [​IMG]
    Hiểu nhu cầu của người dùng Việt là thế mạnh của doanh nghiệp bán lẻ nội trong cuộc chiến bán lẻ. Ảnh: ĐQ.
    Tại quận Bình Tân, Bách Hóa Xanh chọn làm nơi mở rộng nhiều nhất các cửa hàng của mình nhất. Đến nay, Bách Hóa Xanh có tổng cộng 105 điểm kinh doanh ở quận này, chiếm hơn 1/4 toàn hệ thống.

    Nhưng không chỉ có Bách Hóa Xanh, SatraFoods, Coop Food, VinMart+ cũng kèn cựa nhau ở đây. Thậm chí trên một đoạn đường chưa đầy 500 m đã có sự xuất hiện cùng lúc của 5 cửa hàng nằm nối tiếp nhau.

    Thời điểm ra mắt chuỗi Bách Hóa Xanh năm 2015, ông Trần Kinh Doanh, Phó tổng giám đốc Thế Giới Di Động, chia sẻ chuỗi này sẽ chọn ngoại thành TP.HCM để đặt sự hiện diện của mình, và 8 cửa hàng đầu tiên của Bách Hóa Xanh cũng mở tại Bình Tân.

    Tương tự tại quận 9, từ giữa 2017 đến nay, SatraFoods, CoopFood, VinMart+ liên tục mở cửa hàng. Nhiều đường mà cửa hàng tiện lợi chỉ cách nhau vài chục mét như Tây Hòa trong khoảng 1 km có 3 cửa hàng, Dương Đình Hội một đoạn khoảng 800 m có 4 cửa hàng, Đỗ Xuân Hợp cũng có 6 cửa hàng trên đoạn đường chưa tới 2 cây số....

    Dễ nhận thấy sự lặp lại ở các tuyến đường với SatraFoods, CoopFood "chung lưng" và đối diện sẽ là VinMart+. Trong khi đó, Bách Hóa Xanh thường chọn đặt cửa hàng cạnh các chợ nhỏ, chợ tự phát.

    [​IMG]
    Bà Trúc Quân, Trưởng phòng marketing Tổng công ty thương mại Sài Gòn, chia sẻ trong định hướng đến năm 2020, doanh nghiệp đẩy nhanh phát triển nhanh cửa hàng tiện lợi với số lượng đạt khoảng 300 cửa hàng và khu vực tập trung là ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận. Từ đầu năm đến nay, SatraFoosd mở mới khoảng 30 cửa hàng và hầu hết cũng ở ngoại ô. Các quận này sức mua đang rất mạnh và cũng khiến doanh nghiệp dễ thở hơn trong việc tìm mặt bằng.

    Đến hết tháng 6/2018, số cửa hàng SatraFoods đã đạt 186. Mục tiêu của đơn vị này là đạt 217 cửa hàng vào cuối năm nay.

    Theo lý giải của Bách Hóa Xanh thì việc họ chọn khai thác các quận, huyện vùng ven trước là để lấp đầy những khu vực chưa có mô hình cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng đang có nhu cầu lớn.

    Trong khi đó, Saigon Co.op và Satra thì do đã mở nhiều cửa hàng ở các quận trung tâm và tiếp tục vươn ra các huyện, quận xa.

    Ông Nguyễn Anh Đức, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op khẳng định năm 2018 sẽ là năm bùng nổ về điểm bán của nhà bán lẻ này ở các mô hình đang triển khai. Chuỗi CoopFood có 233 cửa hàng trên toàn quốc và đặt tham vọng phát triển thêm 170 cửa hàng trong năm 2018. Tốc độ mở cửa hàng CoopFood hiện nay khoảng 2-3 ngày ra một cửa hàng.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp ngoại với lợi thế về kinh nghiệm, khả năng tài chính cũng không dễ làm chủ cuộc chơi giành thị phần với nhu cầu tiêu dùng khác biệt của người Việt. Ảnh: Lê Quân.
    Đáng chú ý hơn cả là chuỗi VinMart+ của Vingroup, với số lượng hiện tại trên 1.200 điểm kinh doanh. Tập đoàn dự định trong 2 năm tới, con số này sẽ tăng lên thành 4.000 và phủ khắp cả nước.

    Bách Hóa Xanh hiện chỉ tập trung ở TP.HCM cũng đã có gần 400 cửa hàng và mục tiêu đến hết năm 2018 sẽ đạt con số 500.

    AI HIỂU NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT HƠN?
    Trong khi các cửa hàng ngoại tập trung hàng bách hóa và thức ăn nhanh thì thực phẩm tươi sống, tiêu dùng thiết yếu đang là “phần bánh” mà các doanh nghiệp nội cạnh tranh.

    So với các doanh nghiệp ngoại, bước phát triển về số lượng của các doanh nghiệp nội lâu năm như SatraFoods, CoopFood có phần chậm hơn. Tuy nhiên, cửa hàng của các doanh nghiệp này luôn kéo được khách mua sắm, nhất là vào cuối tuần, giờ cao điểm trong ngày.

    Dễ nhận thấy bí quyết hút khách vì họ hiểu ý người tiêu dùng Việt, nhất là tập trung vào đối tượng bà nội trợ.

    Nhiều bà nội trợ thành thị có thiện cảm với SatraFoods bởi tại đây, họ có thể chọn mua thực phẩm với lượng như mong muốn. Các loại rau củ, thịt cá được đóng gói với lượng vừa đủ phù hợp với bữa ăn của nhiều gia đình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn áp dụng nhiều chương trình giảm giá theo ngày, theo khung giờ. Thực phẩm tươi là một lợi thế của SatraFoods và hệ thống này đang áp dụng chương đến giảm giá đến 50% trong khung giờ 18-19h hàng ngày.

    Thực phẩm cũng vẫn là lựa chọn của khách hàng khi vào Coop Food, Bách Hóa Xanh, trong khi VinMart+ được khen với nhiều mặt hàng rau củ tươi.

    [​IMG]
    Tập trung ở khu vực vùng ven, các doanh nghiệp nội được các bà nội trợ ưa chuộng. Ảnh: Phúc Minh.
    Chị Hằng, công nhân ở khu công nghiệp Tân Tạo (Bình Chánh), cho hay mỗi ngày sau khi đi làm về, chị đều ghé cửa hàng Bách Hóa Xanh nằm trên đường Tỉnh lộ 10 (quận Bình Tân) để mua thức ăn nấu nướng cho bữa tối. Chị nói cái được để chị chọn đi chợ ở cửa hàng tiện lợi là gửi xe miễn phí, mua hàng không phải trả giá, đồ ăn được bảo quản sạch sẽ và có nhiều khuyến mãi.

    Nhưng chị Hằng cũng cho biết thêm mình chỉ ưu tiên mua thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hóa mỹ phẩm thì ở đây không phải là lựa chọn của chị mà siêu thị lớn sẽ là nơi mua sắm tốt hơn vì lượng hàng đa dạng, nhiều sự lựa chọn hơn.

    Các nhân viên ở cửa hàng này cũng cho biết thực phẩm tươi sống là mặt hàng chính được mua nhiều nhất. Trong ngày, khách hàng tập trung rất đông vào 3 khung giờ chính: giờ đi làm buổi sáng, giữa trưa và từ tan sở đến tối.


    Sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt NamVới quy mô 110 tỷ USD (2016) và dự báo sẽ tăng lên 180 tỷ USD vào năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
    Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc Saigon Co.op, chia sẻ trong khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có đủ tiềm lực để đầu tư hàng loạt cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24 giờ, thì doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hệ thống các cửa hàng minimart, kiểu "chợ gần nhà". Đó vẫn đang là ưu thế hút khách.

    Nhận định về cuộc đua hiện nay của khối doanh nghiệp trong nước và các nhà bán lẻ lớn đến từ nước ngoài, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng các doanh nghiệp bán lẻ có tiềm lực về tài chính và thương hiệu nhưng chưa dễ chen chân vào thị trường, bởi sự cạnh tranh gay gắt. Nếu các doanh nghiệp cứ phát triển “na ná” như nhau, không tìm ra sự khác biệt thì tiềm lực tài chính đến đâu cũng không
    haiphong05022013Mrkingstock đã loan bài này
  2. TungHoanh

    TungHoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Đã được thích:
    667
    .
  3. neverlost

    neverlost Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2014
    Đã được thích:
    2.318
    Có vấn đề gì không bác
  4. Outsider1987

    Outsider1987 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/09/2014
    Đã được thích:
    2.872
    ko xem wc mà còn chứng j chài
  5. jaah

    jaah Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Đã được thích:
    1.228
    Bác out cả NTC rồi ah?
  6. Dautu2015

    Dautu2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2015
    Đã được thích:
    1.985
    Từ từ a. Vni sẽ có nhịp chỉnh mạnh về lân cận 900. Lúc đó a mua mwg sẽ có giá 100, pnj 80 thôi :D
    Mrkingstock thích bài này.
  7. neverlost

    neverlost Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2014
    Đã được thích:
    2.318
    Kẹp nát bi nè bác . Hic
    --- Gộp bài viết, 04/07/2018, Bài cũ: 04/07/2018 ---
    coi có 3-4 trận thôi ông
  8. huann

    huann Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2016
    Đã được thích:
    3.122
    2 năm rồi mới gặp cụ không sợ lỗ.
    2016 bác vô ăn từ 80 lên đến cuối năm 2017 mới té.
    Em sắp cụt chim rồi bác ạ
    neverlost thích bài này.
  9. neverlost

    neverlost Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2014
    Đã được thích:
    2.318
    MWG đã chiếm 20% số lượng cửa hàng tiện lợi HCM. Với số bill tính trung bình 1 ngày trong tháng 5 là 400 lượt khách/ cửa hàng/ngày chứ không phải 10- 100 ly mỳ tôm như các chuỗi khác :)

    Một tính toán thú vị cho thấy rằng, trong tháng 05/2018, chuỗi BHX phục vụ hơn 4,5 triệu giao dịch thành công. Nếu mỗi ngày một cửa hàng hoạt động hết công suất liên tục từ 6:30 đến 21:30 (giờ mở cửa) thì cứ mỗi 2 phút có 1 giao dịch thành công. Điều này diễn ra xuyên suốt ở hơn 372 cửa hàng tại 20/24 quận huyện ở TP.HCM là một nỗ lực xứng đáng được ghi nhận.


    Cuộc chiến 'bỏng rát' của cửa hàng tiện lợi: Tham vọng mở hàng nghìn, nhưng thực tế nhiều ông lớn nước ngoài chỉ đạt chưa tới 10%
    04/07/2018 02:05 PM | KINH DOANH

    Tuyên bố sẽ mở 1.000 cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam, nhưng 7-Eleven hiện chỉ có 13 cửa hàng. "Có nhiều nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt với tham vọng mở rộng lên hàng nghìn cửa hàng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công", CEO JLL Việt Nam nhận định.
    [​IMG]


    Ở góc đường dài chưa đầy 1 km có hơn 20 cửa hàng tiện lợi hoạt động. Thế nhưng, không phải cửa hàng nào cũng đông khách. Thậm chí, một số cửa hàng 3- 5 tiếng đồng hồ chỉ thưa thớt khách ra vào hoặc thậm chí không có khách.

    Có tới 1.900 cửa hàng tiện lợi nhưng có cửa hàng nửa buổi chỉ đón được 1 - 2 khách

    Trong gần 1 tiếng đồng hồ buổi trưa, cửa hàng tiện lợi Circle K tại số 31 Đỗ Quang Đẩu (Q.1) chỉ có 3 khách nước ngoài ghé vào mua chai nước hoặc bánh ngọt. Cửa hàng rộng chừng 30m2, khá vắng khách.

    Đối diện cửa hàng này cũng là một cửa hàng Circle K nữa, cả buổi sáng cũng chỉ đón khoảng 10 người vào mua đồ ăn.

    [​IMG]
    Khá nhiều thương hiệu ngoại lẫn nội "đụng" nhau trên cùng một tuyến đường. Ảnh:p.N

    Trái ngược với khung cảnh của Circle K, cửa hàng tiện lợi B’s Mart (Thái Lan) trên đường Bùi Viện lại khá đông khách. Cửa hàng được bày trí rộng rãi với các bàn ghế tròn để khách hàng có thể thưởng thức tại chỗ các thức ăn sẵn sau khi thanh toán tại quầy.

    Vào khoảng khung giờ 9h-10h sáng, khá đông các bạn trẻ cùng với khách nước ngoài ghé cửa hàng để mua đồ. Hầu hết các bạn trẻ đi theo nhóm đều ở lại vừa nói chuyện, vừa thưởng thức đồ ăn. Một số khác thì vừa ăn vừa có thể dùng máy tính làm việc tại chỗ với wifi miễn phí. Trong khoảng 8 tiếng đồng hồ, cửa hàng này đón khoảng 60 -70 khách hàng ghé mua đồ hoặc ăn tại chỗ.

    Theo tiết lộ của nhân viên nữ tại cửa hàng này, khung giờ sáng 8h – 9h và chiều từ 17h – 19h lượng khách ghé cửa hàng đông nhất. Trong đó, khách Việt chiếm đa số. Các mặt hàng ăn vặt, ăn nhanh bán khá "chạy". Các món ăn đơn giản như bánh ngọt, mì xào, xúc xích…có giá dao động từ 12.000 - 50.000 đồng, phù hợp với số đông khách tiêu dùng.

    Góc đường Bùi Viện – Đề Thám – Phạm Ngũ Lão – Cống Quỳnh, trong bán kính chưa đầy 1km có đến hơn 20 cửa hàng tiện lợi, trong đó, đa số là thương hiệu ngoại với các tên tuổi như: Circle K (Mỹ), B’s Mart (Thái Lan), Family Mart, Ministop, Zakka Mart, 7-Eleven (Nhật Bản) xen lẫn 2-3 cửa hàng Việt như Satra Food, Vinmart, Vato Mart.

    [​IMG]
    các cửa hàng đa dạng đồ ăn, phục vụ tốt, có không gian để sử dụng đồ ăn tại chỗ… được nhiều khách hàng lựa chọn hơn. Ảnh: P.N

    Tại khu phố Tây Bùi Viện – Đề Thám, có đến 7 Circle K mọc lên. Thậm chí, tại góc đường Đề Thám, 2 cửa hàng thương hiệu này nằm đối diện nhau với diện tích mặt bằng khác nhau.

    Khảo sát tại các cửa hàng tiện lợi khu trung tâm Sài Gòn, chúng tôi nhận thấy, một số cửa hàng khá đông khách ra vào mua đồ ăn, nước uống. Lượng khách ước tính có thể đạt từ 60 - 100 khách/ngày. Một số khác thì lại khá thưa thớt. Trong vòng 5-6 tiếng đồng hồ chỉ khoảng 5-10 khách ghé mua. Thậm chí, cá biệt có một số cửa hàng chỉ 1-2 người ghé vào trong vòng buổi sáng.

    [​IMG]
    Trong các thương hiệu nước ngoài, Circle K đang chiếm thị phần lớn nhất với 8% trong tổng số cửa hàng tiện lợi toàn thành phố. Ảnh:p.N

    Theo báo cáo của JLL Việt Nam, trong tổng số hơn 1.900 cửa hàng tiện lợi được ghi nhận đến quý II/2018, các thương hiệu nước ngoài chiếm thị phần khoảng 37% về số lượng cửa hàng, tập trung nhiều nhất tại các quận như Q.1, Bình Thạnh, Tân Bình, Q.7. Trong đó, khu vực Q.1 tập trung 115 cửa hàng tiện lợi của các thương hiệu nước ngoài, chiếm 75% trong tổng số cửa hàng tiện lợi trong khu vực.

    Khi tham vọng bị "hụt hơi"…

    Nhiều đại gia bán lẻ ngoại khi bước chân vào Việt Nam đã tuyên bố những mục tiêu đầy tham vọng.

    GS25 (Hàn Quốc) khi gia nhập vào thị trường Việt Nam đã đặt mục tiêu mở 2.500 cửa hàng trong 10 năm tới. Hay "ông lớn" trong ngành bán lẻ của Nhật Bản, Family Mart từng tuyên bố sẽ có khoảng 1.000 cửa hàng vào 2020 tại Việt Nam. Tương tự, 7 – Eleven cũng đặt mục tiêu 1.000 cửa hàng tiện lợi vào năm 2027.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, trên thực tế, không phải thương hiệu nào cũng đạt kết quả kinh doanh như kỳ vọng. Ảnh: P.N

    Tuy nhiên, trên thực tế, không phải thương hiệu nào cũng đạt kết quả kinh doanh như kỳ vọng…

    Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho hay, hiện tại thị trường bán lẻ Tp.HCM đặc biệt là loại hình cửa hàng tiện lợi đang phát triển và mở rộng rất nhanh nhờ vào sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng, sức mua tăng trên địa bàn thành phố nói riêng và định hướng phát triển có lợi cho ngành bán lẻ trong tương lai.

    Tuy nhiên, theo ông Wyatt, có nhiều nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt với tham vọng mở rộng lên hàng trăm, hàng nghìn chuỗi cửa hàng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thành công như kế hoạch đặt ra. Thậm chí, có một số đơn vị giậm chân tại chỗ với quy mô vài cửa hàng hoặc chỉ chiếm 1-10% so với mục tiêu ban đầu trước bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

    [​IMG]
    Trước bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, tham vọng mở rộng thị trường của các thương hiệu ngoại gặp khó khăn. Ảnh:p.N

    Theo ông Stephen Wyatt, trong khi các thương hiệu nội địa gặp khó khăn về vốn, quy trình quản lý và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu thì các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài phải đối mặt với khó khăn về mặt thủ tục hành chính, tìm kiếm mặt bằng, am hiểu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam cũng như xây dựng thương hiệu để có thể cạnh tranh với các thương hiệu nội địa đã có mặt trên thị trường khá lâu như Co.op, Satra, Foodco.

    "Theo đó, để dành được thị phần trong phân khúc thị trường này, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc xây dựng chiến lược hợp lý trong việc lựa chọn vị trí cửa hàng, nhu cầu hàng hóa đặc thù của người tiêu dùng ở từng khu vực, tối đa tính tiện lợi, duy trì sự đa dạng hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ, giá cả cạnh tranh và phải chăng để giữ chân và tạo lòng tin ở người tiêu dùng", đại diện JLL nhấn mạnh.

    Theo số liệu của JLL, tính đến quý II/2018, nguồn cung cửa hàng tiện lợi/siêu thị mini đã tăng lên 283.000m2, tương ứng với hơn 1.900 cửa hàng đang hoạt động trên thị trường.

    Trong đó, Bách Hóa Xanh với 385 cửa hàng, tương với 20% thị phần, đây cũng là thị phần lớn nhất trong thị trường Tp.HCM. Theo sau là Vinmart+ với thị phần 18%. Trong các thương hiệu nước ngoài, Circle K đang chiếm thị phần lớn nhất với 8% trong tổng số cửa hàng tiện lợi toàn thành phố.
  10. SilentDream

    SilentDream Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2017
    Đã được thích:
    5.073
    Phán thế mà chuẩn vãi nhỉ
    neverlost thích bài này.

Chia sẻ trang này