Ngành Thép Tích Luỹ Đủ Đang Vào Siêu Sóng 2021

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuantheland, 15/01/2021.

1630 người đang online, trong đó có 652 thành viên. 07:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 50952 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. tuantheland

    tuantheland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2011
    Đã được thích:
    374
    Yếu tố bất ngờ khiến giá cổ phiếu thép lên cao mọi thời đại
    THỨ 6, 22/01/2021, 14:29
    335CHIA SẺ
    Theo đánh giá của ACBS, nhìn chung, giá thép bình quân của tháng 1 năm 2021 đã cao hơn bình quân năm 2020 khoảng 27% trong khi chi phí nguyên liệu chỉ tăng khoảng 20%.


    Trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc tê liệt vì Covid

    CNBC mấy ngày qua đưa tin làn sóng Covid-19 mới tại Hà Bắc khiến Trung Quốc phải áp hạn chế giao thông vận tải với tỉnh này. Phạm vi phong tỏa bao gồm các khu vực quanh nhiều nhà máy thép, hạn chế khả năng giao hàng. Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép hàng đầu thế giới và giới phân tích cho biết Hà Bắc đóng góp hơn 20% tổng sản lượng.

    Việc vận chuyển thép bằng xe tải bị tạm dừng ở Hà Bắc, khiến đường sắt là lựa chọn duy nhất còn lại. Các tuyến đường bị phong tỏa dẫn đến thép bị chất đống ở những nhà máy thép lớn trong khu vực.

    Các công trường xây dựng và sản xuất tại Trung Quốc dự kiến dừng làm việc sớm hơn thường lệ để nghỉ tết Âm lịch từ ngày 11 đến ngày 17/2. Điều này có thể ảnh hưởng lực cầu thép, vốn được sử dụng nhiều trong những lĩnh vực này.

    Daniel Hynes, chiến lược gia hàng hóa tại ANZ, cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 tăng tại Hà Bắc có thể khiến một số vùng sản xuất thép bị phong tỏa. "Điều này rõ ràng tác động đến lực cầu quặng sắt, các nhà máy luyện thép khả năng cao bị gián đoạn các chuỗi cung ứng, ảnh hưởng sản xuất thép".

    Giá thép quay lại đà tăng

    Báo cáo cập nhật của CTCP Chứng khoán ACBS cho rằng giá thép đang quay lại đà tăng do nhu cầu tiêu thụ thép từ Trung Quốc tăng mạnh. Các doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc như China Baowu steel group, Nippon steel, POSCO, Jianlong Steel có động lực tăng sản lượng bất chấp việc giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng mạnh không kém.

    Giá thép HRC giao dịch trên sàn Thượng Hải đã vượt mốc 700 USD/Tấn, cao nhất trong 3 năm trở lại đây và đang duy trì giao dịch tại vùng giá trên 700 USD/tấn.
    tấn.
    [​IMG]
    Sự tăng giá nguyên liệu đầu vào đã góp phần vào việc tăng giá thép thành phẩm, chủ yếu đến từ việc tăng giá của quặng sắt.

    Việc phía nguồn cung quặng, lượng quặng sắt xuất đi từ Brazil trong tháng vừa rồi đã rơi xuống dưới mức 30 triệu tấn, thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2019. Mặt bằng giá quặng cao có thể được duy trì trong thời gian tới khi mà nguồn cung quặng có thể sẽ còn tiếp tục giảm.
    Báo cáo của ACBS chỉ ra rằng, Vale – nhà khai thác quặng lớn nhất thế giới – đã cắt giảm mạnh sản lượng khai thác trong năm 2020 do chưa thể khai thác bình thường kể từ vụ việc vỡ đập năm 2019. Công ty này cũng đang đặt một kế hoạch sản lượng thận trọng cho năm 2021. Việc sản lượng quặng bị cắt giảm đáng kể cộng với nhu cầu từ Trung Quốc đã khiến cho giá quặng sát trên thị trường tăng mạnh.

    [​IMG]
    Nguồn: ACBS

    Theo ACBS, sự gia tăng chi phí sản xuất thép cũng được xoa dịu một phần nhờ vào việc giảm giá than. Nhu cầu than trên thế giới đã giảm mạnh trong 2 năm vừa qua, chủ yếu từ khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Cơ quan năng lượng thế giới ước tính nhu cầu than trong năm 2020 đã giảm khoảng 5% khi nền kinh tế thế giới bị đình trệ do ảnh hưởng dịch Covid-19.

    "Với giả định nền kinh tế thế giới có thể phục hồi trở lại trong năm 2021, giúp làm tăng nhu cầu tiêu thụ điện và hoạt động công nghiệp, báo cáo của IEA cũng chỉ dự báo mức tăng 2,6% cho nhu cầu than trên toàn thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á sẽ chiếm đa số trong sự tăng trưởng nhu cầu này, trong khi Mỹ và Châu Âu sẽ lầu đầu tiên chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu trong một thập kỷ nay. Tuy nhiên tổng nhu cầu than cho năm 2021 vẫn được dự báo thấp hơn năm 2019 và có thể thấp hơn nếu nền kinh tế thế giới không phục hồi như kịch bản mà IEA đề ra", ACBS nhận định.

    Theo đánh giá của ACBS, nhìn chung, giá thép bình quân của tháng 1 năm 2021 đã cao hơn bình quân năm 2020 khoảng 27% trong khi chi phí nguyên liệu chỉ tăng khoảng 20%. Các doanh nghiệp sản xuất thép lớn như Baowu Steel Group, Jianlong Steel ở Trung Quốc, hay *******, POSCO, Hoà Phát ở Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự chênh lệch này.


    Cổ phiếu thép lên cao mọi thời đại

    Phiên giao dịch sáng nay (22/1) cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen có thời điểm vượt 27.000 đồng/cp, cao nhất mọi thời đại, gấp 5 lần đáy xác lập vào tháng 4/2020, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát duy trì ở mốc 44.000 đồng/cp mặc dù quỹ PENM đang bán 66 triệu cổ phiếu, cổ phiếu NKG của Nam Kim giao dịch ở vùng 16.850 đồng/cp, gấp 3 lần đáy.

    [​IMG]
    Giá cổ phiếu HSG 3 năm trở lại đây

    Quý I niên độ 2020-2021 Hoa Sen lãi 572 tỷ đồng, đặt kế hoạch lợi nhuận cả năm 1.500 tỷ đồng, tăng 30% thực hiện niên độ trước. Hoa Sen đang hướng tới trở thành nhà phân phối nội thất bên cạnh việc sản xuất tôn.

    [​IMG]
    Giá cổ phiếu HPG 3 năm gần nhất

    Với Hoà Phát, dự kiến, lò cao số 4 Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, đánh dấu sự hoàn thành toàn bộ hai giai đoạn đầu tư dự án, chính thức đưa công suất thép thô của Hòa Phát lên mức 8 triệu tấn/năm. Với sản lượng thép thô này, Hòa Phát ước đặt mức sản lượng 4,6 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm trong năm 2021, qua đó nâng thị phần lên 40% (giả định tổng cầu thép xây dựng tăng 10%), tương ứng mức tăng 7% so với 2020. Hoà Phát cũng được hưởng lợi khi giá HRC đang ở mức 700 USD/tấn, tăng 50% so với cùng kỳ 2020.

    [​IMG]
    Giá cổ phiếu NKG

    thien_y thích bài này.
  2. tony2016

    tony2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2020
    Đã được thích:
    740
    DẠo này nhiều tin về thép thật. không biết tuần sau thép có bay hết không nhỉ.
    beginner2020, thien_ytuantheland thích bài này.
  3. boyness

    boyness Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/09/2014
    Đã được thích:
    1.348
    Ae có ai biết về con thép VGS không, kinh doanh thấy vẫn okie mà sao k chạy nổi nhỉ ???"
    thien_ytuantheland thích bài này.
  4. Hink27288

    Hink27288 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2020
    Đã được thích:
    101
    Tin mật là nkg ra bctc là ae hết hồn nha.hsg thứ 2 đó.e ôm 1 bụng rồi chờ ra tin thôi kk
    thien_y thích bài này.
  5. tony2016

    tony2016 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2020
    Đã được thích:
    740
    Chờ đợi thôi các bác. Mình thì có ít TVN cũng hóng xem đất vàng đất bạc có lên 16 17 được không.
    thien_ytuantheland thích bài này.
  6. tuantheland

    tuantheland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2011
    Đã được thích:
    374
    Nhiều kỳ vọng cho ngành thép
    SGGP Thứ Bảy, 23/1/2021 10:22
    Bất chấp dịch bệnh, năm qua, ngành thép vẫn được đánh giá là một “hiện tượng” khi đa số doanh nghiệp đều ăn nên làm ra. Dự báo năm 2021, ngành thép tiếp tục còn nhiều cơ hội để bứt phá.

    [​IMG]

    Sản xuất thép tại Nhà máy thép Phú Mỹ. Ảnh: CAO THĂNG

    Lợi nhuận ấn tượng

    Điển hình là kết quả tổng kết 1 năm sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel). Năm 2020, đơn vị đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, thậm chí một số chỉ tiêu chính có tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ. Cụ thể năm 2020, VNSteel đạt doanh thu thuần 78.169 tỷ đồng; trong đó, công ty mẹ đạt 2.488 tỷ đồng (bằng 163,8% kế hoạch năm 2020). Lợi nhuận trước thuế đạt 891 tỷ đồng. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 30.000 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch), lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 260 tỷ đồng. Mục tiêu trong năm 2021, VNSteel sản xuất phôi thép hơn 2,5 triệu tấn, tăng khoảng 6,5% so với năm 2020.

    Tương tự, ở mảng thép xây dựng, doanh nghiệp dẫn đầu là Tập đoàn Hòa Phát, nâng thị phần từ 26,2% năm 2019 lên 32,5% năm 2020. Với mảng ống thép, hai doanh nghiệp lớn nhất là Hòa Phát và Hoa Sen lần lượt nâng thị phần từ 31,5% lên 31,7% và từ 15,3% lên 16,8%. Ở thị trường tôn mạ, Hoa Sen tiếp tục khẳng định ưu thế của mình khi tăng thị phần từ 29,5% lên 33,4%. Dù chưa công bố con số cả năm, nhưng chỉ nhìn vào 3 quý đầu năm 2020, lợi nhuận của Hòa Phát đã tăng 56% so với cùng kỳ (đạt 8.845 tỷ đồng), Hoa Sen Group cũng báo lãi sau thuế gấp 3 lần cùng kỳ (đạt 1.151 tỷ đồng), vượt xa kế hoạch đề ra của cả năm.

    Trong khi đó, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho thấy sự trùng khớp với cộng đồng doanh nghiệp. Trong năm 2020, doanh nghiệp ngành thép bán ra tổng cộng 23,45 triệu tấn thép các loại, tăng 1,4% so với năm 2019. Mặt hàng thép xây dựng giảm 1,2% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (44,6%) trong tổng cơ cấu tiêu thụ theo ngành hàng. Đáng chú ý, năm nay Việt Nam xuất khẩu thép đạt trên 8 triệu tấn với trị giá ước đạt hơn 4 tỷ USD. Trong đó, sản lượng thép của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã tăng trên 20 lần so với năm 2019. Theo đánh giá của VSA, bên cạnh tín hiệu khả quan từ thị trường xuất khẩu, tiêu thụ trong nước cũng phục hồi mạnh mẽ từ quý 2-2020 khi hoạt động xây dựng trở lại bình thường nhờ dịch bệnh tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát tốt và nhiều dự án đầu tư công bắt đầu triển khai đã giúp ngành thép đảo ngược tình thế.

    Cơ hội từ nhiều phía

    Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp, cùng với một loạt chính sách kích cầu hạ tầng và tín hiệu xuất khẩu khả quan sẽ là điểm sáng của ngành thép Việt Nam trong năm 2021. Ước tính nhu cầu thép sẽ tăng khoảng 3-5% so với năm 2020. Đặc biệt, các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành sẽ có nhu cầu tiêu thụ thép cao. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ hội lớn trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhờ khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, chi phí nhân công rẻ. Do vậy, khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thì nhu cầu đầu tư nhà xưởng, khu công nghiệp sẽ tăng lên, kéo theo nhu cầu về thép xây dựng tăng theo.

    Các cơ hội còn đến từ việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - liên minh châu Âu (EVFTA) cũng được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.

    Đối với CPTPP, việc gỡ bỏ hàng loạt thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có lợi thế như Australia. Hiện nay, các nước thành viên CPTPP là nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất thép cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đơn cử, Australia là nước cung cấp than đá và quặng chủ yếu cho nước ta, lần lượt chiếm 25,7% và 22,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, hơn 50% lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phôi cũng từ các nước thuộc CPTPP. Một số thành viên như Canada, Malaysia cũng có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều thép thành phẩm. Lâu nay, ASEAN và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu về nhập khẩu thép của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ tăng cao, theo các chuyên gia, việc chuyển hướng xuất khẩu, mở rộng sang các thị trường khác là cần thiết, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với thị trường truyền thống của các đối thủ.
    Smile70, Mhoang79thien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  7. anhhungthoiloan1982

    anhhungthoiloan1982 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/12/2013
    Đã được thích:
    2.122
    Quý 1 niên độ 2020-2011 HSG lãi kỷ lục 572 tỷ, dự cả năm niên độ 2500 tỷ eps 6k giá này PE fwd chỉ 6 quá rẻ đối với pe tb ngành

    Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên sáng ngày 21/1, ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) thông tin quý đầu niên độ 2020-2021 ước doanh thu 10.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 572 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (doanh thu 6.585 tỷ đồng, lãi sau thuế 181 tỷ đồng).

    Niên độ 2020-2021, Hoa Sen lên kế hoạch sản lượng tiêu thụ 1,8 triệu tấn, tăng 11%; doanh thu thuần 33.000 tỷ đồng, tăng 20% và lãi sau thuế 1.500 tỷ đồng, tăng 30% so niên độ trước. Ông Trần Quốc Trí – Tổng giám đốc, cho biết kế hoạch lợi nhuận niên độ 2020-2021 của Hoa Sen xây dựng trên kịch bản giá HRC ở mức 600-650 USD/tấn, không có yếu tố thoái vốn và xây dựng Hoa Sen Home.

    Như vậy, riêng quý I, doanh nghiệp đã thực hiện được 30% kế hoạch doanh thu và 38% kế hoạch lợi nhuận sau thuế
    thien_ytuantheland thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  8. tuantheland

    tuantheland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2011
    Đã được thích:
    374
    Trang chủ » Tin Tức » Tin thép
    21/01/2021
    Giá thép của Trung Quốc kết thúc năm 2020 ở mức cao

    [​IMG]

    Các nhà máy thép Trung Quốc sẽ không thể đoán trước được một tháng 12/2020 khá khởi sắc mặc dù giá thép đã leo ra khỏi hố sâu kể từ tháng 4 năm ngoái và duy trì xu hướng tăng khi các hoạt động kinh tế và công nghiệp được nối lại sau đó trong những tháng cuối năm.


    Chỉ số giá thép tổng hợp của Trung Quốc (CSPI), do Hiệp hội Sắt & Thép Trung Quốc (CISA) tổng hợp, tăng vọt lên 124.52 trong tháng 12, mức cao nhất trong ít nhất là 2 năm và mức trung bình năm 2020 là 105.57, giảm 2.41 điểm cơ bản so với năm trước đó.

    CSPI của CISA theo tháng trong giai đoạn 2019-2020 (nguồn: CISA)


    [​IMG]


    Tuy nhiên, sự phân tích của CSPI cho năm 2020 đã cho thấy một hiện tượng rất thú vị là chỉ số giá thép dài, mặc dù dường như là trung tâm của hầu hết thời gian vào năm ngoái, đã bị đánh bại bởi chỉ số giá thép dẹt trong tháng cuối năm 2020 và dẫn đến trong kết quả hoạt động cả năm.

    Trong cả năm 2020, chỉ số giá thép dài trung bình là 109.76, giảm 4.21 điểm cơ bản so với năm ngoái, trong khi chỉ số giá thép dẹt chỉ giảm 0.61 điểm cơ bản so với cùng kỳ xuống 103,63, theo chia sẻ của CISA vào ngày 19/ 1.

    Đến cuối tháng 12, những mặt hàng chiến thắng trong 8 sản phẩm thép chính dưới sự giám sát của CISA đều là các sản phẩm thép dẹt bao gồm thép tấm, thép cuộn cán nóng (HRC), thép cuộn cán nguội (CRC) và thép mạ kẽm với giá tăng 476 -827 NDT/tấn (73.7-128 USD/tấn) so với mức tăng 182-229 NDT/tấn tấn của thép cây và dây.

    Đối với biến động giá trung bình hàng năm trong 8 tám sản phẩm, HRC và CRC là những mặt hàng chiến thắng, vì HRC gần như ổn định so với năm 2019 với mức tăng 1 NDT/tấn còn CRC tăng 164 NDT/tấn hoặc 3.76% so với năm ngoái, trong khi những mặt hàng khác đều báo lỗ so với năm trước.

    Tuy nhiên, tất cả những thành tựu về giá thép của Trung Quốc đều khó khăn do giá của tất cả các nguyên liệu sản xuất thép đều tăng và tính riêng trong tháng 12, giá than cốc luyện kim tăng cao nhất 231 NDT/tấn so với tháng trước và thứ hai là phế với mức tăng theo tháng lên 141 NDT/ tấn, điều này cũng khá bất ngờ, vì trong hầu hết năm 2020, thị trường đã theo dõi diễn biến giá quặng sắt một cách sát sao.

    Hơn nữa, tháng 12 không phải là cao điểm tiêu thụ thép ở Trung Quốc trong hầu hết các năm mặc dù năm 2020 hoàn toàn không phải là “bình thường” hay “truyền thống”. Mặc dù vậy, giá thép nội địa của Trung Quốc, đặc biệt là thép tấm sẽ không thể vượt trội so với lâu nay nếu chỉ vì nhu cầu trong nước.

    Mysteel Global lưu ý, sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường thép toàn cầu đã đóng một vai trò quan trọng, và điều này cũng đã được xác nhận bởi dữ liệu từ CISA, vào tháng 12 năm ngoái, chỉ số giá thép dẹt toàn cầu đã tăng 35.2% so với cùng kỳ năm trước đó hoặc 13.6% so với tháng 11, cả hai đều cao hơn nhiều so với mức tăng của chỉ số giá thép dài lần lượt là 24.2 điểm phần trăm và 6.6 điểm phần trăm.

    Các nhà máy thép Trung Quốc thực sự đã gặp thách thức bởi chi phí nguyên liệu thô tăng cao, đặc biệt là kể từ nửa cuối năm 2020, nhưng sự phục hồi đặc biệt mạnh mẽ của nhu cầu thép trong nước và sau đó là nhu cầu thép toàn cầu, đặc biệt là thép tấm ở một mức độ nào đó đã giảm bớt áp lực, Mysteel ghi nhận.
    thien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  9. tuantheland

    tuantheland Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2011
    Đã được thích:
    374
    Lê Phước Vũ - Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
    Từ một cơ sở cơ sở bán lẻ tôn, ông Lê Phước Vũ đã xây dựng thành công một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thép sau 7 năm tích lũy. Tuy nhiên, ông Vũ sẽ chính thức chia tay Hoa Sen vào năm 2026 để xuất gia.

    Trước đó, vị đại gia đã có thời gian ở ẩn trên núi và điều hành tập đoàn từ xa, thậm chí còn thực hiện nghi lễ Quy y Tam bảo vào tháng 7/2020. Mỗi tháng ông chỉ ghé tập đoàn 2 lần, mỗi lần 2 tiếng.

    "Chắc chắn sau đó tôi sẽ xuất gia. Đây là ước mong từ năm 30 tuổi", ông khẳng định.

    Tinh thần Phật giáo cũng tác động rõ rệt đến phương châm kinh doanh của vị đại gia này. Trong ông vừa có cái chất mạnh mẽ của doanh nhân, vừa có sự điềm tĩnh của cư sĩ. "Sống và làm việc không phải cho mình mà là cho tất cả mọi người", ông Lê Phước Vũ nói.

    [​IMG]

    Chính vì vậy, phương châm kinh doanh của ông Vũ là làm ăn chân chính, tạo công ăn việc làm chính đáng cho người lao động, mang lại những hạnh phúc căn bản nhất cho con người.

    Ông Lê Phước Vũ kiên định phát triển Hoa Sen dựa trên ba giá trị cốt lõi: Trung thực - Cộng đồng - Phát triển. Ngay cả logo của doanh nghiệp này cũng thấm nhuần triết lý Phật giáo. Tám cánh hoa biểu trưng cho Bát chính đạo của nhà Phật.

    Trong công việc, ông Vũ cũng rất nghiêm khắc với nhân viên. Vị đại gia này hướng tới xây dựng một môi trường quản trị chuyên nghiệp theo nguyên tắc "10 chữ T": Trung thực – Trung thành – Tận tụy – Trí tuệ – Thân thiện.

    "Tôi là Phật tử thực sự. 'Gặp' Đức Phật là nhân duyên lớn nhất trong đời tôi. Đó là một giá trị vô giá, từ giá trị đó tôi tạo ra giá trị vật chất", ông nói.
    thien_y thích bài này.
  10. tuan_vekavn

    tuan_vekavn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2011
    Đã được thích:
    4.238
    Thông tin chính xác ko bác để sang tuần em nhập thêm ít nữa
    Last edited: 23/01/2021
    thien_yphatprock thích bài này.

Chia sẻ trang này