NGÀNH BANK : có còn triển vọng trong cuối năm 2022 ??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi soigiadetinh, 06/07/2022.

3739 người đang online, trong đó có 1495 thành viên. 13:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 2645 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. soigiadetinh

    soigiadetinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2019
    Đã được thích:
    69
    Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 30% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Do đó, cp Bank đóng góp rất quan trọng khi mỗi lần Index tăng điểm mạnh hoặc vượt đỉnh lịch sử.

    Vậy hiện tại, với Index đang ở dưới mốc quan trọng 1200 điểm, thì triển vọng cổ phiếu Bank có còn hấp dẫn trong nửa cuối năm 2022 và có thể giúp cho Index vượt 1200, tiến lên lại đỉnh 1500 được hay không???

    Bài phân tích bên dưới sẽ thể hiện rõ!!!
    THÔNG TIN MỚI NHẤT

    • Tăng trưởng tín dụng đến giữ tháng 6 khoảng 8.2%, trong khi đó tăng trưởng huy động chỉ khoảng 3.8%
    • Khả năng NHNN sẽ nới room cho các NH trong quý 3, các ngân hàng tham gia tái cơ cấu NH yếu kém thì sẽ có cơ hội được nới room nhiều hơn: MBB, VCB
    • NHNN triển khai gói hỗ trợ trái phiếu 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40,000 tỷ đồng. Điều này sẽ kích cầu nhu cầu vốn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và phát triển kinh tế.
    • Trên thị trường mở (OMO), NHNN có động thái hút tiền về khoảng 70 nghìn tỷ đồng trong tuần trước => điều này có thể áp lực lên lãi suất VND và giúp giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối và kiểm soát đà tăng tỷ giá.
    BANK GIỮ VỮNG ĐÀ TĂNG LỢI NHUẬN TRONG NĂM 2022:
    • Trong năm 2022, nền kinh tế được dự báo phục hồi đáng kể, điều này sẽ kéo theo cầu tín dụng phục hồi.
    • NIM: Lãi suất huy động có xu hướng gia tăng, trong khi đó lãi suất cho vay của các ngân hàng có thể tăng nhẹ hoặc sẽ giữ ở mức hiện tại theo chủ trương của NHNN để hỗ trợ người đi vay phục vụ cho việc phục hồi kinh tế. Do đó, NIM của toàn ngành ngân hàng trong năm nay có thể sẽ đi ngang so với 2021, đặc biệt tại các NH có chi phí vốn cao (CASA thấp).
    • Lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2022 sẽ phụ thuộc một phần vào việc thu nợ từ các khoản vay tái cơ cấu do tác động của COVID.
    • Dự kiến lợi nhuận quý 2.2022 có khả năng đi ngang hoặc thấp hơn so với quý 1.2022, nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng khá thấp trong quý 2 vừa rồi khi mà các NH đã hết room tín dụng. Tuy nhiên, so với cùng kì năm 2021, thì lợi nhuận vẫn sẽ có mức tăng trưởng tốt.
    BIỂU ĐỒ CHI PHÍ VỐN Ở 1 SỐ NGÂN HÀNG:


    ===>Ngoài các yếu tố trên, ta có thể kỳ vọng thêm nhóm ngành này sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong thời gian tới sau khoảng thời gian cp giảm hơn 50% từ đầu năm tới nay => triển vọng Bank rất đáng để đầu tư trong 2022, thậm chí đối với NĐT thích dài hạn có thể nắm giữ 1-3 năm, tỷ suất sinh lời lớn hơn 50%.
    hoangquan376Paladin1987 thích bài này.
    hoangquan376Paladin1987 đã loan bài này
  2. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.482
    Nếu lãi suất chỉ tăng nhẹ thì Bank cũng là ngành được hưởng lợi nhờ lượng tiền mặt nhiều. Tập trung cổ phiếu chất lượng cao, có lợi thế lớn về giá vốn huy động như Tcb :)
    solomongsoigiadetinh thích bài này.
    dophi91 đã loan bài này
  3. soigiadetinh

    soigiadetinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2019
    Đã được thích:
    69
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 06/07/2022, Bài cũ: 06/07/2022 ---
    [​IMG]
    dophi91 thích bài này.
  4. dophi91

    dophi91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/01/2020
    Đã được thích:
    7.482
    Chuẩn rồi cụ. Ngành bank sẽ phân hóa mạnh. Các bank có casa cao, trích lập dự phòng tốt thì năm nay tăng trưởng ok. Tcb mbb Bid Ctg Vcb. Tôi thì thấy Tcb đợt này khỏe nhất, xong đến Stb
    soigiadetinh thích bài này.
  5. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.298
  6. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.298
    Cuộc đua tăng lãi suất có thể “nóng” hơn vào cuối năm?

    11:27 06/07/2022

    https://vneconomy.vn/cuoc-dua-tang-lai-suat-co-the-nong-hon-vao-cuoi-nam.htm


    Các công ty chứng khoán dự báo sau đợt mở thêm "room" tín dụng cho các ngân hàng thương mại, mặt bằng lãi suất huy động sẽ được nâng cao thêm...

    [​IMG]

    Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% vào 2021), cung tiền M2 tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021).

    Như vậy, chưa đầy 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

    Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 0,3-1,0 điểm điểm phần trăm, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2.

    Thậm chí, mới đây, hai ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

    Trong nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

    “Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10”, nhóm nghiên cứu tại SSI dự báo.

    Tương tự, Công ty Chứng khoán VnDirect nhìn nhận, đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý 3/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng.

    Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý 4/2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

    “Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm (bình quân) vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm”, VnDirect nêu quan điểm.

    [​IMG]

    Do đó, VnDirect cho rằng, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp với lượng “tiền mặt” lớn có thể được hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao (bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn) có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

    Nhìn chung, VnDirect đánh giá, lĩnh vực ngân hàng là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

    Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Chính phủ triển khai gói bù lãi suất với tổng giá trị 43.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng nợ) trong hai năm 2022-2023. Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua.

    Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời. Cụ thể, gói cấp bù lãi suất dự báo có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2 đến 0,4 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.
    Last edited: 06/07/2022
  7. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.298
    Thấy gì từ động thái rút về hơn 360 nghìn tỷ của Ngân hàng Nhà nước?

    14h50, 06/07/2022


    Chỉ trong thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay rút về hơn 360 nghìn tỷ đồng thông qua 2 công cụ thị trường mở và bán ngoại tệ. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước cho thấy điều gì và tác động thế nào tới nền kinh tế?

    Thống kê của Dân Việt cho thấy bắt đầu từ 21/6, Ngân hàng Nhà nước đã mở lại kênh hút thanh khoản thông qua công cụ tín phiếu sau 2 năm liên tục duy trì ở tình trạng "đóng băng". Đây là bước đi đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước khi trước đó liên tục ''buông'' kênh này nhằm duy trì thanh khoản hệ thống, chủ động giữ lãi suất siêu thấp trong và sau đại dịch Covid -19.

    [​IMG]
    Nguồn: SBV (LT tổng hợp)

    Cụ thể, sau khi khởi động với con số hút ròng 200 tỷ đồng vào phiên 21/6, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành khối lượng lớn, bao gồm tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày trong 10 phiên tiếp theo, có phiên lên tới gần 45.000 tỷ đồng.

    Tổng cộng, sau khi liên tục thực hiện 11 phiên chào thầu thành công, số tiền mà cơ quan quản lý đã hút ròng ra khỏi thị trường lên tới gần 130.000 tỷ đồng.

    Không chỉ rút ròng tiền Đồng qua kênh tín phiếu, theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), một lượng USD đáng kể đã được bán ra từ dự trữ ngoại hối, ước tính lên tới 10 tỷ USD. Tạm tính theo tỷ giá USD/VND tham chiếu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hiện nay, việc bán 10 tỷ USD ra thị trường kể trên tương đương với việc Ngân hàng Nhà nước đã hút về hơn 234.000 tỷ tiền Đồng khỏi thị trường.

    Như vậy, thông qua 2 công cụ thị trường mở và bán ngoại tệ, đã có khoảng 360.000 tỷ đồng được cơ quan quản lý tiền tệ hút về trong thời gian vừa qua.

    [​IMG]
    Thông qua 2 công cụ thị trường mở và bán ngoại tệ, đã có khoảng 360.000 tỷ đồng được cơ quan quản lý tiền tệ hút về trong thời gian vừa qua.

    Ngân hàng Nhà nước rút mạnh tiền đồng về có đáng lo?
    Chia sẻ với Dân Việt, bà Phạm Hoàng Anh, Chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, việc hút về lượng tiền Đồng "khủng" trong bối cảnh hiện nay của Ngân hàng Nhà nước là hoạt động điều tiết hết sức bình thường, không tạo ra lo ngại cho thị trường. Thậm chí, xét trong bối cảnh hiện nay, động thái này là hoàn toàn phù hợp khi áp lực lạm phát của Việt Nam ngày càng rõ nét.

    Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 3,18% so với cuối năm 2021. Bình quân 6 tháng đầu năm nay, CPI đã tăng 2,44% so với cùng kỳ và lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

    "Trong bối cảnh lạm phát, Chính phủ có yêu cầu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,... Một trong số biện pháp kiềm chế lạm phát từ chính sách tiền tệ đó là hút bớt tiền về và tăng lãi suất. Tuy nhiên, tăng lãi suất điều hành là không thể thực hiện để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hút tiền về để giảm cung tiền trên thị trường giúp kiểm soát tỷ lệ lạm phát đang có nguy cơ tăng cao. Hơn nữa, còn giúp giảm thanh khoản tiền đồng trong bối dư thừa", vị chuyên gia này cho hay.

    Cũng theo vị chuyên gia này, thời gian qua các ngân hàng chưa được nới room tín dụng khiến cho thanh khoản tại một số ngân hàng rơi vào tình trạng dư thừa, đẩy lãi suất VND liên ngân hàng xuống thấp và tạo ra chênh lệch âm giữa lãi suất VND và lãi suất USD. Từ đó, khiến cho nhu cầu nắm giữ USD có xu hướng tăng, đặc biệt sắp tới Cục dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất những áp lực sẽ còn lớn hơn nữa.

    Trong báo cáo cập nhật mới đây nhất của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần từ 20 – 24/6 cũng là tuần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút tiền về, lãi suất bình quân VNĐ một số kỳ hạn chủ chốt như qua đêm, 01 tuần và 01 tháng lần lượt là: 0,43%/năm, 0,95%/năm và 2,51%/năm. Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân một số kỳ hạn chủ chốt như qua đêm; 01 tuần và 01 tháng lần lượt 1,57%/năm và 1,67%/năm và 1,96%/năm. Như vậy, lãi suất bình quân liên ngân hàng đối với các giao dịch bằng VND kỳ hạn qua đêm đến 2 tuần thấp hơn tới 1,14%.

    [​IMG]
    Lãi suất bình quân liên ngân hàng của các kỳ hạn chủ chốt trong tuần từ 20 – 24/6/2022. (nguồn: SBV)

    Nêu quan điểm về động thái hút tiền đồng của Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia từ Bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán SSI cùng cho rằng, động thái nhanh chóng hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp trong ngắn hạn nhằm giảm áp lực lên đồng VND và cũng các giúp ngân hàng thương mại giải quyết vấn đề thừa thanh khoản tiền Đồng.

    "Việc hút bớt tiền Đồng thông qua kênh tín phiếu sẽ phần nào thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất VND và USD và do vậy giảm bớt áp lực lên VND, giúp Ngân hàng Nhà nước có dư địa điều hành trong trung hạn", bộ phận nghiên cứu SSI nhận định.

    Ngân hàng Nhà nước trong cuộc họp đầu năm đã phát tín hiệu không tăng lãi suất điều hành trong năm 2022 nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau Covid. Tuy nhiên, áp lực về lạm phát và việc đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách của các NHTW lớn đã tạo áp lực đến điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

    Các động thái vừa qua của Ngân hàng Nhà nước trên hoạt động thị trường mở, nghiệp vụ mua/bán ngoại tệ và trần tín dụng đã nghiêng hơn nhiều về phía thắt chặt mặc dù điều này cần được quan sát thêm – theo các chuyên gia.
    Last edited: 06/07/2022
  8. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.298
    Mình không có TPB :((:((:((
    -----------------------------------------------------------------

    Kinh doanh hiệu quả, TPBank giữ đà tăng trưởng 26% so với cùng kỳ

    06/07/2022 15:28

    Sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận quý 2 đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng (gần 34% so với quý 1) đưa lợi nhuận lũy kế đến 30/6/2022 của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ.

    Khai thác khách hàng có chất lượng, mở rộng khách hàng mới, cân nhắc kỹ lưỡng mức độ rủi ro trước cho vay, kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 1% là những biện pháp được TPBank thực hiện sát sao nhằm đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

    Tăng trưởng tốt từ kinh doanh hiệu quả, bật tăng số lượng khách hàng

    Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên phong (TPBank-HOSE: TPB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng vượt trội.

    Sự bứt phá mạnh mẽ về lợi nhuận quý 2 đạt gần 2.200 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ, tương ứng tăng gần 34% so với quý 1 đã đưa lợi nhuận lũy kế đến 30/6/2022 của TPBank đạt 3.788 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước.

    Kết thúc ngày 30/6/2022, tổng tài sản của TPBank đạt hơn 310.000 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành gần 89% kế hoạch mục tiêu.

    Mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng trong kỳ của ngân hàng cho thấy TPBank không tập trung quá nhiều vào tín dụng mà có sự gia tăng lợi nhuận ở hoạt động dịch vụ và phi tín dụng.

    Tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 8.165 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ dịch vụ đạt 1.192 tỷ đồng, tăng 71,56% so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ, mở tài khoản, bán chéo bảo hiểm và hoạt động thanh toán.

    Thu nhập lãi thuần từ dịch vụ chiếm tới 14,6% tổng thu nhập, tăng gần 3,5% so với thời điểm 30/6/2021.

    Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam hiện đang áp dụng theo chuẩn Basel III, các chỉ số về an toàn vốn và thanh khoản được ngân hàng quản lý rất chặt chẽ.

    Theo đó, tỷ lệ an toàn vốn theo Basel III (CAR) tại 31/5/2022 đạt 13,1%, cao hơn nhiều so với quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.

    Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 1% phản ánh chất lượng tín dụng và chất lượng tài sản an toàn của TPBank, với danh mục tín dụng được đa dạng hóa, giảm thiểu rủi ro tập trung, đặc biệt trước tác động của đại dịch COVID-19.

    TPBank đã điều tiết nhu cầu tăng trưởng huy động theo nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tổng huy động đạt trên 276.000 tỷ đồng, tăng gần 27% so với cùng kỳ tương đương hơn 58.000 tỷ đồng và hoàn thành hơn 94% so với kế hoạch, chủ yếu tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

    [TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 8.200 tỷ đồng năm 2022]

    Theo báo cáo phân tích gần đây của Công ty Chứng khoán Vietcombank: “Chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng trẻ giúp TPBank tăng trưởng CASA, bệ đỡ duy trì chi phí huy động trong áp lực lãi suất huy động có kỳ hạn tăng nhẹ. Trong giai đoạn 2015-2021, TPBank chứng kiến CASA tăng trưởng gấp bốn lần, từ gần 7.500 tỷ đồng lên gần 31.000 tỷ đồng.”

    [​IMG]
    Khách hàng giao dịch tại TPBank.

    Tính đến hết 30/6, TPBank tăng thêm gần 1,5 triệu khách hàng mới, tương đương tăng trưởng 25% so với cuối năm 2021, nâng tổng số khách hàng của TPBank đang phục vụ lên hơn 6 triệu khách hàng.

    Dẫn dắt bằng sáng tạo số và khẳng định uy tín thị trường

    Không chỉ thành công bằng những chỉ số ấn tượng, trong nửa đầu năm nay, TPBank liên tiếp ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ nổi trội, mang lại nhiều trải nghiệm thu hút khách hàng.

    Sau 5 năm gặt hái nhiều thành công và tạo dấu ấn đặc trưng với LiveBank 24/7, lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kết hợp giữa mô hình ngân hàng tự động và cửa hàng tiện lợi đã được TPBank “trình làng” với tên gọi LiveBank+ 24/7.

    Thông qua việc nâng tầm hệ thống “ngân hàng không ngủ” của mình, TPBank đang giúp khách hàng tận hưởng những trải nghiệm dịch vụ tài chính vô cùng khác lạ và độc đáo như: sử dụng wifi miễn phí, sạc dự phòng điện thoại, mua nước tự động hay trải nghiệm tủ giao nhận đồ thông minh.

    Hay gần đây, với sự xuất hiện của tính năng thanh toán bằng khuôn mặt FacePay, khách hàng của TPBank cũng có thể dùng chính khuôn mặt của mình để mua hàng với hệ thống máy được thiết kế tinh tế, giao diện thân thiện, hiện đại và trẻ trung tại quầy mà không cần mang theo bất kỳ phương tiện thanh toán nào.

    Đầu tư gia tăng những sản phẩm công nghệ số độc đáo này phần nào lý giải cho việc vì sao chi phí hoạt động của TPBank ở mức 3.000 tỷ đồng.

    Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Trong những năm gần đây, TPBank đã đầu tư mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng cho công nghệ và ngân hàng số. Dù xác định đây là một cuộc chơi tốn kém, TPBank vẫn luôn không ngừng đầu tư cho sáng tạo, đổi mới, cập nhật công nghệ, từ đó cho ra đời những sản phẩm đột phá dựa trên nền tảng am hiểu khách hàng, cá nhân hóa tính năng cũng như tăng cường bảo mật an toàn, mục tiêu đem lại trải nghiệm hài lòng và thuận tiện nhất cho khách hàng.”

    Dẫn dắt thị trường với các sản phẩm, dịch vụ số, năm 2022, uy tín và thương hiệu của TPBank cũng được các tổ chức xếp hạng đánh giá cao trên thị trường.

    Mới đây, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VNR) công bố TPBank là một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín, đồng thời là một trong số 4 ngân hàng tư nhân uy tín nhất của năm 2022.

    Với nhiều tiêu chí đánh giá ngày càng khắt khe của VNR, TPBank đã liên tiếp giữ vững vị trí trong bảng xếp hạng này 4 năm liên tiếp, minh chứng cho niềm tin của khách hàng, cổ đông và nhà đầu tư với TPBank ngày một cao hơn.

    TPBank cũng đồng thời được VNR xếp hạng là một trong 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả, tạp chí Forbes xếp hạng 50 công ty niêm yết tốt nhất trên thị trường.

    Đây đều là những ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực trong việc không ngừng nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thông qua những sản phẩm, dịch vụ tài chính số vượt trội, xứng tầm thương hiệu ngân hàng của kỷ nguyên số./.
    Last edited: 06/07/2022
  9. hoangquan376

    hoangquan376 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2014
    Đã được thích:
    2.298
    Ước tính kết quả kinh doanh quý II tăng trưởng tốt hơn nhiều quý I, các ngân hàng lạc quan trong cả năm 2022

    15:16 | 06/07/2022

    Tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý II/2022 tiếp tục cải thiện tốt hơn so với quý trước. Dự báo cho thời gian tới, 72,5-80,7% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý III và cả năm 2022.
    Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý III/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đúng như kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, các TCTD đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2022 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý I/2022.

    Trong quý II, các TCTD tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước. Các TCTD cho biết trong số các nhân tố khách quan, "Sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý II và dự kiến cả năm 2022.

    Trong khi đó, “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD.

    [​IMG]
    Ngân hàng lạc quan với kết quả kinh doanh quý II. (Ảnh: TPBank).

    Dự báo cho thời gian tới, 72,5-80,7% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý III và cả năm 2022 với mức độ cải thiện cao hơn so với kỳ liền trước .

    Trong quý III, 54,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục “tăng nhẹ” so với quý II/2022, 38,9% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 6,5% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

    Trong năm 2022, 87,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 8,5% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 (tăng so với tỷ lệ 5,8% TCTD dự kiến tại kỳ điều tra tháng 3/2022) và 3,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

    Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD nhận định về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng “giảm nhẹ” trong quý II/2022 và quý III/2022 so với quý liền trước.

    Theo nhận định của các TCTD, mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng về cơ bản là ổn định nhưng vẫn ở mức “khá cao” trong quý II/2022, tuy nhiên kỳ vọng có chiều hướng giảm trong quý III.

    Xét riêng từng nhóm khách hàng, trong khi rủi ro của các nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiêp nhỏ và vừa được dự báo giảm trong quý III/2022 thì nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, CTCP, TNHH, doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thiết lập được xu hướng giảm rủi ro.

    Tính chung cả năm 2022, mặt bằng rủi ro được kỳ vọng có xu hướng cải thiện rõ rệt và giảm so với mặt bằng chung của năm 2021.

  10. tuananhxpt

    tuananhxpt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2013
    Đã được thích:
    1.210
    Con vcb no gd lệnh mua bán giống thằng moca cống ghe...haha
    soigiadetinhhoangquan376 thích bài này.

Chia sẻ trang này